Chương 7: Trí Nhớ

12/02/201112:00 SA(Xem: 15511)
Chương 7: Trí Nhớ


VUA MILINDA VẤN ĐẠO

Một bản thâu gọn quyển "Milinda Panha"
Bản Anh ngữ: Tỳ Kheo Pesala - Bản Việt ngữ: Cư sĩ Liễu Pháp

Chương 7: Trí Nhớ

1. “Bạch Ngài Nāgasena, có bao nhiêu cách làm trí nhớ hiển hiện?”
“ Thưa Đức Vua, có mười bảy cách để nhớ lại, đó là:
- bằng kinh nghiệm cá nhân, như khi ngài Ānanda có thể nhớ lại những kiếp trước của ngài (mà chẳng có một sự khai triễn đặc biệt nào);
- bằng ngoại cảnh, như khi những người khác nhắc nhở người hay quên; 
- bằng biến cố hay dữ kiện quan trọng, như khi Đức Vua nhớ lễ lên ngôi của mình hoặc khi một người nhớ đắc được đạo quả Tu-đà-hườn;
- bằng ấn tượng tạo nên do sự lợi lạc, như khi một người nhớ lại những gì đem lại vui sướng cho mình;
- bằng ấn tượng tạo nên bởi sự tai hại, như khi một người nhớ lại những gì mang lại đau khổ cho mình;
- bằng sự tương tự về hình dáng, như khi một người nhớ lại cha mẹ hoặc anh chị em của mình khi thấy một người nào giống như họ;
- bằng sự tương phản về hình dáng, như khi một người nhớ lại một người nào đó khi thấy một người khác hẳn với người đó; 
- bằng sự hiểu biết khi nghe nói, như khi một người được những người khác nhắc nhở;
- bằng dấu hiệu, như khi một người nhận biết con bò kéo xe nhờ nhìn thấy nhãn hiệu;
- bằng sự nổ lực vận dụng trí nhớ, như khi một người được khẩn khoản yêu cầu nhiều lần;
- bằng sự tính toán, như khi những kế toán viên tính toán những số tiền lớn với khả năng của họ về các con số;
- bằng cách học thuộc lòng, như những người tụng kinh nhớ kinh bằng tài đọc tụng của họ;
- bằng thiền quán, như khi một vị sư nhớ lại kiếp trước của mình;
- bằng cách tham khảo sách vở, như các vị vua nhớ lại một luật lệ ban hành trước đây bằng cách tham khảo sách;
- bằng sự hứa hẹn, như một người nhìn hàng hóa được giao đến thì nhớ lại những điều kiện giao hẹn từ trước; 
- hoặc bằng sự liên hệ, như khi thấy hay nghe một vật gì thì người đó nhớ lại những vật khác có liên hệ đến vật đó.”

2. “Ngài nói rằng có người đã sống một đời bất thiện cả trăm năm mà khi lâm chung nghĩ đến Đức Phật thì có thể tái sinh về cõi trời; và ngài nói rằng một người tốt, chỉ vì một bất thiện nghiệp, có thể tái sinh trong cõi địa ngục. Trẫm chẳng tin hai điều đó.”
“Thưa Đức Vua, ngài có nghĩ rằng một hòn đá nhỏ có thể nổi trên mặt nước được không, nếu không có một chiếc thuyền?”
“Thưa không.”
“Nhưng mà ngay cả một xe đầy đá cũng nổi trên nước được trong một chiếc thuyền. Như vậy Đức Vua nên nghĩ về thiện nghiệp như là một chiếc thuyền.”

3. “ Phải chăng các vị sư cố sức dứt bỏ đau khổ trong quá khứ, hiện tại và tương lai?”
“ Không. Chúng tôi cố sức để đau khổ này ngừng lại và chẳng còn đau khổ khác khởi sinh.”
“Nhưng, bạch Đại Đức, phải chăng bây giờ thì chẳng có cái gì như là sự đau khổ trong tương lai?”
“Không có.”
“Thế thì Ngài quá sức khéo léo trong sự cố sức dứt bỏ đau khổ đó!”
“Thưa Đức Vua, phải chăng đã có nhiều vị vua thù nghịch nổi lên chống đối ngài?”
“Bạch Ngài, đã có như vậy.”
“Phải chăng chỉ đến khi họ nổi lên chống đối rồi ngài mới chuẩn bị trận mạc?”
“Chẳng phải như vậy chút nào. Tất cả công việc chuẩn bị đều đã phải làm trước khi đó để ngăn chận những nguy hiểm trong tương lai.”
“Nhưng, thưa Đức Vua, phải chăng bây giờ thì chẳng có một điều gì như là hiểm nguy trong tương lai?”
“Bạch Đại Đức, không có.”
“Thế thì Đức Vua hết sức khéo léo trong trong sự cố sức dứt bỏ hiểm nguy đó!”
“Bạch Ngài Nāgasena, Ngài quả là tài tình trong việc đối đáp.”

4. “Khoảng cách bao xa thì lên đến cõi trời Brahmā?”
“Thưa Đức Vua, rất xa; một hòn đá rơi từ cõi trời Brahmā thì có thể mất hết 4 tháng mới đến trái đất mặc dầu rằng đá rơi nhanh 48 ngàn dặm hải lý mỗi ngày.”
“Vậy thì làm thế nào mà một vị sư có thể đi đến đó nhanh như vậy bằng sức lực siêu phàm của mình?”
“Thưa Đức Vua, ngài sinh ra ở đâu?”
“Có một hòn đảo tên là Alasanda, trẫm đã sinh ra ở đó.”
“Ở đó cách đây bao xa?”
“Vào khoảng 2 trăm dặm hải lý.”
“Ngài có nhớ công việc gì ngài đã làm ở đó?”
“Thưa có.”
“Cũng nhanh như vậy ngài đã đi 2 trăm dặm. Cũng giống như vậy vị sư có thể tức khắc đến được cõi Brahmā bằng sức siêu phàm của mình.”

5. “Nếu một người giả sử sẽ chết và sẽ tái sinh ở cõi Brahmā và cùng lúc một người khác giả sử sẽ chết và sẽ tái sinh ở Kashmir, thử hỏi người nào sẽ đến nơi trước?”
 “Từ quê của ngài đến đây cách bao xa?”
 “Hai trăm dặm hải lý.”
 “Kashmir thì cách bao xa?”
 “Mười hai dặm hải lý.”
 “Vậy thì nơi nào Đức Vua nhớ đến nhanh hơn?”
 “Bạch Đại Đức, cả hai nơi đều giống nhau.”
 “Cũng giống như vậy, những người chết cùng một lúc sẽ tái sinh cùng một lúc.”

6. “ Có bao nhiêu yếu tố giác ngộ?”
“Thưa Đức Vua, có bảy.” 
“Có mấy yếu tố làm một nguời thức tĩnh thấy được chân lý?”
“Có một, đó là sự tìm hiểu chân lý, bởi vì chẳng có gì đuợc hiểu biết nếu không có sự tìm hiểu.”
“Vậy thì tại sao lại nói có bảy?”
“Cây kiếm đang ở trong bao kiếm của ngài có thể chặt được cái gì không nếu không được cầm lên trong tay?”
“Bạch Đại đức, không.”
“Cũng giống như vậy, thưa ngài, nếu không có những yếu tố giác ngộ khác thì riêng sự tìm hiểu chân lý không thể thức tĩnh ta để thấy được chân lý.” (*V7.6)

7. “Giữa công đứctội lỗi thì thứ nào khá hơn?”


“Thưa Đức Vua, công đức. Người làm điều tội lỗi cảm thấy ăn nănnhận biết lỗi lầm của mình, vì vậy tội lỗi không gia tăng. Còn người tạo công đức thì không ăn năn; vui mừng khởi sinh và nhờ vui vẻ người đó cảm thấy dễ chịu, nhờ được thoải mái như vậy nên cảm thấy bằng lòng an nhiên, và nhờ được bằng lòng an nhiên nên tâm cảm thấy dễ định tĩnh, nhờ được định tĩnh, người đó sẽ thấy được thực tại, thấy được sự vật đúng như là chính nó. Với cách này, công đức gia tăng. Vì vậy công đức quả khá hơn nhiều. Tội lỗi tương đối là không đáng gì.”

8. “Giữa hành động bất thiệný thức và hành động bất thiện không có ý thức thì hành động nào tội lỗi trầm trọng hơn?”
“Thưa Đức Vua, hành động bất thiện vô ý thức thì trầm trọng hơn.”
“Vậy thì ta nên trừng phạt gấp đôi những hành động bất thiện vô ý thức.” (*V7.8)
“Xin hỏi Đức Vua, một người không biết hòn sắt cháy đỏ là nóng và cầm hòn sắt đó thì bị phỏng nặng hơn là người đó biết sắt đỏ là nóng bỏng, phải không?”
“Nếu không biết thì sẽ bị phỏng nặng hơn.”
“Vậy thì, thưa Đức Vua, cũng giống hệt như thế với nguời hành động bất thiện mà không biết mình làm điều bất thiện, người này có tội lỗi trầm trọng hơn.”

9. “Phải chăng có người nào bằng thân xác có thể đến được cõi trời Brahmā?”
“Thưa Đức Vua, có. Cũng dễ như Đức Vua có thể nhảy một khoảng ngắn bằng cách định trong tâm mình, “ta sẽ nhảy đến đó”, thì cũng như thế một người đã đắc các tầng thiền định (jhāna) có thể đi đến cõi trời Brahmā.

