Mở Rộng Cửa Tâm Mình

12/09/201312:00 SA(Xem: 39636)
Mở Rộng Cửa Tâm Mình

MỞ RỘNG CỬA TÂM MÌNH
OPENING THE DOOR OF YOUR HEART
And Other Buddhist Tales Of Happiness

Ajahn Brahm
Chơn Quán Trần-ngọc Lợi dịch

Nhà xuất bản Tôn Giáo 2010
opening-the-door-of-your-heart
MỤC LỤC
Chương I HOÀN HẢO VÀ KHUYẾT ĐIỂM
1. Hai viên gạch lệch
2. Khu vườn chùa
3. Việc gì làm rồi là đã xong
4. cái thanh thản của người ngốc
5. Tội lỗitha thứ
6. Tội phạm
7. Trẻ con hạng B
8. Cậu bé trong siêu thị
9. Tất cả chúng ta đều có tội
10. Hãy để tội lỗi ra đi không bao giờ trở lại
Chương II TỪ BI
11. Thương vô điều kiện
12. Rộng mở cửa tâm mình
13. Hồn nhiên
14. Trách nhiệm
15. Gà và vịt
16. Biết ơn
17. Lãng mạn
18. Chơn tình yêu
Chương III SỢ HÃI VÀ KHỔ ĐAU
19. Vô úy
20. Tiên đoán tương lai
21. bài học
22. Sợ hãi là gì?
23. Sợ nói trước công chúng
24. Sợ đau
25. Buông bỏ cái đau
26. TM hay làm sao để không cần thuốc đau răng?
27. Đừng lo
Chương IV SÂN HẬN VÀ THA THỨ
28. Sân hận
29. Xử án
30. Khóa tu học
31. Dạ xoa nuốt sân hận
32. Đúng! Bao nhiêu đó đủ rồi! Tôi đi đây!
33. Làm sao chặn đứng nổi loạn
34. Làm nguôi bằng tha thứ
35. Tha thứ tích cực
Chương V TẠO DỰNG HẠNH PHÚC
36. Tâng bốc đưa con người đi xa lắm
37. Làm thế nào để trở thành VIP
38. Cười bằng hai ngón tay
39. Lời giảng vô giá
40. Rồi cũng sẽ qua
41. Hy sinh quả cảm
42. Xe phân trước nhà
43. Hy vọng quá nhiều
44. Làm thùng rác
45. Công bằng đó chứ!
Chương VI VẤN ĐỀ NAN GIẢI VÀ GIẢI PHÁP NHÂN ĐẠO
46. Luật nhân quả
47. Uống trà lúc không lối thoát
48. Theo dòng
49. Giữa cọp và rắn
50. Lời khuyên để đời
51. Có vấn đề gì không
52. Lấy quyết định
53. Đổ thừa
54. Ba câu hỏi của hoàng đế
55. Con bò khóc
56. Cô gái nhỏ và bạn cô
57. Con rắn, ông thị trưởng và nhà sư
58. Con rắn bất thiện
Chương VII TRÍ TUỆ VÀ NỘI TĨNH
59. Lòng từ chắp cánh
60. Lo cho con cái
61. Trí tuệ là gì
62. Ăn, phải khôn ngoan
63. Giải quyết vấn đề
64. Nghe không sáng suốt
65. Cái gì không phải trí tuệ
66. Cái miệng ham nói: tai ách!
67. Con rùa ham nói: chết!
68. Tự do ngôn luận
Chương VIII TÂM VÀ THỰC TẠI
69. Thầy phù thủy
70. Cái lớn nhứt thế gian
71. Tâm ở đâu
72. Khoa học
73. Khoa im lặng
74. Tin tưởng mù quáng
Chương IX GIÁ TRỊ VÀ ĐỜI SỐNG TÂM LINH
75. Âm thanh hay nhất
76. Ý nghĩa của cái tên
77. Quyền năng kim tự tháp
78. Đá cuội
79. Rồi tôi sẽ hạnh phúc
80. Không mong muốn: Mãn nguyện trọn vẹn
Chương X TỰ DO VÀ KHIÊM CUNG
82. Hai thứ tự do
83. Bạn chọn hình thức tự do nào
84. Thế giới tự do
85. Tiệc của Tổ chức ân xá quốc tế
86. Y áo của tu sĩ
87. Cười theo
88. Con chó chơi khăm
89. Tăng thượng mạngiác ngộ
90. Khi tôi giác ngộ
92. Con heo
92. Hare Krishna
93. Cái búa
94. Vui với chuyện đùa vô hại
95. Thằng ngốc
Chương XI KHỔ ĐAU VÀ BUÔNG XẢ
96. Nghĩ về chuyện giặt y
97. Kinh nghiệm xe đất
98. Buồn ta, vui họ
99. Lời khuyên người bịnh
100. Ngã bịnh là một cái tội
101. Thăm bịnh
102. Làm vơi nỗi u sầu của tang chế
103. Sầu muộn, mất mát và mừng cho cuộc sống
104. Lá rụng
105. Chết rồi, đi lên hay đi xuống
106. Người có bốn vợ
107. Đau mà cười
108. Con trùn và đống phân

