Trung Đạo - Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài 6

08/12/201212:00 SA(Xem: 10492)
Trung Đạo - Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài 6

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TRUNG ĐẠO
Bài 6 - Mặt trời chiếu sáng ba phương diện chánh tín
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Trích từ: Prologue, Appendix 1, Appendix 2 -- The Dalai Lama.
The Middle Way. Faith grounded in Reason. Wisdom 2009. (Trung Đạo. Chánh Tín căn cứ trong Suy Lí)

dalialama-010231235Nội dung
1. Lời mở đầu bài giảng Trung Đạo
2. Tsongkhapa. Ba phương diện chính yếu của đạo lộ (14 tụng)
3. Mặt trời chiếu sáng ba phương diện chánh tín (25 tụng)

1. Lời mở đầu bài giảng Trung Đạo

Năng lực của Đại Bi

Cách đây nhiều thế kỉ, nhân loại đã nhận định được sự quan trọng trong sự điều khiển và sử dụng tri thức. Từ đó tiến triển cách thức lập nên chữ viết, cuối cùng đưa đến giáo dục chính quy. Ngày nay, nói rằng giáo dục là quan trọng chủ yếu thì phát biểu đó hiển nhiên là đúng, nhưng bản thân chúng ta cần quan tâm đến mục đích rộng lớn hơn của giáo dục. Nói cho cùng, nếu tích lũy tri thức không dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc hơn, thì có gì là tốt đâu?

Tất cả chúng ta đều tình cờ gặp những người thụ hưởng một nền giáo dục tuyệt vời nhưng không thấy họ rất hạnh phúc. Giáo dục có thể đem cho họ năng lực tư duy phê phán nhiều hơn và những mong cầu lớn lao hơn, nhưng họ đã gặp nhiều khó khăn khi hiện thực hoá tất cả những mong cầu này, dẫn đến lo ngại và thất vọng. Rõ ràngmột mình giáo dục không thể bảo đảm một đời sống hạnh phúc hơn. Tôi nghĩ giáo dục giống như một công cụ, bạn có thể sử dụng nó cho các mục đích hoặc xây dựng hoặc phá hoại.

Bạn có thể nghĩ rằng mục tiêu của giáo dục chỉ thuần là để nâng cao khả năng của bạn để làm gia tăng sự giàu sang, các sở hữu, hoặc quyền lực. Nhưng cũng như chỉ thuần tri thức trong tự nó và của tự nó thì không đủ để làm cho chúng ta hạnh phúc, các sự vật vật chất hoặc quyền lực đứng riêng chúng cũng không thể vượt trên lo ngại và thất vọng. Chắc hẳn phải có một yếu tố khác nào đó trong tâm trí của chúng ta tạo nên nền tảng cho một đời sống hạnh phúc, một cái gì đó nó tạo cơ hội, phương tiện cho chúng ta giải quyết những khó khăn của đời sống một cách hiệu quả.

Tôi luôn luôn miêu tả bản thân tôi là một nhà sư Phật giáo giản dị, và giáo dục chính quy của bản thân tôi thì không sâu rộng. Tôi nhận biết vài điều về triết lí và các văn bản Phật giáo, nhưng tôi đã là một học sinh khá lười biếng trong thời kì những năm mới bắt đầu học hành, thế nên kiến thức của tôi ngay trong lãnh vực đó thì cũng có giới hạn. Cộng thêm vào đó, tôi đã gần như không biết gì cả về các lãnh vực như toán học, lịch sử thế giới hoặc địa lí. Cộng thêm nữa, khi tôi còn trẻ, tôi có một cuộc sống thoải mái. Các vị Đạt Lai Lạt Ma đều đã không phải là các nhà triệu phú, nhưng tuy thế đời sống của tôi thì vẫn thoải mái. Thế nên khi người Trung Quốc xâm lăng nước tôi và tôi đã phải chạy trốn bỏ lại quê hương xứ sở, tôi đã chỉ có một kiến thức hạn chế về giáo pháp của Phật giáo, và tôi đã có chút ít kinh nghiệm về giải quyết các vấn đề. Một gánh nặngtrách nhiệm lớn lao bất thình lình bó buộc tôi phải nhận lãnh và giải quyết (A great burden and responsibility was thrust upon me suddenly), và những gì tôi đã được huấn luyện được đem vào trắc nghiệm. Trong suốt những năm này, người bạn có thể tín nhiệm nhất của tôi đã là phẩm tính nội tâm của bản thân về đại bi.

Đại bi đem đến sức mạnh nội tâm, và đại bi cũng đem đến chân lí. Với chân lí, bạn chẳng có một cái chi để che giấu, và bạn không lệ thuộc vào các ý kiến của các người khác. Điều đó đem đến một sự tự tin, với nó bạn có thể giải quyết bất cứ vấn đề nào trong hy vọngquyết tâm. Căn cứ trên các kinh nghiệm của tôi, tôi có thể nói rằng khi đời sống trở nên khó khăn và bạn đang phải đối đầu với nhiều vấn đề, nếu bạn vẫn duy trì quyết tâm của bạn và tiếp tục cố gắng, lúc đó các trở ngại hoặc các vấn đề trở thành thực sự hữu ích, vì chúng làm mở rộng và làm sâu sắc kinh nghiệm của bạn. Do thế tôi nghĩ đại bi là một sự vật quý báu nhất.

Đại bi là gì? Đại bi thể hiện một cảm thọ về sự thân thiết với các người khác, một sự tôn trọng và cảm mến không căn cứ trên thái độ của các người khác đối với chúng ta. Chúng ta có khuynh hướng cảm mến đối với các người quan trọng tới chúng ta. Loại cảm thọ thân thiết đó không mở rộng tới các kẻ thù của chúng ta -- những kẻ nghĩ xấu ác về chúng ta. Đại bi thật (genuine compassion), thì khác hẳn, thấy rằng các kẻ khác, hoàn toàn giống như chúng ta, muốn có một đời sống hạnh phúcthành công và không muốn chịu đau khổ. Loại cảm thọquan tâm đó có thể mở rộng tới bạn bè và kẻ thù đều giống nhau, không căn cứ vào các cảm thọ của họ đối với chúng ta. Đó là đại bi thật.

Lòng yêu thương bình thường thì do thành kiếnpha lẫn lòng tham luyến. Giống như các cảm xúc phiền não khác, tham luyến không được căn cứ trên tính thật tại nhưng trên phóng chiếu tinh thần. Nó phóng đại tính thật tại. Trong tính thật tại có thể có vài điều tốt ở đó, nhưng tham luyến nhìn vào nó như là đẹp hoặc tốt một trăm phần trăm. Đại bi thì gần với tính thật tại nhiều hơn. Chúng ta thấy có một sự khác biệt lớn lao.

Câu hỏi lớn là chúng ta có thể hoặc không thể đào luyện đại bi như thế. Căn cứ trên kinh nghiệm của bản thân tôi, câu trả lời là có thể. Nó là điều khả thi bởi vì tất cả chúng ta đều sở hữu hạt giống đại bi là chính bản chất của hiện hữu làm người. Cũng giống thế, chính sự sống sót của chúng ta như là các hữu tình, đặc biệt trong những năm đầu tiên cuộc đời, thì tùy thuộc nặng nề vào lòng cảm mến và lòng đại bi của các người khác. Chúng ta đã sống sót cho tới nay chỉ bởi vì vào thời kì chúng ta bắt đầu cuộc đời, mẹ của chúng ta -- hoặc dĩ nhiên một ai khác -- đã chăm lo săn sóc. Nếu bà đã cẩu thả, hờ hững ngay cả chỉ một hoặc hai ngày, chúng ta có lẽ đã chết. Trong khi làm người, sử dụng trí tuệ của chúng ta, chúng ta có thể mở rộng cảm thức này về lòng quan tâm săn sóc trong suốt toàn thể cuộc đời của chúng ta.

Nhu cầu đào luyện một cách hệ thốngnâng cao năng lực tự nhiên này hiện nay thì khẩn cấp hơn bao giờ hết. Trong thời mới, do vì dân số, kĩ thuật, và nền kinh tế tân tiến, thế giới giờ đây được liên kết một cách sâu sắc. Tuy có các sự khác biệt chính trị, ý thức hệ và vài trường hợp do tôn giáo khác biệt, mọi người vòng quanh thế giới phải làm việc và sống chung với nhau. Đó là thật tại. Thế nên vai trò của đại bi trên phương diện quốc tế là tối yếu.

Mỗi ngày, truyền thông mang đến các tin tức về các hoạt động khủng bố và đổ máu. Những biến cố này không đến để rồi đi qua mà không có các nguyên nhân hoặc các duyên hội.Vài biến cố chúng ta đối diện hiện nay tôi nghĩ chúng có gốc rễ trong các hành động hờ hững cẩu thả ( negligent actions) trong thế kỉ thứ mười tám, mười chín và hai mươi. Và kém may mắn, có vài người chủ ý cố gắng tăng gia các thôi thúc trả thù của dân chúng để đạt thắng lợi chính trị. Cách thức tốt đẹp nhất để đối diện với bạo lực này là gì? Tôi sẽ biện luận rằng nó không phải là xuyên qua bạo lực và đổ máu. Các vấn đề được bắt rễ trong bạo lực không thể được giải quyết bằng bạo lực.

Tại sao vậy? Thứ nhất, bạo lực do bản chất của nó thì không thể tiên đoán được. Bạn có thể khởi sự với một mục tiêu nhất định bằng bạo lực “giới hạn”, nhưng sau đó nó vượt khỏi tầm kiểm soát. Thứ nhì, bạo lực làm tổn hại những người khác, thế nên bạo lực tạo nên sân hận nhiều hơn trong các tâm trí của những người khác. Điều đó kế tiếp tạo nên các hạt giống cho các vấn đề tương lai. Chiến tranh thì giống như một lối thoát được hợp pháp hoá để sử dụng bạo lực. Trong các thời cổ xưa, khi các quốc gia ít tùy thuộc lẫn nhau, sự phá hủy một kẻ thù có thể được giải nghĩa là chiến thắng cho quốc gia thắng. Nhưng ngày nay, do sự nối kết tương liên thâm sâu của tất cả các quốc gia, chiến tranh thì không hữu hiệu. Sự sụp đổ của kẻ thù của bạn chỉ đi đến chỗ cuối là hủy hoại chính bạn.

Thế nên, khi chúng ta duyên hội gặp gỡ xung đột (encounter conflict) hoặc cạnh tranh các quyền lợi, cách thức tốt nhất -- thực ra cách duy nhất hữu hiệu -- giải quyếtxuyên qua đối thoại. Bạn phải tôn trọng các quyền lợi của các người khác, các ước vọng của các người khác, và tạo các thỏa thuận tương nhượng (make compromises), bởi vì nếu bạn chẳng quan tâm/ hờ hững cẩu thả (neglect) các quyền lợi của các người khác, một cách tối hậu bạn bản thân sẽ đau khổ. Bạn cần phải biết quan tâm các quyền lợi của các người khác.

Tôi thường nói với các thính giả rằng thế kỉ thứ hai mươi đã là một thế kỉ của bạo lực, và xuyên qua kinh nghiệm đó giờ đây chúng ta biết rằng bạo lực không thể giải quyết các vấn đề. Cách duy nhất để giải quyết chúng là một nghị quyết thoả thuận chính thức trong hoà bình (peaceful resolution). Thế nên, thế kỉ thứ hai mươi mốt nên là thế kỉ của đối thoại. Để phục vụ điều đó, chúng ta cần sự cương quyết, kiên nhẫn, và một toàn cảnh khách quan rộng lớn hơn. Cũng lại ở đây, đại bi có một vai trò quan trọng. Trước nhất, như tôi đã nói trên, đại bi đem đến tự tin cho chúng ta. Đại bi mang đến chúng ta một sự công nhận sâu sắc các quyền của các người khác. Đại bi cũng cho chúng ta một tâm trí an bình (calm mind), và với một tâm trí an bình, chúng ta có thể thấy tính thật tại (reality) một cách rõ ràng hơn. Khi tâm trí chúng ta bị ngự trị bởi các phiền não, chúng ta không thể thấy tính thật tại, và chúng ta hình thành các quyết định khốn khổ (poor decisions). Đại bi cho chúng ta một tri kiến tương liên nhiều hơn (holistic view|| holism: is the belief that everything in nature is connected in some way|| formal words).

Tôi tôn trọng các nhà lãnh đạo chính trị của thế giới, nhưng đôi khi tôi nghĩ họ nên có nhiều đại bi hơn. Nếu dù chỉ có một trong các nhà lãnh đạo chính trị này đào luyện nhiều đại bi hơn, lúc đó hàng triệu người vô tội sẽ có cuộc sống an bình hơn. Cách đây nhiều năm, tại một buổi tiếp tân chính thứcẤn Độ, tôi đã gặp một chính trị gia thuộc bang East Bengal của Ấn Độ. Cuộc họp mặt gồm có một cuộc thảo luận về đạo đứctâm linh, và ông đã nói “Vì là một chính trị gia tôi không biết nhiều về các đề tài này”. Ông ta chắc là đã khiêm tốn, nhưng tôi phiền trách nhẹ nhàng ông. Tôi nói, các chính trị gia cần nhiều đạo đức hơn, nhiều tâm linh hơn. Nếu một hành giả tôn giáo trong một vùng xa xôi hẻo lánh làm một chuyện gì đó gây tổn hại, nó chắc là không ảnh hưởng nhiều đến toàn cầu. Nhưng khi các nhà lãnh đạo và các chính trị gia không chánh niệm (mindful) và biết xót thương, thật là rất nguy hiểm.

Tôi tin đại bi thì không là một vấn đề có tính tôn giáo. Vài người nghĩ đại bitha thứ là những lãnh vực của tôn giáo, và nếu những người có một cái nhìn tiêu cực về tôn giáo họ có thể cũng trở thành cũng tiêu cực về những điều này. Đó là một sai lầm. Chúng ta có hoặc không chấp thuận một tôn giáo thì tùy thuộc vào mỗi cá nhân, nhưng chừng nào nhân loại cư ngụ thế giới này, các giá trị sâu sắc này đều là trọng yếu và không được hờ hững cẩu thả không chăm sóc. Mọi người đang gắng sức cho giàu sang vật chất. Đó là một điều tốt, nhưng nếu trong suốt thời gian này chúng ta hờ hững cẩu thả không chăm sóc thế giới nội tâm của chúng ta hoặc các giá trị nội tâm, chúng ta sẽ không hạnh phúc. Chúng ta phải kết hợp sự tăng trưởng vật chất với sự tăng trưởng các giá trị nhân bản, nội tâm. Chúng ta cần tăng trưởng tôn trọng, từ bi, và một cảm thức về đại bi để có các cuộc sống hạnh phúc hơn, các gia đình hạnh phúc hơn, các cộng đồng hạnh phúc hơn, và cuối cùngmột thế giới hạnh phúc hơn. Chúng ta cần những phẩm chất nội tâm này. Đây nên là mục tiêu tối hậu của giáo dục ngày nay.

themiddleway-dalailama-coverVề quyển sách này

Tôi không tin rằng tôn giáo là điều cần có để tăng trưởng đạo đứclòng tốt. Tuy nhiên, các tôn giáo lớn của thế giới đã tăng trưởng qua thời gian nhiều phương cách giá trị để đào luyện những đức hạnh phổ quát như thế. Phật giáo thì không một mình trên lãnh vực này, nhưng tôi thì quen thuộc nhất với truyền thống này, và tôi cũng tin rằng truyền thống Phật giáo có các yếu tố độc đáo nổi bật, đặc biệt là các giáo pháp của Phật giáo về tính vô ngã, hoặc tính không, và về bản chất của tâm. Và do thế, mục đích của tôi trong quyển sách này là trao cho bạn một sự lí hội thông hiểu tốt về cấu trúc toàn diện của Phật giáo (overall framework of Buddhism).

