Thư Viện Hoa Sen

2. Phật ở Trên Chùa, Phật ở Trong Lòng

24/12/201012:00 SA(Xem: 18304)
2. Phật ở Trên Chùa, Phật ở Trong Lòng
2. Phật ở trên Chùa, Phật ở trong lòng

Đầu năm Sửu tại nơi đây chúng ta đã đặt viên đá đầu tiên để kiến thiết Sắc tứ Tịnh Quang tự. Thời gian thắm thoát đã hai năm, trải qua bao sự khó khăn vì thời tiết, vì công việc, vì trở ngại bên trong và bên ngoài. Trở ngại bên ngoài là thời khí, còn trở ngại bên trong là những ý kiến dị đồng. Những ý kiến có khi có thiện chí đóng góp cho sự xây dựng mau thành tựu tốt đẹp, nhưng cũng có những ý kiến nhiều khi không thuận cho việc xây dựng. Mặc dầu thế, Ban kiết thiết đã cố gắng kiên trì, vượt qua tất cả mọi khó khăn đó, để hoàn thành được phần cơ bản kiến thiết Sắc tứ Tịnh Quang tự đẹp đẽ như ngày hôm nay. Đó là nhờ thiện chí chung không những của Ban Kiến thiết mà còn của tất cả quí vị Tôn túc, các Phật tử xa gần và cũng nhờ sự thiện chí giúp đỡ của chính quyền địa phương tỉnh Quảng Trị, đã nhiệt tình và nhận thức rõ, ngôi Sắc tứ Tịnh Quang tự này đã có một lịch sử gắn liền với đất nước, nhất là gắn liền với sự xây dựng miền đất tỉnh Quảng Trị. Nhờ sự thiện chí này một phần nào đó giúp cho hàng Phật tử chúng ta luôn luôn gắn bó với đạo, dù trải qua thời gian nào, có lúc thịnh lúc suy, dù khó khăn dù thuận lợi, nhưng lòng đạo của chúng ta không bao giờ thay đổi. Và biết đâu trong số chúng ta ngày hôm nay lại không thể không là những Phật tử đã có duyên lành xây dựng am Tịnh độ thời ngài Chí Khả ngày xưa.

Bởi vì theo quan niệm Phật giáo chúng ta thì con người không chỉ sinh ra nằm trong chiếc nôi và chấm dứt trong cái nhà mồ. Nhưng quan niệm Phật giáo chúng tacon người có một mạng sống miên viễn lâu dài, một quan niệm không gian vô cùngthời gian vô tận. Vì thế mà lòng sống đạo của chúng ta cũng đi theo quan niệm thời gian đó, không bị thời gian chi phối mà thay đổi.

Hôm nay, trong ngày kỵ giỗ Tổ, lại là lúc mà sự xây dựng Sắc tứ Tịnh Quang tự được hoàn thành cơ bản và các vị trong Ban Kiến thiết Tỉnh Giáo hội ở đây quyết định tổ chức lễ An vị Phật để phụng thờ.

Nhân đây tôi xin nói thêm về việc thờ tự như tại sao phải an vị Phậtan vịý nghĩa gì đối với chúng ta?

Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta và cũng để làm duyên cho mọi người khác đến. Sau chúng ta có thể nhìn thấy Phật mà phát huy Đức Phật trong lòng của mình lên.

Nói về thờ Phật thì có câu chuyện của ngài Triệu Châu như sau:

Ngày xưa có một người đến chùa lạy Phật thì gặp Thiền sư Triệu Châu, ngài bảo vào chùa lễ Phật đi. Anh ta vào chùa ngó qua ngó lại vài vòng trở ra thưa rằng: Phật đâu có, chỉ có mấy vị tượng gỗ tượng đồng mà thôi. Ngài Triệu Châu nói: Chính là đó. Anh ta lại hỏi: Vậy thì Phật đâu? Ngài nói: Phật ở trong chùa.

Chúng ta hiểu thế nào về câu chuyện đối đáp của ngài với anh cư sĩ đến chùa lạy Phật? Cũng với tinh thần đó có một lần thượng đường, Thiền sư Triệu Châu đọc bốn câu kệ:

"Kim Phật bất độ lô,
Mộc Phật bất độ hỏa,
Thổ Phật bất độ thủy,
Chơn Phật tại Kỳ trung".

Nghĩa là: 

"Phật vàng không qua khỏi lò,
Phật gỗ không qua khỏi lửa,
Phật đất không qua khỏi nước,
Phật thật ở trong đó".

Vua Lê Thánh Tông trong khi đọc bài kệ đó, đầu óc ông nặng kiến thức về Nho giáo cho nên vua quên câu sau: Chơn Phật tại kỳ trung mà vua chỉ đọc ba câu đầu rồi cho rằng: Phật không tự cứu được mình thì còn cứu ai! Chính ý kiến của vua Lê Thánh Tông ngày trước không hiểu đúng tinh thần Phật pháp thì lảng vãng đâu đó lúc này, lúc khác, sau này cũng có những người đem ý kiến đó ra để chê rằng: Phật không tự cứu lấy mình thì làm sao cứu được ai.

Vậy khi chúng ta thờ Phật, chúng ta phải cố gắng đọc cho hết 4 kệ đó, nhất là cố gắng đọc cho trọn ý nghĩa của câu chót: Chơn Phật tại kỳ trung, thì chúng ta mới thấy hết ý nghĩa của sự thờ Phật là cao cả như thế nào. Bởi vì Phật pháp bất ly thế gian giác, không ngoài sự tướng thế gian, không ngoài công việc thế gian mà có Phật pháp. Chính trong công việc thế gian, trong sự tướng thế gian mà có Phật pháp. Phật pháp ở trong đó với những tinh thần sáng suốt giác ngộ của những người hiểu Phật pháp.

Vì vậy, nếu chúng ta thờ Phật một cách trang nghiêm thanh tịnh thì chúng ta phải hiểu tinh thần bốn câu kệ của ngài Triệu Châu, khi ấy việc thờ Phật của chúng ta mới có ý nghĩa và việc thờ Phật của chúng ta mới đem lại sự an lạc cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Chính tinh thần từ bi đó của đạo Phậttinh thần cởi mở, tinh thần hòa hợp, tinh thần bao dung, cho nên đạo Phật đã nối kết được tinh thần yêu nước chống ngoại xâm như là một chất keo nối kết quá khứ với hiện tại, gắn liền dân tộc từ xưa cho đến ngày hôm nay.

Trong chất keo để gắn bó tạo nên sự đoàn kết của nhân dân ta để tạo thành một sức mạnh giữ gìn độc lập cho dân tộc đến ngày hôm nay, chất keo ấy chính là đạo Phật. Và chất keo đó ngày nay vẫn còn.

Vì vậy tôi mong rằng, khi Phật đã thờ ở đây thì các Phật tử cố gắng đi chùa để tụng kinh, học Phật, nhất là cố gắng chiêm ngưỡng tượng Phật trên chùa để phát huy Đức Phật ở trong lòng của chúng ta lên. Được như thế thì sự thờ Phật của chúng ta mới đầy đủ ý nghĩa và mới đem lại cho chúng ta sự an lành thiết thựcĐức Phật đã dạy bảo cho chúng ta.

Bấy nhiêu lời tôi xin cầu chúc quí vị Tôn túc và chư Phật tử luôn luôn được an lạc trong chánh pháp của Phật đà.

Tạo bài viết
12/02/2016(Xem: 10696)
19/05/2022(Xem: 8244)
17/08/2012(Xem: 45535)
15/05/2016(Xem: 26179)
18/01/2018(Xem: 29263)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: