Làm việc không phải chỉ để kiếm tiền

21/01/20164:52 CH(Xem: 10510)
Làm việc không phải chỉ để kiếm tiền
LÀM VIỆC KHÔNG PHẢI CHỈ ĐỂ KIẾM TIỀN
HT. Thích Thánh Nghiêm
(Trích từ sách: Tu Trong Công Việc)


tu-trong-cong-viec-biaQuan niệm về đạo đức nghề nghiệp lành mạnh mà người hiện đại cần phải có là gì? Có một số thanh niên coi sự nghiệp như phương tiên mưu sinh. Do ảnh hưởng quan niệm đó nên khi có công việc thu nhập thêm bên ngoài, một số người sẽ nghĩ rằng” Dù sao thì bây giờ mình cơm cũng đủ ăn, quần áo cũng đủ mặc rồi , nhà ở cũng đã có rồi. chẳng qua là mình ăn ít hơn người khác, mặc ít hơn người khác một chút, sống ở nơi không tiện nghi như người khác, mình cũng không hi vọng đời minh sẽ phát tài, vậy thì nghỉ ngơi cho xong.” Vì vậy, yêu cầu họ làm thêm để tăng thu nhập họ cũng không muốn nhưng bớt việc đi họ lại bằng lòng vì nếu có cơ hội để nghỉ ngơi họ sẽ không bỏ qua.

Ngoài ra, một số người bắt đầu đi làm khi còn rất trẻ, làm được khoảng 20 đến 25 năm tức khi tuổi đời khoảng 40 tuổi đã nghỉ hưu. Sau khi nhận được lương hưu, sống cuộc sống của người về hưu, bắt đầu dưỡng lão về già. Bởi vì họ đã rất hài lòng với mình, cảm thấy tiền mình kiếm được như vậy là đủ rồi, cuộc sống như vậy là được rồi, không cần kiếm thêm nhiều tiền làm gì nữa ! Đối với họ, công việc chỉ là phương tiện mưu sinh , nếu không thể phát tài được thì cũng không thể thăng tiến nên về hưu sớm là một việc tốt. Những người có cách nghĩ như thế không phải là quan niệm lành mạnh về công việc.

Đối với những người theo Phật, công việc đơn giản là kiếm tiền mưu sinh, cũng không phải là mưu cầu danh lợi hay hi vọng nhận được sự ca ngợi, trọng vọng của người khác mà bạn thân công việc chính là trách nhiệmquyền lợi đối với đời sống đồng thời đó còn là ý nghĩa , giá trị nội tại cuộc sống. Chỉ cần một ngày còn sống thì cần phải làm việc, nếu không, con người sống trên đời này cũng giống như con sâu róm , không giống với con người. Sự sống của mỗi người đều có ý nghĩa đặc biệt đó chính là tinh thần nỗ lực, cống hiến cho người khác. Tôi luôn luôn khuyến khích, ủng hộ các cư sĩ tại gia, nếu đời sống vật chất khá giả, cần biết tận dụng thời gian nhàn rỗi để cống hiến sức mình vào sự nghiệp từ thiện, công việc phúc lợi xã hội. Người cống hiến sức lựcthời gian của mình cho xã hội nhất định sẽ có được sự khỏe mạnh về tâm lý sức khỏe. Bởi họ làm những công việc công ích không phải vì mong cầu tư lợiđơn thuần là để cống hiến. Bạn thử nghĩ xem, những người nhờ làm nhiều điều thiện nên thường gặp thuận lợi, luôn nhận được sự giúp đỡ của mọi người !

Những người đang cố gắngvị trí công việc mà mình đảm nhiệm cũng cần xây dựng cho mình quan điểm này, cho dù có cơ hội để thăng tiến hay không, tiền lương có được tăng, điều chỉnh thêm hay không, nếu để có một trái tim lành mạnh, để phục vụ cho xã hội hơn nữa thì chúng ta nên cống hiến sức lực vào sự tận tâm của mình. Cống hiến không phải dựa vào tiền lượng ít hay nhiều để so sánh, tiền lương chỉ là một khoản tiền thù lao trong công việc mà người khác muốn mượn nó để thể hiện sự biết ơn của họ đối với chúng ta mà thôi. Giá trị công việc tuyệt đối không thể dựa vào số tiền làm được trong một giờ để cân đo đong đếm.

Mục đích làm việc là cống hiến , phục vụ. Nếu bạn theo đuổi bất kì công việc nào trên tinh thần này thì nhất định có thể yên tâm để đầu tư, đầu tư bằng hết sức lực của mình, sẽ làm thấy vui vẻ và làm tốt tất cả công việc khi đến tay mình

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24156)
30/05/2014(Xem: 21945)
02/12/2018(Xem: 14602)
26/08/2016(Xem: 12011)
26/08/2013(Xem: 41690)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.