Trước nhất tôi sẽ trình bày một giới thiệu tổng quát về Phật pháp. và để làm điều này tôi đã tuyển chọn ba chương trong “Các tụng căn bản về Trung Đạo” (Fundamental Stanzas on the Middle Way: Trung Luận), một tác phẩm triết học kinh điển Ấn Độ của ngài Long Thọ (hai mươi bảy chương). Khi tôi giải thích cấu trúc căn bản của con đường tu tập/ đạo lộ Phật giáo, tôi sẽ liên kết các lời giải thích của tôi tới các phần chuyên biệt của ba chương này. Kế tiếp, phần giới thiệu tổng quát sẽ được thông hiểu rõ ràng bằng một giải thích về cách nào tu tập giáo pháp này trên căn bản của một tác phẩm ngắn gồm mười bốn tụng, “Ba phương diện chính yếu của đạo lộ” (Three Principal Aspects of the Path) của ngài Jé Tsongkapa. Ngài Tsongkhapa là người thành lập truyền thống Geluk của Phật giáo Tây Tạng.

Khi giảng dạy hoặc lắng nghe Phật Pháp, những người tự xem họ những Phật tử đang tu tập cần giảng dạy hoặc lắng nghe với động cơ lí do thanh tịnh (pure motivation). Vị thầy phải làm sao chắc chắn là vị ấy không tiến hành sự giảng dạy do lòng ham muốn được cung kính, danh tiếng, hoặc đáp lễ tài chính; vị thầy phải được động cơ lí do thanh tịnh do mong ước cho an lạc của tất cả các hữu tình. Cũng thế, những người lắng nghe, động cơ lí do của bạn phải không bị nhơ nhuốm bởi các mong cầu thành một học giả cao cả, danh tiếng cao, hoặc lợi lộc tài chính; cách khá hơn, đó là bạn phải lắng nghe các giáo pháp với ý nguyện chuyển tâm bạn hướng về Pháp, để làm cho tu tập của bạn là một nguyên nhân để đạt đến giải thoáttrạng thái nhất thiết trí của quả phật.

Có cách nào để chúng ta bảo đảm được động cơ lí do của chúng ta thanh tịnh khi chúng ta giảng dạy hoặc lắng nghe một vị thầy. Một cách là bằng cách đọc tụng những lời thệ nguyện (= cầu nguyện để quyết tâm thành tựu; prayers of aspiration). Giờ đây để cho một giáo pháp thật sự thành có tính Phật giáo, nó phải có tính chất trên sự tu tập quy y Tam Bảo -- Phật, Pháp, và cộng đồng của các hành giả thật. Để cho một giáo pháp trở thành một giáo pháp của truyền thống Đại Thừa -- con đường tu tập của bồ tát / bồ tát đạo -- nó phải được căn cứ trên phát tâm bồ đề, tâm tỉnh biết vì người khác, nỗ lực đạt giác ngộmục đích làm lợi ích những người khác. Kế tiếp, để bắt đầu, chúng ta nhắc nhở bản thân với hai tu tập này về quy yphát tâm tỉnh biết vì người khác bằng cách tụng đọc hoặc chiếu soi trên tụng dưới đây:

Kính lễ Phật, Pháp, và chúng hội tuyệt hảo,

Tôi xin quy y cho tới khi tôi giác ngộ,

Xuyên qua thực hành các tu tập bố thí và các toàn hảo khác,

Tôi nguyện đạt quả phật để lợi ích cho tất cả các hữu tình.

Khi tôi giảng các giới thiệu về Phật pháp, các vị không là phật tử vẫn luôn luôn được chào mừng theo khoá giảng để có lợi ích. Nếu trong các lời giảng của tôi, bạn thấy có vài lợi ích, hãy áp dụng chúng vào đời sống hàng ngày của bạn; những gì không hữu ích bạn chỉ đơn giản loại bỏ. Tuy thế khi tôi giảng giải về triết lí Phật giáo, nhiều điểm sai biệt sẽ tự nhiên xuất hiện, vì tôi đang trình bày một văn bản Phật giáo nên tự nhiên sẽ có các ủng hộ cách nhìn Phật giáo. Khi điều này duyên hội xảy ra, vui lòng đừng cảm thấy tôi đang làm giảm giá truyền thống của bạn theo một cách nào đó.

Dĩ nhiên, về mặt lịch sử, các nhà đại học giả Phật giáo của tu viện đại học Nalanda của Ấn Độ, đã có những cuộc tranh biện sâu rộng với nhau. Tỉ dụ các vị đề xướng học phái Duy Thức (Chittamatra) đã phê bình lập trường Trung Quán (Madhyamaka) là rơi vào cực đoan của chủ nghĩa đoạn diệt (nihilism), trong khi đó những vị đề xướng học phái Trung Quán đã phê bình lập trường Duy thức là rơi vào cực đoan của chủ nghĩa thường hằng (absolutism). Thế nên, trong phương diện này, tôi chia sẻ cảm thức của vị thầy Tây Tạng thế kỉ thứ mười tám Changkya Rinpoché (1717-86), ngài đã viết:

Đó không phải là tôi không kính trọng bạn;

Vui lòng thứ lỗi cho tôi nếu tôi đã xúc phạm bạn.

Phật giáo tăng trưởng tại Tây tạng là một truyền thống toàn thể. Nó gồm tất cả các yếu tố tinh yếu của tất cả các giáo pháp của các truyền thống Đại thừaTiểu thừa, và trên đỉnh cộng thêm các giáo pháp tantra của Kim cương thừa. Nhìn từ quan điểm các ngôn ngữ nguồn gốc kinh điển, truyền thống Tây Tạng bao gồm rất nhiều văn bản then chốt trong truyền thống Pali ngữ, nhưng được căn cứ chủ yếu trên truyền thống Sankrit của Ấn Độ. Trên phương diện nguồn gốc của các giòng truyền thừa của Tây Tạng, truyền thống tri ân nhiều nhất tới các đại sư của Nalanda, một học viện tự viện phát triển mạnh mẽ ở bắc Ấn Độ trong suốt thiên niên kỉ thứ nhất. Tỉ dụ, các văn bản then chốt được nghiên cứu trong các học viện tự viện Tây Tạng đều được viết bởi các nhà đại tư tưởng Nalanda và các thành tựu giả (adept; siddhi). Tôi đã viết một bài cầu nguyện “Ca Tụng Mười Bảy Đại Sư Nalanda”, đặt tên là “Mặt trời chiếu sáng ba phương diện chánh tín” để tri ân nguồn gốc của truyền thống của chúng taân nghĩachúng ta những Phật tử Tây Tạng nhận được do các tác phẩm của họ. Bản văn đầy đủ của cầu nguyện này xuất hiện vào cuối quyển sách này. Trong lời cuối của bản đó, tôi đã viết:

Ngày nay, trong một thời đại khoa học và kĩ thuật đã đạt tới một giai đoạn rất cao cấp, chúng ta bị bận tâm không ngừng với các quan tâm thế tục. Trong một thời đại như thế, thật là một điều trọng yếu đối với chúng ta những người đi theo Đức Phật nhận được chánh tín trong giáo pháp của ngài trên căn bản của lí hội thông hiểu thật.

Chính do xác tín này rằng các giáo pháp thời xưa của Phật giáo vẫn còn liên hệgiá trị mãi mãi mà tôi trình bày bản giới thiệu này về truyền thống Tây Tạng.

2. Phụ bản: TsongKhapa. Ba phương diện chính yếu của đạo lộ

1. Tôi sẽ giảng nơi đây theo khả năng cao nhất của tôi

tinh yếu của tất cả các giáo pháp của Đấng Tối Thắng,

đạo lộ được ca ngợi bởi tất cả các bồ tát tuyệt hảo

cửa ngõ (gateway/entry) cho các người phúc duyên mong cầu giải thoát

2. Hãy lắng nghe với tâm trí trong sáng, những người phúc duyên

Bạn mong cầu đạo lộ hài lòng chư Phật

Hãy tinh tấn đem lại ý nghĩa cho nhàn hạ và cơ hội

và không bị mê đắm vào lạc thú của luân hồi.

3. Không có xuất li siêu việt thì không có cách nào làm tĩnh lặng

ao ước lạc thú và các thành quả của đại hải sinh tử luân hồi;

vì khát vọng hiện hữu hoàn toàn xiềng xích chúng ta

trước nhất hãy tìm kiếm xuất li siêu việt.

4. Từ đào luyện thái độ rằng đời sống làm người này thì khó mà tìm được

chúng ta không dư thời gian, nên các bận trí với đời sống này sẽ chấm dứt.

Bằng thiền quán nhiều lần tính chẳng thể bị ngăn chặn của nghiệp

đau khổ của sinh tử luân hồi, các bận trí với các đời sau sẽ chấm dứt.

5. Tâm bạn được tập quen trong cách này, chẳng một sát na nào,

lòng mong cầu phú quý của sinh tử luân hồi sinh khởi

tâm niệm mong cầu giải thoát ngày và đêm

vào thời điểm này, xuất li siêu việt sinh khởi

6. Xuất li siêu việt, nếu không có tâm bồ đề bảo dưỡng

sẽ không trở thành một nguyên nhân lưu xuất

đại lạc của giác ngộ thượng hảo;

thế nên, các trí giả, đều phát tâm bồ đề vô thượng.

7. Hữu tình bị cuốn trôi không ngừng bởi bốn dòng sông uy mãnh;

Họ bị trói buộc chặt chẽ bằng các xiềng xích khó trốn thoát của nghiệp;

Họ bị vướng mắc bên trong lưới sắt của chấp ngã;

Họ bị bao bọc trong sương mù dày đặc của vô minh.

8. Hữu tình tái sinh trong sinh tử luân hồi không chấm dứt

nơi đó họ bị tra tấn bởi ba đau khổ.

Trạng thái của tất cả hữu tình là như thế, tất cả đều là các người mẹ của bạn

Từ các cảm thọ tự nhiên của bạn, hãy vui lòng phát tâm bồ đề tối thượng.

9. Dầu bạn trải nghiệm xuất li siêu việt và đào luyện tâm bồ đề

Không có trí tuệ thật chứng tính không,

Bạn sẽ không thể cắt đứt gốc rễ của sinh tử luân hồi;

thế nên hãy tinh tấn trong phương pháp hữu hiệu (means) để thật chứng duyên khởi.

10. Bạn thấy tính nhân quả chẳng thể bị ngăn chặn của sự-sự vật-vật (inexorable causality of things)

Của sinh tử luân hồigiải thoát

phá hủy bất cứ xác tín chấp thật nào (objectivity-conviction)

Như vậy tìm thấy đạo lộ làm hài lòng chư Phật

11. Sắc tướngduyên khởi không thể bị ngăn chặn

tính không thì cách tuyệt các cấu trúc về hữu hoặc phi hữu,

Chừng nào duyên khởitính không được hiểu đứng riêng biệt xa nhau

Bạn vẫn chưa thật chứng được mục đích của Phật

12. Khi hai sự lí hội thông hiểu đồng thờiđồng hành

sát na bạn thấy duyên khởi không thể bị ngăn chặn

Trí tuệ an toàn vượt ngoài các chủ nghĩa chấp thật (objectivisms)

Lúc đó sự phân tích về tri kiến của bạn hoàn tất.

13. Nói thêm, khi sắc tướng/hiện tướng (kinh nghiệm) trục xuất cực đoan của hiện hữu

tính không trục xuất cực đoan của phi hiện hữu,

và bạn thông hiểu cách nào tính không sinh khởi trong vai trò nguyên nhânhiệu quả

bạn sẽ chẳng bao giờ bị quyến rũ bởi các tri kiến cực đoan (thường hằng, đoạn diệt).

14. Này, nam tử, khi bạn thật chứng các tinh yếu

của ba phương diện chủ yếu của đạo lộ,

Hãy sống độc cư, và tinh tấn dũng mãnh

thành tựu nhanh chóng mục tiêu tối hậu của bạn.

 

3. Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mặt trời chiếu sáng ba phương diện chánh tín

(= Ca tụng mười bảy Đại sư Nalanda)

Đây là một bài ca tụng mười bảy đại sư Nalanda được đặt danh đề “Mặt Trời Chiếu Sáng Ba Phương Diện Chánh Tín”.

1. Sinh từ đại bi thệ nguyện cứu độ tất cả hữu tình, bậc tối thắng trong hàng chư thiên (= tôn hiệu của Phật), ngài đã đạt trạng thái xuất li siêu việt và thật chứng của đấng cứu độ và ngài hướng dẫn các hữu tình xuyên qua giảng thuyết về duyên khởi. Đấng Đại Hùng, mặt trời của ngôn thuyết, tôi cúi đầu kính lễ ngài.

2. Tôi cúi đầu kính lễ nơi chân ngài Long Thọ, khéo léo bậc nhất trong thuyết giảng sáng tỏ thật tướng cách tuyệt các cấu trúc của tưởng -- tinh yếu của các kinh Mẫu Thân của Chư Tối Thắng (Kinh Bát Nhã) -- xuyên qua lí luận của duyên khởi. Đúng như tiên tri của Đấng Tối Thắng, ngài đã đề xuất Trung Đạo

3. Tôi kính lễ người con trai trưởng của ngài, bồ tát Thánh Thiên Đề Bà, đệ nhất trí giả và thánh giả (thật chứng), người đã giong thuyền vượt qua đại hải của các triết lí Phật giáo và phi-Phật giáo, và là thái tử bảo châu trong các vị ủng hộ các bộ luận của ngài Long Thọ.

4. Tôi kính lễ ngài Phật Hộ, thành tựu giả tối thượngthuyết giảng thông suốt mục đích của thánh giả Long Thọ, nghĩa rốt ráo của duyên khởi, chủ điểm diệu nghĩa thâm mật của hiện hữu là chỉ thuần giả danh và là chỉ thuần mệnh danh.

