Thư Viện Hoa Sen

Giá trị thực tiễn của Đạo Phật

05/11/20154:04 CH(Xem: 15387)
Giá trị thực tiễn của Đạo Phật

GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐẠO PHẬT
Giác Minh Luật

 

hoa_sen_hai_mau_2con người ta đã quá ngán ngẫm và từ bỏ trước những sự hứa hẹn đầy thần quyền, phán quyết của một quyền năng siêu phàm đầy mơ hồ và thiếu khoa học để trở về những đạo đức tâm linh được xác chứng và thực nghiệm ngay cuộc sống hiện tại trước sự nổ lực tự thân mà đạt được.

Nhưng giữa các dòng truyền thừa của các truyền thống, pháp môn,…ngày nay. Đôi lúc chúng ta lại đi tìm lại một đấng quyền năng của đạo Phật, người có thể đưa ta về “cõi nước” của người để hưởng thụ những nhu cầu vật chất mang đầy hứa hẹn về một thế giới đầy ảo mộng và cao xa.

Đạo Phật từ chối lòng tin nếu không đặt cơ sở trên trí tuệ. Và trí tuệ là nền tảng cao nhất của đạo Phật dựa trên sự chứng nghiệm thực sự, và nổ lực bản thân, chứ không phải mong ước, hứa hẹn và thiết tha thì có được.

Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…và vô số chân lýĐức Phật đã tuyên thuyếtdày công truyền dạy hầu hết 45 năm trong cuộc đời hoằng pháp của ngài.

Vậy mà, vô tình hay cố ý. Chúng ta lại lãng quên giá trị thực của đạo Phậtgiáo lý thực tiễn, ứng dụng giữa đời thường để xây dựng đời sống hạnh phúc, tích cựcđối trị mọi nỗi khổ niềm đau ngay thực tại, chứ không phải một niềm tin “mơ hồ” và “truyền thống” để chạy đi tìm và hứa hẹn theo đuổi những gì mà người phương tây đã ngán ngẫm và bỏ lại sau lưng trước những quyền năng đầy xa vời để tìm lại những gì thực tiễn nhất mà đạo Phật đã mang lại cho họ.

Đạo Phật ứng dụng sẽ dạy cho ta nổ lực tìm cầu giá trị tự thân và khám phá khả năng tâm linh của chính mình từ sự chứng nghiệm hạnh phúc của Thiền địnhđạo đức. Sẽ làm thay đổi một con người từ tiêu cực, chán đời, vô dụng thành một người tích cực, yêu đời và hữu ích,…chứ không thể từ một người tích cực thành một người tiêu cực, chán đời và tìm cầu về một thế giới mơ hồ đầy hứa hẹn. Đó được coi là một đạo Phật tín ngưỡng của đại đa số người dân (châu Á) và nó sẽ mang lại những nhu cầu thỏa lấp sự mong ước tức thời của con người chứ không phải là một đạo Phật ứng dụng thật sự mà Đức Phật đã dày công xây dựng nhằm chuyển hóa tự thân và tìm lại sự an vui ngay thực tại.

Và đó mới chính là đạo Phật thật sự của chúng ta, chứ không phải một đạo Phật đầy tín ngưỡng, hứa hẹn và mơ hồ.

Giác Minh Luật




Tạo bài viết
23/09/2013(Xem: 18773)
07/10/2018(Xem: 11563)
30/08/2018(Xem: 21194)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.