Thư Viện Hoa Sen

Phật Dạy Nghe Là Một Pháp Tu Thù Thắng

08/01/201510:23 CH(Xem: 15843)
Phật Dạy Nghe Là Một Pháp Tu Thù Thắng

PHẬT DẠY NGHE LÀ MỘT PHÁP TU THÙ THẮNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác

blankNgười Phật tử tại gia khi đã quy hướng Tam bảo, phát nguyện sống đời thánh thiện dù mất sinh mạng, nhưng không mất mục đích lý tưởng, giác ngộ giải thoátcứu độ chúng sinh.

Chúng ta muốn duy trì hạnh nguyện lắng nghe của Bồ Tát Quán Thế Âm. Tâm chúng ta luôn chạy theo vọng niệm lăng xăng, thân chúng ta luôn hành động không có ích lợi cho người khác, thì làm sao chúng ta có thể ngồi yên, để lắng nghe tiếng nói của người khác.

Trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy sáu căn là nhân của luân hồi sinh tử và sáu căn cũng là nhân của giải thoát. Sau khi Phật bảo 25 vị Thánh trình bày chỗ tu chứng của mình xong rồi, Phật dạy Bồ-tát Văn Thù chọn lựa căn viên thông để tu. Cuối cùng Bồ-tát chọn lựa “nhĩ căn” là viên thông hơn hết các pháp tu khác. Đây là lối tu: “Phản văn văn tự tánh” của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Chữ phản ở đây có nghĩa là ngược lại, thay vì từ xưa đến giờ chúng ta chạy theo âm thanh, có tiếng là có nghe, không tiếng là không nghe, quên mất tánh nghe thường hằng của mình. Bây giờ biết tu rồi, chỉ nhớ mình có tánh biết sáng suốt, nghe tất cả mà không dính mắc vào âm thanh riêng biệt nào.

Chính vì vậy, Bồ-tát Văn Thù khuyên đại chúng và Ngài A nan: “xoay cơ quan nghe của ông, trở lại nghe tánh nghe của mình, thành tựu tánh nghe là đạo vô thượng. Đây là con đường vào cửa Niết bàn của tất cả chư Phật nhiều như số vi trần.

Nên kinh nói, trì niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, công đức thù thắng hơn tất cả. Vậy, chúng ta trì niệm bằng cách nào? Nghĩa là phản quán lại tánh nghe chân thật của mình, nên không bị âm thanh bên ngoài chi phối, do đó hằng sống với tánh nghe. Trì niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âmphương pháp tu tập quán chiếu cuộc đời, để chúng ta thấy rõ được bản chất thực hư của nó, nên mỗi hành giả tự độ mình, vượt qua các khổ đau đang có mặt.

Hạnh lắng nghe là luôn lắng nghe người khác tán thán khen ngợi mình và lắng nghe người khác chỉ trích phê phán mình, mà ta vẫn giữ được thái độ bình tĩnh, trong tâm không xao động, đó mới là người đã siêu việt hạnh lắng nghe. 

Nơi nào có bất hạnh khổ đau, thì nơi đó có Bồ-tát Quán Thế Âm xuất hiện. Bồ-tát Quán Thế Âm đã hoá thân thành nhiều thành phần trong xã hội, tùy theo nhân duyên mà Bồ-tát cứu độ chúng sinh.

Bồ-tát độ sinh dưới nhiều hình thức từ một ông vua hay tể tướng cho đến kẻ bần cùng, chúng sinh cần nhu cầu nào thì Bồ-tát ứng hiện theo nhân duyên đó, để cho phù hợp với tâm tư nguyện vọng của mọi người. Hay nói rõ hơn, Bồ-tát đi vào đời là tùy bệnh cho thuốc, do đó người thực hành hạnh lắng nghe muốn độ sinhhiệu quả, phải biết căn cơsở thích của từng chúng sinh.

Nghe là sự vận hành tự nhiên của một cơ thể bình thường. Thật là sướng lỗ tai, khi ta nghe lời nói ngon ngọt, nhưng nghe lời nói nặng nề thì ta cảm thấy khó chịu vô cùng. Đối với chúng sinh bình thường, sự lắng nghe đã khó, còn đối với những người có quyền cao chức trọng, giàu có, thế lực, nổi tiếng v.v… thì sự lắng nghe còn khó khăn hơn, bởi vì cái ta, cái của ta, nó đã đang bành trướng.

Bồ-tát có nghĩa là người giác ngộ, nhưng giác ngộ từng phần chưa được viên mãn như Phật. Nhưng vì thấy chúng sinhcõi Ta Bà này vui ít, khổ nhiều bị phiền não khổ đau chi phối, nên động lòng thương xót đi vào đời lấy tứ nhiếp pháp để ban vui cứu khổ theo đúng tâm tư nguyện vọng của chúng sinh. Người Phật tử muốn thực hiện hạnh lắng nghe được thuần thục, trước tiên phải biết bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.

