Thư Viện Hoa Sen

Ngục Tù Của Đời Sống

30/09/201312:00 SA(Xem: 21644)
Ngục Tù Của Đời Sống

NGỤC TÙ CỦA ĐỜI SỐNG
Ajahn Buddhadasa
Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Supañña Thiện Trí

ajahn_buddhadasa_0Hôm nay, tôi sẽ nói về cái được gọi là “ngục tù”. Nó sẽ giúp cho chúng ta hiểu cái được gọi là “cuộc sống” rõ hơn. Rồi chúng ta sẽ hiểu về Pháp (Dhamma) tốt hơn

Điều này sẽ giúp cho chúng ta sống một cuộc sống không còn dukkha, (bất toại nguyện, đau đớn , căng thẳng, khổ não) . Vì vậy, hôm nay tôi sẽ nói về cái được gọi là "ngục tù." Các bạn hãy chuẩn bị tinh thần để lắng nghe cho kỹ. 

Bất cứ ở đâu có điều kiện (để ngục tù xuất hiện) và có dấu hiệu cho thấy ngục tù đang hiện hữu của thì ngay chỗ đó phải có mặt của dukkha. Bạn nên quan sát để thấy rằng bất cứ loại và hình thức dukkha nào cũng đều có đặc tính ngục tù ở trong đó. Bị bắt bớ, giam cầm, câu thúc, gặp những khó khăn và phiền muộn, đều là những đặc điểm của dukkha. Nếu bạn hiểu được điều này, bạn sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa của những gì chúng ta gọi là "upadana" (dính mắc, chấp thủ). Bất cứ nơi đâu có upadana, ngay tại đó ngục tù. Chính "Upadana" tự thân nó đưa đến những điều kiện của ngục tù.
Bất cứ nơi nào có upadana, ngay tại đó có sự trói buộc. Sự trói buộc này có thể là tích cực hay tiêu cực, cả hai đều trói buộc như nhau. Bằng cách đánh giá sự vật và dính mắc vào chúng như là "tôi" và "của tôi," sự trói buộc xảy ra. Khi dính mắc với một cái gì đó, chúng ta bị kẹt trong đó, giống như bị mắc kẹt trong nhà tù.

Toàn bô Giáo pháp của Phật giáo có thể được tóm tắt: Upadana là nguyên nhân của khổ; khổ bắt nguồn từ upadana. Tất cả chúng ta phải nắm được vấn đề này của upadana. Để cho dễ hiểu, chúng ta phải thấy rõ nó giống hệt như một nhà tù - một nhà tù tinh thần, một nhà tù tâm linh. Chúng ta đến đây để nghiên cứu, học hỏi Giáo phápthực hành thiền định (ổn định và thanh tịnh tâm ) và vipassanā (minh sát, nội quán) để diệt upadana. Hoặc, nếu chúng ta nói theo lối ẩn dụ, chúng ta nghiên cứu, học hỏi Giáo pháp và phát triển tâm để tiêu diệt cái nhà tù tại đang giam hãm chúng ta.
Chúng ta đang nói về một nhà tù tinh thần hay nhà tù tâm linh, nhưng nó có cùng nghĩa như một ngôi nhà tù bằng bê tông. Nó giống như các nhà tù chắc chắn mà những tù nhân đang bị giam cầm trong đó ở khắp nơi, nhưng bây giờ chúng ta đang nói về một nhà tù thuần về mặt tinh thần. Nhà tù này khá là kỳ quặc hoặc khác thường vì chúng ta không thể nhìn thấy chất liệu trong đó của nó với cặp mắt thường. Có gì lạ lùng hơn thế chứ khi người ta tình nguyện để được nhốt vào trong nhà tù này. Mọi người thực sự vui mừng để đi vào và bị nhốt trong ngôi nhà tù tinh thần này. Đây chính là việc vô cùng quái gỡ của ngôi nhà tù tinh thần hay nhà tù tâm linh.

Giải thoát là sự cứu rỗi khỏi ngục tù

Các bạn phải nhớ từ "sự cứu rỗi" hay "sự giải thoát" được sử dụng trong tất cả các tôn giáo. Mục tiêu cuối cùng của tất cả các tôn giáo là sự cứu rỗi, hoặc là sự giải thoát, hoặc bất cứ từ gì thích hợp nhất trong mỗi ngôn ngữ. Nhưng tất cả những từ này đều mang nghĩa như nhau – được cứu. Tất cả các tôn giáo đều dạy về sự cứu rỗi. Tuy nhiên, chúng ta được cứu thoát khỏi cái gì? Chúng ta được cứu thoát khỏi nhà tù tinh thần. Điều mà tất các bạn muốn và thậm chí cần ngay lúc này là cái được gọi là "tự do", đó là, nói một cách đơn giản, thoát khỏi nhà tù. Cho dẫu đó là một nhà tù vật lý, nhà tù vật chất hay là một nhà tù tâm linh, nhà tù tinh thầný nghĩa đều như nhau. Trong mọi trường hợp, chúng ta muốn được tự do.

Những người kém trí tuệ chỉ có thể thấy và sợ những nhà tù vật lý, vật chất. Nhưng người có trí tuệ (pañña), có cái nhìn sâu sắc hơn sẽ thấy cái ngục tù tâm linh còn nguy hiểm và khủng khiếp nhiều, nhiều hơn thế nữa . Thực sự, chúng ta thấy rằng không phải ai cũng dễ dàng bị giam cầm trong các nhà tù thông thường, trong khi đó mọi người trên thế giới đều đang bị kẹt trong cái ngục tù tâm linh. Thí dụ, mỗi người đang ngồi tất cả đây, không ai bị giam trong cái nhà tù thông thường, nhưng tất cả các bạn đều đang bị giam hãm trong cái nhà tù tâm linh. Điều thúc đẩy chúng ta quan tâm đến Dhamma (Pháp), đến việc thực hành Dhamma và thực tập sự phát triển tâm linh, chính là sự bức bách và bị buộc phải giam hãm trong cái nhà tù tâm linh này. Cho dẫu bạn có nhận biết được điều này hay không cũng chẳng quan trọng, nó vẫn bắt chúng ta, bất kể là ai, phải vùng vẫy và tìm cách thoát khỏi cái nhà tù tâm linh này. Nó đang buộc tất cả các bạn - dầu cho các bạn có nhận thức được hay không - là phải đi tìm sự tự do về mặt tinh thần. Do đó mà các bạn mới tìm đến đây cũng như các nơi khác tương tự như nơi đây.

Mặc dầu cái đang giam cầm chúng ta đây chỉ có mỗi một thứ duy nhất, cụ thể là upadana, nhưng ngục tù đó lại có nhiều dạng khác nhau. Có đến hàng chục kiểu và loại ngục tù . Nếu chúng ta bỏ thời gian để tìm hiểu về từng loại một, nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hiện tượng này hơn. Rồi chúng ta sẽ hiểu upadana rõ hơn, và chúng ta cũng sẽ hiểu rõ tanha (tham ái) và kisela (phiền não trong tâm) hơn, những thứ mà theo lời dạy của Đức Phật là gây ra dukkha. Chúng sẽ hiểu được vấn đề của dukkha một khi chúng ta hiểu rõ ràng và thông suốt vấn đề của ngôi nhà tù (tâm linh).

Tôi muốn khuyên các bạn nên dùng danh từ Pāli “Upadana” , thay vì dịch ra là sự chấp thủ, dính mắc. Các danh từ được chuyển ngữ thường bị hiểu lầm. Lúc này các bạn có thể chưa hiểu nó trọn vẹn , nhưng hãy cố gắng dùng từ Upadana này để cho quen miệng, đồng thời cho tâm và cảm xúc của bạn cũng quen dần với nó. 

Chúng ta phải hiểu rằng cốt lõi của Phật giáo là diệt tận upadana. Cốt lõi của Phật giáothoát khỏi sự trói buộc upadana, hay làm giảm bớt nó. Và rồi sẽ không còn ngục tù, và cũng chẳng còn dukkha. 

Chúng ta tốt hơn nên dùng từ upadana. Nghĩa của nó rộng hơn và sẽ giúp cho chúng ta nhìn vào vấn đề này sâu sắc hơn và rộng hơn. 

Tinh hoa duy nhất của Phật giáo

Có thể đó chỉ là một từ đơn giản, nhưng upadana là điều quan trọng nhất. Cốt lõi của Phật giáo là nhổ tận gốc hoặc làm giảm bớt cái upadana này. Rồi thì đau khổ sẽ chấm dứt. Hãy hiểu rằng đây là cốt lõi của tất cả mọi hình thức Phật giáo, nó được tìm thấy trong mọi truyền thống và tông phái. Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Thiền tông (Zen), Phật giáo Tây Tạng, bất kỳ hình thức Phật giáo nào mà bạn thích, chúng chỉ khác nhau về tên gọi hoặc khác nhau về mặt nghi lễ và cách thực hành- xét về hình thức bên ngoài. Nhưng nội dung bên trong thì tất cả đều giống nhau : Cắt đứt upadana.

Đừng buồn, đừng thất vọng hay lo âu, đừng tạo thêm rối rắm cho chính mình bằng cách nghĩ rằng mình không thể để nghiên cứu tất cả các tông phái của Phật giáo. Đừng lo lắng nếu bạn đã không thể nghiên cứu Phật giáoTây Tạng, ở Sri Lanka, Miến Điện, Trung Quốc, hoặc ở bất cứ nơi nào. Đó là một sự lãng phí thời gian. Tất cả các hình thức Phật giáo đều chỉ có một loại tinh hoa hoặc cốt lõi duy nhất , cụ thể là, diệt trừ upadana. Các nhãn mác Nguyên Thủy, Đại Thừa, Thiền tông, Phật giáoTây Tạng, và Trung Quốc chỉ phản ánh lớp vỏ bọc bên ngoài của cái làm cho chúng ta thấy dường như có nhiều loại Phật giáo khác nhau. Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào, chúng chỉ đơn thuần nằm trên bề mặt, chỉ là một số các nghi thứcnghi lễ khác nhau được tom góp lại . Cốt lõi thực sự của vấn đề, cốt lõi của Phật giáo, ở đâu cũng giống nhau: Diệt tận hoặc làm giảm bớt upadana.

Vậy thì, chỉ cần nghiên cứu, học hỏi một điều này thôi. Đừng lãng phí thời gian buồn phiền hay nghĩ ngợi về việc mình chưa nghiên cứu, học hỏi hết tất cả các hình thức Phật giáo khác nhau. Hãy nghiên cứu, học hỏi một việc duy nhất: Chặt đứt upadana, vậy là đủ.

Nếu bạn thực sự muốn biết về Phật giáo Đại thừa như một nhà chuyên môn, bạn sẽ phải đi học tiếng Sanskrit. Có thể bạn phải dành gần như trọn đời của mình để học tiếng Sanskrit và thực sự vẫn chẳng biết được điều gì. Hoặc nếu bạn muốn biết rõ về Thiền tông (Zen), bạn sẽ phải học tiếng Trung Quốc. Bạn bỏ ra cả đời để học tiếng Trung Quốccuối cùng bạn cũng chẳng biết gì về Zen cả. Để biết Kim Cang thừa (Vajrayana) hay Phật giáo Tây Tạng, bạn sẽ phải học tiếng Tây Tạng. Việc chỉ học các ngôn ngữ không thôi cũng đã khiến cho các bạn mất đi gần hết cuộc đời, tuy nhiên các bạn thực sự cũng chẳng học được gì.

Bạn vẫn chưa đi vào cốt lõi của đạo Phật . Những điều kể trên chỉ là những mặt nổi được gợi lên như là những diễn biến mới (nếu các bạn nghiên cứu, học hỏi Phật theo hướng bao quát) . Hãy hiểu thực chất của tất cả các vấn đề đó và chỉ cần học mỗi một việc là chặt đứt upadana. Khi đó bạn sẽ hiểu được cốt tủy của đạo Phật, cho dẫu nó được dán nhãn mác là Đại thừa, Nguyên thủy, Thiền tông hoặc Kim cang thừa. Cho dầu nó đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc ở từ bất cứ một nơi nào khác, tất cả chỉ tựu trung vào một điểm này thôi: Chặt đứt upadana.

Ngay cả chỉ trong mỗi truyền thống Phật giáo Nguyên thủy không thôi cũng đã có nhiều hình thức thực hành khác nhau. Có rất nhiều phương pháp tu tập. Chẳng hạn phương pháp hành thiền của Miến Điện, nơi mà người ta quan sát bụng phồng lên và xẹp xuống. Có những phương pháp thực hành khác dựa trên các câu chú (mantra) như "Samma Araham" và "Buddho, Buddho", và nhiều phương pháp khác. Nhưng nếu đó là những phương pháp thực hành đúng, cốt lõi của mỗi phương pháp chính xác phải luôn luôn tựu trung vào một vấn đề: Sự cần thiết để diệt tận upadana. Nếu phương pháp đó chẳng dính dáng gì đến việc loại trừ upadana, thì đó không phải là một phương pháp chân chính, và nó cũng chẳng mang lại sự hữu ích hoặc lợi lạc nào cả. Vậy thì tại sao chúng ta lại không quan tâm đến việc chặt đứt upadana; hoặc, nếu chúng ta muốn nói theo lối ẩn dụ, là phá huỷ cái nhà tù (tâm linh) ? Do đó, tốt nhất là chúng ta nên nói về cái ngục tù này.

Nhận ra nó từ bên trong

Nói một cách chính xác nhất, chúng ta sự không thể học hỏi từ kinh điển, từ kỹ thuật, hoặc từ những lời dạy khác nhau nếu chúng ta muốn thực sự thành công. Để thực sự gặt hái được sự lợi lạc một cách thành công, chúng ta phải học ngay trên chính tự thân của sự vật, cụ thể là cái nhà tù thực - nghiên cứu, học hỏi ngay trên dukkha thực sự hay ngay trên chính tự thân của cái nhà tù. Vì vậy, chúng ta tốt hơn là nên kiếm tìm ra cho được cái nhà tù này.

Tại điểm này, chúng ta phải đối mặt với hai sự lựa chọn: Các bạn sẽ nghiên cứu học hỏi từ bên ngoài hay bạn sẽ nghiên cứu, học hỏi từ bên trong? Sự khác biệt là rất quan trọng. Đức Phật dạy rằng chúng ta phải nghiên cứu, học hỏi từ bên trong. Việc nghiên cứuhọc hỏi từ bên ngoài là từ sách vở, nghi lễ, nghi thức, và đại loại những thứ như vậy. Tất cả mọi thứ mà chúng ta phải học, Đức Phật đã dạy, là từ cơ thể (thân) khi nó vẫn còn đang sống. Điều đó có nghĩa là một cơ thể sống, với một cái tâm đang sống, chứ không phải là một cái thân, một cái tâm đã chết. Đó chính là nơi mà sự nghiên cứu, học hỏi thực sự diễn ra, vì vậy hãy học ở đó. Hãy tìm hiểu từ bên trong, có nghĩa là học bên trong con người của chính các bạn khi vẫn còn sống, trước các bạn khi chết. Các nghiên cứu, học hỏi từ bên ngoài, học hỏi từ sách vở, từ những nghi lễnghi thức khác nhau ,thực sự chẳng giúp cho các bạn đạt được điều gì có giá trị. Vì vậy, chúng ta hãy nghiên cứu, học hỏi từ ở bên trong. Hãy nhớ những từ này "học ở bên trong."

Huấn luyện tâm bằng thiền định (samadhi) và minh sát (vipassana), tức là phát triển chánh niệm với hơi thở (anapanasati bhavana) như chúng ta đang làm tại đây, là sự học hỏi từ bên trong. Để thực hành sự nghiên cứu, học hỏi bên trong đó, cần phải có nhiều kiên trì và nhẫn nại, nhưng cũng chẳng phải là quá nhiều đâu. Trong thực tế, so sánh với một số môn mà những người khác đang tập luyện, thí dụ như các môn thể thao cao cấp, thể dục dụng cụ, và nhào lộn, thì việc rèn luyện thiền địnhminh sát thì không khó bằng. Tuy nhiên, người ta vẫn có đủ sự nhẫn nại và bền chí để luyện tập những môn như vậy. Chỉ cần có sự nhẫn nại vừa phảichúng ta có thể thực hành thiền định và vipassanā qua chánh niệm về hơi thở. Một số người đã không chịu nổi, và đã chạy biến còn chúng ta thì đã có đủ sự nhẫn nại để đi được đến đây. Nếu chúng ta tiếp tục thêm một chút nữa, chúng ta sẽ thành công và sẽ nhận được những sự lợi lạc đích thực. Vậy, các bạn áp dụng chính bản thân mình vào việc nghiên cứu, học hỏi bên trong này và làm việc ấy với sự kham nhẫn, nhẫn nại vừa đủ.


Cuộc sống tự bản thân nó là ngục tù

Dùng lối nói ẩn dụ sẽ giúp cho chúng ta hiểu được vấn đề chúng ta đang thảo luận dễ dàng hơn, vì vậy chúng tôi sẽ sử dụng chúng tại buổi pháp thoại này trong ngày hôm nay.

Do đó, chúng tôi sẽ dùng các ẩn dụ để nói chuyện trong ngày hôm nay. Ngục tù thứ nhất mà các bạn phải tìm cho ra để quan sát đó chính là cuộc sống này. Nếu các bạn nhìn cuộc sống như một nhà tù, và nhìn nhà tù đó đúng như nó thực là, thì chúng tôi phải nói rằng các bạn đã biết được chân lý thiên nhiên khá rõ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều nhìn cuộc sống như là một cái gì đó thú vị, như là một cơ hội để để vui chơi . Họ sẵn sàng sống để hưởng thụ cuộc sống. Thế rồi họ trở nên mê đắm và bị cuốn hút vào cuộc sống. Điều này làm cho cuộc sống trở thành ngục tù. 

Nếu chúng ta thấy cuộc sống như một nhà tù, chúng ta chắc hẵn đã phải nhìn thấy upadana ( sự chấp thủ, dính mắc) với cuộc sống này. Nếu chúng ta chưa nhìn thấy upadana với cuộc sống, chúng ta sẽ không thấy được rằng cuộc sống này là một nhà tù và chúng ta sẽ bằng lòng với ý nghĩ rằng cuộc sống này là một thiên đường thay vì là ngục tù . Điều này là do bởi trong cuộc sống có rất nhiều thứ làm cho chúng ta thỏa mãn , và chúng đã lừa phỉnh chúng ta và làm cho chúng ta mê đắm. Tuy nhiên, bất cứ cái gì mà chúng ta thấy thỏa mãn, dễ chịu, hấp dẫn, và mê đắm thì trong đó cũng đều có sự hiện diện của upadana . Đây chính là ngục tù của chúng ta. Chúng ta yêu thích một thứ gì đó với một mức độ nào đó thì nó sẽ trở thành ngục tù đối với chúng ta - chí ít cũng bằng với mức độ mà ta yêu thích- vì upadana. Đây là một loại upadana tích cực. Khi chúng ta ghét một cái gì đó, hoặc không thích một cái gì đó, đó sẽ là một loại upadana tiêu cực - cũng là một thứ ngục tù . Bị đánh lừa và bị làm mê muội bởi upadana- cho dẫu là upadana tích cực hoặc tiêu cực- đều là ngục tù. Và ngục tù đó biến cuộc sống thành dukkha.

Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rằng khi có upadana trong cuộc sống, cuộc sống sẽ trở thành ngục tù. Và như vậy, khi không có upadana, cuộc sống sẽ không còn là một nhà tù nữa. Các bạn có thể thấy được điều này ngay bây giờ, ở đây, cho dẫu có hay không có upadana trong cuộc sống của bạn. "Cuộc sống của tôi là ngục tù hay không phải là ngục tù ? Tôi đang sống/ hay không đang sống trong ngục từ của upadana?" Mỗi bạn phải xem xét một cách cẩn thận vào trong tự thân mình và phải thấy thật rõ ràng rằng cuộc sống có phải là ngục tù dành cho bạn hay không? Bạn có một nhà tù hay không? Bạn có đang sống trong nhà tù đó hay không? Nếu không, tại sao chúng ta đến đây để hành thiền, để tu dưỡng tâm trí? Về bản chất, mục tiêumục đích thực sự của việc phát triển tâm linh là sự phá hủy các nhà tù của chúng ta. Cho dẫu các nghiên cứu, học hỏi và việc thực hành của bạn có thành công hay không, cho dẫu bạn có thể phá hủy được nhà tù hay không, lại là một vấn đề khác. Tuy nhiên, mục tiêumục đích thực sự của chúng ta là để phá hủy cái ngục tù của cuộc sống này.

Hãy xem xét việc này một cách cẩn thận. Nếu chúng ta không nhận ra upadana, chúng ta sẽ bị giam hãm trong tù mà không hề nhận biết cái nhà tù. Chúng ta đang mắc kẹt trong nhà tù mà không hề biết cái nhà tù đó. Hơn nữa, chúng tôi hài lòng và mê đắm cái ngục tù đó, cũng giống như chúng ta đang mê đắm và hài lòng với cuộc sống. Vì chúng ta đang mê đắm và hài lòng với cuộc sống, chúng ta bị giam hãm trong nhà tù của cuộc sống. Chúng ta sẽ làm gì để nó không còn là một nhà tù nữa? Đây là câu hỏi mà chúng ta phải trả lời một cách cẩn thận, và chính xác nhất.

Làm thế nào để chúng ta có thể sống để cuộc sống không phải là một ngục tù? Điều này có nghĩa là bình thường, hoặc tự nhiên, cuộc sống không phải là ngục tù, mà do chúng ta tự biến nó thành ngục tù thông qua upadana. Do vì vô minh, vì mê muội, vì thiếu hiểu biết đúng đắn của chúng ta, chúng ta mới có upadana với cuộc sống. Cuộc sống sau đó sẽ trở thành ngục tù đối với chúng ta. Ở Thái , chúng tôi có một cụm từ vừa thô vừa mang tính chỉ trích, "som nam na man” đại loại có nghĩa là, "Đáng đời mày lắm" Cuộc sống không phải là ngục tù hay thứ gì đại loại như vậy , nhưng qua sự mê muội của chính chúng ta , do vô minh (avijja) chúng ta tạo ra upadana và rồi nhà tù hiện hữu. Chúng ta có thể nói gì ngoài "som nam na man, đáng đời mày lắm."

Nếu các bạn thành công trong việc thực hành định niệm hơi thở (Anapanasati-bhavana) bạn sẽ hiểu rõ cuộc sống, các bạn sẽ hiểu rõ upadana và các bạn sẽ không có bất kỳ upadana nào trong cái được gọi là "cuộc sống" này. Sau đó thì cho dẫu nhà tù đang diễn ra có hoại và diệt đi, nhà tù mới cũng sẽ chẳng còn sinh khởi. Cuộc sống này đây mới có giá trị nhất, nhưng ai là kẻ được nó hay không lại là một vấn đề khác. Hãy cố gắng để hiểu sự thật này, và các bạn nên phải như vậy. Điều này sẽ là động lực để giúp các bạn chuyên tâm vào việc phá hủy ngục tù với lòng nhiệt tâm và sự kiên nhẫn của mình.

Một cách để nhìn vào sự thật này là quan sát để thấy rằng cuộc sống phải tiếp diễn theo các quy luật tự nhiên, hoặc thấy rằng bản thân chúng ta phải sống phù hợp với quy luật tự nhiên. Chúng ta phải tìm kiếm thức ăn, phải rèn luyện, phải nghỉ ngơi và thư giãn, phải làm việc để duy trì cuộc sống của chúng ta: Chúng ta phải làm những việc này và tất cả những việc khác mà chúng ta đã biết quá rõ. Các bạn không thể không làm chúng. Chúng ta buộc phải làm chúng. Đây cũng là một loại ngục tù. Việc mà chúng ta phải luôn luôn phải làm theo các quy luật tự nhiên là một loại ngục tù. Làm thế nào để chúng ta trốn thoát cái nhà tù đặc biệt này?

Tại sao chúng ta bị giam hãm trong cái nhà tù phải sống theo quy luật tự nhiên này? Nhà tù này đến từ upadana của chúng ta liên quan đến chính chúng ta , hoặc liên quan đến cuộc sống của chúng ta. Khi có upadana ( sự chấp thủ, dính mắc) với chính chúng ta , thì cái "tôi," hay tự ngã được sinh ra. Cái "tôi" này lo âu, lo lắng, hoảng sợ và sợ hãi về những nhiệm vụ, bổn phận theo quy luật tự nhiên, và do đó bị chúng làm cho chúng ta đau khổ. Những khó khăn này đến từ upadana. Nếu chúng ta không có upadana với cái “ tôi", thì các nhiệm vụ, bổn phận cần thiết sđối với chúng ta sẽ không giống như ngục tù. Chúng ta có thể để chăm lo cho các nhu cầu của chúng ta, kiếm sống, rèn luyện để chăm sóc cho cơ thể mà không bị khổ sở - nếu chúng ta không có bất kỳ upadana đối với cuộc sống. Điều này rất là vi tế, đó là một sự bí ẩn đối với hầu hết mọi người. Đây là sự vi tế của chân lý thiên nhiên. Làm thế nào để chúng ta có thể sống mà không có dukkha đối với sự thật rằng mọi thứ trong cuộc sống này phải được thực hiện phù hợp với quy luật tự nhiên?

Bản năng là ngục tù

Nhà tù kế tiếp để xem xétchúng ta sống dưới sự tác động của bản năng. Chúng ta bị quyền lực của bản năng chi phối. Tất cả các sinh vật sống, cho dù là người, động vật hay thực vật, đều có bản năng. Bản năng liên tục buộc chúng ta phải làm theo những ham muốn và nhu cầu của chúng. Điều này đặc biệt đúng đối với các bản năng về tình dục hay sinh sản. Nó kiểm soátquấy rầy, kích động và gây rối rằm cho chúng ta nhiều như thế nào? Những cảm xúc về mặt tình dục và sự sinh sản không ngừng thôi thúc chúng ta, siết chặt chúng ta, đàn áp chúng ta, làm phiền chúng ta, chúng bức bách chúng ta thông qua mọi loại khó khăn. Nhưng chúng ta lại không thể dừng lại. Đôi khi chúng ta lại thích nó như vậy. Con cái của chúng ta lớn lên và trưởng thành đến giai đoạn bản năng tình dục chín muồi và rồi đứa trẻ lại bị giam hãm trong ngôi nhà tù của bản năng tình dục này.

Cuối cùng, ngay cả những bản năng cùa sự khoe khoang, phô trương cũng điều khiển cuộc sống của chúng ta. Nhiều người không cho khoe khoang là một bản năng, nhưng tất cả các loài động vật đều có bản năng này. Sự cần thiết phải gây ấn tượng, khoe khoang, phô trương bản thân là một bản năng. Ngay cả thú vậy cũng muốn gây ấn tượng rằng chúng đẹp,hay mạnh mẽ, hoặc nhanh nhẹn, hoặc đủ thứ. Chúng ta muốn gây ấn tượng và được tự hào. Nếu khoe khoang, phô trương không phải là ngục tù, nó tuyệt đối đã không tạo sự thúc ép và bức bách đối với chúng ta đến vậy. Nhưng hiện giờ nó đang buộc chúng ta phải mua quần áo đẹp, đồ trang sức đẹp, giày dép đẹp thậm chí, và mua nhiều nữa là đằng khác!

Tại sao chúng ta cần phải có nhiều chiếc sơ mi đẹp và nhiều đôi giày đẹp? Tại sao chúng ta cần tất cả chúng? (Và tha lỗi cho tôi, chúng ta phải đặc biệt nhắc đến phụ nữ ở đây). Có thứ bản năng muốn phô trương này hiện hữu và nó là một loại ngục tù. Bởi vì mọi người không thể cam chịu nó, họ buộc phải làm theo bản năng này, chi tiêu tất cả tiền bạc để sắm sửa mọi thứ. Bản năng phô trương là bản năng khôi hài, lố bịch nhất. Nó thực sự là ngục tù. Người ta không bao giờ có đủ tiền vì loại ngục tù này. Hãy xem xétquán chiếu một cách cẩn thận về những loại bản năngchúng ta đã trưởng dưỡng chúng . Chúng đều là ngục tù.

Nếu chúng ta nghĩ về điều này, nếu chúng ta ghi chép chi tiết mọi chi phí của chúng ta, chúng ta sẽ khám phá ra rằng một số người chi nhiều tiền để mua sắm quần áo, đồ trang sức, và giữ gìn sắc đẹp hơn là mua thực phẩm. Thêm nữa, họ chú trọng vào việc trang trí và làm đẹp nhà cửa, việc này tốn kém rất nhiều. Hai loại chi tiêu này, kết hợp với nhau, còn nhiều hơn là tiền họ mua sắm thức ăn, là cái cần thiết cho cuộc sống. Chúng ta tiêu nhiều tiền vào những thứ không cần thiết cho cuộc sống hơn là vào những thứ cần thiết cho nhu cầu của cuộc sống, như thực phẩm. Đây là một cách khác nữa cho thấy chúng ta bị giam hãm trong cái nhà tù của bản năng.

Các giác quan là ngục tù

Tiếp theo, chúng ta nói đến nhà tù vui nhất, nhà tù gần gũi nhất với chúng ta. Chúng ta có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý: sáu giác quan (ayatana) , Chúng cũng là những ngục tù. Hãy quan sát chúng cẩn thận. Lắng nghe cẩn thận để hiểu làm thế nào mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của chúng ta - tất cả sáu giác quan- lại trở thành những nhà tù.

Trong tiếng Pali, chúng ta gọi chúng là ayatana. Gốc của từ này theo nghĩa đen có nghĩa là "công cụ, phương tiện để giao tiếp với thế giới bên ngoài" – địa điểm, cơ chế, phương tiện, hoặc bất cứ những gì dùng để liên hệ với hoặc giao tiếp với thế giới bên ngoài. Chúng ta gọi chúng là "ayatana." Nếu bạn sẵn sàng, hãy sử dụng tiếng Pali "ayatana." Tất cả sáu ayatana này đều là ngục tù.

Chúng tôi có upadana (sự chấp thủ) với cuộc sống là do chúng ta, có sáu giác quan để cảm nhận, kinh nghiệm , để giao tiếp, để nếm và nhận biết các đối tượng của giác quan. Khi có upadana với sáu giác quan, chúng ta phục vụ chúng và trở thành nô lệ của chúng. Chúng ta phục vụ mắt để làm vừa lòng mắt. Chúng ta phục vụ tai để làm vừa lòng tai. Chúng tôi phục vụ mũi để thỏa mãn mũi. Chúng ta phục vụ lưỡi để thỏa mãn lưỡi. Chúng tôi phục vụ da và cảm giác toàn thân để làm cho nó thoải mái, dễ chiu. Chúng ta phục vụ tâm ý, giác quan về mặt tinh thần, để làm cho nó êm dịu và thoải mái. Điều này có nghĩa rằng tất cả các hành vi của chúng ta chỉ là để giải trí cho các giác quan. Tất cả mọi thứ chúng ta làm là đều vì lợi ích của sáu giác quan. Chúng ta nhượng bộ và trở thành nô lệ của chúng. Sau đó, chúng gây áp lực và điều khiển chúng ta, chẳng có cách nào để tránh được chúng. Chúng ta gọi trường hợp này là "bị giam hãm trong ngục tù của ayatana."

Hãy coi thử xem liệu có bất cứ ai, ngay cà ai đó trong số các bạn, mà không mù quáng phục vụ cho sáu giác quan không? Và các bạn sẵn sàng phục vụ chúng, phải vậy không? Bạn chịu đựng khó khăn và cúi mọp xuống để phục vụ chúng, luôn luôn tìm cách để làm cho mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thoải máihạnh phúc, một cách tự nguyện. Vì vậy, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta là những kẻ nô lệ. Những người thiếu trí tuệ chắc chắn sẽ là những kẻ nô lệ cho các giác quan, sẽ tiếp tục bị giam hãm mãi trong các nhà tù của các giác quan. Qua việc thực hành chánh niệm với hơi thở đúng và thành công, chúng ta có thể thoát khỏi nhà tù. Nếu chúng ta thực hành anapanasati không chính xácthiếu sótchúng tôi sẽ vẫn tiếp tục bị giam hãm trong cái ngục tù của các giác quan mà chẳng ai có thể biết được là bao lâu.

Theo Prison of life Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Supañña Thiện Trí
(Nguồn: thienvienphuocson.net)

Tạo bài viết
13/12/2010(Xem: 49359)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.