Thư Viện Hoa Sen

11. Sự Bóp Méo Tôn Giáo

15/12/201012:00 SA(Xem: 21714)
11. Sự Bóp Méo Tôn Giáo
SỰ BÓP MÉO TÔN GIÁO

Bất chấp giá trị của tôn giáo trong tinh thần nâng cao bản chất đạo lý, nói rằng tôn giáo là một mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển mê tín dị đoan và sự nhiệt tâm mang bản chất đạo đức giả, bị bao phủ bởi cái vỏ tôn giáo bên ngoài là một điều không sai. Nhiều người sử dụng tôn giáo nhắm đến mục đích trốn thoát những sự thật của cuộc đời và mang trong mình một lớp đồ tôn giáo và những biểu tượng tôn giáo. Có thể những người này thậm chí rất thường xuyên cầu nguyện, cúng bái, song họ không mấy thành tâm và không hiểu mục đích của tôn giáo là gì. Khi mà một tôn giáo chịu sự quyết định của vô minh, tham danh vọng, quyền lựcích kỷ, thì con người nhanh chóng chĩa vào tố cáo tôn giáo và nói rằng tôn giáo mang tính phi lý. Nhưng ‘Tôn giáo’ (việc thực hành nhiều hình thức lễ nghi bên ngoài) nên được phân biệt với bản thân giáo lý. Trước khi phê bình, chỉ trích, chúng ta nên nghiên cứu kỹ và chính xác những giáo lý nguyên thuỷ của bậc sáng lập và tìm xem có điều gì sai trái về bản chất.

Tôn giáo khuyên răn con người làm điều thiện và sống tốt với mọi người chứ họ quan không tâm đến việc hành động như thư vậy. Thay vì đó họ lại thích chấp vào những hình thức khác không mang giá trị chân thật của tôn giáo. Nếu mà họ biết cố tinh tấn tu tập trau dồi bản tâm của mình bằng cách chấm dứt thái độ ganh tỵ, kiêu mạn, thô bạo, đố kỵích kỷ, thì tối thiểu họ cũng sẽ tìm thấy được con đường chân chánh để thực hành một tôn giáo nào đó. Bất hạnh thay, họ lại phát huy tính ganh tỵ, kiêu mạn, thô bạoích kỷ thay vì đoạn trừ chúng. Nhiều người có khuynh hướng gỉa vờ theo đạo, nhưng lại làm những hành động tàn bạo vô cùng dựa trên danh nghĩa tôn giáo. Họ gây chiến tranh, phân biệt và tạo ra sự lo âumục đích riêng cho tôn giáo, đánh mất đi cái nhìn với mục đích cao quý của nó. Từ sự gia tăng việc thực thi những hành động được gọi là mang tính chất tôn giáo, chúng ta dường như có ấn tượng rằng tôn giáo đang trên đà tiến bộ, nhưng mặt trái của nó thì thực sự là một vấn đề bởi vì dường như sự thanh tịnh về mặt tâm linh và sự hiểu biết của con người trên thực tế không được tu tập.

Tu tập theo một tôn giáo không gì hơn chỉ là sự phát triển ý thức nội tâm của con người, phát triển thiện chí và sự hiểu biết của họ. Lúc đó những vấn đềcon người đối diện sẽ được giải quyết trực tiếp bằng cách nương tựa vào sức mạnh tâm linh. Chạy trốn những khổ đau của cuộc sống chính mình trên danh nghĩa tâm linh là một hành động không can đảm và được xem là hèn nhác, lại càng không được xem nhưtâm linh. Trong những điều kiện hỗn loạn như hiện nay, con người đang trên đà suy đồi, xuống dốc và tự huỷ diệt chính mình. Sự tró trêu của họ là họ tưởng tượng rằng họ đang trên đà phát triển hướng đến một nền văn minh huy hoàng mà chưa được nhận diện.

Trong tình trạng hỗn loạn này, những quan niệm mang tính ảo tưởng và tạo hình của tôn giáo được truyền bá rộng rãi nhằm tạo ra sự cám dỗhỗn loạn hơn trong tâm trí của con người. Tôn giáo bị lợi dụng và được sử dụng cho những nu cầu lợi dưỡng và quyền lực cá nhân. Một số hoạt động phi luân lý đạo đức như quan hệ giới tính một cách tự do v.v.... đã được một số nhóm tôn giáo khích lệ nhằm mục đích truyền bá tôn giáo của họ cho giới trẻ. Bằng cách khơi dậy những cảm giác tham dục, những nhóm này hy vọng chinh phục những thanh niên trai trẻ đi theo tôn giáo của họ. Ngày nay tôn giáo đã bị thoái hoá và biến thành một món hàng hoá rẻ tiền được trưng bày trong thị trường tôn giáo ít được coi trọng đến những giá trị luân lý và những gì mà tôn giáo biểu trưng cho. Một số đoàn truyền giáo cho rằng những hành động mang tính luân lý đạo đức và những giới điều không quan trọng miễn là con ngườiniềm tincầu nguyện Thượng đế, được tin là đủ để đảm bảo được sự cứu rỗi của vị ấy. Đã chứng kiến cách mà một số nhà cầm quyền tôn giáo đã dấn thân vào con đường sai lầm và che mắt những tín đồ của họ đã diễn ra tại Châu Âu, Karl Marx đã đưa ra một nhận xét châm chọc: “Tôn giáo là tiếng thở dài của những loài sinh vật bị đè nén, những cảm xúc của một thế giới không có trái tim, cũng như linh hồn của những con người không có linh hồn. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Con người cần đến tôn giáo không phải vì lý do tôn giáo tạo dựng cho anh ta một thiên đàng ước mơ cho một kiếp sống trong tương lai hoặc là tôn giáo đó cung cấp cho anh ta những quan điểm, ý tưởng giáo điều để theo và nếu như vậy anh ta sẽ phủ nhận khả năng lý trí của con ngườitrở thành kẻ mối phiền lòng đối với đồng loại của anh ta. Tôn giáo phải là một biện pháp có thể tin cậy và mang bản chất lý trí để cho con người sống ngay trong cuộc sống hiện tại, trở thành những con người có văn hoá và sự hiểu biết, đồng thời thiết lập một đời sống gương mẫu cho những người khác noi theo. Nhiều tôn giáo không chấp nhận những suy nghĩ của chính bản thân con người và cho đó là suy nghĩ của một đấng tối thượng, nhưng Phật giáo, ngược lại, hướng con người trực tiếp trong quá trình tìm cầu sự an lạc nội tâm thông qua những tiềm năng ẩn chứa bên trong con người. Pháp không có nghĩa là những gì con người tìm kiếm từ bên ngoài bản thân anh ta bởi vì phân tích cho đến cùng, con người là Pháp và Pháp là con người. Do vậy, tôn giáo chân thật, có nghĩa là Pháp, không phải là những gì bên ngoài chúng tachúng ta đạt được, nhưng đó là sự tu tập và sự giác ngộ trí tuệ, từ bi và sự thanh tịnhchúng ta phát huy chính từ bên trong nội tâm mình.
 

Tạo bài viết
06/01/2015(Xem: 27751)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.