Bồ-tát thấy chúng sinh tham lam, bỏn sẻn, keo kiệt, ích kỷ, nhỏ mọn, chất chứa riêng tư là nhân của đau khổ, nên rộng rải phát tâm bố thí, giúp đỡ sẻ chia, để diệt trừ tâm địa hẹp hòi sân tham.

Bồ-tát sẵn sàng đem tài sản của cải hoặc sức lực của mình bố thí giúp đỡ mỗi khi cần thiết. Nhờ sự giúp đỡ tận tình nên Bồ tát dễ dàng gần gũi và được nhiều người mến thương, do đó dễ nhiếp phục họ bằng bố thí chia sẻ.

Thứ hai là Bồ-tát phải dùng lời ngon ngọt, hòa nhã dịu dàng, nhỏ nhẹ dễ thương, không nên nói lời cộc cằn thô lỗ, nếu giúp người mà như thế dễ làm họ chán ghét, phiền muộn khổ đau. Khéo dùng lời nói từ ái hiền hòa, nhưng chân thật nên dễ thành công trong hạnh lắng nghe.

Thứ ba là Bồ-tát phải tích cực làm việc gì đó để lợi ích chúng sinh, chứ không phải nói suông vô ích. Nhờ vậy họ mới tin tưởng mình, sau đó chúng ta dùng chánh pháp để giúp họ hướng thiện, tin sâu nhân quả,  dứt ác làm lành.

Thứ tư là đồng sự, Bồ-tát phải siêng năng giỏi biết nhiều ngành nghề để cùng làm cùng sống với họ. Nhờ sống gần gũi thường xuyên chúng ta mới có cơ hội dùng chánh pháp để thuyết phục họ, tin sâu nhân quả, tự tin chính mình và giúp họ đi theo con đường hướng thượng là luôn chia vui sớt khổ trong thương yêu bình đẳng.

Bồ-tát phải quán trí tuệ rộng lớn để chuyển hóa tối tăm si mê và sống với tính biết sáng suốt nương nơi mắt thì thấy nghe không lầm lẫn, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, tai mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế. Từ đó phát khởi lòng từ bi rộng lớn đi vào đời cứu độ chúng sinh, mà không thấy mình ban cho, người được cho và vật đã cho.

Người đời có hai cái lo sợ, một là sợ những tâm niệm bên trong và hai là  sợ những chướng ngại vật bên ngoài. Chúng ta chỉ thực hành hạnh lắng nghe thôi, là có thể hoàn thiện được chính mình qua thân, miệng, ý thanh tịnh.

Lắng nghe người khác nói hoặc nghe họ tâm sự những nỗi buồn do mất mát đau thương, chúng ta có thể lắng nghe tất cả những tiếng kêu cứu khổ của muôn loài vật, một cách trân trọng như vậy ta có thể thành tựu một phần nào của hạnh lắng nghe.

Nhờ thực tập hạnh lắng nghe, chúng ta có thể cảm thôngtha thứ cho nhau, qua nhịp cầu nối kết yêu thương, để làm nơi nương tựa cho gia đình người thân, như Bồ-tát Quán Thế Âm có mặt khắp mọi nơi để cứu khổ chúng sinh.

Trong thời đại phát triển của văn minh, khoa học vật chất, việc bùng nổ thông tin để loan truyền những tin tức không chính xác, nhằm gây hoang mang cho nhiều người, như tin đồn tận thế. Chính vì thế, việc thực tập hạnh lắng nghe nhằm đem lại nguồn an vui hạnh phúc cho mình là điều cần thiết. Lắng nghe là một phép lạ nhiệm mầu, giúp cho chúng ta vững niềm tin hơn trước phong ba bão táp của cuộc đời.

Hạnh lắng nghe của Bồ-tát Quán Thế Âm sở dĩ được tôn xưng với danh hiệu không thể nghĩ bàn, là nhờ Ngài luôn ban bố niềm vui đến cho mọi người và sẵn sàng giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua sợ hãi khổ đau, đang chịu nhiều bất hạnh trong đời. Như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, sóng thần, động đất, bị yêu tinh tà ma hảm hại, bị giam cầm tù tội, cho đến bị nạn trộm cướp, bị vua quan chiếm đoạt và nghèo đói thiếu thốn khó khăn.

Chúng ta tu học theo hạnh lắng nghe của Bồ-tát Quán Thế Âm, như là điểm tựa tinh thần vững chắc để mọi người bắt chước và noi theo, từ một con người phàm phu tục tử, có thể trở thành một Thánh nhân cao quý nhờ biết cách trì niệm hồng danh Ngài.

