Long ThọTính Không

17/07/201710:13 SA(Xem: 8667)
Long Thọ và Tính Không

LONG THỌTÍNH KHÔNG
Nguyên Tâm Nguyễn Nam

          VTN_bia 2 saxh chu giai Long Tho2Kinh Lăng Già nói rằng sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn sẽ có Bồ tát Long Thọ xuất hiện trùng tuyên lại giáo pháp của người. Tám đại tông môn Đại thừa từ Thiền đến Mật tông đều tôn xưng ngài Long Thọ là tổ, vì giáo pháp của ngài luôn luôn là cơ sở lập cước của các tông môn. Nhưng Phật tử Á Đông ngoài lòng thành kính rất ít người biết về Bồ tát Long Thọ, cũng vì kinh luận về Long Thọ không được phổ biến rộng rãi đến quần chúng. Từ thế kỷ hai mươi, khác với sự sùng mộ của giới trí thức Tây phương về tư tưởng Tính Không của Long Thọ, người được Tây phương coi là triết gia vĩ đại nhất của Phật giáo, thì chúng ta, những người Phật tử Việt Nam, vẫn tiếp tục biết rất ít về Long Thọ. Nhân dịp Giáo sư Vũ Thế Ngọc nói chuyện về Bồ Tát Long ThọTrung Quán tại Orange County (tổ chức chiều chủ nhật 30 tháng 7 năm 2017 lúc 2.30 PM tại Thiền Đường Tánh Không Quận Cam Nam Cali), chúng tôi xin đăng tải bài viết này của Tiến sĩ Tâm Nguyên Nguyễn Nam sau đây.

 

         Là một người làm việc ở Hoa Kỳ từ hơn nửa thế kỷ, những quyển sách những dòng chữ Việt từ Việt Nam gửi sang luôn là suối nguồn nuôi giữ tình tự quê hương trong tôi. Nhưng hôm nay cũng nhờ dòng nước này, cụ thể là nhờ đọc thông viết thạo tiếng Việt, đã cho phép tôi đọc được bộ sách của tác giả Vũ Thế Ngọc để tìm ra nhiều điều mà tôi vẫn canh cánh trong lòng về tư tưởng Long Thọ. Nghỉ hưu từ hơn mười năm nay, tôi hầu như chỉ đọc sách về triết đông. Không như phần đông các trí thức người Mỹ tìm đọc sách Phật giáo như một thời thượng, hoặc như một cách giải quyết các nhiễu nhương tinh thần của thời đại. Tôi là một sinh viên đến từ một quốc gia Phật giáo, trước khi đi học khoa học ở Hoa Kỳ vào năm 1966 tôi cũng đã từng theo học đại học văn khoa. Nhiều năm quay cuồng với khoa học vật lý, tôi vẫn thỉnh thoảng đọc sách Phật. Nhưng chỉ từ khi nghỉ hưu tôi mới có toàn thời gian chìm ngập trong rừng sách Phật, phần lớn là sách tiếng Anh và tiếng Pháp. Và cũng như phần lớn trí thức ngoại quốc tôi lập tức bị thu hút (và choáng ngợp) với các sách viết về Tính Không của Long Thọ. Học hỏi được rất nhiều từ các học giả uyên bác này, nhưng có đôi điều tôi vẫn chưa tự giải quyết được bằng tủ sách Anh và Pháp ngữ đó, kể cả nhiều lần dự thính một cách chăm chỉ các khóa Phật họcliên quan đến giáo pháp Trung Quánchính đại học tôi vừa nghỉ hưu, một đại học có tiếng về phân khoa Phật học. Một cựu giáo sư đồng nghiệp giới thiệu tôi thử vào Long Thọ qua kinh luận Hán ngữ, vì theo ông là các học giả Tây phương hiện nghiên cứu về Long Thọ chỉ thường nghiên cứu từ các tài liệu Phạn văn và nhất là Tạng văn. Họ có thể không thông thạo Hoa ngữ và cũng vừa coi nhẹ mảng nghiên cứu về Long Thọ trong Hoa văn. Nhưng chính một bạn đồng nghiệp khác, gốc người Hoa, lại nói với tôi là tư tưởng căn bản của Phật giáo Trung Quốc dù cũng khởi từ Long Thọ nhưng quả thực trong Hoa ngữ còn thiếu các nghiên cứu cơ bản về Long Thọ, nên khuyên tôi tìm qua ngõ Nhật ngữ. Không thông thạo Hoa ngữ lẫn Nhật ngữ, nên kết quả tôi chỉ tìm đọc được các bài viết và bản dịch qua Anh ngữ. Không hoàn toàn trở lại thủa khởi đầu, vì tôi cũng học hỏi được rất nhiều qua nguồn sách Anh ngữ dịch từ các tài liệu viết bằng Nhật ngữ và Hoa văn.

            Hôm nay, nhờ chữ Việt tôi có duyên được đọc quyển Triết Học Long Thọ với nội dung là toàn văn bản Mūlamadhyamaka-kārikā (Căn Bản Trung Quán Luận) gồm cả văn bản Sanskrit lẫn bản dịch Anh ngữ, và đặc biệt gồm với bản dịch Hoa văn của Cưu Ma La Thập vị dịch giả tài hoa cùng với sự luận giải của một nhà sư Ấn Độ rất thông thái có tên là “Thanh Mục” (tôi đã cố tìm hiểu nhưng chưa biết vị này ra sao). Nhờ bản dịch của Cưu Ma La Thập cùng các giải thích của Thanh Mục (lẽ dĩ nhiên qua các luận giảng uyên bác của Vũ Thế Ngọc) mà hầu như các thao thức của tôi hơn mười năm nay vì chỉ đọc được các bản dịch giảng trong các sách của Kenneth Inaka, David Kalupahana hay P. Vaidya, đã được giải tỏa – Đặc biệt là phần “Triết Học Long Thọ” là cả một tiểu luận rất quan trọng, dù rất cô đọng, giới thiệu một cách sâu sắc về thế giới triết lý tư tưởng của Long Thọ. Vì vậy tôi vội viết vài dòng chữ này giới thiệu sách Triết Học Long Thọ đến các bạn. Nhưng tôi cũng xin thêm, nếu chỉ đọc có bản dịch của Cưu Ma La Thập thì các bạn cũng sẽ gặp các thách thức như tôi, vốn chỉ đọc sách Anh ngữ.

            Tủ sách Long ThọTánh Không không chỉ có Trung Luận (Mūlamadhyamaka), mà cả bốn luận quan trọng của Long ThọHồi Tránh Luận (Vigrahavyāvartanī), Thất Thập Không Tính Luận (Śūnyatāsaptati) Thập Nhị Môn Luận đều đã đươc ấn hành. Hai quyển Hồi Tránh LuậnThất Thập Không Tính Luận là hai luận có tính luận lý rất sâu. Vị đồng nghiệp người Hoa thẳng thắn nói với tôi rằng não trạng người Hoa rất hiện thực nên họ rất giỏi về khoa học lịch sử nhưng không có cái sâu sắc tôn giáo của văn hóa Ấn Độ, nên họ từ lâu đã không tiêu hóa được hai đại luận này (Thất Thập Không Tính Luận Hồi Tránh Luận) của Long Thọ. Ông cười và chúc mừng tôi có bản Việt dịch của hai luận này. Tôi không muốn phê bình về nụ cười có thể có nhiều ý nghĩa của ông, nhưng vừa hãnh diện vừa nghi ngại cầm hai bản dịch giảng của Vũ Thế Ngọc trên tay mà tôi mới tìm được sau nhiều tháng tìm tòi - Không hiểu vì sao các sách này rất khó tìm so với các sách khác của ông - Sau khi đọc kỹ, tôi mới yên trí thở ra, vì học giả Vũ Thế Ngọc đã cẩn thận chú giải cả nguyên tác Phạn Tạng, mà còn có cả bản dịch Anh ngữ và Hán ngữ (Hồi Tránh Luận, có bản dịch Hoa ngữ từ năm 541). Có thể người xấu bụng vội nghĩ rằng Vũ Thế Ngọc cố ý “lòe chữ” nhưng chính tôi, một người từ nhiều năm tìm học về Long Thọ thì hiểu rõ. Là người độc lập lại tiên phong dịch về các đại luận khó tiêu này ra Việt văn nên ông rất cẩn thận. Ông trình bầy như thế có lẽ để cố ý cho thấy “Long Thọ trong ngôn ngữ thế giới là như thế, và tôi, Vũ Thế Ngọc, thấy như thế này. Người đọc, người học, người phê bình hãy nhìn rõ cẩn thận cả hai ba chiều như thế, trước khi lên tiếng.” Có lẽ học giả trên thế giới không cần sự cẩn trọng này, nhưng dường như riêng ở Việt Nam chúng ta, vì nhiều lý do, vẫn thường có các phê phán vội vã, cố tình

            Riêng luận Thập Nhị Môn Luận, dù rất phổ biến ở Trung Hoa vì là luận cơ bản của Tam Luận Tông Trung Hoa, nhưng phần đông học giả tây phương không công nhận là của Long Thọ (dù cũng do Cưu Ma La Thập dịch) vì hai lý do chính đơn giản là không còn nguyên bản Sanskrit lẫn bản dịch Tạng ngữ. Trong dịch giải này, Vũ Thế Ngọc dịch giảng đã so sánh cẩn thận từng kệ, từng trang với ba luận cơ bản Trung Luận, Thất Thập Không Tính Luận Hồi Tránh Luận để đưa đến một kết luận vững trãi cho một nan đề tồn tại từ mưới ba thế kỷ trước về tác giả của luận này. Hơn nữa, một nửa sách Long Thọ Thập Nhị Môn Luận là phần dịch luận văn “Introduction to Nagarjuna”s Philosophy” cũng của Vũ Thế Ngọc viết trước đây. Luận văn này được cải biên thành “Nhập Môn Triết Học Tính Không”. Đúng như tên gọi, phần này giới thiệu 14 thuật ngữ Trung Quán, và các thuật ngữ này cũng là 14 khái niệm cơ bản dẫn vào triết học Tính Không. Và từ đây ông đã có ý định viết một tập sách nhỏ chung với Geshe J.J. Lai là “Bản Tra các Thuật Ngữ Trung Quán.” Tôi thiết nghĩ rằng giá được đọc phần này từ mười năm trước sẽ bớt tốn cho tôi biết bao thời gian quanh quẩn tìm đường đến môn triết học tính không này.

Tủ sách Long ThọTính Không không chỉ có giới thiệu luận của Long Thọ, mà như chương trình thì năm 2017 này sẽ ấn hành hai luận danh tiếng của Nguyệt Xứng viết về tư tưởng Long ThọNhập Trung Quán (Mādhyamakāvatāra) và Trung Quán Minh Cú Luận (Prasannapadā). Nguyệt Xứng (Chandrakīrti, thế kỷ thứ VII) là người được coi là giảng về Long Thọ thành công nhất trong lịch sử Phật giáo Đại thừa. Nhưng trong hơn mười ba thế kỷ trong kho tàng kinh luận khổng lồ Đại Tạng Hán Ngữ hầu như chưa có luận nào của Nguyệt Xứng được dịch giảng ra Hoa ngữ. Hai bản dịch luận này của Nguyệt Xứng cũng là bản dịch giảng đầu tiên ra Việt ngữ.

Sau Nguyệt Xứng tủ sách Long Thọ còn giới thiệu quyển Nāgārjuna and the Quantum World. Sách có tựa Anh ngữ nhưng chắc sẽ có bản tiếng Việt vì in trong tủ sách này. Đây là một quyển sách cá nhân tôi rất mong đợi. Là một người học và dạy Vật lý cả đời, tôi đã từng say mê quyển The Tao of Physics của Fritjof Capra từ 1975. Nhưng về già đọc lại tôi rất thất vọng. Sách không phân biệt được triết lý tư tưởng cơ bản giữa Bà La Môn với Lão Trang hay Phật giáo. Nhưng đó không phải lỗi của Capra, ông chỉ nói về cái “Đạo” tổng quát của phương đông. Ông không viết về Phật giáo mà cũng không phải là học giả về Phật học. Nhưng Nāgārjuna and the Quantum World thì ít nhất như trong đề tựa mà lại được in trong tùng thư Long Thọ, chắc chắn sẽ phải có nội dung Phật học. Tôi cũng chưa biết Vũ Thế Ngọc sẽ viết gì về “Quantum” nhưng thấy các trang ông viết về Quantum Physics trong Triết Học Long Thọ và các chú thích ông viết về uncertainty principle, principle of superposition, asymmetries in times v.v. trong Long Thọ Thập Nhị Môn Luận đều là những chủ đề lớn trong hội thảo lớn “Symposium on the Foundations of Modern Physics” mà tôi từng tham dự. Cho nên chủ đề sách này cá nhân tôi rất mong chờ.

 Viết đến đây cá nhân tôi không khỏi cám ơn Giáo sư Vũ Thế Ngọc và các thân hữu của ông trong tủ sách Tính Không rất thầm lặng (rất khó tìm mua sách của tủ sách này). Trong thực tế đời sống ngày nay, quả thực công việc khai triển và quảng bá tư tưởng triết lý tính không của Long Thọ vô cùng cần thiết, nhưng quí vị có thấy trước những khó khăn hầu như tuyệt vọng trong hiện thực ngày nay?  Những người còn nghĩ đến phẩm chất cao quí của cuộc sống thì vừa hiếm, vừa cũng dễ bị chao đảo trước các phong trào quần chúng dưới các mỹ từ là “khế lý khế cơ” hay “ứng dụng” hoặc “nhập thế” của nhiều tổ chức. Nhưng có lẽ cũng như quí vị, tôi nghĩ rằng vẫn còn có những người còn thao thức về một minh triết trí tuệ giải thoát, cho nên tôi mạo muội viết vài lời giới thiệu về Tủ Sách Long ThọTính Không cho những người còn có quan tâm này.

Nguyên Tâm Nguyễn Nam.

 

Bài đọc thêm:
Bài học tóm tắt trung quán luận
Trung Luận – (Madhyamaka Sastra) (Thích Thiện Siêu)
Trung Luận (Thích nữ Chân Hiền)
Trung Luận (Thích Viên Lý)
Trung Quán Luận (Đại Sư Ấn Thận - Thích Nguyên Chân)
Trung Quán Luận (Cao Dao)
Tìm Hiểu Trung Luận (Hồng Dương)
Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi Và Duyên Khởi (Hồng Dương)
Đại Cương Về Triết Học Trung Quán (Thích Viên Lý)
Trung Luận - Bồ Tát Long Thọ (Thích Tâm Thiện)
Lịch Sử Tư Tưởng Và Triết Học Tánh Không (Thích Tâm Thiện)
Trung Quán Luận Kệ Tụng (Thích Tịnh Nghiêm)
Tìm Hiểu Trung Luận Nhận Thức Luận Và Không Tánh Trung Quán Luận
Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào (Thích Nhất Hạnh)
Trung Luận Và Hồi Tranh Luận - Bồ Tát Long Thọ (Đỗ Đình Đồng)


Đức Phật Thuyết Giảng Về Tánh Không - Kinh Culasunnata-sutta Và Kinh Mahasunnata-sutta

Tánh Không là gì?
Bài Kinh Dài Về Tánh Không
Bài Kinh Ngắn Về Tánh Không
Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/10/2012(Xem: 16675)
21/08/2012(Xem: 53181)
13/11/2010(Xem: 27831)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.