TỪ BỎQUYỀN LỰC ĐỂ SỐNG ĐỜI GIẢI THOÁT Thích Đạt MaPhổ Giác
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏquyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo. Sau thời gianáp dụnglời Phật dạy, ngài cố gắng, siêng năng tinh cầntu tập miên mật không một phút giây lơ là. Một hôm, ngài ngồi dưới gốc câyvô ưuThiền quántinh chuyên nên thấy rõ nhân duyên thật giả trong cuộc đời, do đó phát sinh định tỉnh và hỷ lạc, cảm nhận được phút giây bình yên nhất trong đời từ trước đến nay. Ngài hoan hỷ thốt lên, “ôi, thật hạnh phúc thay! Ôi, thật hạnh phúc thay!” Các vị Tỳ kheo đang tu tập gần bên tưởng thầy than phiềnđời sốngxuất gia quá cơ cực, bần hàn; ai cũng nghĩ chắc thầy đã quen đời sốngxa hoa vương giả ngoài đời, bất đắc dĩ mới phải xuất gia nên không kham nổi cuộc sống nhà Thiền muốn ít, biết đủ.
Phật biết được sự tu hành thăng tiến của người đệ tử khi đã thật sự cảm nhận niềm vui Pháp lạc từ sự buông xả các quyền lực và lợi dưỡngthế gian, nên mới thốt lên những lời mầu nhiệm như thế. Để động viên và sách tấn quý thầy tu học, Phật cho mời tất cả bốn chúng lại để kiểm nghiệm sự thật về vị đệ tử từng có quyền cao chức trọng, nay đã khép mình vào chốn Thiền môn. Phật hỏi, “này đệ tử, có phải tối hôm qua con thốt lên câu “hạnh phúc quá!” phải không? Vậy con có thật sự được hạnh phúc hay không? Con hãy trình bày cho tất cả đại chúng được biết rõ ràng.” “Quả thật, con rất hạnh phúc; cảm xúc này chưa từng có được từ trước đến nay thưa đức Thế tôn. Khi chưa xuất giatu học, con là vị quan tổng trấn tối ngày bận rộn lo toan với đủ thứ công việc. Tuy con sống trong giàu sang, phú quý và quyền lực nhưng con chưa có một ngày an lạc, hạnh phúc thật sự; vì phải bất an, lo lắng, sợ hãi đủ điều; nào là sợ giặc bên ngoài xâm lăng nên lúc nào binh lính cũng tập dợt phòng thủ để sẳn sàng ứng chiến dẹp loạn; rồi nỗi sợ hãi những người giúp việc cho mình toan tính, manh nha lật đổ nên cuộc sống của con không có một ngày bình yên thật sự tuy được sống trong giàu sang, uy quyền và thế lực. Ngày nay, được tắm mình trong giáo Pháp của Thế Tôn, được sự chỉ dạy tận tình của Người, con như kẻ lầm đường lạc lối bị bóng tối vô minh che phủ nay nhờ ánh sáng giác ngộ mà vượt quamê lầm từ muôn kiếp. Hôm qua, trong lúc tọa Thiền, con cảm nhận được phúc lạcbình an nhất trong cuộc đời nên mới thốt lên những lời như thế làm tác động và ảnh hưởng đến sự tu học của đại chúng, xin Thế tôn cho con được thành tâmsám hối.” “Không, con không có lỗi lầm gì cả. Con ngườisở dĩđau khổ và làm tổn hại cho nhau chỉ vì tham muốnquá đáng, cái gì cũng muốn tóm thâu về cho mình nên khi có quyền hành và thế lực trong tay thì tìm cáchbóc lột và vơ vét. Quyền lực lúc nào cũng đi kèm với quyền lợi và sắc đẹp; chính vì thế mà không biết bao người đã tàn nhẫn giết hại lẫn nhau để bảo vệquyền lực, khi được thì sợ người tranh giành nên tìm cách hạ bệ người khác, dẫn đến oan gia trái chủ, ân oánhận thù nhiều đời không có ngày thôi dứt”.
Vị quan tổng trấn đã từng nắm giữ quyền hành gần hai chục năm, tuy đang sống trong giàu sangdanh vọng nhưng thực ra chưa có một ngày sống bình an thật sự, lúc nào cũng sống trong lo âu, sợ hãi. Nhân duyênxuất gia của ông vì nể lòng người bạn, không phải vì mục đíchgiác ngộ và giải thoát; nhưng nhờ sống gần gũi chư vị Thánh tăng, nương theo lời dạy của Phật nên ngài đã cố gắngtinh cầntu tập, do đó cảm nhận được sự an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ, chẳng phải tìm kiếm đâu xa. Đây mới thật sự là một thứ quyền lực đích thực mà không ai có thể cướp được vì xuất phát từ nội tâmthanh tịnh, trong sáng mà ra. Người đời vì không biết nên cứ mải mê chạy theotranh giành, triệt buộc lẫn nhau để được một thứ quyền lực tạm bợ bằng xương máu và nước mắt của nhiều người; cuối cùng chuốc họa vào thân, đến khi chết ra đi chỉ với hai bàn tay trắng và chỉ mang theo vạn khối sầu do nghiệp xấu chiêu cảm.
Nhiều người lầm tưởng rằng có tiền tài, danh vọng, địa vị là hạnh phúc nên khi có quyền hành tìm cáchvơ vét, thu gom về cho mình; do đó càng thêm gây thù, chuốc oán, mang đau thương, mất mát đến cho nhiều người thì làm sao có được hạnh phúc thật sự. Hạnh phúc theo cách nhìn của người con Phật là tâm không dính mắc vào sự thành bại, nên hư, được mất của thế gian. Khi được giàu sangdanh vọng, quyền cao chức trọng cũng không tự mãn, kiêu ngạo; hoặc khi nghèo khó, thiếu thốn vẫn không buồn lòng vì biết tất cả đều là nhân duyênvô thường. Khi có phước báo đầy đủ thì có thể muốn gì được nấy nên người con Phật phải chú trọng việc gieo trồng phước đức và siêng tu trí huệ nhờ sự quán chiếu nghiên cứutìm tòi. Người tu có phước mà không có trí tuệ thì đời sống vật chấtsung túc, đầy đủ nhưng vẫn còn bị tham lam, sân giận, si mêchi phối, do đó khó vượt qua biển khổ sông mê. Ngược lại, người có trí huệ mà không gieo bòn phước đức thì chẳng giúp ích gì cho nhân loại, chỉ được thảnh thơi, an lạc cho riêng mình; như có vị tu sĩ thời Phật còn tại thế do siêng tu trí tuệ nên đã chứng quảA La Hán; tuy nhiên, vì không đóng góp, giúp ích gì cho ai nên từ khi mở mắtchào đờicho đến khi viên tịch đều phải chịu thiếu thốn, đói khát. Người con Phật phải biết quân bìnhphước huệ song tu, vừa có phước, vừa có trí tuệ thì không bị luyến ái, khổ đau ràng buộc; lúc sống thì dấn thân, phục vụ, đóng góp vì tất cả chúng sinh, lấy niềm vui nhân loại làm niềm vui chính mình, đến khi hết duyên đời thì tự tại ra đi không một chút luyến tiếc.
Cuộc đời này ai cũng có những ước mơ đáng quý và trân trọng, nhưng vì không có hiểu biết chân chánh nên dễ rơi vào chỗ si mê, tối tăm, mờ mịt. Vì thấy biết sai lầm nên cứ tưởng có quyền cao chức trọng là đem lại hạnh phúc, không ngờ rằng thuyền to thì sóng lớn, như người nằm trên chảo dầu đang sôi sùng sục mà không biết. Thế gian này sẽ không có hạnh phúc thật sự nếu chúng ta sống mà không có niềm tinchân chính, không biết áp dụngnhân quảtrong đời sống hằng ngày. Chúng ta cũng phải tự tin chính mình có khả năng làm được những đều thiện lành tốt đẹp, để giúp ích cho nhân loạivượt quacạm bẫycuộc đời.
Con người thường khổ đau, phiền muộn vì quá đam mê, tham đắm quyền lực, khi được thì càng thêm tham, không được thì oán hận, thù hằn; do đó tạo ra mâu thuẫnđối kháng trong cuộc đời, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết hại lẫn nhau tranh danh đoạt lợi trên sự khổ đau của nhiều người. Vì lòng tham muốn của con ngườivô cùngvô tận nên mấy ai được như ýtrọn vẹn, chính vì thế dễ dẫn đến thất vọng, buồn chán, mệt mỏi và tuyệt vọng.
Một thương giagiàu sang phú quý đang sống hạnh phúc bên mái ấm gia đình với nhà cao cửa rộng, bỗng nhiên tai họa bắt đầu ập đến. Cô vợ trẻ âm thầm lặng lẽ ra đi không một lời từ giã và ôm trọn số tiền dành dụm của hai người. Công việc làm ăn đang thuận buồm xuôi giócuối cùng bị phá sản do nợ nầnchồng chất không có khả năng chi trả nên đành phải chịu ngồi tù; sự nghiệp thế gian bao nhiêu năm tháng dành dụm, chắt chiu bây giờ tan thành mây khói; đang sống hạnh phúc với vợ đẹp con ngoan, quyền cao chức trọng, vậy mà giờ đây chẳng còn gì trong tay, tất cả đều đội nón ra đi.
Tuy nhiên, vị thương gia này từ khi ở tù cho đến nay vẫn luôn cảm thấyan lạc, hạnh phúc như chưa từng có bao giờ, điều này làm vị cai tù rất đỗingạc nhiên. Ai ở tù cũng cảm thấy khổ đau tràn trề trong uất hận, riêng vị thương gia này có sự thay đổi hết sức kỳ lạ, chẳng ai ngờ ông ta lại được hạnh phúc như thế. Xưa kia, khi còn ở ngoài đời, ông rất nổi tiếngkeo kiệt, bỏn sẻn, vẻ mặt lúc nào cũng lắm le lắm lét như sợ người khác lấy của. Ấy thế mà khi bị ngồi tù, ông ta lại vui vẻ hẳn lên. Mọi ngườingạc nhiên hỏi ông, “bộ ông điên rồi sao?” Vị thương gia bình thản nói tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra, “thưa tất cả mọi người, tôi có điên khùng gì đâu, hiện giờ tôi đâu còn cái gì để mất”.
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không biết bao nhiêu cho đủ, chính vì lòng tham lamích kỷ đó là nguyên nhân sinh ra nhiều đau khổ, khi tham được thì càng tham thêm, khi tham không được thì sinh ra phiền muộn, khổ đau. Nếu lòng tham có hình tướngcụ thể thì ta có thể buông bỏ một cách dễ dàng, đằng này lòng tham không có hình tướng nên khi đối diện với tiền tài, danh vọng, sắc đẹp và quyền lợi nó mới lộ rõ chân tướng khiến ta phải dính mắc chạy theo và bám víu vào chúng nên khổ đau bắt đầu có mặt.
Này các bạn, không gì không thể làm được, chỉ sợ chúng ta thất chí, nản lòng. Hạnh phúc hay khổ đau đều do chính mình tạo lấy. Chính mình là thượng đếtối cao của bao điều họa phúc. Ai biết nắm lấy cơ hội tốt thì ngay bây giờ hãy vươn lên làm mới lại cuộc đời, làm mới lại chính mình. Thật ra, trong cuộc đời này mỗi người đều có phong cách sống khác nhau, không ai giống ai, lối sống đó luôn ảnh hưởng đến cách làm việc và tính tình của họ ngay hiện tại. Có người thích sống trong quyền uythế lực, nhà cao cửa rộng, giàu sang phú quý, vợ đẹp con ngoan. Họ thích quyền hành, thích ăn trên ngồi trước, thích mọi người phải tôn kính phục tùng. Chính vì vậy, họ hiên ngangtìm cáchvơ vét thật nhiều của cải về cho mình, luôn sống trong tham lam, ích kỷ, hẹp hòi, do đó làm tổn hại cho nhiều người.
Phật dạy: tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này luôn vô thườngbiến đổi nên cuộc sống lúc nào cũng bất như ý nhiều hơn toại nguyện; vì vậy, càng tham muốn nhiều thì càng khổ đau nhiều. Từ sự chấp ngã cho mình là tôi, là ta nên sinh ra vọng tưởngđiên đảo làm những điều xấu ác, đến khi hội đủ nhân duyên thì nhận lãnh quả xấu chịu nhiều đau khổ. Vì tham cầu, đam mê đắm say hưởng thụ cho riêng mình nên con người càng đánh mất giá trịtình thương chân thật; nhưng cũng có người suốt cả đời chỉ thích sống đơn giản, không màng đến danh vọng, địa vị dù họ có rất nhiều tiền bạc của cải. Họ không thích phô trương thân thế, không lãng phíxa hoa, biết sống hài hòa vừa đủ và luôn tạo điều kiện giúp đỡ mọi người; rồi có người thích sống “an phận thủ thường”, không hề có tham vọng cao xa, chỉ sống cho riêng mình nhiều hơn, mặc cho thế sự có đổi thay họ cũng chẳng màng đến. Riêng người con Phật ngoài việc trau dồi giới đức, hoàn thiện chính mình, lo tròn bổn phận đối với gia đình và xã hội, còn phải có trách nhiệmhộ trì Tam bảo để làm niềm tinvững chắc cho hàng hậu học mai sau. Vị thương gia là một Phật tửthuần thành và có thời gianquán chiếu, tu tập nên trước sự sụp đổ về công danhsự nghiệp, gia đình ly tán và chịu cảnh tù đày mà vẫn không bị phiền muộn, khổ đau chi phối. Cuộc đời vốn dĩ như vậy. Nên hư, thành bại là lẽ thường tình trong cuộc sống. Ai biết tích lũyphước đức, trau dồi nhân cách sống thì khi gặp phải sự mất mát đau thương họ vẫn an nhiên, bình thản vì biết rằng mọi thứ đều vô thường.
Cuộc sống, khi thành côngchúng tavui sướng, hãnh diện tự hào nghĩ mình là người tài giỏi; khi thất bại đến thì ta phiền muộn khổ đau, đổ thừa tại-bị-thì-là hoặc đổ thừa cho số phận, định mệnh hay ngẫu nhiên. Thật ra, trong cuộc đời này mỗi thứ đều có nhân duyênvới nhau, thân tâm và thế giới luôn biến chuyển, đổi thay theo từng thời gian. Đó là mối tương quan chằng chịt trùng trùngduyên khởi. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Do đó, tất cả những vui buồn, được mất, hơn thua, thành công hay thất bại… không phải do thượng đế hay đấng tối cao nào có quyền ban phước, giáng họa. Hiểu được sự thật như thế, người con Phật cần phải tin sâu nhân quả và tin tưởng chính mình để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
Cuộc đời là dòng biến thiêntrôi chảy nên lúc nào cũng sống động nhưng tâm ta vẫn an nhiên, bất động trước mọi chướng duyên nghịch cảnhcuộc đời. Muốn được như vậy không phải đơn giản và dễ dàng, chúng tacần phải có thời gianrèn luyện và tu tập kỹ năng sống. Khi việc tốt đến ta không tự mãn, coi thường; khi việc xấu đến ta không buồn phiền, than thân, trách phận. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhânsâu xa của nó. Chúng ta vì tham muốnquá đáng nên làm cho chính mình đánh mất hết lương tâm mà làm tổn hại cho người và vật.
Người Phật tửchân chính dù có thành công, nổi tiếng trên trường đời cũng không nên tự mãn, coi thườngnhân loại; đến khi bị thất bại cũng không quá buồn khổ hay lo lắngsợ hãi như trường hợp của người thương gia trên. Theo tuệ giác của Thế Tôn, sở dĩcon người bị đau khổtriền miên là do không biết bằng lòng với hiện tại. Chính lối sống buông thả chạy theodục vọng là nguyên nhân dẫn đến bất hạnh cho đời này và đời sau. Người Phật tửchân chính khi bị mất mát đau thương trên trường đờidanh lợi nhưng vẫn an nhiênbình tĩnh, vì biết rằng tất cả đều do nhân quả tốt xấu chiêu cảm mà ra nên không bị khổ đau chi phối. Đó là điểm đặc biệt của người Phật tử chân chánh biết cách tu hành theo lời Phật dạy.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này.
"Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine.
"Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.