Chương Iv Học Thuyết Phân Kỳ Và Hệ Thống Phân Giáo

19/08/201012:00 SA(Xem: 9668)
Chương Iv Học Thuyết Phân Kỳ Và Hệ Thống Phân Giáo

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG

Thích Tâm Thiện
Nhà Xuất Bản TP. Hồ chí Minh 1999

Chương IV
Học Thuyết Phân Kỳ 

Hệ Thống Phân Giáo 

Học thuyết Phân kỳ và hệ thống Phán giáo (của nền Phật học Trung Hoa) có thể nói là một phương pháp tiếp cận lịch sử-tư tưởng có hệ thống và rất bao quát. Các giai đoạn trong lịch sử Phân kỳ và Phán giáo, ở đó phần lớn các tư tưởng đã được hệ thống hóa hoàn chỉnh. Một cách tương đối, nó giúp chúng ta nắm bắt và xác định các học thuyết cơ bản của các giai đoạn đáng chú ý trong tiến trình lịch sử tư tưởng triết học Phật giáo. Vì lẽ đó, ngày nay khi nghiên cứu 
Phật học, phần lớn đều dựa vào phương pháp tiếp cận này.

I.- Học Thuyết Phân Kỳ Và Lịch Sử Tư Tưởng

Một trong những học thuyết Phân kỳ nỗi tiếng được các nhà Phật 
học chuyên môn, đặc biệt là về Tánh Không luận như T.R.V.Murti, Ed.Conze, J.May... đánh giá rất cao, đó là học thuyết của Stcherbatsky, một nhà luận lý học Phật giáo (49).Trong những trang đầu của tác phẩm “Logic học Phật giáo”, cũng như trong quyển “The Conception of Buddhist Nirvana” (Khái niệm về Niết bàn Phật giáo), ông đã có những nhận định chính xáctoàn diện về bối cảnh lịch sử-tư tưởng của Phật giáo tại Ấn Độ. Và theo Stcherbatsky, lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ có thể được chia thành 3 thời kỳ chính cộng với một số tư tưởng trung tâm của môỡi thời kỳ. Các giai đoạn của lịch sử được bắt đầu và kết thúc trong vòng 1.500 năm, kể từ 500 năm trước Tây lịch. Và môỡi 500 năm là một thời kỳ, gổm có : sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ.

1- Thời kỳ thứ nhất (500 năm tr.TL)

Sơ kỳ - Thời kỳ này, triết học Phật giáo được gọi chung là “Đa 
nguyên luận” - phủ định về Ngã thể. Ở đây, khi nói đến từ Đa nguyên luận là nhằm chỉ đến cách thức phân tích các “pháp” hiện hữu trên cơ sở của 5 uẩn, 12 xứ và 18 giới. Và cũng trên cơ sở của các uẩn, xứ, giới này, Phật giáo hoàn toàn phủ nhận về Ngã thể bất biến - (Unreality of the Ego).

2- Thời kỳ thứ hai (500 năm sau TL)

Trung kỳ - Thời kỳ này, triết học Phật giáo được gọi chung là 
“Nhất nguyên luận” - phủ định về pháp - pháp vô ngã (Unreality of the Elements of existence). Triết gia xuất sắc trong thời kỳ này là Luận sư Long Thọ, người xiển dương về tánh Không luận - tất cả pháp vốn không có tự tính.

3- Thời kỳ thứ ba (500 năm kế tiếp)

Hậu kỳ - Thời kỳ của “Quan niệm luận”, do hai Luận sư Vô Trước 
(Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) xiển dương triết học Duy thức - tất cả pháp đều được xem như là sự biểu hiện của tâm thức, chúng không có tự ngã, và do đó, sự hiện hữu của chúng là không thực (Unreality of the External world).

Bảng 5 Học Thuyết Phân Kỳ

 

Sơ kỳ(500 năm tr.TL)

Dòng triết học

Đa nguyên luận

"Nhân Không"

phủ định Ngã thể (Ego)

 

 

Trung kỳ(500 năm sau TL)

Dòng triết học

Nhất nguyên luận

"Pháp Không"

phủ định về pháp - pháp vô ngã

 

 

Triết Gia đầu tiên - Luận sư Long Thọ

 

Hậu kỳ(500 năm kế tiếp)

Dòng triết học

Duy thức 

Triết Gia Xuất Sắc

Vô Trước và Thế Thân 

Chủ Trương

Tam giới duy thức

(Tất cả pháp đều là biệu hiện của Tàng Thức Alaya)

Trên cơ sở này, chúng ta thấy được bối cảnh phân kỳ tư tưởng của Phật giáo Ấn Độ khá rõ ràng. Tuy nhiên, giữa thời kỳ thứ hai (trung kỳ) và thứ ba (hậu kỳ) còn có những mốc lịch sử tư tưởng quan trọng, do đó Stcherbatsky tiếp tục phân chia thêm một bản phân kỳ dành cho sự phát triển của tư tưởng Đại thừa Phật giáo.

Bảng 6

Thế Kỷ I - Hưng Khởi Của Đại Thừa

Dòng triết học : A lại daChân như Duyên khởi của Mã Minh

Thế Kỷ II
Dòng triết học : Tánh Không, Duyên khởi luận do Long ThọĐề Bà (còn gọi Thánh Thiên) thành lập

Thế Kỷ III & IV
Một khoảng trống

Thế kỷ V
Dòng triết học : Duy thức luận (Vijnànavàda) của Vô TrướcThế Thân

Thế Kỷ VI
Sự phân hóa giữa phái Duy thứctánh Không - An Huệ (Sthiramati và Trần Na (Dingnàga) đại diện cho phái Duy thức; Phật Hộ (Buddhapalita) và Thanh Biện (Bhàvaviveka) đại diện cho phái Khôngluận

Thế Kỷ VII
Hệ thống Trung quán do Nguyệt Xứng (Candrakirti) xiển dương và hoàn thành.

 Bảng phân kỳ (số 6) trên, theo học giả J.Takakusu, trong “The Essentials of Buddhism Philosophy” (50), khoảng trống của thế kỷ thứ III và thứ IV, có thể điền vào bằng Kiên Huệ (Saramati) và Di Lạc (Maitreya). Di Lạc và thầy trực tiếp hoặc gián tiếp dạy Duy thức cho Vô Trước. Tuy nhiên, có lẽ do Di Lạc được truyền tụng bởi quá nhiều huyền thoại - có thuyết nói Ngài là vị Bổ Tát trên cung trời Đâu Suất, xuống trần gian dạy Duy thức cho Vô Trước... - nên về mặt lịch sử, Stcherbatsky đã không đề cập đến.

Từ các hệ thống phân kỳ lịch sử trên, Giáo sư Takakusu đề xuất thêm một bảng phân kỳ mới, khác hơn, bao gổm 4 thời kỳ : Thực tại luận, Hư vô luận, Quan niệm luận và Phủ định luận.

 Bảng 7

1- Thực tại luận

Thuộc Tiểu thừa Hữu tông, đại biểu : thuyết Nhất thiết hữu bộ, xác định tất cả pháp đều có. 
Phủ định về ngã tính (Nhân Không - Pudgala Sùnyata). Kết luận : Đây là thuyết về Hữu (Ens).

 2- Hư vô luận

Thuộc Tiểu thừa Không tông, chủ trương “Nhất thiết pháp không” - phủ định thực tính của tâm và vật. Kết luận : Đây là thuyết về Không (Non-ens). Harivarman (Ha Lê Bạt Man) (kh. 250-350 tr.TL). ? đây, Hư vô luận đối lập với Thực tại luận.

 3- Quan niệm luận

Thuộc Đại thừa Bán giáo, chủ trương Duy thức luận, phủ định thực tính của tất cả pháp, chỉ có sự biểu hiện của thức. Kết luận : Đây là giáo lý về Hữu (Ens) và Phi hữu (Non-ens).

 4- Phủ định luận

Thuộc Đại thừa Không luận, chủ trương Trung quán luận (Madhyamika), cho rằng thực tại có thể nhận thức bằng phủ định tỗng hợp (synthetic negation) - phủ định cái phủ định. Đại biểuLong Thọ, giáo thuyết cơ bản là “Bát bất Trung đạo”. Kết luận : Đây là giáo lý về phi hữu - phi phi hữu.

Trong bảng (số 7) phân kỳ này, mục đích của Giáo sư Takakusu là đưa Không luận của Harivarman (51) lên trước Long 
Thọ (xem bảng số 8 tiếp sau).

Trên đây là một số nét cơ bản của sự phân kỳ trong tiến trình phát triển của lịch sử-tư tưởng Phật giáo?n Độ. Như thế, trong suốt 1.500 năm này là thời kỳ phát triển hưng thịnh của Phật giáo?n Độ. Và từ đó, kéo dài cho đến thế kỷ thứ XI TL thì Phật giáo?n Độ rơi vào suy vong. Có điều, chúng ta nên nhớ rằng, trước khi Phật giáo Ấn Độ đi vào thời kỳ suy vong, thì mọi sự phát triển của nó đã được truyền sang các nước (theo hai hướng Nam truyền và Bắc truyền) khác. Và tất nhiên, trong sự truyền thừa đó, có cả những phát triển khác biệt mà nó được nảy sinh từ?n Độ. Trong trường hợp này, có thể nói tại Trung Hoa là nơi có những bước phát triển mới làm cho nền Phật học trở nên hoàn thiện, đặc biệt là quá trình 
hệ thống hóa các tư tưởng dị đổng được du nhập từ Phật giáo ẤnĐộ. Điều này được trình bày cụ thể trong hệ thống Phán 
giáo của Phật học Trung Hoa.

II.- Hệ Thống Phân Giáo Phật Học Trung Hoa 

Phán giáo cũng có nội dung và tính chất như phân kỳ, nhưng phần lớn nó được tập trung vào hệ thống giáo lý, kinh điển. Nếu, nói một cách chính xác thì lịch sử Phán giáo bắt nguổn từ?n Độ vào thời đại của ngài Giới HiềnTrí Quang, hai vị Luận sư này đều phân chia giáo lý Phật giáo theo ba thời giáo khác nh?au, như được tìm thấy trong Pháp tướng tông (của ngài Giới Hiền) và Tam luận tông (của ngài Trí Quang) (52). Tuy nhiên, khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, thì phần lớn đều được hình thành qua hình thức tông phái, và trên cơ sở của môỡi tông pháihệ thống Phán giáo được tỗ chức 
khác nhau, theo hình thức khởi nguyên từ?n Độ.

Hệ thống Phán giáo Phật học Trung Hoa, như đã đề cập, bắt đầu từ thời đại Nam Bắc triều (53) (cũng gọi là thời đại Lục triều), các nhà Phật học đã tỗ chức hệ thống Phán giáođời sau gọi là “Nam tam - Bắc thất” (ba hệ thống Phán giáo ở phương Nam và bảy hệ ở phương Bắc).

 Bảng 8

Hệ Truyền Thừa Của Long ThọẤn Độ và Trung Hoa 

Bổ Tát Long Thọ - Bổ Tát Đề Bà - La Hầu La Đa

Thanh Mục

Thanh Biện - Trí Quang... 
(Ấn Độ)

Địa Bà Ha La Hiền Thủ.

Con Vua Sa Xa (Ấn Độ) - Cưu Ma La Thập

 

Đạo Dung
Tăng Triệu
Tăng Duệ
Đạo Sinh-Đàm Tế-Đạo Lãng-Tăng Thuyên-Pháp Lãng

Cát Tạng (hoằng truyền Tam luận ở phương Nam)
Minh Thắng (hoằng truyền Tứ luận ở phương Bắc)

 

- Ba hệ Thống Phán Giáo? Giang Nam 

a)- Hệ thống một (do Pháp sư Hỗ Khưu Sơn Cập lập thành - có ba pháp luân :

1- Đốn giáo : Kinh Hoa Nghiêm

2- Tiệm giáo :

 Hữu tướng giáo : (11 năm thuyết giáo của Phật sau thời Hoa Nghiêm)
Vô tướng giáo : (12 năm sau cho đến thời Pháp Hoa)
Thường trụ giáo : (thời Niết Bàn)

3- Bất định giáo : Các kinh điển ngoài đốn, tiệm như kinh Thắng Man, Giải Thâm Mật...

b)- Hệ thống hai (do Pháp sư Tăng Ai lập thành) - có ba pháp luân :

1- Đốn giáo : (như hệ thống một)

2- Tiệm giáo :

 Hữu tướng giáo : (như hệ thống một)
Vô tướng giáo : (12 năm sau Phương ĐẳngBát Nhã)
Đổng qui giáo : (thời Pháp Hoa)
Thường trụ giáo : (thời Niết Bàn)

3- Bất định giáo : (như hệ thống một)

c)- Hệ thống ba (do Tăng Nhu, Huệ Thứ, Huệ Quán lập thành) - có ba pháp luân :

1- Đốn giáo : (như hệ thống một)

2- Tiệm giáo :

 Hữu tướng giáo : (như hệ thống một)
Vô tướng giáo : (Bát Nhã)
Ức dương giáo : (Phương Đẳng)
Đổng qui giáo : (như hệ thống một)
Thường trụ giáo : (như hệ thống một)

3- Bất định giáo : (như hệ thống một)

B/- Bẩy hệ Thống Phán Giáo? Giang Bắc 

a)- Hệ thống một (Hoặc Sư lập) - có năm pháp luân :

1- Nhân thiên giáo : (Đề-vị-bà-lợi)
2- Vô tướng giáo : (Tịnh độ)
3- Đốn giáo : (Hoa Nghiêm)
4- Tiệm giáo : (Phương Đẳng)
5- Bất định giáo : (như trước)

b)- Hệ thống hai (Bổ Đề Lưu Chi lập) - có hai pháp luân :

1- Tiên giáo bán tự : (12 năm trước - Tiểu thừa giáo)
2- Hậu giáo mãn tự : (12 năm sau - Đại thừa giáo)

Bán tựmãn tự - dụ cho trẻ con khi mới học thì trước hết dạy nửa chữ (tiên giáo bán tự), rổi sau đó mới dạy tiếp nguyên 
chữ (hậu giáo mãn tự).

c)- Hệ thống ba (Quang Thống lập)

Hệ thống này do ngài Giác Hiền, Huệ Quang đề xuất, có 4 tông :

1- Nhân duyên tông : (thuộc Tiểu thừa - Hữu bộ, chủ thuyết Tứ nhân lục duyên)

2- Giả danh tông : (thuộc Thành Thật tông, chủ thuyết Thành Thật luận : giảng về Tam giả - Nhân thành giả, Tương tục 
giả, Tương đãi giả)

3- Cuống tướng tông : (học thuyết Tam luận - Nhất thiết pháp không - Tính Không luận)

4- Thường tông : (giáo lý Hoa NghiêmNiết Bàn)

d)- Hệ thống bốn (Hoặc Sư lập) - có năm tông :

1- Nhân duyên tông : (A Tỳ Đàm)
2- Giả danh tông : (Thành Thật)
3- Cuống tướng tông : (Tam luận)
4- Thường trụ tông : (Niết Bàn)
5- Pháp giới tông : (Hoa Nghiêm)

e)- Hệ thống năm (Pháp Sư ở Kỳ Xà) - có sáu tông :

1- Nhân duyên tông : (A Tỳ Đàm)
2- Giả danh tông : (Thành Thật)
3- Cuống tướng tông : (Tam luận)
4- Thường trụ tông : (Hoa Nghiêm - Niết Bàn)
5- Chân tông : (Pháp Hoa)
6- Viên tông : (Đại Tập)

f)- Hệ thống sáu (Hoặc Sư lập) - có hai tông :

1- Hữu tướng Đại thừa
2- Vô tướng Đại thừa

g)- Hệ thống bảy (Hoặc Sư lập) - có một tông :

Nhất âm giáo : (Phật dùng một âm thanh thuyết pháp, chúng sanh tùy theo đó mà hiểu biết về giáo pháp khác nhau).

Trên đây là phần trình bày đại cương về “Nam tam - Bắc thất” - sự khái lược hóa về các hệ thống phán giáo Phật học 
Trung Hoa.

C/- Hệ Thống Phán Giáo Của Các Tông Phái Đại thừa 

Khi các tông phái Đại thừa Phật giáo hình thành tại Trung Hoa, thì môỡi tông phái lại tỗ chức hệ thống phán giáo đặc thù 
theo tư tưởng của từng tông phái. Theo truyền thống lịch sử Phật giáo Trung Hoa, các tông phái chính có hệ thống phán 
giáo được thành lập như sau 

1- Pháp Tướng Tông

Tông phái này y cứ trên cơ sở của kinh Giải Thâm Mật rổi đem giáo pháp của Phật chia làm ba pháp luân (ba lần chuyển 
pháp luân của Phật).

a)- Pháp luân I : Phật nói về Hữu (Hữu giáo)

b)- Pháp luân II : Phật nói về Vô (Không giáo)

c)- Pháp luân III : Phật nói về Trung đạo (Trung giáo)

- Hữu giáogiáo lý thời Nguyên thủyBộ phái

- Không giáogiáo lý tiền Đại thừaĐại thừa

- Trung giáo là giáo lý Đại thừa và hậu Đại thừa

* Pháp luân I : Giáo lý cơ bản là 4 thánh đế và 12 nhân duyên

* Pháp luân II : Giáo lý cơ bản là “Nhất thiết pháp không”

* Pháp luân III : Giáo lý cơ bản là “Trung đạo đế”

Hai pháp luân đầu, Phật nói về pháp phương tiệnbất liễu nghĩa (khế lý, khế cơ). Pháp luân thứ ba, Phật nói về pháp liễu 
nghĩa - chân thật tối thượng - Chủ đề cơ bản là Trung đạo : - 3 tự tính và 3 vô tính (tam tínhtam vô tính).

Về kinh điển, người đời sau đối chiếu như vầy :

* Pháp luân I : Gổm 4 bộ A Hàm Ạ 4 bộ Nikàya

* Pháp luân II : Gổm kinh Bát Nhã (Không tông)

* Pháp luân III : Gổm kinh Giải Thâm Mật, Hoa Nghiêm...

2- Tam Luận Tông

Tông phái này phân chia giáo pháp của Phật làm hai tạng và ba pháp luân :

 Thinh Văn tạng
Bổ Tát tạng

 Pháp luân gốc
Pháp luân ngọn
Pháp luân ngọn về gốc

- Thinh Văn tạng : gổm các kinh A Hàm và Nikàya.

- Bổ Tát tạng : gổm các kinh Đại thừa.

* Pháp luân gốc : Phật nói kinh Hoa Nghiêm

* Pháp luân ngọn : Phật nói kinh A Hàm đến Phương Đẳng

* Pháp luân ngọn về gốc : Phật nói kinh Pháp Hoa

Hệ thống phán giáo này do Cát Tạng đề xuất (xem bảng số 8 và mục chú số 62)

3- Thiên Thai Tông
Tông này chia giáo pháp cüa Ph§t thành Ngû th¶i, Bát giáo.

Ngũ thời

- Hoa Nghiêm
- A Hàm
- Phương Đẳng (Duy Ma, Lăng Già...)
- Bát Nhã
- Pháp Hoa, Niết Bàn

Năm thời tương ưng với năm vị (của kinh Niết Bàn)

Năm vị

- Sữa tươi (ngưu nhũ)
- Váng sữa (lạc)
- Váng bơ (sinh tô)
- Bơ kết (thục tô)
- Bơ lỏng (đề hổ)

- Đề hổ là tối thượng trong 5 vị, và kinh Pháp Hoa, Niết Bàn được ví như đề hổ - tối thượng trong các kinh.

Tám Giáo (Bát Giáo)

4 hóa nghi (Hóa nghi tứ giáo) [4 phương pháp giáo hóa]

 1- Đốn
2- Tiệm
3- Bí mật
4- Bất định

4 hóa pháp (Hóa pháp 4 giáo) [4 nội dung giáo lý cơ bản]

 1 - Tạng giáo 
2 - Thông giáo
3 - Biệt giáo 
4 - Viên giáo

Tứ giáo

- Tạng giáo : hệ thống kinh điển A Hàm và Nikàya

- Thông giáo : hệ thống kinh điển xuyên thông cả Tam thừa

- Biệt giáo : giáo lý đặc biệt dành cho đối tượng đặc biệt, như hàng Bổ Tát, Lục độ, Nhị đế v.v...

- Viên giáo : giáo lý viên dung - nhất thừa, chỉ cho kinh Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Pháp Hoa

Tứ nghi

- Đốn giáo : giáo lý đốn ngộ, dành cho hàng trí giả - Đại thừa

- Tiệm giáo : giáo lý được giảng tùy theo trình độ, căn cơ (các kinh A Hàm, Phương Đẳng)

- Bí mật : giáo lý đặc thù dành cho đối tượng đặc thù (không phải ai cũng được nghe và hiểu được)

- Bất định : cùng một giáo lý, cùng một pháp hội nhưng chôỡ này là đốn giáo, chôỡ kia là tiệm giáo - tùy theo trình độ mà 
nói.

? đây, có một vấn đề. Tương truyền, ngũ thời bát giáo là do ngài Trí Khải (54), đệ tử của Huệ Tư, sáng lập. Nhưng học 
giả Sekiguchi Shindai trong bài viết “Khởi nguyên ngũ thời bát giáo” (Goji hakkyo kyohanron no kigen) (xem Taisho 
daigaku kiyo, tr.1-15 (1975) cho rằng chính Trạm Nhiên (711-782) là người hệ thống hóa phán giáo này?

4- Hoa Nghiêm Tông

Tông phái này do sư Đỗ Thuận, Trí NghiễmPháp Tạng thành lập. Giáo pháp được chia thành 5 giáo, 10 tông.

* Năm giáo

1- Tiểu thừa giáo : giáo lý cho hàng Thanh Văn, như A Hàm, A Tỳ Đàm luận, Thành Thật luận
2- Đại thừa sơ giáo : giáo lý cho hàng Đại thừa sơ cấp, như Trung Quán luận, Du Già Sư Địa luận... ; 
3- Đại thừa chung giáo : giáo lý cho hàng Đại thừa cao cấp, như kinh Lăng Già, Thắng Man... ; 
4- Đại thừa đốn giáo : giáo lý cho hàng Đại thừa ưu tú, như Thiền tông... ; 
5- Nhất thừa viên giáo : giáo lý viên dung, tối thượng, như kinh Hoa Nghiêm..., Nhất thừa viên giáo có hai loại :

a)- Nhất thừa đổng giáo : tương ứng với Tam thừa (kinh Pháp Hoa)

b)- Nhất thừa biệt giáo : khác với Tam thừa (kinh Hoa Nghiêm)

Thanh

- Loa Khê 
- Nghĩa Tịch

 - Bửu Vân 
- Nghĩa Thông

- Từ Vân Tuân Thức 
- Tứ Minh Trí Lễ

- Từ quang
- Chí Nhân 

- Từ Quang 
- Ngộ Ấn

- Trí Viên 
- Khánh Chiêu

 

 * Mười tông (10 học thuyết cơ bản của Phật giáo Bộ pháiĐại thừa)

Sáu học thuyết của Tiểu thừa :

1- Tông Ngã pháp đều có : thuộc giáo lý của Độc tử bộ, Pháp thượng bộ, Hiền vị bộ, Chính lượng bộ, Mật lâm sơn bộ, Kê dân bộ trong thời kỳ Phật giáo Bộ phái.

2- Tông Ngã không pháp có : thuộc giáo lý của Nhất thiết hữu bộ, Tuyết sơn bộ,?n quang bộ, Kinh lượng bộ.

3- Tông Pháp không khứ lai : thuộc quan niệm “Hiện tại hữu thể, quá vị vô thể” của Hóa địa bộ, Pháp tạng bộ, Đại chúng bộ, Đa văn bộ, Chế đa sơn bộ, Tây sơn trụ bộ, Bắc sơn trụ bộ.

4- Tông Hiện thông giả thật : thuộc quan niệm “Chân giả tịnh hữu” của Thuyết giả bộ.

5- Tông Tục vọng chân thật : Quan niệm của thuyết Xuất thế bộ.

6- Tông Chư pháp giả danh : Quan niệm “Tam thế chư pháp giả danh vô thể” của Nhất thuyết bộ.

Bốn học thuyết của Đại thừa

7- Tông “Nhất thiết pháp không” : thuộc Đại thừa thỉ giáo.

8- Tông “Chư pháp thực tướng” : thuộc Đại thừa chung giáo.

9- Tông “Tướng và Tưởng đều không” : thuộc Đại thừa đốn giáo.

10- Tông “Như thị - viên mãn” : thuộc Nhất thừa viên giáo (55).

Trên đây là các tông pháihệ thống phán giáo cụ thể. Còn Thiền tông, Tịnh độ tôngMật tông (Chân ngôn tông) thì hệ thống phán giáo không cụ thể và cũng khá đa diện. Tuy nhiên, với ba tông này, chủ yếu là đi vào tu tập thực tiễn. Do đó, nếu lập phán giáo thì phải lập theo một thể cách đặc thù của nó.

Riêng về phần phán giáo như vừa trình bày trên đây, chúng ta thấy lộ rõ một điều ở các hệ thống phán giáo, đó là sự tương quan thống thiết giữa nhận thức của con ngườichân lý thực tại. Bởi lẽ, nhận thức của con người thì bất khả thuyết - có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu nhận thức khác nhau. ? đây, sẽ không bao giờ có bất kỳ một khuôn mẫu tư duy nào có thể dùng cho mọi người; cũng như, tất cả mọi người đều mang giày, nhưng không thể có một đôi giày nào khả dĩ được dùng cho tất cả mọi người. Vả lại, chân lý thực tại cũng chỉ có Một, Đông phương hay Tây phương, đều chỉ có Một và 
chỉ Một mà thôi. Vì lẽ đó, vấn đề được đặt ra ở đây là : chân lý luôn luôn, lúc nào, và ở đâu, cũng bình đẳng trước mọi người; và, làm thế nào để mọi người có thể trực nhận được chân lý? Đây là lý do tại sao Phật tử Trung Hoa đề xuất và tỗ chức các hệ thống phán giáo. Nó xuất hiện như là sự nối kết các nhịp cầu phương tiện để giúp người sang sông. Từ đó, ba thừa phân đốn, tiệm, quyền, thật tất cả đều viên dung. Đây là phương tiện thiện xảo để môỡi người với căn tánhtrình độ khác nhau đều có thể tu tập Phật giáo. Có thể tóm tắt ý nghĩa trên qua phát biểu của Long Thọ như sau : “Nếu không nương tục đế, thì không thể đạt đến chân lý. Nếu không đạt đến chân lý, thì không thể hiểu được Phật pháp” (56).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/10/2012(Xem: 16324)
21/08/2012(Xem: 51413)
13/11/2010(Xem: 27393)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.