Về tác giả
Về người dịch

DẪN NHẬP

ajahn_brahmavamsoĐời là một câu chuyện đan xen chớ không phải là một chuỗi quan niệm. Tư tưởng là những khái niệm luôn xa rời thực tại. Một câu chuyện với chi tiết chi li và ý nghĩa dồi dào mới đáng gọi là gần với thực tại của cuộc đời. Do đó chúng ta thuật chuyện dễ hơn là lý luận trừu tượng. Và chúng ta thích chuyện trò huyên thuyên là vì vậy.

Chuyện trong sách này được tôi lượm lặt trong lúc tôi tu theo tông phái tu trong rừng của Phật giáo Theravada là môn phái lớn nhứt tại Thái Lan, Miến Điện (nay là Myanmar), Sri Lanka, Campuchia và Lào. Hiện nay Theravada đang phát triển mạnh bên phương Tây và dưới phương Nam, kể cả Úc châu là nơi mà tôi đang hoằng pháp.

Tôi thường được hỏi về sự khác biệt giữa các tông phái – Theravada, Mahayana, Vajrayana va Zen (Xin tạm dịch là Nam Tông hay Nguyên Thủy, Bắc Tông, Kim Cương Thừa và Thiền Zen). Tôi trả lời bằng cách ví tất cả như một thứ bánh có nhiều lớp kem khác nhau. Bên ngoài ta thấy khác và ăn biết khác nhưng mùi vị căn bản vẫn như nhau: vị tự do hay giải thoát. Chỉ có một đạo Phật ngay từ lúc bắt đầu.

Đức Phật chu du hoằng pháp trên miền Đông Bắc Ấn Độ cách nay hơn 2600 năm – một trăm năm trước Socrates (Socrates c.569 BC – 399 BC là nhà triết học cổ điển Hy Lạp, được xem như một trong các triết gia sáng lập triết lý phương Tây). Ngài dạy không những Tăng ni mà luôn cả dân thường như nông dân, kẻ quét đường, cả gái lầu xanh. Ngài không phải là một siêu nhơn mà là một bậc giác ngộ từng quán chiếu thâm sâu bản thể của đời sống. Lời dạy của Ngài xuất phát từ tâm Ngài, cái tâm được mở rộng nhờ thiền. Như Ngài từng bảo: “…chính trong thân thể dài một tầm có tưởng, có ý này, Ta tuyên bố thế giới, nguyên nhân của thế giới, sự đoạn tuyệt thế giớicon đường đưa đến sự đoạn diệt của thế giới. (theo một bản dịch của H.T Thích Minh Châu, Rohita Sutta, phẩm các ngoại đạo, Tương Ưng Thiên Tử (S.i.61), tức Devaputta Samyutta, Sutta No. 26 ghi bởi tác giả).

Giáo pháp của Đức Thế Tôn đặt trọng tâm nơi Tứ Diệu Đế, được sắp xếp theo thứ tự như sau:

1. Lạc hay Hạnh Phúc
2. Nguyên nhân của Lạc
3. Sự vắng mặt của Lạc
4. Nguyên nhân của sự vắng mặt ấy.

Các mẩu chuyện trong quyển sách này xoay quanh sự thật thứ nhì: Nguyên nhân của Lạc.

Đức Phật thường giảng dạy bằng tâm ẩn dụ. Bổn sư tôi là Ajahn (Thầy) Chah sống tu trên miền Đông Bắc Thái Lan cũng dạy bằng ẩn dụ. Cứ sau mỗi bài pháp Ngài thường lấy một ví sụ để minh họa và tôi nhớ hầu hết các ẩn dụ Ngài dùng, nhứt là các ẩn dụ ngộ nghĩnh. Hơn thế nữa, chính các ẩn dụ này mới phổ cập được các ý nghĩa thâm áo của con đường dẫn đến Hạnh Phúc. Ẩn dụsứ giả truyền đạt lời dạy của Ngài.

Tôi cũng dùng ẩn dụ để giảng dạy Phật học và thiền ở Úc, Singapore và Mã Lai Á trong hơn 20 năm qua, và tôi cũng xin cống hiến quý đọc giả một số câu chuyện xem như đã nói lên ý nghĩa của nó rồi nên không có ý định dẫn giải thêm. Ngoài ra ý nghĩa của mỗi câu chuyện được hiểu ở nhiều mức độ khác nhau nên chi càng đọc các bạn sẽ càng thấy sự thật thêm rõ ràng hơn.

Mong quý bạn đọc cũng như quý bạn nghe các câu chuyện về hạnh phúc chân thật kể sau đây thành tựu tâm hoan hỷ. Và rất mong các câu chuyện này giúp quý vị thăng hoa đời mình cũng như đời của nhiều người khác.

Ajahn Brahm
Perth, tháng năm 2004.

 

LỜI NGƯỜI DỊCH

 

Ajahn Brahmavamso Mahathera (thường được gọi là Ajahn Brahm), thế danh Peter Betts, sanh tại Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 7 tháng tám 1951. Hiện nay Ngài là sư trụ trì Tự Viện Bodhinyana tọa lạc tại Serpentine, Tây Úc. Ngoài ra, Ngài còn là Giám Đốc tinh thần của Hội Phật giáo Tây Úc (The Buddhist Society of Western Australia), Cố vấn tinh thần của Hội Phật Giáo Victoria (The Buddhist Society of Victoria), Cố vấn tinh thần của hội Phật Giáo Nam Úc (The Buddhist Society of South Australia), Bảo trợ tinh thần Ái Hữu Phật giáo Singapore (The Buddhist Fellowship in Singapore), và Bảo trợ tinh thần của Trung tâm Bodhikusuma tại Sydney (The Bodhikusuma Center in Sydney).

Ajahn Brahm theo học Phật với Ajahn Chah (1918 -1992), một đại trưởng lão Thái Lan, trong suốt 9 năm tại miền Đông Bắc Thái. Như bổn sư mình, Ajahn Brahm có cuộc sống thanh đạm nhưng trí tuệ cao vời. Lời dạy của Ngài lấy cuộc sống “hôm nay và tại đây” làm căn bản nên rất dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hành. Tu phải tập hay tu phải hành. Quan niệm này được thể hiện rõ ràng trong một trăm lẻ tám câu chuyện – đắng cay có, khôi hài có và sâu sắc cũng có - Ngài kể trong quyển Opening The Door Of Your Heart xuất bản năm 2005 mà tôi xin mạo muội phỏng dịch dưới đây để cống hiến quý bạn đọc.

Tôi dùng hai chữ “Phỏng dịch”, nhưng thật sự tôi không dám bỏ sót ý chánh nào của tác giả hết. Tôi chỉ mạo muội nói cắt xén những trùng lấp (vì tác giả viết như nói) hoặc thêm chút ít giải thích cho rõ nghĩa hoặc sắp xếp lại một đoạn văn cho suông tai người Việt mình mà thôi. Nhưng dầu sao đi nữa, tôi biết không sao tránh khỏi sơ suất nên kính mong quý bậc thức giả lượng tình tha thứ và chỉ dạy giùm để lần ấn tống sau thêm hoàn chỉnh. Trân trọng đa tạ.

Tôi thành kính ghi ơn tác giả Ajahn Brahm, người dùng trí tuệ minh sát để viết ra những câu chuyện khai tâm thú vị này làm say mê người đọc trong quyển sách quý giá này của Ngài. Quyển sách này tôi có được nhờ duyên may: Chị Phước Huệ Huỳnh Ngọc Diệp, Rạch Giá rất tâm đắc với sách và mong muốn dịch ra Việt ngữ để ấn tống hầu chia sẻ với độc giả Việt Nam, nên đã trao cho nguyên bản nhân dịp tôi ghé lại Rạch Giá trên đường đi hành hương ở Hà Tiên hồi cuối năm 2009. Chị còn dịch giùm bài thơ của Jonathan Wilson-Fuller trong “Hy vọng quá nhiều”, số 43, bỏ công đọc bản thảo và sửa chính tả. Chân thành cám tạ chị Phước Huệ Huỳnh Ngọc Điệp.

Tôi xin cám ơn Chơn Quang Trương Nguyệt Thu, người bạn đời và cũng là bạn đạo của tôi, đã đọc bản thảo và đóng góp nhiều ý hay và lời đẹp giúp bản dịch thêm phần lý thú.

Tôi không bao giờ quên được công lao của Ban biên tập và nhất là Ông Bình Anson (đọc bản thảo và dàn trang và cô Nguyễn Thị Tú Anh (thiết kế bìa). Không có các bàn tay khéo léo của quý Thân hữu này, quyển sách đây không thể được ấn tống như ý muốn

Cẩn ký,
Chơn Quán Trần-ngọc Lợi
Chùa Vạn Hạnh,
Lansing, Michigan, USA
Tháng Tư, 2010

Nguồn từ phiên bản PDF: MỞ RỘNG CỬA TÂM MÌNH PDF

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/02/2019(Xem: 9655)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.