Mới đây nhất một pho tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, cao gần 70 mét, được xem là tượng Bồ-tát cao nhất Việt Nam đã được khánh thành tại  Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, thành phố Đà Nẵng. Hình ảnh đẹp của Bồ-tát Quán Thế Âm có thể tìm thấy ngay trong cuộc sống này, được ví như mẹ hiền thương con vô bờ bến, nên Bồ-tát thị hiện là người nữ để dễ gần gũi và giáo hóa chúng sinh.

Chúng ta hãy để cho người khác trút hết nỗi niềm tâm sự và chính ta là người biết lắng nghe. Ta chỉ cần lắng nghe, một cách trân trọng và có hiểu biết, thì nỗi khổ niềm đau của người đó, sẽ được giảm thiểu một phần nào.

Quán Thế Âm có nghĩa là quán sát xem xét lắng nghe tiếng khổ của tha nhân để tùy duyên cứu độ. Ngài luôn quán chiếu cuộc đời bằng hạnh lắng nghe âm thanh theo nguyên lý, duyên khởi, vô ngã, vị tha, nhờ vậy biết cách giúp chúng ta vượt qua lo lắng sợ hãi, thoát khỏi sự ràng buộc của khổ đau.

Bồ-tát sẵn sàng chia sẻ nỗi khổ niềm đau, để làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh cho tất cả chúng sinh. Nhờ Bồ tát thấu rõ chân lý cuộc đời nên không thấy mình là kẻ ban ơn, người nhận thí và kẻ thọ ơn, nên bình đẳng kết nối yêu thương, mở rộng tấm lòng không phân biệt người thân hay kẻ thù.

Trong những đêm khuya thanh vắng, chúng ta hãy im lặng để lắng nghe đủ thứ mọi âm thanh được phát ra từ muôn loài vật.

Tiếng côn trùng rên rỉ, tiếng dế nỉ non, tiếng cóc, nhái, ễnh ương vang lên như một bài xướng ca để quyến rũ đồng loại của chúng. Tiếng mẹ ru con, tiếng thở than của những người nghèo khó, trong khi đó tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng hiền từ của ni cô đang quỳ tụng Kinh Bồ-tát Quán Thế Âm.

Trong không gian bao la của đêm tối không trăng lờ mờ, ít ra là trong những giây phút này. Lắng nghe là một sự cảm thông kỳ diệu nhất, giúp cho chúng ta biết cách làm chủ bản thân mà không đánh mất chính mình.

Như trong kinh Lăng Nghiêm Phật bảo ngài A Nan đánh tiếng chuông, rồi hỏi ngài A Nan có nghe không? Ngài A Nan trả lời có. Đợi khi tiếng chuông im bặt một hồi lâu. Phật hỏi lại ông có nghe không? Ngài A Nan trả lời là không nghe, bị Phật quở tại sao ông quên mình theo vật. Phật nói tiếp, khi có tiếng là nghe có tiếng, khi không tiếng là nghe không tiếng.

Tánh nghe luôn thường hằng nên cái gì biết có tiếng, không tiếng vậy mà chúng ta không chịu thừa nhận nên luôn sống trong đau khổ lầm mê. Qua câu chuyện Phật dạy trong Lăng Nghiêm cho Ngài A Nan tu theo cách hành thẳng nơi tâm không thông qua phương tiện từ thấp đến cao.

Người tu theo hạnh lắng nghe, phải phát nguyện lớn, trên cầu thành Phật dưới cứu độ chúng sinh. Nguyện ở đây có nghĩa là chí nguyện độ sinh, cứu vớt chúng sinh tai qua nạn khỏi, vượt thoát khổ đau và luôn đem niềm vui đến với tất cả muôn loài.

Bồ-tát sau khi thành tựu đạo quả, nguyện dấn thân đi vào đời để làm lợi ích chúng sinh, cùng đồng hành, cùng làm việc, cùng đóng góp, cùng gánh vác, cùng sẻ chia, cùng chia vui và cùng sớt khổ bình đẳng, với tất cả chúng sinh.

Tu và học theo hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm như nhịp cầu nối kết yêu thương, sẻ chia cuộc sống, luôn giúp mọi người sống gần gũi gắn bó với nhau, bằng sự thương yêuhiểu biết, dấn thân và phục vụ, bao dungđộ lượng, cảm thôngtha thứ, sẻ chia và giúp đỡ, nhưng không thấy ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi.

Mỗi hành giả tu theo hạnh nguyện lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm cần phải thể nghiệm sâu sắc lời dạy trên để được giác ngộ, giải thoátcứu độ tất cả chúng sinh.
Tạo bài viết
18/03/2017(Xem: 11371)
08/03/2019(Xem: 31203)
21/03/2014(Xem: 25845)
30/05/2014(Xem: 23805)
02/12/2018(Xem: 16133)
26/08/2016(Xem: 13517)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: