Luôn nhớ tất cả pháp hữu vi đều vô thường

20/08/20182:16 CH(Xem: 12400)
Luôn nhớ tất cả pháp hữu vi đều vô thường
LUÔN NHỚ TẤT CẢ PHÁP HỮU VI ĐỀU VÔ THƯỜNG
Thích Thông Phương

vothuong_0Phật dạy tất cả pháp hữu vi đều là vô thường sanh diệt không bền vững, như vậy thìthế gian cái gì có tạo tác có biến đổi đều là vô thường không bền chắc. Chúng ta cần nắm vững chân lý này để khi tu có nhiều điều cởi mở lớn lao đến với mình.

Như tâm tạo tội của chúng tavô thường không? Phật dạy tất cả pháp hữu vi đều vô thường thì cái tâm tạo tội của mình đó có ra ngoài vô thường không? Cái tâm tạo tội này cũng là pháp hữu vi thì cũng vô thường không cố định, cho nên chúng ta có đủ niềm tin để tu hành chuyển hóa nó.

 

Đó là lẽ thật, cũng là một đặc ân lớn cho những người tội lỗi mê lầm như chúng ta. Tức chúng ta không phải hết hy vọng, vì cái tâm tội lỗi cũng là vô thường, thì tội lỗi cũng là vô thường rồi những nghiệp chướng cũng là vô thường.

câu chuyện về một anh nông dân hay nóng nảy cọc cằn. Anh đến thưa với Thiền sư Bàn Khuê là anh được sanh ra với một tính khí cộc cằn nóng nảy, không thể điều khiển kiềm chế được. Anh xin Thiền sư có cách gì giúp anh trị nó được không?

Thiền sư Bàn Khuê bảo: “Anh được sinh ra với một việc thú vị như vậy, thì ngay bây giờ anh có nóng nảy hay không? Nếu có thì anh hãy đem ra đây cho tôi xem thì tôi sẽ chữa cho.” Anh thưa: “Bạch thầy ngay lúc này thì không có, nhưng khi bất chợt gặp chuyện thì nó nhảy ra mới có.” Tức là ngay bây giờ nó không có thì làm sao đem ra được, nhưng khi đụng chuyện thì nó mới nhảy ra. Thiền sư Bàn Khuê nói: “Như vậy thì sự nóng nảy của anh không phải là cái bẩm sinh, nó không phải là cái sẵn có”. Bởi nếu nó là cái bẩm sinh tức là tánh của anh thì nó sẵn trong anh, mà sẵn có thì lúc nào cũng có thể đem ra được. Còn cái này không phải là cái sẵn có, chỉ khi nào đụng chuyện mới có, tức là gặp duyên mới có thì không phải là cái sẵn có. Vậy tức là nó không thật. Nó không thật thì anh có cách chữa rồi.

Tức là nó không có thực thểrõ ràng không phải là tánh của anh, mà nó theo duyên gặp duyên mới có, khi không có duyên thì không. Như vậy, không thể cho cái nóng nảy đó là cái sẵn có nơi anh mà cái nóng nảy cũng có thể chuyển hóa, vậy là chúng ta biết cách để chuyển đổi nó và có niềm tin để tu tiến.

Có nhiều vị lầm nói tánh tôi nóng, quý vị đừng có đụng tới tôi, đó là cái chấp sai lầm. Nhớ kỹ, cái nóng không phải là tánh vì nếu là tánh thì có thể đem ra bất cứ lúc nào. Thí dụ như trong nhà quý vị có vàng sẵn thì bảo đem ra lúc nào cũng được, chỉ khi đụng chuyện thì nó mới sanh nên nó đâu phải là tánh sẵn có. Nó là pháp nhân duyên sanh nên nó đâu phải là tánh sẵn có. Nó là pháp nhân duyên sanh, là thuộc vô thường. Là vô thường thì nó có thể chuyển đổi. Như vậy, bản chất của cái nóng nảyvô thường, là hoại diệt, không nên chấp vào nó thì đó là con đường tu tiến của chúng ta.

Như chuyện ông Tô Đông Pha một nhà nho mà học thiền, cũng hiểu được đạo lý kha khá. Ông thường qua lại với Thiền sư Phật Ấn để bàn luận đạo lý.

Hôm đó không biết ông ngồi thiềncảm hứng trong lòng thế nào mà vui vẻ làm bài kệ:

Khể thủ thiên trung thiên 
Hào quang chiếu đại thiên 
Bát phong xuy bất động 
Đoan tọa tử kim liên.
Dịch:
Cúi đầu lễ Thế Tôn 
Hào quang chiếu ba ngàn 
Tám gió thổi chẳng động 
Ngồi thẳng trên đài sen.

Xong, ông mới sai người nhà qua sông đem trình với Ngài Phật Ấn. Nhà ông ở cách chùa Kim Sơn nơi Ngài Phật Ấn ở một con sông. Ngài Phật Ấn xem xong liền phê vào bên cạnh bài thơ đó hai chữ “Phát địt”, nói theo tiếng miền Bắc là “Đánh rắm”. Rồi bảo đem về đưa cho ông.

Khi được hồi âm, ông hớn hở mở ra xem, nhìn thấy hai chữ “phát địt” thì nổi giận, nghĩ: “Đáng lẽ phải khen ngợi chớ tại sao mà chê quá vậy!” Ông mới vội vã sai người nhà sửa soạn thuyền để qua sông gặp Ngài Phật Ấn hỏi cho ra lẽ, tại sao khinh thường ông như vậy.

Ngài Phật Ấn đoán biết nên đứng ở trên bờ sông chờ. Thuyền vừa cập bến, ông lên bờ vẻ mặt hầm hầm, hỏi Ngài Phật Ấn: “Tôi với thầy lâu nay là bạn thân, nay khi tu tập tôi có cảm hứng làm thơ trình thầy sao thầy chê tôi quá vậy?” Ngài Phật Ấn hỏi: “Chê cái gì?” Ông mới đưa tờ giấy ra, nói: “Thầy phê bài thơ tôi như vầy”.

Ngài Phật Ấn cười ha hả nói: “À! Thì ra là Tô Đông Pha tám gió thổi không động nhưng chỉ một ‘phát địt’ liền thổi từ bên kia sông qua tới bên đây sông!”

Nghe xong, ông tỉnh ngộ, hổ thẹn mới xin tạ lỗi. Ngay đó, ông hết giận, sám hối với Ngài Phật Ấn.

Qua câu chuyện, quý vị nhận định thế nào? Mới giận đó nhưng khi nghe Ngài Phật Ấn cảnh tỉnh liềm xìu xuống hết giận. Để thấy rằng cái giận nó không có thật thể, nếu nó là cái thật thì nó còn hoài, thì chắc là giận suốt đời, theo mình suốt đời.

Hiểu rồi thì chúng ta không nên cố chấp vào nó, và chính đó là ánh sáng giáo pháp soi sáng cho chúng sanh để chúng ta thấy được những lẽ thật. Đó là cái giận thôi, còn những buồn phiền v.v…, chúng ta cũng quán kỹ như vậy thì sẽ bớt chấp và chúng ta sẽ có con đường để chuyển hóa tiến lên.

Cho nên, ai mà nói rằng tánh tôi xấu không có hy vọngchuyển đổi được là tự lầm, biện hộ cho cái xấu của mình. Trái lại, đều có thể chuyển đổi, nếu có quyết tâm. Từ tâm mê lầm chúng ta tạo ra cái xấu thì bây giờ cũng từ tâm tỉnh giác chúng ta chuyển hóa để vươn lên.

Phật dạy tất cả pháp hữu vi đều là pháp vô thường sanh diệt, thì bản chất của nó là hoại diệt. Cho nên, bản chất những thói xấu, những tội lỗi của chúng ta cũng là hoại diệt, có thể tu để chuyển hóa. Đó là con đường vượt ra khỏi lưới.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2012(Xem: 22922)
10/02/2014(Xem: 24996)
16/09/2014(Xem: 18763)
01/08/2011(Xem: 28736)
12/07/2011(Xem: 35763)
17/11/2013(Xem: 45463)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.