_____________________________________________________________________
*V7.6: Sự tìm hiểu chân lý hay Trạch Pháp là một trong 7 chi của Thất Giác Chi.
*V7.8: Quan điểm này mới nghe qua thì thấy như ngược lại với quan điểmluật lệ ở đời thường (một hành động ác có chủ tâm - ‘pre-meditated action’ - thì bị xử án nặng hơn là hành động không có chủ tâm, nhưng đây chỉ là tục đế). Tuy nhiên có chủ tâm (ví dụ như có sự sắp xếp trước khi hành động) không có nghĩa là có sự sáng suốt, vẫn không biết hành động là bất thiện, không thấy hậu quả trầm trọng của nó, không biết là không nên làm, nghĩa là vẫn vô ý thức, ở trong vô minh. Hành động bất thiện thường là do nguồn gốc từ vô minh, do sự thúc đẩy của sân hận hoặc tham ái cũng có nguồn gốc là vô minh. Người làm điều bất thiện mà không biết đó là bất thiện thì không biết ăn năn, sám hối, không biết cải thiện để có hy vọng chuyển nghiệp; vì thế người này tội lỗi trầm trọng hơn là người biết hành động là bất thiện.
_____________________________________________________________________ 
10. “Có chăng những bộ xương dài 100 hải lý?”
“Vâng, có những con cá trong đại dương thân dài 500 hải lý (khoảng 3.500 dặm) và có xương dài như vậy.”

11. “Phải chăng có thể đè nén được hơi thở?”
“Có thể chứ. Ta có thể làm ngưng tiếng ngáy của một người mà tâm chưa được phát triễn bằng cách bẽ nghiêng thân thể người đó; cũng như thế một người tâm đã phát triễn có thể đè nén hơi thở của mình.”

12. “Tại sao biển được gọi tên như vậy?”
“Vì đó là một hòa hợp đồng nhất giữa muối và nước.” ( Chữ biển Samudda là do hai chữ Sama : cân bằng, đồng đều và Udda : nước.)

13. “Tại sao nước biển tất cả đều cùng có một vị?”
“Bởi vì biển đã có từ lâu lắm.” ( *E7.13) 

14. “Phải chăng ta có thể phân tích được đến cả vật vi tế nhất?”
“Thưa Đức Vua, đúng vậy. Trí tuệ có thể mổ xẻ mỗi vật vi tế.”
“Mỗi vật vi tế là có nghĩa gì?”
“Pháp là mỗi vật vi tế (*E7.14). Tuy nhiên, không phải mọi pháp đều là vi tế, một số pháp là thô sơ. Vi tế và thô sơ chỉ là những quan niệm. Cái gì mà phân chia được thì trí tuệ phân tích được. Chẳng có cái gì khác mà có thể phân tích được trí tuệ.’

15. ‘‘ Bạch Ngài Nāgasena, ba tiếng ý thức (viññāna), trí tuệ (paññā) và linh hồn (bhūtasmim, jīvo) có khác nhau về ý nghĩa cốt tủy không hay chỉ khác nhau trên tên gọi mà thôi ?’’ 
‘‘ Thưa Đức Vua, hiểu biếtđặc điểm của ý thức, phân biệtđặc điểm của trí tuệ. Linh hồn thì không được tìm thấy đâu cả.’’

16. Đại Đức Nāgasena nói : ‘‘ Đức Phật đã làm một điều khó khăn ; đó là phân biệt mọi trạng thái tâm tùy thuộc vào một giác quan, chỉ rõ thế nào là xúc, thế nào là thọ, là tưởng, là tác ý và thế nào là tâm (citta).’’
‘‘Xin Ngài cho một ví dụ.’’
‘‘ Nếu giả sử có một người vúc một ngụm nước từ đại dương và khi nếm có thể nói ‘Nước này từ sông Ganges, nước này từ sông Junna, Gandak, Mahi’ thì điều đó còn dễ hơn phân biệt được những trạng thái tâm đi kèm với một giác quan.’’

17. Vì đã đến nửa đêm, Nhà Vua dâng cúng lễ vật lên Ngài Nāgasena và nói : ‘‘Như một sư tử bị giam trong cũi vàng chỉ mong mõi được tự do, ta cũng mong sống đời của một vị sư, nhưng có lẽ ta sẽ không sống lâu, nhiều thứ là kẻ thù của ta.’’
_____________________________________________________________________
*E 7.13 : Cũng giống như biển chỉ có một vị là vị mặn của muối, Phật Pháp có một vị, đó là vị giải thoát (khỏi khổ đau).
*E 7.14 : pháp ở đây có nghĩa là hiện tượng hay trạng thái ; pháp có nhiều nghĩa khác, như luật thiên nhiên, sự thực, giáo pháp.
_____________________________________________________________________

Rồi sau khi Ngài Nāgasena giải quyết các câu hỏi do vua Milinda đặt ra, Ngài rời ghế ngồi và trở về chòi của Ngài. Chẳng bao lâu sau khi Ngài Nāgasena đi rồi, vua Milinda suy gẫm lại các câu hỏi và câu trả lời rồi kết luận : ‘ Ta đã hỏi một cách đúng đắng và Ngài Nāgasena đã trả lời hoàn mãn ’. Và tại ngôi chòi của Ngài, Ngài Nāgasena cũng suy gẫmkết luận tương tự

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/05/2019(Xem: 9911)
06/05/2012(Xem: 112831)
06/12/2014(Xem: 15138)
05/10/2014(Xem: 11884)
22/09/2010(Xem: 127256)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.