Thư Viện Hoa Sen

- Lời Giới Thiệu (Trong Cuốn Liễu Sanh Thoát Tử)

27/02/201112:00 SA(Xem: 31891)
- Lời Giới Thiệu (Trong Cuốn Liễu Sanh Thoát Tử)


TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP

Hoà Thượng Thích Trí Thủ


LỜI GIỚI THIỆU

(Trong cuốn Liễu sanh thoát tử)

Trước đây cách hai ngàn năm trăm mười hai năm, đức Phật đã từng dạy với các đệ tử rằng: "Trong một bát nước có đến tám muôn bốn ngàn vi trùng". Thời ấy nếu ai nghe qua chắc không khỏi mỉm cười mà cho là hoang đường hay vô lý, rồi đem lòng ngờ vực không tin. Nhưng mặc dầu ai không tin mà sự thật bao giờ cũng là sự thật, không phải vì không tin mà kém mất phần giá trị của nó.

Tập sách Liễu sanh thoát tử, hay Cứu độ trung ấm thân này chính do thời Liêu dịch. Nguyên Cư sĩ đã dày công sưu tầm trong các kinh điểnbiên soạn ra. Thầy Thích Quang Phú giáo sư Phật học đường Báo Quốc, sau khi dịch xong, đã đưa cho xem. Tôi nhận thấy trong đó có nhiều điểm rất hay đối với nhân tâm thế đạo. Không những thế, nó cũng có thể giúp ích một phần nào cho những ai đang nghiên cứu về phần Linh học.

Tôi thiết tưởng hàng Phật tử xuất gia nên coi vào đấy mà lo trau dồi đức hạnh, đào luyện thân tâm, hầu cứu vớt sanh linh thoát vòng đau khổ, để thực hành công việc lợi tha trong muôn một. Hàng Phật tử tại gia cũng nên xem vào đấy mà thực hành cứu độ cho thân linh trong giờ phút cuối cùng "ngàn thu nhất biệt". Hầu mong tỏ lòng hiếu thảo chơn chánh và cải bỏ những tục lệ phiền phức sai lầm trong khi tang lễ, hòng gây một phong tục chánh tín Phật pháp ở tương lai. Như thế hẳn là một tập sách đáng đem truyền dạy đó.

Còn nói về Trung ấm thân, thì theo như lời Phật dạy: Chỉ có người nào đã chứng được Đạo nhãn mới xem thấy, Ngoài ra, những kẻ phàm phu chưa chứng thánh trí thì không thể nào trông thấy được. Thế thì nó hoang đường mê tín hay không sẽ có thời gian trả lời. Cũng như ngày nay không cần phải giải thích, nhưng với sự thật, mọi người đều thấy trong nước có vô số vi trùng.

Với thời nay, tôi mong rằng hàng Phật tử tại gia cũng như xuất gia, ai nấy đều nên y theo trong đó mà làm thì kẻ đã chết cũng như người còn sống sẽ hưởng được nhiều phần lợi ích. Thật ra, đạo Phật không chỉ chú trọng lúc sắp chết, mà khi đang sống phải cần được an vui. Cho nên, ngoài những phương pháp hành trì khi đang sống, đức Phật còn chỉ cho ta những việc cần thực hiện khi sắp chết hoặc đã chết. Vậy thì chúng ta không có quyền nói đạo Phật chỉ chú trọng cái chết mà bỏ quên sự sống. 

Bởi lẽ ấy, tôi xin kính lời giới thiệu cùng toàn thể Phật tử.

 

PL.2512, Báo Quốc ngày 10 tháng Chạp năm Kỷ sửu

Giám đốc Phật học đường Báo Quốc

THÍCH TRÍ THỦ.

Tạo bài viết
12/02/2016(Xem: 10696)
19/05/2022(Xem: 8239)
17/08/2012(Xem: 45534)
15/05/2016(Xem: 26177)
18/01/2018(Xem: 29260)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: