Cửa thứ mười hai: Quán Sanh

17/07/20179:14 SA(Xem: 2768)
Cửa thứ mười hai: Quán Sanh
THẬP NHỊ MÔN LUẬN
LUẬN VỀ MƯỜI HAI CỬA
Tác giảLong Thọ (Nàgàrjuna)
Dịch giả Hoa Ngữ: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập 
Dịch giả Việt Ngữ: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Thế Giới xuất bản 2000



CỬA THỨ MƯỜI HAI 
QUÁN SANH

 

 Các pháp đều là không. Tại sao? Vì cái đã sanh ra, cái chưa sanh ra, và cái đang sanh ra, tất cả đều không đạt được. Cái đã sanh không sanh nữa. Cái chưa sanh thì chưa sanh. Cái đang sanh cũng không sanh nữa. Như đã nói trong những câu:

Quả đã sanh không sanh nữa;
cái chưa sanh thì chưa sanh.
[Nếu không có cái đã sanh
và không có cái chưa sanh,
cái đang sanh không sanh.

 Cái đã sanh là quả đã sanh ra rồi. Cái chưa sanh là cái chưa sanh ra, hoặc không sanh, hoặc không sanh, hoặc không hiện hữu. Cái đang sanh là cái đang phát khởinhưng chưa thành.

 Quả của sự sanh không được sanh, vì cái đã được sanh rồi thì không được sanh ra nữa. Tại sao? Vì nếu lại sanh nữa thì sẽ dẫn tới sự sai lầm vô cùng tận. Nếu cái đã được sanh lại sanh ra cái thứ nhì, cái thứ nhì được sanh ra cái thứ ba, rồi cái thứ ba đã sanh lại sanh ra cái thứ tư. Điều này giống như vật nguyên thủy đã sanh sản phẩm thứ nhì và rồi lại sanh thêm vô cùng tận; nhưng không thể được. Vì vậy cái đã được sanh ra không sanh.
 

 Nếu bạn nói rằng cái đã được sanh ra lại sanh, cái mà nó dùng để sanh là cái chưa sanh được sanh ra. Nhưng đó la điều bấ̀t khả. Tại sao? Vì dùng cái chưa được sanh để sanh liên quan tới hai loại sanh sản; có nghĩa là cái đã được sanh được sanh ra và cái chưa được sanh được sanh. Lập trường của bạn thay đồi và không đứng vững.

 Giống như điều sau đây: cái đã được tạo không cần tạo; cái đã bị đốt không cần đốt; cái đã được chứng minh không cần chứng minh. Cho nên cái đã được sanh không cần sanh. Do đó, cái đã được sanh không sanh.

 Cái chưa được sanh ra cũng không được sanh. Tại sao? Vì nó không có liên hệ với sự sanh. Nếu không, sẽ dẫn tới sự việc tất cả những gì chưa được sanh được sanh. Nếu cái mà không có hành động sanh sản. Vì vậy, không có hành động sanh sản.

 Nếu có sự sanh sản mà không có hành động sanh sản, thì sẽ có sự tạo tác mà không có hành động tạo tác, sẽ có sự ra đi mà không có hành động ra đi, sẽ có sự ăn uống mà không có hành động ăn uống. Nếu như vậy thì phép tắc thế gian bị hủy hoại; điều đó không đúng. Vì vậy, cái chưa được sanh không được sanh.

 Nếu cái không sanh mà sanh, thì tất cả những thứ không sanh sẽ sanh. Tất cả những kẻ phàm phu không sanh ra giác ngộthượng đẳng (Anuttara-samyak-sambodhi) sẽ sanh ra giác ngộ thượng đẳng; một vị A La Hán đạo hạnh hoàn hảo không sanh ác ý sẽ sanh ác ý; thỏ và ngựa không mọc sừng sẽ mọc sừng. Nhưng những chuyện đó là bất khả. Vì vậy bạn không nên nói rằng cái không sanh sẽ sanh.

 Hỏi: Cái không sanh chỉ sanh khi nó có sự hòa hợp những nhân duyên. Nếu những nhân duyên như thời giankhông giantác nhânphương tiện thích nghi, đều hiện hữu, thì một số những cái không sanh sẽ sanh, nhưng chẳng phải tất cả mọi cái đều sẽ sanh. Vì vậy ngài không nên bác bỏ ý kiến của tôi bằng cách nói rằng tất cả sẽ không sanh.

 Đáp: Giả thử cái không sanh sẽ sanh khi nó có sự hòa hợp các nhân duyên thích nghi như thời giankhông giantác nhân,phương tiện tốt. Không có sự sanh sản khi nó hiện hữu [trước một sản phẩm]. Cũng không có sự sanh sản khi nó không hiện hữu trước [sản phẩm]. Cũng không có sự sanh sản khi nó vừa hiện hữu trước vừa không hiện hữu trước [sản phẩm]. Cho nên không thể đạt được sự sanh sản trong cả ba trường hợp như đã nói trước đây. Vì vậy, cái không sanh sẽ không sanh.

 Cái đang sanh cũng không sanh. Tại sao? Vì điều đó liên quan tới sự sai lầm rằng cái đã sanh lại sanh, và cũng liên quan tới sự sai lầm khác là cái chưa sanh mà sanh. Như đã nói trước đây rằng cái đã sanh – là một phần của cái đang sanh – không sanh. Và, như đã nói, cái chưa sanh – là một phần khác của cái đang sanh – cũng không sanh.

 Nếu có cái đang sanh mà không có hành động sanh sản, thì cái đang sanh sanh. Nhưng thực ra nếu không có hành động sanh sản thì không thể có cái đang sanh. Vì vậy cái đang sanh không sanh.

 Nếu người nào nói rằng có hành động sanh sản trong cái đang sanh, thì tức là có hai hành động sanh sản: (1) cái đang sanh được sanh, và (2) cái đang sanh sanh. Nhưng cả hai điều đó không thể̀ thành; vậy làm sao người ta có thể nói có hai hành động sanh sản này? Do đó, không có sự sanh sản trong cái đang sanh.

 Nếu không có sự sanh sản thì không có cái đang sanh. Sự sanh sản thực hiện ở đâu? Nếu không có nơi chốn để sản phẩm được sanh ra thì không thể có cái đang sanh. Vì vậy, cái đang sanh không sanh.

 Do đó, cái đã sanh, cái chưa sanh, và cái đang sanh không thể thành. Khi mà chính thành động sanh không thể thành thì sanh, trú, và diệt cũng không thể thành.

 Khi mà sanh, trú và diệt không thể thành thì hữu vi pháp không thể thành. Khi mà hữu vi pháp không thể thành, thì vô vi phápkhông thể thành. Khi mà hữu vi pháp và vô vi pháp không thể thành, tất cả chúng sanh không thể thành.

 Vì vậy, bạn nên biết rằng các pháp đều là vô sanhrốt cuộc chúng đều là không và tịch tịnh.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/01/2015(Xem: 24236)
06/12/2022(Xem: 5108)
30/10/2010(Xem: 51900)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.