- Mục Lục
- Lời Người Dịch
- Lời Nói Đầu
- Phần Thứ Nhất - Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1a- Những Suy Nghĩ Về Xã Hội Hiện Tại Và Tương Lai Cuả Thế Giới
- Phần Thứ Nhất- Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1b- Những Vấn Đề Nêu Ra Và Những Câu Trả Lời
- Phần Thứ Nhất - Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1c - Khát Vọng Hòa Bình
- Phần Thứ Nhất - Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1d- Cây Hòa Bình - Nhân Loại Và Thiên Nhiên
- Phần Thứ Nhất - Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1e- Phụng Sự Nhân Loại
- Phần Thứ Hai - Tâm Linh Và Chính Trị - 2a- Từ Bi
- Phần Thứ Hai - Tâm Linh Và Chính Trị - 2b- Đạo Đức Và Xã Hội
- Phần Thứ Hai - Tâm Linh Và Chính Trị - 2c- Nhân Quyền Và Bất Bạo Động
- Phần Thứ Hai - Tâm Linh Và Chính Trị - 2d- Nghĩa Vụ Của Tôn Giáo
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3a- Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Theo
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3a- Tây Tạng Giữa Hai Giòng Nước: Kháng Chiến Và Bất Bạo Động Đang Và Sẽ Mãi Mãi Là Người Tây Tạng
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3b- Về Tương Lai Của Một Đất Nước Tây Tạng Tự Do Cuộc Đấu Tranh Cho Tự Do
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3c- Cộng Đồng Thế Giới
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3d- Nhân Quyền - Cuộc Gặp Gỡ Với Hội Ân Xá Quốc Tế
- Phần Thứ Ba - Bất Bạo Động: Một Tấm Gương Để Noi Theo - 3e- Ngôn Đế: Lời Cầu Nguyện Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14
- Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4a- Lời Nói Đi Đôi Với Việc Làm
- Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4b- Một Cảm Quan Chung Cho Các Tôn Giáo Khác Biệt
- Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4b -Tôn Giáo Vì Hạnh Phúc Con Người
- Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4c- Một Ý Thức Trách Nhiệm Phổ Quát - Nhân Cuộc Thăm Viếng Lộ Đức
- Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4d- Sự Giải Phóng Con Người
- Phần Thứ Năm - Duyên Khởi Và Tánh Không - 5a- Duyên Khởi: Khoa Học, Tánh Và Thức
- Phần Thứ Năm - Duyên Khởi Và Tánh Không - 5b- Sắc Tướng Và Thức Tướng
- Phần Thứ Năm - Duyên Khởi Và Tánh Không - 5c- Thực Tại Và Ảo Ảnh
VƯỢT KHỎI GIÁO ĐIỀU (BEYOND DOGMA)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
Việt Dịch: Tâm Hà Lê Công Đa
CHO CÁC TÔN GIÁO KHÁC BIỆT
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THĂM VIẾNG
TU VIỆN DÒNG KÍN GRANDE CHARTREUSE
Khi bạn mô tả cuộc thăm viếng tu viện dòng kín Grande Chartreuse của tôi trên báo chí, tôi hy vọng là bạn sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng mà tôi luôn hết lòng gắn bó, đó là việc xây dựng và bảo tồn tinh thần hoà đồng giữa các tôn giáo. Tôi vẫn luôn tin tưởng rằng những truyền thống tâm linh lớn nhất đều chia xẻ một thông điệp chung về lòng thương yêu, từ bi và tha thứ. Chúng cũng có tiềm năng phục vụ nhân loại và góp phần vào việc tiết giảm bầu khí căng thẳng và xung đột giữa con người. Tôi tin tưởng rằng từ những mẫu số chung này người ta có thể tạo nên một chỗ dựa vững chắc để qua đó xây dựng mối cảm thông hoà điệu giữa các tôn giáo và hệ thống hoá một thông điệp chung: thực hành tín ngưỡng trong mục tiêu làm gia tăng ưu điểm cá nhân góp phần vào việc chuyển hóa và cải thiện đời sống con người.
Trong suốt bao nhiêu năm, mỗi lần có dịp gặp gỡ các hành giả đang tu tập -tôi muốn nhấn mạnh đến chữ này- tôi cảm nhận rằng, do công hạnh tu tập cùng với tầm hiểu biết sâu rộng về những giá trị lớn lao của tôn giáo mà họ đang tu học, họ rất dễ dàng thông hiểu những giá trị của các tôn giáo khác; và do đó họ cũng có khả năng tự nhiên trong việc tạo nên mối cảm thông và hòa điệu. Giống như tôi, chắc hẵn bạn cũng đã biết rằng trong quá khứ đã có biết bao nhiêu tấn thảm kịch xảy ra trên trái đất này nhân danh tôn giáo, và kể cả ngay trong thời đại bây giờ như những gì đã xảy ra tại Châu Phi, Bosnia.
Cho dù đã có những sự kiện bi thảm như thế, tôi nghĩ rằng tinh thần hợp tác tôn giáo đang ngày một cải thiện. Sống theo tôn giáo mà mình chọn lựa cũng chẳng khác gì khả năng chúng ta có thể ăn được trong khi đói, đó là một quyền căn bản của con người mà tôi luôn lên tiếng biện hộ. Chúng ta ăn uống những thực phẩm bổ dưỡng để mang lại sức khỏe cho cơ thể, thế nên thực phẩm càng đa dạng chừng nào thì càng tốt chừng nấy! Điều này cũng được áp dụng cho tôn giáo, tức là thức ăn tinh thần của con người.
Do căn cơ trí tuệ và tâm tính của mỗi cá nhân, người ta có thể lựa chọn cho mình một tôn giáo thích ứng. Mỗi tôn giáo đều có những tinh túy, phẩm chất riêng biệt, và tiềm lực vô song của nó, và đây là điều thật tuyệt diệu. Thế nên trên một quan điểm phóng khoáng, tất cả mọi tôn giáo đều có những điểm chung, và trên căn bản này chúng ta có thể ngồi lại làm việc với nhau.
Khi nghe đồn rằng trong vùng này có những vị tu sĩ và nữ tu sống biệt lập trong tu viện, những người đã cống hiến trọn vẹn đời mình cho niềm tin tôn giáo, tôi rất ao ước được gặp gỡ họ. Ngay từ khi mới đặt chân vào mảnh sân của tu viện, tôi đã bị choáng ngợp bởi bầu không khí tỉnh lặng và cảnh trí tươi đẹp của nơi này, tất cả như toát ra những luồng sóng an bình và tâm linh mạnh mẽ. Lúc này ở đây cũng khá lạnh!
Tôi đã chia xẻ những suy nghĩ của tôi cùng với những vị tu sĩ mà tôi gặp gỡ, đặc biệt liên hệ đến những điểm tương đồng giữa kinh nghiệm tâm linh và đời sống suy niệm của từng truyền thống. Trong khi trao đổi với vị tu viện trưởng, tôi đã khám phá ra rằng chương trình cầu nguyện chặt chẽ hàng ngày của những vị tu sĩ này, những người chấp nhận đời sống khổ hạnh, có nhiều điểm rất tương đồng với sự tu tập của các tăng sĩ và nữ tu Phật giáo.
Điều đáng ngạc nhiên là những điểm tương đồng này đã hiện hữu và đã không bắt nguồn từ những trao đổi lẽ ra đã có từ lâu. Chúng ta đã bị cách chia hơn một thiên niên kỷ, thế nhưng hình như vẫn có những ảnh hưởng siêu nhiên, hay nói một cách khác, một cảm quan chung đã được chia xẻ giữa hai truyền thống. Tất cả đã cho tôi cảm giác rằng mình đã nhận được một kinh nghiệm rất kỳ diệu, rất phi thường và điều này đã tạo nên một tác động mạnh mẽ trong tâm trí tôi.