Thư Viện Hoa Sen

Đừng đổ thừa tất cả cho nghiệp

25/07/20183:53 SA(Xem: 17405)
Đừng đổ thừa tất cả cho nghiệp

ĐỪNG ĐỔ THỪA TẤT CẢ CHO NGHIỆP

Thích Tánh Tuệ

 

cngNgười học Phật khi gặp nghịch cảnh thường lý giải rằng: do nghiệp ác trong quá khứ trổ quả nên giờ phải chịu quả báo. Lý giải này rất đúng theo những gì đức Phật đã nói, tuy nhiên nếu lạm dụng cách nhìn nhận này thì chúng ta sẽ không thể làm chủ được cuộc đời mình.

Người thành công là người nhận hết mọi trách nhiệm về bản thân, không đi đổ lỗi cho hoàn cảnh. Việc đổ lỗi cho nghiệp mà không chịu nhìn chính mình là một sai lầm.

- Một gia đình với những đứa con hư hỏng bất hiếu, đừng đổ lỗi do nghiệp. Chính cách dạy con của cha mẹ khiến đứa con như vậy. Những con người hư hỏng, những tên tội phạm đa số xuất thân từ các gia đình không hạnh phúc, thiếu sự giáo dục của cha mẹ từ nhỏ.

- Có những người mãi không bao giờ giàu, đừng đổ lỗi do nghiệp. Muốn hết nghèo việc làm phước bố thí không chưa đủ, mà phải phấn đấu nổ lực vươn lên trong sự nghiệp nữa. Nếu chỉ hi vọng những điều này sẽ tạo ra thiện nghiệp giúp thay đổi số phận thì chả khác gì giao phó tương lai của mình cho một sức mạnh vô hình nào đó. Trong tư duy của người giàu và người nghèo rất khác nhau, muốn giàu thì phải có kiến thức kinh tế, phải học cách tư duy như một người thành đạt.

- Sinh ra không lành lặn, đó là một bất hạnh, tuy nhiên làm gì với nỗi bất hạnh đó mới là quan trọng. Có những người mãi chấp nhận sự thua thiệt đó và đổ tại nghiệp, nhưng cũng có người vươn lên làm chủ số phận của mình...

Nếu như người bình thường đổ thừa tại số phận thì nhiều người Phật tử lại đổ thừa do nghiệp. Chính sự đổ thừa này tước đi quyền làm chủ của mỗi người và khiến cho nhiều người nhìn vào Phật giáo như một tôn giáo mê tín, tin vào sự an bài của một khái niệm thần thánh nào đó. Chỉ khi thôi đổ thừa và tự nhận hết trách nhiệm về bản thân mình, khi đó chúng ta mới tự quyết định được cuộc đời của mình.

Bạn có quyền nhìn nhận mọi vấn đề theo nghiệp, nhưng đừng lấy nghiệp ra để bao che cho sự yếu kém của bản thân.

Namo Buddhaya

 

Biết Ngày Nao..

 

con thuyen khong benKhông ai biết được đường về
Nếu chưa từng nếm não nề khổ đau
Không ai thấy được Đạo mầu
Nếu chưa trải nghiệm khổ sầu, đắng cay
Nào ai hiểu kiếp mộng say
Nếu chưa chạm trán một giây vô thường!!

Chưa vào bịnh viện sao lường
Phút kề sinh tử chiếc giường bao nhiêu?
Mấy ai thấu rõ tình yêu
Dấu sau nồng ấm lắm điều khổ tâm...
Tình, tiền, danh, lợi.. nghìn năm
Kiến bò miệng chén, kiếp tằm trói trăn..
- Ai chưa xuyên suốt hồng trần
Thì thôi.. cứ tiếp đánh vần mộng mơ..
Khi con sóng dập bơ phờ..
''Hoát nhiên đại ngộ'', bên bờ khổ, vui..
Đời là trường học người ơi!
Phúc cho ai tỉnh mà bơi ngược dòng..

 

Như Nhiên - Thích  Tánh Tuệ

Thư Viện Hoa Sen

Tạo bài viết
18/10/2010(Xem: 41647)
18/10/2010(Xem: 45173)
18/10/2010(Xem: 41606)
05/07/2019(Xem: 9572)
25/05/2011(Xem: 21507)
19/07/2020(Xem: 6178)
03/08/2010(Xem: 38064)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.