5. Tôi kính lễ ngài Đại sư Thanh Biện, trí giả thành tựu cao siêu, ngài khởi xướng truyền thống triết lí trong đó trong khi phủ định các cực đoan trong vai trò sự sinh khởi của các sự vật thật hữu, bạn vẫn ủng hộ trí tuệ được công nhận theo quy ước thế tục cộng thêm vào tính thật tại đối ngoại

6. Tôi kính lễ ngài Nguyệt Xứng, người phổ truyền tất cả các đạo lộ của kinh điển và tantra. Ngài vô cùng thiện xảo trong giảng dạy các phương diện trí bát nhã và tâm bồ đề vạn hạnh của Trung Đạo -- sự liên hiệp của sắc tướngtính không trục xuất hai cực đoan -- bằng phương tiện hữu hiệu của duyên khởi đó là chỉ thuần lí tính nhân duyên.

7. Tôi kính lễ ngài bồ tát Tịch Thiên (Shantideva), vô cùng thiện xảo khai mở tập hội của các học viên đại phúc duyên theo đạo lộ tuyệt hảo của đại bi đó là sử dụng mĩ diệu nhất các phương thức lí luận trí bát nhã và tâm bồ đề vạn hạnh.

8. Tôi kính lễ ngài đại sư viện trưởng Tịch Hộ (Shantarakshita), người đề xướng truyền thống Trung Đạo Bất Nhị hoà hợp với tập khí của học viên. Trí giả trong các cách thế lí luận của cả hai Trung Đạohiện lượng (= tri nhận hiệu quả), và ngài phổ truyền giáo pháp của Đấng Tối Thắng trong Xứ Tuyết.

9. Tôi kính lễ nơi chân ngài, ngài Liên Hoa Giới (Kamalashila), ngài giảng giải tuyệt hảo các giai đoạn của thiền định về tri kiến Trung Đạo cách tuyệt các cấu trúc của tưởng và sự liên hiệp của tịnh chỉtuệ quán hoà hợp với kinh điển và tantra, giảng rõ một cách không lầm lỗi giáo pháp của đấng Tối Thắng trong Xứ Tuyết.

10. Tôi kính lễ nơi chân ngài Vô Trước, được trợ giúp của ngài Di Lặc, ngài là thánh giả phổ truyền tuyệt hảo tất cả các kinh điển Đại thừa và giảng dạy đạo lộ tâm bồ đề vạn hạnh và đúng như tiên tri của Đấng Tối Thắng, ngài khởi xướng truyền thống Duy Thức.

11. Tôi kính lễ nơi chân Đại sư Thế Thân, ngài trong khi bảo vệ các hệ thống của bảy bộ luận Thắng Pháp/Vô Tỉ Pháp cũng như tính bất nhị, đã minh giải các học thuyết Đại Tì Bà Sa (Vaibhashika), Kinh Lượng Bộ (Sautrantika), và Duy Thức. Trí giả danh tiếng bậc nhất, ngài được nổi danh là Đấng Nhất Thiết Trí đệ nhị.

12. Tôi kính lễ nơi chân ngài Đại Vực Long (=Trần Na), nhà luận lí, để trình bày con đường của Phật xuyên qua lí luận căn cứ vào bằng chứng, ngài đã mở ra hàng trăm đường vào hiện lượng và đã dâng hiến thế giới tặng phẩm đôi mắt của trí tuệ phê phán (đôi mắt của tỉ lượng).

13. Tôi kính lễ nơi chân ngài Pháp Xứng, người lí hội thông hiểu tất cả các điểm tinh yếu của tính thể học/bản thể học Phật giáo và phi-Phật giáo, đem đến xác tín trong tất cả các đạo lộ trí bát nhã và tâm bồ đề vạn hạnh của Kinh lượng bộ (Sautrantika) và Duy thức bằng phương tiện hữu hiệu của lí luận; ngài đã là trí giả bậc nhất trong giảng dạy Diệu Pháp.

14. Tôi kính lễ nơi chân ngài Giải Thoát Quân (Vimuktisena), ngài đã thắp sáng ngọn đèn chiếu sáng ý nghĩa của Luận Trang Nghiêm (Hiện Quán trang nghiêm luận) trong đó các chủ đề của Bát Nhã có nguồn gốc từ ngài Vô TrướcThế Thân được giảng tường tận hoà hợp với tri kiến Trung Quán cách tuyệt hiện hữu và phi hiện hữu.

15. Tôi kính lễ đại sư Sư Tử Hiền (Haribhadra), người được đấng Tối Thắng tiên tri là người giảng giải tường tận ý nghĩa của Mẫu Thân, trí bát nhã. Ngài đã minh giải bộ luận tuyệt hảo về trí bát nhã, ba Mẫu Thân, trong tuyệt hảo hoà hợp với chỉ giáo của đấng cứu độ Di Lặc.

16. Tôi kính lễ nơi chân ngài Đức Quang (Gunaprabha), tuyệt hảo bậc nhất trong đức hạnhnghiên cứu, ngài đã đúc kết mục đích của một trăm ngàn giáo pháp về giới luật được giảng giải rõ ràng trong các giới nguyện biệt giải thoát không lầm lỗi theo như truyền thống của học phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada).

17. Tôi kính lễ nơi chân ngài Thích Ca Quang (Shakyaprabha), thượng thủ của giới luật, ngài ngự trị trên kho tàng bảo châu của tam học (giới, định, tuệ). Để giảng giải tường tận các giáo pháp giới học không nhơ nhuốm trong trường kì ngài đã minh giải tuyệt vời ý nghĩa của các bộ luận mênh mông về giới hạnh.

18. Tôi kính lễ ngài Atisha (A đề sa), ngài đã giảng dạy tất cả các truyền thống trí bát nhã và tâm bồ đề vạn hạnh liên hệ tới lời Phật trong cấu trúc của đạo lộ của mọi người phân theo ba khả năng, ngài đã là vị thầy từ bi nhất giảng giải tường tận giáo pháp của đức Phật trong Xứ Tuyết.

19. Ca tụng chư vị trí giả trang nghiêm nhất của thế giới, những suối nguồn của các giáo pháp vi diệuthông tuệ, tôi nguyện, với một tâm không dao độngthanh tịnh, được gia hộ để tâm tôi trở thành thuần thụctự do.

20. Bằng lí hội thông hiểu nhị đế, thật tướng sự vật, tôi sẽ tìm thấy qua nỗ lực cách nào, xuyên qua bốn chân lí, chúng ta đi vào và đi ra khỏi sinh tử luân hồi; Tôi sẽ bền vững chánh tín trong Tam bảo, chánh tín sinh từ lí luận hiệu quả. Nguyện tôi được gia hộ để cho gốc rễ của đạo lộ giải thoát được an lập vững chắc trong tôi.

21. Nguyện tôi được gia hộ để toàn hảo tu tập trong xuất li siêu việt -- một thệ nguyện cầu giải thoát, tịch tĩnh toàn thể của đau khổsinh khởi của đau khổ -- cộng thêm trong một tâm tỉnh biết không do tạo tác được bắt rễ trong đại bi vô tận mong ước bảo hộ tất cả các hữu tình.

22. Nguyện tôi được gia hộ để tôi có thể tăng trưởng dễ dàng xác tín trong tất cả các đạo lộ thuộc về những điểm chủ yếu diệu nghĩa thâm mật của Bát nhã thừa và Kim cương thừa, bằng thực thi trong nghiên cứu, chiếu soi, và thiền định (= văn, tư, tu) trên ý nghĩa của các bộ luận của các đại tiên phong (Long ThọVô Trước).

23. Nguyện tôi, trong mỗi đời sống tiếp theo, nhận được các thân tái sinh thuận duyên hỗ trợ cho ba tu học (giới định tuệ) và đóng góp vào giáo pháp tương đương như các nhà đại tiên phong trong duy trìminh giải giáo pháp của kinh điển và thật chứng xuyên qua thực thi trong trình bày tường tận và tu tập thiền định.

24. Nguyện cho các thành viên của các cộng đồng tâm linh sử dụng thời gian của họ trong học tập, chiếu soi, và thiền định (= văn, tư, tu). Xuyên qua sự gia tăng nhanh chóng của các vị thầy cao siêu tránh không kiếm lợi tức sai trái, nguyện khuôn mặt tuyệt vời của trái đất này được diệu mĩ hoá trong tất cả mọi thời gian.

25. Xuyên qua năng lực của chư vị, nguyện tôi băng qua tất cả các đạo lộ của kinh điển và tantra và đạt được nhất thiết trí của chư vị tối thắng, đặc hữu bởi thật chứng tức thời hai mục đích (thành Phậtcứu độ hữu tình).

Nguyện tôi phục vụ cho an lạc của hữu tình bao lâu hư không vẫn còn.

Lời ghi cuối

Như vậy, quan liên đến các phương diện trí bát nhã và tâm bồ đề vạn hạnh của Diệu Pháp được Đức Phật Thế Tôn giảng dạy, những vị đại sư này của Ấn Độ, xứ của các thánh giả, được nói đến trong những tụng trên đã viết các bộ luận tuyệt vời khai mở các con mắt trí tuệ của vô số các cá nhân quán tuệ. Các bộ luận này còn lưu giữ không bị thoái hoá cho tới ngày hôm nay -- bây giờ (2002) đang gần đến 2550 năm (sau khi Phật nhập niết bàn) -- vẫn là các bộ luận để nghiên cứu, chiếu soi phê phán, và thiền định. Thế nên, ghi nhớ lòng từ bi của các đại sư trí giả này, tôi kính ngưỡng với lòng tận tụy không dao động đi theo bước chân của họ.

Ngày nay, trong một thời đại khi khoa học và kĩ thuật đã đạt tới một giai đoạn rất cao cấp, chúng ta bị bận trí không ngừng với các quan tâm thế tục. Trong một thời đại như thế, chúng ta những người đi theo Đức Phật, nên điều quan trọng chủ yếu là chúng ta đạt được chánh tín trong giáo pháp của ngài trên căn bản của lí hội thông hiểu thật. Chánh tín là với một tâm trí khách quan vốn sẵn hoài nghi do muốn tìm hiểuchúng ta sẽ thực hiện trong sự phân tích cẩn thậntìm kiếm các lí do.

Thế rồi trên căn bản của thấy các lí do, chúng ta làm cho tăng trưởng (engender) một chánh tín đi cùng với trí bát nhã. Về điều này, các bộ luận tuyệt vời trên các phương diện trí bát nhãphương diện tâm bồ đề vạn hạnh [của đạo lộ] của các đại sư nổi danh sáu vị trang nghiêm (Thánh Thiên, Thế Thân, Long Thọ, Vô Trước, Đại Vực Long, Pháp Xứng) và hai thượng sư (Đức QuangThích ca Quang), cộng thêm Phật Hộ, Giải Thoát Quân, và v.v…vẫn tiếp tụccần thiết. Ngay cả trong quá khứ đã có một truyền thống vẽ các tranh họa sáu vị trang nghiêm và hai thượng sư trên các tấm tranh thăng-ka. Vinh danh các vị này, tôi đã cộng thêm chín vị trong dòng truyền thừa trí bát nhã và tâm bồ đề vạn hạnh của đạo lộ, chính thức ủy nhiệm một tranh họa thăng-ka của mười bảy vị đại trí giả của Tăng Viện Nalanda danh dự quang vinh.

Hiệu quả tiếp theo là, tôi đã muốn viết một bài cầu nguyện diễn tả tôn kính toàn tâm của tôi đối với các trí giả tuyệt vời nhất, và cũng có thêm các đạo hữu mong cầu Chánh Pháp cũng khuyến khích tôi viết một bản văn như thế. Như vậy bản thỉnh nguyện gửi tới mười bảy đại sư của Nalanda quang vinh được đặt danh đề “Mặt Trời Chiếu Sáng Ba Phương Diện Chánh Tín” được viết bởi tăng sĩ Phật giáo Tenzin Gyatso (= Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14), một người đã tìm thấy một chánh tín không nhơ nhuốm trong các tác phẩm tuyệt hảo của các đại sư này và ngồi trong các hàng cuối cùng của các cá nhân được thực hành nghiên cứu các công trình tuyệt hảo này.

Bản này được viết và hoàn thành tại Thecken Choeling, Dharamsala, Kangara District, Himachal Pradesh, Ấn Độ, trong năm thứ 2548 của Đức Phật nhập niết bàn theo hệ thống lịch Theravada, vào ngày thứ nhất của tháng mười một năm Con Rắn- Sắt trong chu kì Rabjung thứ mười bảy của lịch Tây Tạng, đó là tháng mười hai, 15, 2001, của Công Nguyên (Common Era).

Nguyện thiện hảo chiến thắng.

___________________________

His Holiness the Dalai Lama

Praise to Seventeen Nalanda Masters

Here is a praise to seventeen Nalanda masters entitled “A Sun Illuminating the Threefold Faith”.

1. Born from great compassion aspiring to help all beings, god of gods, you have attained the savior’s state of abandonment and realization and you guide beings through the discourse of dependent origination. O able one, the sun of speech, I bow my head to you.

2. I bow at your feet, O Nagarjuna, most skilled in elucidating suchness fre of elaborations -- the essence of the Mother of Conquerors sutras -- through the reasoning of dependent origination. In accord with Conqueror’s prophecy, you initiated the Middle Way.

3. I bow to your principal son, bodhisattva Aryadeva, most learned and realized, who has cross the ocean of Buddhist and non-Buddhist philosophies, and is the crown jewel among who uphold Nagarjuna’s treatises.

4. I bow to you, O Buddhapalita, who has reached the supreme adept’s state and who has clearly elucidated Noble Nagarjuna’s intent, the final meaning of dependent origination, the profound point of existence as mere designation and as mere name.

5. I bow to you, O master Bhavaviveka, most accomplished pandita, you initiated the philosophical tradition wherein while negating such extremes as the arising of truly existing things, one upholds commonly verified knowledge as well as external reality.

6. I bow to you, O Chandrakirti, who disseminated all the paths of sutra and tantra. You are most skilled in teaching the profound and the vast aspects of the Middle Way -- the union of appearance and emptiness dispelling the two extremes -- by means of dependent origination that is mere conditionality.

7. I bow to you, O bodhisattva Shantideva, most skilled at revealing to the assembly of most-fortunate spiritual trainees the excellent path of compassion that is wondrous through lines of reasoning most profound and vast.

8. I bow to you, O master abbot Shantarakshita, who initiated the tradition of Nondual Middle Way in accordance with trainee’s mental disposition. You’re versed in the reasoning modes of both Middle Way and valid cognition, and you disseminated the Conqueror’s teaching in the Land of Snows.

9. I bow at your feet, O Kamalashila, you who, having explained excellently the stages of meditation of the Middle Way view free of elaborations and the union of tranquility and insight in accordance with sutra and tantra, flawlessly elucidated the Conqueror’s teaching in the Land of Snows.

10. I bow at your feet, O Asanga, you who, sustained by Maitreya, were versed in disseminating excellently all Mahayana scriptures and taught the vast path and who, in accord with the Conqueror’s prophecy, initiated the tradition of Mind Only.

11. I bow at your feet, O master Vasubandhu, you who, while upholding the systems of the seven Abhidharma treatises as well as Nonduality, clarified the tenets of Vaibhashika, Sautrantika, and Mind Only. Foremost among learned ones, you’re renowned as a second Omniscient One.

12. I bow at your feet, O Dignaga, the logician, you who, in order to present the Buddha’s way through evidence-based reasoning, opened hunredfold gateways of valid cognition and offered as a gift to the world the eyes of critical intelligence.

13. I bow at your feet , O Dharmakirti, you who, understanding all the essential points of both Buddhist and non-Buddhist epistemology, brought conviction in all the profound and vast paths of Sautrantika and Mind only by means of reasoning; you were most versed in teaching the excellent Dharma.

14. I bow at your feet, O Vimuktisena, you who lit the lamp that illuminates the meaning of the Ornament treatise wherein the themes of Perfection of Wisdom stemming from Asanga and his brother were expounded in accord with Middle Way view free of existence and nonexistence.

15. I bow to you, O master Haribhadra, who were prophesized by the Conqueror as expounder of the meaning of the Mother, the perfection of wisdom. You elucidated the excellent treatise on the perfection of wisdom, the three mothers, in perfect accord with the instruction of the savior Maitreya.

16. I bow at your feet, O Gunaprabha, most excellent inboth integrity and scholarship, who, having excellently distilled the intent of one hundred thousand disciplinary teachings, expounded the individual liberation vows flawlessly according to the tradition of Sarvastivada school.

17. I bow at your feet, O Shakyaprabha, supreme upholder of discipline, who reigned over the treasury of jewels of the three trainings. In order to disseminate the stainless discipline teachings for a long time, you excellently expounded the meaning of the vast [discipline] treatises.

18. I bow to you, O master Atisha, you who, having taught all the profound and vast traditions related to the words of the Buddha within the framework of the path of the persons of three capacities, were the most kind master disseminating the Buddha’s teaching in the Land of Snows.

19. Having thus praised these most learned ornaments of the world, the excellent sources of wondrous and insightful teachings, may I, with a mind unwavering and pure, be blessed so that my mind becomes ripened and free.

20. By understanding the two truths, the way things exist, I will ascertain how, through the four truths, we enter and exit samsara; I will make firm the faith in the Three Jewels that is born of valid reason. May I be blessed so that the root of liberating path is firmly established within me.

21. May I be blessed to perfect the training in renunciation -- an aspiration for liberation, the total pacification of suffering and its origin -- as well as in an uncontrived awakening mind that is rooted in an infinite compassion that wishes to protect all sentient beings.

22. May I be blessed so that I may easily develop conviction in all paths pertaining to the profound points of the Perfection and VajraVehicles, by engaging in study, reflection, and meditation on the meaning of the treatises of the great trailblazers/great charioteers (Nagarjuna and Asanga).

23. May I, in life after life, obtain excellent embodiments that support the three trainings and make contributions to the teaching that equal the great trailblazers in upholding and disseminating the teaching of scripture and realization through engaging in exposition and meditation practice.

24. May the members of all spiritual communities spend their time in learning, reflection, and meditation. Through the proliferation of sublime masters who shun wrong livelihood, may the great face of the earth be beautified throughout all time.

25. Through their power, may I traverse all the paths of sutra and tantra and attain the conquerors’s omniscience, characterized by spontaneous realization of the two purposes. May I work for the welfare of sentient beings as long as space remains.

COLOPHON

Thus, with respect to the profound and vast aspects of the excellent Dharma taught by the Blessed Buddha, these great masters of India, the land of the noble ones, referred to in the above lines composed excellent treatises that opened the eyes of intelligence of numerous discerning individuals. These writings survive without degeneration to this day -- now approaching 2 550 year [following the Buddha’s passing] -- still serving as treatises for study, critical reflection, and meditation. Therefore, remembering the kindness of these learned masters, I aspire with unwavering devotion to follow in their footsteps.

Today, in an age when science and technology have reached a most advanced stage, we are incessantly preoccupied with mundane concerns. In such an age, it is crucial that we who follow the Buddha acquire faith in his teaching on the basis of genuine understanding. It is with an objective mind endowed with a curious skepticism that we should engage in careful analysis and seek the reasons.

Then, on the basis of seeing the reasons, we engender a faith that is accompanied by wisdom. For this, the excellent treatises on the profound and vast aspects [of the path] by the great masters, such as the well-known six ornaments (Aryadeva, Vasubandhu, Nagarjuna, Asanga, Dignaga, and Dharmakirti) and two supreme masters (Gunaprabha, Shakyaprabha), as well as Buddhapalita, Vimuktisena, and so on, remain indispensable. Even in the past there were a tradition to have paintings of the six ornaments and two supreme masters made on thangka scrolls. To these I have added nine more lineage masters of the profound and vast aspects of the path, commissioning a thangka painting of seventeen great panditas of the glorious Nalanda Monastery.

In conjunction with this, I wanted to compose a prayer that expresses my hearfelt reverence for these most excellent learned beings, and in addition, some interested individuals and spiritual colleagues also encouraged me to write such a piece. Thus this supplication to seventeen masters of glorious Nalanda entitled “ Sun Illuminating the Threefold Faith” was written by the Buddhist monk Tenzin Gyatso, someone who has found an uncontrived faith in the excellent writings of these great masters and sits among the last rows of individual engaged in the study of these excellent works.

This was composed and completed at Thekchen Choeling, Dharamsala, Kangara District, Himachal Pradesh, India, in the 2548 th year of Buddha’s parinirvana according to the Theravada system, on the first day of the eleventh month of Iron-Snake year in the seventeenth Rabjung cycle of the Tibetan calendar, that is December 15, 2001, of the Common Era.

May goodness prevail!

___________________________

Chú thích của bản Anh

*Bài cầu nguyện Đức Đạt Lai Lạt ma viết bằng Tạng ngữ , dịch bởi Geshe Lhakdor Lobsang Jordan và biên tập bởi Jeremy Russell, được xuất bản với danh đề “Illuminating the Threefold Faith: An Invocation of the Seventeen Scholarly Adepts of Glorius Nalanda” ( Chiếu sáng ba phương diện Chánh tín: Cầu Khẩn Mười Bảy Thánh Giả Nalanda Quang Vinh Gia Hộ), do Central Institute of Higher Tibetan Studies, Sarnath, xuất bản năm 2006, gồm nguyên bản Tạng ngữ, bản dịch Anh ngữ, Sanskrit và Hindi.

Bản dịch bài cầu nguyện Anh ngữ ghi trên trong bài này do Thupten Jinpa dịch riêng cho sách The Middle Way (2009).

Chú thích của bản dịch Việt

meditation_on_emptiness1. Ba phương diện của chánh tín (J.Hopkins. Meditation on Emptiness.1996. p.248-249)

Tín/ chánh tín (faith; Skt. shraddha) có phương diện của tính tỏ sáng/viên minh (clarity; Skt. prasada), phương diện của xác tín do duyên khởi (conviction; Skt.abhisampratyaya), hoặc phương diện của mong cầu thể chứng (a wish to attain; Skt. abhilasha) trong quan liên tới các hiện hữu thể (existents) ( tỉ dụ các hành nghiệp và các hiệu quả của chúng), sở hữu của các tính đức (tỉ dụ bởi Tam Bảo), hoặc các năng lực (tỉ dụ các năng lực của đạo lộ để thể chứng diệt tận). Nó có chức năng phục vụ trong vai trò một nền tảng cho nguyện vọng.

Chánh tín của tính tỏ sáng/viên minh, hoặc chánh tín làm tỏ sáng, là , tỉ dụ tính tỏ sáng của tâm đến từ do tri nhận các tính đức của Tam Bảo; nó được gọi là “làm tỏ sáng”(clarifying) bởi vì hoàn toàn như viên ngọc làm tỏ sáng nước (thanh thủy bảo châu) được đặt vào trong nước, tất cả các nhơ nhuốm của nước đều tức khắc được thành trong sạch, thế nên khi loại chánh tín này được lưu xuất trong tương tục tâm (generated in the continuum), các phiền nhiễu tinh thần đều được nhổ sạch, ở trên đó các tính đức của thật chứng đều thích hợp để được lưu xuất.

Chánh Tín của xác tín do duyên khởi là, tỉ dụ, đạt được xác tín trong duyên khởi hoặc các hành nghiệp và các hiệu quả của chúng xuyên qua tư duy những giáo thuyết xuất phát từ đấng Tối Thắng. Chánh tín là một mong cầu thể chứng là, tỉ dụ chánh tín tư duy, “ Tôi sẽ thể chứng một cách xác định rốt ráo sự diệt tận của đau khổ” trên tuệ quán bốn chân lí cao qúy, tìm thấy qua nỗ lực các đau khổ thực hữu và các nguồn gốc thực hữu là các đối tượng để xuất li (objects of abandonment) và các diệt tận thực hữu và các đạo lộ thực hữu là các đối tượng để thể chứng ( objects of attainment),và thật chứng rằng xuyên qua nỗ lực trong cách thức đúng đắn những điều này có thể được thể chứng.

2. Bậc tối thắng trong hàng chư thiên = thiên trung thiên = tôn hiệu của Phật = god of gods = Skt. devativa

3. Phương tiện thiện xảo: method; skilful means; Skt.upaya

Trí tuệ siêu việt; trí bát nhã: wisdom; Skt. prajna

Sự phát tâm bồ đềcăn bản cho phương tiện thiện xảo và sự thực chứng tính khôngcăn bản cho trí bát nhã. Ngài Nguyệt Xứng giải thích rằng phương tiện thiện xảo và trí bát nhã là hai cánh của một con chim. Một con chim không thể bay với chỉ một cánh, và tương tự, hai cánh của phương tiện thiện xảo và trí bát nhã được cần đến để đạt giác ngộ. Phương tiện thiện xảonguyên nhân chính yếu của các sắc thân của Phật: thọ dụng thân (complete enjoyment body; sambhogakaya), ứng hoá thân (emanation body; nirmanakaya). Trí bát nhãnguyên nhân chính yếu cho các thân tinh thần: tự tính thân (nature body; svabhavakaya), trí pháp thân (wisdom truth body; jnanadharmakaya). Duy chỉ có trí bát nhã sẽ chỉ mang đến giải thoát, không giác ngộ, và duy chỉ có phương tiện thiện xảo sẽ chỉ mang đến một tái sinh phúc duyên trong sinh tử luân hồi. Đi chung với nhau, chúng sẽ mang đến kết quả cao nhất của toàn giác -- bốn thân của một vị Phật.

Profound path: đạo lộ tu tập trí bát nhã / đạo lộ diệu nghĩa thâm mật: gồm tất cả các giai đoạn tu tập trí bát nhã, dẫn đến thật chứng trực tiếp tính không, và tối hậu đạt đến tự tính thân, trí pháp thân của một vị Phật

Vast path: đạo lộ tu tập phương tiện thiện xảo / đạo lộ tâm bồ đề / đạo lộ tâm bồ đề vạn hạnh: gồm tất cả các giai đoạn tu tập phương tiện thiện xảo, từ lúc đào luyện sơ khởi đại bi cho tới khi đạt các sắc thân của một vị Phật.

4. great charioteers (Tạng ngữ: shing rta chenpo): các thừa phu vĩ đại, quy chỉ ngài Long Thọ thành lập tông Trung Quán, và ngài Vô Trước thành lập tông Duy thức (theo chú thích của dịch giả Thubten Jinpa). Các dịch giả bản Anh dịch great charioteers dễ hiểu hơn thành các đại tiên phong (great trail blazers; pioneers). Thừa phu (charioteer) là người tiên phong mở ra một đạo lộ (= con đường tu tập). Thừa trong thừa phu, đồng nghĩa với thừa trong thừa tướng.

Khi dịch bài “Tsongkhapa. Quán Ngã và Pháp” cùng thời gian với bản dịch Trung Đạo bài 2. Quán mười hai chi duyên khởi, người dịch bản Việt đã không biết “great charioteers” là biệt danh của hai ngài Long ThọVô Trước nên tuy có đoán nghĩa là các đại sư tiên phong, nhưng vẫn dịch thành “các đại sư thúc quân giả”. Nay mong qúy độc giả đọc thành “các đại tiên phong (Long ThọVô trước)”. Nên nói thêm, tỉ dụ, chi nhánh “dòng tu ABC” của một dòng truyền thừa Tây Tạng, dịch sang Anh ngữ là “ABC chariot”. Như vậy chariot là một con đường tu tập/ đạo lộ. Charioteer là vị khai mở đạo lộ tu tập. Great Charioteers là từ ca ngợi hai ngài Long ThọVô Trước. Nay người dịch chân thành xin lỗi quý độc giả về việc trước đây không biết nghĩa này nên đã dịch sai nghĩa.

5. Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng Phật giáo chỉ có hai thừaTiểu thừaĐại thừa. Mật tông Tây Tạng nằm trong Đại thừa, gọi là Đại thừa mật tông (Tantric Mahayana); thế nên Kim cương thừa (từ này phổ thôngTây Phương) thuộc về Đại thừa.

6. Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng “Trung Đạo. Chánh Tín căn cứ trong Suy Lí ” năm 2004 trong Lễ Kalachakra Initiation tại Toronto, Canada. Căn cứ vào văn bản ghi âm Tạng ngữ của Trung Tâm Văn Khố của Đức Đạt Lai Lạt Ma, bản ghi âm thông dịch trực tiếp của Thubten Jinpa, dịch giả Thubten Jinpa đã tu bổbiên tập thành bản dịch 2009 này.

Bản dịch Việt “Trung Đạo. Chánh Tín căn cứ trong Suy Lí” dịch xong 6 tháng 12, 2012. Bản dịch Việt này gồm có sáu bài.

Con kính lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma

chân thành sám hối về các sai lầm, thiếu sót trong bản dịch này.

Kính xin Đức Đạt Lai Lạt Ma gia hộ con và các độc giả

có các thuận duyên để tu học giáo pháp của Đức Phật.

Đặng Hữu Phúc

Sydney, Australia

Người dịch cũng mong các độc giả từ bi chỉ giáo về bản dịch. Mong độc giả hoan hỉ thư về: phucdang143@hotmail.com







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/10/2012(Xem: 16690)
21/08/2012(Xem: 53215)
13/11/2010(Xem: 27835)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :