Thư Viện Hoa Sen

Suy Gẫm Về Tiền Bạc

22/07/20149:53 SA(Xem: 12001)
Suy Gẫm Về Tiền Bạc
Nhiều Tác Giả
PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI 2
Tổng Hợp & Biên Dịch
Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2014
Suy Gẫm Về Tiền Bạc
Michael Carroll

 

 Michael Carroll, trong sự nghiệp kinh doanh suốt 25 năm của mình đã giữ các chức vụ điều hành ở nhiều công ty như American Express, Simon & Schuster và Walt Disney. Ông còn tư vấn và tập huấn về kinh doanh thương mại cho các công ty như Procter & Gamble, Starbucks, AstraZeneca, vân vân.
Michael đã nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng từ năm 1976, đã hoàn tất chương trình Phật học năm 1982, và là một giáo thọ được truyền thừa trong dòng thiền của thiền sư Tây Tạng Chogyam Trunpa.
Michael đã dạy ở các trường như đại học Columbia, đại học St. Mary, trường Cao Đẳng Swarthmore, Tu viện Sơn Thiền (Zen Mountain) và nhiều trung tâm tu học khác ở khắp nước Mỹ, Canada và Âu Châu.
***
 
 Bạn sẽ làm gì nếu tất cả tiền bạc, tài sản của bạn mất đi trong nháy mắt? Điều đó vẫn xảy ra hằng ngày đối với hàng ngàn người trên thế giới, vì thế quán tưởng, suy gẫm về một điều có thể xảy ra như thế không phải là viễn vông. Hãy thử tưởng tượng trong chốc lát rằng bạn không có việc làm, và cũng không còn đồng xu: Bạn sẽ làm gì? Cảm giác thế nào? Bạn có nhìn thế giới bằng con mắt thù hận hay thân thiện? Nếu phải ra sống bên lề đường, và trở nên vô hình đối với người đi trên đường, bạn sẽ phản ứng làm sao? Nếu bạn có gia đình, hẳn là người thân của bạn cũng khó tránh khỏi khổ đau. Một tai họa như thế sẽ hủy diệt bạn hay cho bạn thêm trí tuệ?
 Trở thành khánh kiệt và không thể làm tròn bổn phận của mình là điều chúng ta không muốn xảy ra cho bất cứ một ai. Nhưng khi quán tưởng, suy gẫm như thế về của cải, tiền bạc –tưởng tượng rằng bỗng nhiên ta hoàn toàn không còn gì, phải đối mặt trực tiếp với cuộc đời, mà không có sự bảo vệ, che chở bằng tài sản- chúng tathể đạt được trí tuệ về nỗi sợ hãi khi kiềm sống.
 
Khi quán tưởng như thế, hãy xem chúng ta phụ thuộc vào tiền bạc đến mức độ nào. Có tiền, chúng ta có nhiều lựa chọn: có nhà, đi du lịch, nghỉ hưu sớm, được chữa trị bởi các bác sĩ giỏi, con cái chúng ta có thể đi học ở những trường danh giá nhất. Không có tiền, dường như có quá nhiều rủi ro: không có nhà, gia đình không được bảo đảm, sức khỏe, và ngay cả việc có được mâm cơm trên bàn cũng là điều không chắc chắn. Tiền bạc dường như đã chạm đến tận huyết mạch của ta: đó là lòng ham sống. Nhưng nếu tài sản chúng ta biến mất; hoàn cảnh đó có đánh gục ta hay ta có thể trở nên chín chắn hơn? Ngược lại, nếu có thật nhiều tiền, chúng ta có làm chủ cuộc đời mình không? Có hay không có tiền, chúng ta có trở nên một người hoàn toàn khác không? Quán tưởng về tiền bạc, của cải, giúp ta nghĩ đến những điều có thể xảy ra này.
 
“Quán tưởng về tài sản” giúp ta khám phá ra tất cả những điều ta vẫn thường nghĩ về tiền, giúp ta mổ xẻ được những ‘nỗi lo sợ về tiền bạc”. Có thể là chúng ta có tiền, nhưng sợ mất chúng; hoặc đã mất chúng, và tha thiết mong tìm lại được. Có thể chúng ta đang cần tiền, và đang lo lắng không biết làm sao để kiếm được nhiều tiền hơn; hay chúng ta ra vẻ như có tiền vì hy vọng sẽ sớm có được một số tiền. Có thể ta có rất nhiều tiền và ta biết nhiều người cũng dòm ngó muốn có số tiền đó, hay chúng ta mặc cảm tội lỗi vì con cái chúng ta đã bị đồng tiền làm hư hỏng. Bằng việc cảm nhận mọi khía cạnh của đồng tiền –sự lo lắng vật chất, nỗi bất an tinh thần, sự giải thoát, ngay cả nỗi lo sợ bị làm nô lệ của tiền bạc- chúng ta có thể trở nên thành thật hơn với bản thân về sự dính mắc hay e dè trước đồng tiền.
 

Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên; đôi khi nó thật cám dỗ nhưng có lúc ta cũng ghê sợ nó; nó giúp ta thực hiện được nhiều điều mà đôi khi cũng làm trở ngại ta. Từ đó, ta có thể hiểu rõ hơn những nghịch lý của đồng tiền: càng cần đến tiền, ta càng ít có nó; càng có nhiều tiền, ta càng muốn có thêm. Có người làm thật nhiều mà kiếm chẳng được bao nhiêu tiền; kẻ khác dường như làm rất ít mà tiền vô như nước. Khi quán tưởng đến của cải, tiền bạc bằng cách đó, ta khám phá ra rằng tiền là một trong những nghịch lý của cuộc đời, khiến ta có cái nhìn rộng hơn về tính chất khó lường, hay thay đổi của đồng tiềncủa cải vật chất.
 
Khi quán tưởng về của cải, chúng ta có thể cũng nên suy gẫm về thế giới quanh ta. Một cặp vợ chồng nổi tiếng đưa nhau ra tòa vì không biết phải chia $120 triệu đô la như thế nào; hiện tại có bốn mươi tám ngàn đứa trẻ đang chết đói mỗi ngày, suốt hàng thập kỷ qua; các nước trên thế giới chi trả hàng tỷ đô la cho chi phí quân sự; bác hàng xóm lúc nào cũng dang tay giúp đở cho người cơ nhỡ, dù chỉ với ít đồng tiền; những kẻ cướp của, giết người; công việc từ thiện và những kẻ khốn khó. Khi chúng ta khai triển quan điểm của mình về của cải, tiền bạc theo hướng đó, thì tiền bạc, của cải không còn là mối quan tâm của cá nhân nữa mà là phương cách để ta có thể thấu hiểu thế giới quanh ta.
 
Quán tưởng về của cải, tiền bạc giúp ta tự hỏi về sự hiểu biết của bản thân đối với đồng tiền. Thực sự có điều gì ở bên ngoài có thể mang đến cho ta hạnh phúc hay sự an toàn bền vững trong một thế giới luôn đổi thay không? Tiền bạc và của cải vật chất thực sự có đem lại lòng tin và niềm vui cho ta? Chắc chắnchúng ta cần phải có tiền để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu, nhưng không có tiền bạc nào có thể giúp ta, thí dụ như, làm giảm đi sự đau đớn của đứa con bệnh ung thư máu. Không có tiền bạc nào có thể làm cho cha mẹ ta chậm già đi hay trả lại cho ta tuổi trẻ. Tiền bạc cũng không giúp ta trở nên một người nghệ sĩ tài hoa hay một người bạn tốt; nó cũng không khiến ngọn gió trở nên mát lành hay bầu trời xanh trong hơn.
 
Có thể đồng tiền là một vấn đề hoàn toàn bao quát hơn? Trong một cuộc hội thảo về “Tài Sản và Giá Trị của nó”, một thành viên đã định nghĩa tài sản là có thật nhiều những gì có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Khi quán tưởng tài sản theo quan điểm này, ta khám phá ra rằng chúng ta đang nói đến một vấn đề thật sâu xa: đó là cảm giác an lạc của bản thânChúng ta có thể nào tìm lại được tài sản ban đầu của mình, hạnh phúc của chúng ta: cảm giác tự tại về giá trị và sự giàu sang của ta đơn giản chỉ vì chúng ta hiện hữu? Chúng ta có thể sống trong thế giới luôn biến đổi và đầy áp lực này mà cảm thấy thoải mái –tự tin, đầy năng lựchoan hỷ không? Nếu quán sát đến tận gốc rễ của đồng tiền, chúng ta phải tự hỏi mình một câu hỏi rất căn bảnChúng tatự tại với cuộc sống của mình?
 
Phát triển được một mối liên hệý nghĩa đối với tài sản, tiền bạc là thử thách chính yếu của công việc. Chúng ta làm việc để thành tựu nhiều thứ; nhưng để được trả lương –bằng ngân phiếu, lợi nhuận, tài khoản, phí, tiền mặt, của cải vật chất- là chính. Dĩ nhiên, khi nói đến tiền bạc, cũng có nhiều điều dễ làm: sự chính xáccẩn trọng, cân đối tài khoản, trả các chi phí đúng thời hạn, đừng ăn cắp hay lường gạt, đóng thuế, giúp đỡ người khác khi có thể. Nhưng những vấn đề gay go, nghiêm trọng mà tiền bạc, tài sản có thể khiến ta phải đối mặt thì quan trọng hơn –và khi quán tưởng về chúng giúp ta quán sát chúng một cách rốt ráoChúng ta cảm nhận thế nào về đồng tiền? Cảm thấy bị đe dọa, ám ảnh, ngại ngùng, âu lo hay dễ chịu? Những cảm giác này nói điều gì về chúng ta? Chúng ta có đủ nghị lực để đối mặt với cuộc đời nếu ta thiếu thốn tiền bạc hơn hiện tại? Nếu thiếu thốn tiền bạc, ta có cảm thấy bất an hơn trong cuộc sống? Đó là những điều chúng ta cần luôn quán tưởng trong cuộc sống.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh

(chuyển ngữ từ Contemplate Wealth, NXB Shambhala, 2004)

Tạo bài viết
18/03/2017(Xem: 11371)
08/03/2019(Xem: 31202)
21/03/2014(Xem: 25845)
30/05/2014(Xem: 23805)
02/12/2018(Xem: 16133)
26/08/2016(Xem: 13517)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: