Thư Viện Hoa Sen

30. Tôn Giáo Trong Thời Đại

20/12/201012:00 SA(Xem: 20623)
30. Tôn Giáo Trong Thời Đại
TÔN GIÁO TRONG THỜI ĐẠI 
KHOA HỌC

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và ở đó hầu như tất cả mọi mặt của cuộc sống chúng ta bị ảnh hưởng bởi khoa học. Kể từ cuộc cách mạng khoa học bùng nổ vào thế kỷ 17, khoa học đã tiếp tục bị ảnh rất nhiều vào những gì chúng ta nghĩ và chúng ta làm.

Sự ảnh hưởng của khoa học đặc biệt rất mạnh mẽ trong các niềm tin tôn giáo truyền thống. Rất nhiều khái niệm cơ bản của tôn giáo bị sụp đổ dưới áp lực của khoa hoc hiện đại và không còn được giới trí thức chấp nhận nữa. Nó không còn có thể khẳng định chân lý bắt nguồn chỉ thông qua những sự suy đoán mang tính chất thần học hay căn cứ hoàn toàn vào quyền lực của kinh điển trong sự tách biệt với những xem xét của khoa học. Chẳng hạn như, những khám phá của các nhà tâm tâm lý học hiện đại chỉ ra rằng, đầu óc con người (tâm cũng giống như thể xác (sắc) hoạt động theo quy luật thông thường và tự nhiên mà không có sự hiện hữu của một cái ngã hay linh hồn trường tồn bất biến như một số tôn giáo đã chủ trương. Một số nhà lãnh đạo tôn giáo rất coi thường những phát minh của khoa học chống đối đi ngược lại với những niềm tin giáo lý, mang tính chất giáo điều của tôn giáo họ. Những thói quen về mặt tinh thần cứng rắn như vậy thực sự là một sự cảm tử cho sự phát triển nhân loại. Bởi vì con người hiện đại không tin những gì mập mờ, mù quáng cho dù điều đó đã được chấp nhận do truyền thống, những nhà lãnh đạo tôn giáo như thế chỉ thành công trong hàng ngũ những người không tin vào tín ngưỡng bằng những học thuyết sai lầm của họ. Mặt khác, một vài nhà lãnh đạo tôn giáo thấy rằng rất cần thiết để điều chỉnh những học thuyết khoa học được chấp nhận rộng rãi bằng cách đưa ra những giải thích mới cho niềm tin cuả họ. Điển hình cho trường hợp này là học thuyết tiến hóa của Đacuyn (Darwin’s Theory of Evolution). Nhiều tôn giáo cho rằng loài người được tạo ra trực tiếp bởi Thượng đế. Tuy nhiên, Đacuyn cho rằng loài người đã tiến hóa từ loài vượn người (khỉ không đuôi). Đây là một học thuyết làm giảm niềm tin vào học thuyết thiêng liêng của sự tạo hóa. Bởi vì tất cả tư tưởng gia sáng suốt đã chấp nhận học thuyết của Đacuyn, cho nên các nhà thần học không có sự lựa chọn nào hơn ngoại trừ đưa ra một sự lý giải mới cho học thuyết của họ, nhằm thích ứng với học thuyết này vốn dễ họ đã phản bác trước đây.

Dưới ánh sáng của những phát minh khoa học hiện đại, sẽ không khó khăn để hiểu rằng rất nhiều quan điểm của các tôn giáo liên quan tin vào sự sống chỉ là những tư tưởng mang tính quy ước mà từ lâu đã được quá nhân nhượng. Tuy nhiên, xét về phương diện tổng quát thì chúng ta có thể nói rằng: các Tôn giáo cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nhân loại. Họ đã đưa những giá trị và các tiêu chuẩn, và hình thành những nguyên tắc đạo đức nhằm hướng dẫn con người đến cái Chân-Thiện-Mỹ. Nhưng, cho dù tất cả đều tốt họ đã thi hành, các Tôn giáothể không còn tốn tại trong thời đại khoa học hiện đại nếu các tín đồ cũ cứ khăng khăng giam cầm chân lý trong các hình thức cứng nhắc và giáo điều. Luôn khuyến khích các hình thức nghi lễ và những hình thức mà đã làm kiệt sức ý nghĩa cơ bản trong giáo lý của họ.

Phật Giáo Và Khoa Học

Mãi cho đến đầu thế kỷ qua, Phật giáo mới không bị giới hạn bởi những quốc gia chưa bao giờ tiếp xúc với nền khoa học hiện đại. Tuy nhiên, ngay từ lúc đầu tiên, những lời dạy của Đức Phật luôn luôn mở ra cho những tư tưởng khoa học. Một lý do tại sao giáo pháp có thể được dễ dàng chấp nhận bởi tinh thần khoa học là Đức Phật không bao giờ khuyến khích niềm tin cứng nhắc giáo điều. Ngài không tuyên bố rằng giáo pháp của ngài dựa hoàn toàn vào niềm tin, tín ngưỡng hoặc là sự mặc khải của đấng thần linh; ngược lại, Ngài cho phép về mặt tự do tư tưởng và sự uyển chuyển tinh thần tùy duyên nhi bất biến.

Nguyên nhân thứ hai là tinh thần khoa học có thể được tìm thấy trong phương pháp của Đức Phật khi đề cập đến chân lý phổ quát. Phương pháp của Đức Phật khi khám phá và kiểm nghiệm tương tự với phương pháp của các khoa học gia này áp dụng. Khoa học gia quan sát thế giới bên ngoài một cách khách quan và sẽ chỉ hình thành nên một học thuyết khoa học sau khi kiểm tra rất nhiều thử nghiệm thành công trong thực tế.

Sử dụng phương pháp tương tự cách đây 25 thế kỷ, Đức Phật quan sát thế giới nội tâm (thế giới bên trong) với tâm ly tham không chấp thủ và khuyến khích chư đệ tử của ngài không nên chấp nhận lời dạy nào cho đến khi họ đã khảo sát kỹ lưỡng và thực chứng bản thân về chân lý thực tại đó. Cũng giống như giới khoa học ngày nay sẽ không tuyên bố rằng kiểm nghiệm của họ không được sao y nguyên bởi những người khác. Đức Phật cũng không tuyên bố rằng những sự tu tập của ngài sẽ đưa đến sự gíác ngộ vô thượng, chánh giác là chỉ dành riêng cho Ngài không thôi.

Do đó, trong phương pháp đi tìm chân lý, Đức Phật cũng dùng phương pháp phân tích giống như giới khoa học hiện đại. Ngài đã dùng một phương pháp thực tế khoa học và khả thi nhằm đạt được một chân lý tuyệt đốikinh nghiệm giác ngộ. Trong khi Phật giáo rất phù hợp với tinh thần khoa học. Chúng ta thừa nhận rằng ứng dụng thực tế của khoa học có thể làm cho nhân loại sống một cuộc sống thoải mái hơn và thưởng thức, hưởng thụ những điều tuyệt vời mà họ chưa từng mơ tới trước đây. Khoa học đã gúp cho con người bơi tốt hơn các loài cá, bay cao hơn các loài chim, và có thể đặt chân lên cung trăng. Nhưng trong lĩnh vực kiến thức có thể chấp nhận theo quy ước, trí tuệ khoa học bị giới hạn trong những bằng chứng dựa vào thực nghiệm hơn là lý thuyết. Và chân lý khoa học chịu sự thay đổi thường xuyên, không thường hằng bất biến. Khoa học không thể mang lại cho con người cách kiềm chế tâm của anh ta và khoa học không cung cấp cho con người sự kiểm soát về luân lý đạo đức cũng như mục đích của cuộc sống. Dù cho khoa học có tạo ra những điều tuyệt diệu cho nhân loại, nhưng khoa học thực sự bị giới hạn rất nhiều trong các lĩnh vực mà Phật giáo đã đi xa hơn khoa học trong các lĩnh vực đó.

Những Giới Hạn Của Khoa Học

Người ta thường nghe nhiều về khoa học và những gì khoa học có thể làm và những gì khoa học không thể làm. Kiến thức khoa học bị “hạn chế” trong những dữ liệu được thâu nhận thông qua các giác quan. Nó không nhận ra thực tếvượt quá những dữ liệu của giác quan. Chân lý khoa học được xây dựng trên cơ sở những sự quan sát logic về những dữ liệu của giác quan luôn luôn thay đổi. Do đó chân lý khoa học là chân lý tương đối không nhắm tới những thử nghiệm của thời gian. Và giới khoa học ý thức được điều này, luôn luôn sẵn sàng thải bỏ học thuyết đó nếu nó có thể được thay thế bằng một học thuyết tốt hơn

Khoa học luôn nỗ lực tìm hiểu thế giới bên ngoài và chỉ lướt sơ qua thế giới nội tâm của con người. Thậm chí ngành tâm lý đã thực sự không thể hiểu được thấu đáo nguyên nhân cắt nghĩa sự lo âu về mặt tinh thần của con người. Khi con người không được thỏa mãnnhàm chán cuộc đờithế giới nội tâm của anh ta tràn đầy những phiền não và những lo âu thì khoa học ngày nay không thể trang bị những biện pháp nhằm giúp anh ta vượt qua. Các ngành khoa học xã hội phục vụ cho môi trường sống, có thể mang lại cho anh ta một mức độ hạnh phúc giới hạn nào đó. Nhưng không giống như loài súc vật con người cần có nhu cầu nhiều hơn chứ không chỉ vào những sự thoải mái về mặt thể xác và những nhu cầu giúp cho anh ta đương đầu với những phiền não và khổ đau, phát sinh từ trong cuộc sống thường nhật của anh ta.

Trong xã hội ngày nay, quá nhiều người gặp phải sự sợ hãi, giao động, trạng thái bất an trong cuộc sống từ vật chất đến tinh thần, nhưng khoa học khộng thể giúp đỡ họ. Khoa học không thể dạy con người bình thường kiềm chế, kiểm soát tâm của anh ta khi anh ta bị đưa đẩy bởi bản năng của thú vật đang khao khát trong lòng anh ta. Liệu khoa học có thể làm cho con người tốt hơn chăng? Nếu có thể, thì tại sao những hành động bạo lực và những thói quen phi luân lý đạo đức tồn tại nhiều ở những quốc gia mà khoa học phát triển? Liệu có đúng khi nói rằng cho dù tất cả những tiến bộ mà khoa học đã đạt được và những thuận lợi mang lại dâng hiến cho con người, khoa học để lại bên trong con người về cơ bản thì không có sự đổi thay: Khoa học chỉ làm căng thẳng thêm những cảm xúc của con người về sự độc lập và thiếu thốn? Ngoài ra, khoa học cũng thất bại trong lãnh vực mang lại cho nhân loại cảm giác an toàn, và khoa học cũng đã khiến cho mọi nguời cảm thấy thậm chí bất an hơn bằng cách đe dọa thế giới bằng những khả năng hủy diệt hoàn toàn

Khoa học “không thể” cung cấp cho cuộc đời một mục tiêu đầy ý nghĩa. Nó không thể cung cấp cho con người những lý do rõ ràng để sinh tồn. Thực tế, khoa học hòan toàn mang tính chất thế gian về bản chất và khao học không quan tâm đến mục đích tinh thần của con người. Chủ nghĩa hưũ vật chất cố hữu trong tư tưởng khoa học, từ chối những mục tiêu tinh thần, cao hơn là sự hài lòng thỏa mãn về vật chất. Bằng những học thuyết chọn lựa và chân lý tương đối, khoa học không đếm xỉa, đến một số sự kiện quan trọng nhất và để lại những câu hỏi chưa trả lời được. Chẳng hạn như khi được hỏi : “Tại sao có sự không cân bằng về mặt thể chấttinh thần tồn tại giữa con người ?”. Không có một giải thích khoa học nào có thể đưa ra để lý giải những câu hỏi như thế. Đó là những vượt quá giới hạn chật hẹp của khoa học. Tâm siêu việt của Đức Phật không bị giới hạn ở những dữ liệu và có thể vượt xa hơn logic bị mắc kẹt trong sự giới hạn của nhận thức tương đối. Ngược lại , sự nhận thức của con người dựa trên cơ sở thông tin mà nó thu thập được và tàng chứa trong nó, cho dù ở trong lĩnh vực Tôn giáo, triết học, khoa học hay nghệ thuật, những thông tin cần thiết cho tâm được thu thập thông qua các căn của ta. Những thông tin rất hạn chế làm cho sự hiểu biết của chúng ta bị méo mó đi. Trong cuốc sách “Learned Ignorance”, một học giả ngưới Pháp Nichoras đã quan sát như sau: 

Tất cả những cuốn sách được kheo khoang rùm beng của chúng ta dựa trên cơ sở các giác quan thực sự là sự vô minh tăm tối và kiến thức chân thật chỉ đạt dược bằng cách vứt bỏ tất cả những thứ kiến thức đó cho đến khi chúng ta tư duy mà không cần dùng đến những ý tưởng của các giác quan. Chân lý không phụ thuộc vào những vấn đề bên ngoài chúng ta nhưng bên trong chúng ta không thể hy vọng tìm thấy chân lý bằng những thử nghiệm sự nhận thức bằng các giác quan hoặc thậm chí bằng những suy luận và logic. Đây chỉ là những công cụ để đạt được tri kiến chứ không phải là chân lý. Chân lý phải bắt nguồn từ sự nhận thức giác ngộ bên trong (nội tâm. Sách vở chỉ có thể khơi dậy tư duycung cấp cho chúng ta tri thức. Đối với chân lý bạn phải chú tâm vào bên trong tự thân bời vì chân lý nằm ngay trong chính chúng ta. Do đó việc tìm tòi thu thập tri thức là một chuyện, và việc tìm cầu chân lý là chuyện khác”.

Ngôn ngữ là sản phẩm xác định của tâm chúng ta và tâm chúng ta tuỳ thuôïc vào tri thức thông qua sự cảm nhận của giác quan. Những giác quan này đôi khi không xác thực. Một sự kiện được nhiều người chứng kiến có thể đưa ra nhiều giải thích khác nhau”.

Một số người rất tự hào, hãnh diện rằng họ biết nhiều điều trong cuộc sống. Trong thực tế, chúng ta biết càng ít thì sự giải thích của chúng ta càng chắc chắn hơn; ngược lại, chúng ta càng biết nhiều thì cúng ta càng nhận thấy sự hạn chế của chúng ta.

Một học giả thông thái có lần viết một cuốn sách hay mà ông cho đó là một tác phẩm tuyệt đối hoàn hảo. Ông cảm thấy rằng cuốn sách đó bao hàm tất cả những tinh hoa của văn họctriết học. Tự hào về thành quả của ông ta, ông ta đưa kiệt tác đó cho một người bạn đồng nghiệp của ông, người cũng thông thái như ông ta, với yêu cầu là cuốn sách đó được xem lại bởi ông ta. Thay vì người bạn của ông yêu cầu tác giả viết ra một mẩu giấy về tất cả những gì ông biết và tất cả những gì ông không biết. Tác giả ngồi trầm tư suy nghĩ, nhưng sau đó một thời gian ông không thể viết ra những gì ông biết. Thế thì sau đó ông đề cập đến câu hỏi thứ hai, và lại một lần nữa anh ta không thể viết ra những gì anh ta không biết. Cuối cùng, với tự ngã của ông ta trong tình trạng khó xử nhất, ông rất hổ thẹn và thực sự nhận ra rằng những gì anh ta biết thì những thứ đó thật sự là vô minh.

Liên quan đến vấn đề này, Socrates, học giả nổi tiếng thành Athen, Hy Lạp cổ đại đã phát biểu như sau khi được hỏi những gì ông biết: “Tôi biết một điều duy nhất là-đó là điều tôi không biết”.

Phật Giáo Vượt Xa Hơn Khoa Học

Phật giáo đi xa hơn khoa học hiện đại trong sự thừa nhận lãnh vực kiến thức rộng hơn được cho phép bởi những nhận thức khoa học. Phật giáo thừa nhận rằng tri thức phát sinh từ các giác quan (các căn) cũng như những kinh nghiệm cá nhân đạt dược nhờ vào sự tu tập tâm. Bằng cách huấn luyện và phát triển một trạng thái tâm định cao độ những kinh nghiệm tôn giáo có thể được liễu tri và xác chứng cho là tự thân. Kinh nghiệm tôn giáo không phải là điều gì mà có thể được thấu hiểu bằng cách kiễm tra các thí nghiệm trong ống kiểm nghiệm hay là được kiểm tra dưới một tấm kính hiển vi.

Chân lý do khoa học phát hiện ra thì mang tính tương đối và chịu quy luật vô thường, trong khi đó chân lý do Đức Phật tìm ra thì tối hậu, tuyệt đối : Chân lý về các Pháp không thay đổi theo thời giankhông gian dù Chư Phật có xuất hiện hay không thì chân lý vẫn là chân lý. Hơn thế nữa, trái lại với học thuyết mang tính lựa chọn của khoa học, Đức Phật khuyên các học thuyết không nên chấp chặt với các học thuyết khác. Thay vì đưa ra các học thuyết, Đức Phật dạy con người làm thế nào để sống một cuộc sống chân chính bằng cánh thanh tịnh các căn và đoạn trừ tham ái, chấp thủ, Đức Phật chỉ ra con đường nhờ vào đó mà chúng ta có thể khám phá ra chính chúng ta, bản chất chân thật của cuộc đời. Và mục đích của cuộc đời có thể tìm thấy.

Vấn đề thực hành rất quan trọng trong Đức Phật, một người nếu học nhiều nhưng không thực hành thì giống như một người đọc tụng các công thức từ một cuốn sách dạy nấu ăn khổng lồ mà không sửa soạn được một món ăn nào cả. Sự đói khát của anh ta không thể làm dịu đi được chỉ bằng kiến thức sách vở. Thực hành là một điều kiện tiên quyết của việc giác ngộ mà trong một số trường phái Phật giáo như : Thiền tông xem việc thực hành quan trọng hơn kiến thức kinh điển- “Bất lập văn tự, kiến tánh thành Phật”.

Phương pháp khoa học về mặt bên ngoài và các khoa học hiện đại khai thác thiên nhiên và các yếu tố khác cho những sự thoải mái riêng của họ, và thường làm ngơ đi nhu cầu cần thiết để hài hòa với môi sinh và do đó làm ô nhiễm thế giới. Trái lại, Phật giáo hướng trực tiếp vào bên trong nội tâmquan tâm đến sự phát triển bên trong nội tâm của con người. Ở mức độ thấp hơn, Phật giáo dạy từng cá nhân cách điều chỉnhđối phó với những vấn đề và những tình huống trong cuộc sống thường nhật. Ở mức độ cao hơn, Phật giáo khuyến khích cho con người nỗ lự vượt qua tự ngã thông qua việc thực hành tu tập tâm và phát triển tâm. Phật giáo là một hệ thống tu tập tinh thần rất hoàn hảo, liên quan tới viêc chứng đắc tuệ quán về bản chất của các pháp chằm đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn về chân lý tối hậu-Niết-bàn (Nibbana) - Hệ thống này vừa thự tế vừa khoa học. Nó liên quan đến sự quan sát trong tình trạng ly tham về trạng thái tình cảm và tinh thần. Một hành giả khi hành thiền, giống một nhà khoa học hơn một viên thẩm phán, quan sát thế giới nội tâm với chánh niệm, tỉnh giác.

Một khoa học không có sựï hiện hữu của Tôn giáo không có những ý tưởng luân lý đạo đức, khoa học tạo ra sự nguy hiểm cho tất cả nhân loại. Khoa học đã chế tạo ra các loại máy móc có thể trở thành loại chúa tể, đạn dược và bom là món quà của khoa học cho thiểu số đang nắm quyền lựcsố mệnh của toàn nhân loại trên thế giới phụ thuộc vào họ. Trong khi đó, số người còn lại chờ đợi trong trạng thái thống khổsợ hãi không biết khi nào vũ khí hạt nhân, chất khí độc và những loại vũ khí giết người - tất cả những thành quả khoa học được thiết kế để giết một cách có hiệu quả-sẽ sử dụng chúng không những không hòan tòan cung cấp cho nhân loại những bài học luân lý đạo đức mà nó còn cung câp thêm nhiên liệu cho sự bùng cháy khát ái của con người

Khoa học không có những sự thu hút về mặt luân lý đạo đức, chỉ là sự hủy diệt: nó trở thành "một con người tàn bạo” mà loài người khám phá ra. Và rủi thay, chính "con người tàn bạo này đang trở nên rất mạnh bạo và đầy đủ quyền lực hơn con người. Trừ phi con người biết cách kiềm chế và hướng dẫn con người tàn bạo này, thông qua việc thự hành đạo đức luân lý Tôn giáo thì con người tàn bạo này sẽ chống chế đưoc “anh ta”. Không có sự hướng dân Tôn giáo, khoa học sẽ đe dọa thế giới bằng sự hủy diệt. Trái lại, khoa học khi kết hợp với tôn giáo chẳng hạn như Phật giáo có thể chuyển hóa thế giới này thành một thiên đàng của sự hoà bình an lạc, an toànhạnh phúc.

Chưa bao giờ có một giai đoạn nào khi sự kết hợp giữa khoa học và tôn giáo cực kỳ cần thiết, những lợi ích tốt nhất và phục vụ tốt nhất cho nhân loại. Tôn giáo nếu không có khoa học là tôn giáo mù quáng, mê tín dị đoan, trong khi đó khoa học mà không có tôn giáo thì sẽ trở thành phá hoại.

Lời Tuyên Bố Của Phật Giáo

Trí tuệ được hình thành trên cơ sở lòng từ đóng vai trò quan trọng việc chuyển hướng mục tiêu hiểm nguy mà khoa học hiện đại đang hướng đến. Phật giáo có thể cung cấp vị lãnh tụ tinh thần và phát minh khoa học nhằm thúc đẩy một nền văn hóa tươi sáng hơn trong tương lai. Phật giáo có thể cung cấp mục tiêugiá trị cho sự tiến bộ của khoa học hiện thời đang đứng trước một bế tắc, vô cùng thất vọng, bị nô lệ bởi những phát minh của khoa học.

Albert Einstein, nhà bác học và nhà vật lý học nổi tiếng của thế kỷ 20 đã tuyên bố về Phật giáo khi ông phát biểu rằng: 

Nếu có một tôn giáo nào mà đương đầu với nhũng nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó sẽ là Phật giáo. Phật giáo không yêu cầu sự xét duyệt lại nhằm làm cho nó bắt kịp với những phát minh khoa học, trong thời gian gần đây Phật giáo cũng không cần chia sẻ những quan điểm của mình với khoa học bởi vì Phật giáo bao gồm khoa học đồng thời vượt xa hơn khoa học. Phật giáo là một cầu nối giữa tư tưởng tôn giáo, và khoa học bằng cách khuyến khích con người khám phá ra những khả năng tiềm ẩn bên trong chính anh ta. Vì vậy, Phật giáo là một tôn giáo vượt thời gian”.

Tạo bài viết
29/11/2010(Xem: 77632)
26/12/2021(Xem: 5472)
02/02/2024(Xem: 2015)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.