Cha mẹ nên dạy dỗ con cái những gì?

01/06/20164:07 SA(Xem: 17997)
Cha mẹ nên dạy dỗ con cái những gì?

CHA MẸ NÊN DẠY DỖ CON CÁI NHỮNG GÌ?
La Sơn Phúc Cường trích dịch

 

Joyful-Parents-Successful-ChildrenTrọng trách nuôi dưỡng, hướng dẫn và chăm lo cho con trẻ của các bậc làm cha làm mẹ là  vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹPhật tử còn có một trọng trách đặc biệt hơn nữa, đảm bảo rằng con trẻ không chỉ được nhận một nền giáo dục thế tục tốt đẹp, mà còn cần được giáo dục để trở thành những con người có trái tim thiện lành. Lama Zopa đã có những lời khuyên hữu ích và nhấn mạnh tới trách nhiệm của các bậc cha mẹPhật tử phải giáo dục con cái mình những phẩm chất và hành vi thiện lành khi chúng vẫn còn nhỏ. Cha mẹ cũng nên là tấm gương tốtthực hành các đức hạnh mà ngài phác họacần thiết để đạt được cả hạnh phúc hiện tại và dài lâu.

Nuôi dưỡng con cái bằng Bồ đề tâm

Theo quan điểm của Phật giáo, các bậc cha mẹ và tất cả tất cả chúng sinh, vô lượng chúng sinh, từ loài quỷ đói, động vật, loài người, bán thiên, thiên và các chúng sinh đang trong trạng thái trung gian, tất cả đều thuộc một đại gia đình. Điều này là bởi vì mọi loài trong đó đã từng là mẹ của chúng ta không chỉ trong một đờivô lượng đời từ vô thủy tới nay.

Tất cả chúng sinh đều đã vô số lần mang lại cho chúng ta một thân, không chỉ là một thân người mà còn rất nhiều thân của nhiều loài khác nhau. Mỗi lần chúng ta được sinh ra từ bào thai hay từ quả trứng, cha mẹ đã mang lại cho chúng ta một thân. Chỉ cần suy xét vô số lần được sinh ra làm thân người, tất cả mọi chúng sinh đã sinh ra chúng ta vô số lần. Khi là người mẹ của chúng ta trong hình tướng loài người, họ đã rất từ ái với chúng ta: bảo vệ cuộc đời của chúng ta khỏi những hiểm nguy trong đời sống thường nhật; dạy dỗ chúng ta nghề nghiệp, tri thức của thế giới; phải trải quả những cực nhọc với mong muốn cho chúng ta được hạnh phúc; và tạo ra một số lượng lớn những nghiệp bất thiện chỉ với mong muốn chúng ta được hạnh phúc. Tất cả chúng sinh, tất cả mọi chúng sinhđịa ngục, ma đói, tất cả động vật, con người, các loài thiên và bán thiên, đều đã từng làm điều này cho chúng ta. Tương tự, khi mỗi người phải sinh ra trong thân một loài động vật, người mẹ của họ đã rất từ ái, ví như loài chim, ngày qua ngày, chim mẹ đã đi tìm thức ăn, giết hại nhiều côn trùng và các loài sâu để cho con ăn. Thực sự không thể tin được những người mẹ này đã từng bảo vệ con của mình như thế nào, trải qua nhiều vất vả và phải tạo ra nhiều ác nghiệphạnh phúc của con mình. Chúng ta có thể bắt đầu tưởng tượng ra được lòng tốt của vô lượng chúng sinh trên thế giới này không?

Nhưng thật không may, hầu hết tất cả mỗi hành động của các bậc cha mẹ đều dễ dàng trở thành bất thiện bởi vì được thực hiện bởi tâm bám chấp và luyến ái. Để tránh xảy ra điều này, cách tốt nhất khi nuôi dạy con cái mình là hãy nhớ nghĩ về chúng đơn giản là một chúng sinh hơn là quan niệm: “đây là đứa con duy nhất của tôi, là đối tượng duy nhất tôi cần chăm sóc, giáo dưỡng.”

Ví như, khi chúng ta phát khởi tâm Bồ đề vì lợi ích của tất cả chúng sinh ở phần đầu của mỗi nghi thức thực hành, như khi tụng đọc một lời cầu nguyện, thực hành một thời khóa nhập thất hay thậm chí chỉ là trì tụng một câu chân ngôn, chúng ta làm với mục đích vì lợi ích của tất cả chúng sinh, vô lượng chúng sinhđịa ngục, quỷ  đói, động vật, loài người, bán thiên và thiên và các chúng sinh đang ở trạng thái trung gian. Bởi vì con trẻ của chúng ta cũng đều là chúng sinh, chúng ta từng nhận tất thảy những hạnh phúc trong suốt vô số đời từ chính con trẻ của mình. Chúng ta cũng nhận được hạnh phúc hiện thời và những hạnh phúc của các đời tương lai từ chúng. Thêm nữa, chúng ta nhận được sự giải thoát khỏi luân hồi từ chúng và cũng sẽ nhận được sự chứng ngộ trên toàn bộ con đường tiến tới giác ngộ từ chúng. Nhận ra và thấu hiểu được điều này, các bậc cha mẹ sẽ thấy rằng con cái của mình là những người đáng trân quý và thân thương nhất trong cuộc đời của mình.

Khi bắt đầu một pháp thực hành với động cơ Bồ đề tâm, tư tưởng đạt tới giác ngộ vì lợi ích của tất thảy chúng sinh, hãy nhớ nghĩ rằng con trẻ của mình là một trong những chúng sinhthực hành với sự tỉnh thức về tư tưởng này. Tương tự, khi kết thúc nghi thức thực hành với sự hồi hướng giác ngộ vì lợi ích của tất thảy chúng sinh, hãy nhớ nghĩ rằng con trẻ của mình là một trong số các hữu tình này.

ngay quoc te thieu nhiTất nhiên, tất cả các chúng sinh khác đều hoàn toàn giống như con trẻ của chúng ta, họ rất đáng trân quý và từ ái, nhưng bởi vì chúng ta, với tư cáchcha mẹ, có sự kết nối nghiệp đặc biệt với con cái mình và chịu trách nhiệm cho các chúng sinh cụ thể đó, cho nên các bậc cha mẹ có sự chăm sóc đặc biệt tới chúng.

Với việc nhớ nghĩ theo cách thức này, quý vị sẽ có một thái độ hoàn toàn khác tới con trẻ; sẽ không có một tư tưởng tiêu cực dù là nhỏ bé nhất bị chi phối bởi tám động cơ thế tục, mà thay vào đó quý vị sẽ chăm sóc chúng với động cơ tích cực mong muốn mang lại niềm an vui cho một chúng hữu tình cụ thể.

Mặt khác, nếu các bậc cha mẹ chịu ảnh hưởng của tám động cơ thế tục, khi con trẻ làm điều gì hài lòng họ, một điều gì họ ưa thích, họ sẽ rất hạnh phúc chăm sóc chúng. Tuy nhiên, khi chúng làm điều gì khác với ý thích của họ, một điều gì làm họ thất vọng hay sân giận, họ sẽ hoàn toàn phiền não với chúng. Điều này làm thay đổi thái độ của họ với chúng bởi vì họ bám chấp vào hạnh phúc của bản thân và muốn tránh rắc rối, khổ đau. Với Bồ đề tâm, các bậc cha mẹ sẽ thấy con trẻ của mình là người đáng trân quý nhất và thân thương nhất trong cuộc đời. Nếu giữ thái độ này, các bậc cha mẹ sẽ chăm sóc chúng với một tâm thức tích cực, lành mạnh hơn là một tâm thức đầy xúc cảm, tiêu cực và một sự đớn đau của bám chấp, luyến ái.

Là bậc cha mẹ, quý vị có thể tự mang lại bình an cho mình với tư tưởng: “Thật là tuyệt vời, cuộc đời của tôi có thể lợi lạc cho một chúng sinh này. Thật là tuyệt vời, tôi có thể chăm sóc cho một chúng sinh này. Thật là tuyệt vời tôi có thể hữu ích khi chăm sóc và mang lại hạnh phúc cho chúng sinh này.”

Đặc biệt khi cha mẹ gặp phải khó khăn khi con trẻ không chịu lắng nghe, khi cha mẹ không thể kiểm soát được chúng nữa và khi cha mẹ cảm thấy thất vọng đối với chúng, sẽ là tuyệt vời nếu biết hoan hỷ theo cách này. Với một mong muốn chân thành muốn giúp đỡ con trẻ, cha mẹ không phải phiền rầu và mệt mỏi với mong muốn từ bỏ chúng. Được thúc đẩy bởi Bồ đề tâm, cha mẹ sẽ có thể hoan hỷ khi có cơ hội được giúp đỡ chúng.

Tương tự như vậy, khi phải đảm nhận trọng trách chăm sóc con cái của người khác hay chăm sóc người già, các bậc cha mẹ vẫn có thể giữ dòng tâm này, “đây là người đáng trân quý và tốt đẹp nhất” mà tôi đang chăm sóc. Với động cơ Bồ đề tâm, tất cả mọi khó khăn họ trải qua và tất cả những phụng sự mà họ hướng tới cho người khác sẽ tịnh hóa những nghiệp xấu đã tích lũy thông qua vô số đời trong quá khứ. Bổn phận của họ sẽ trở thành một phương tiện để tích lũy công đức to lớn và một cơ hội để thực hành tất cả sáu Ba-la-mật: Bố thí, trì giới, kiên nhẫn, tinh tiến, thiền địnhtrí tuệ.

Ví như để thực hành trí tuệ, họ có thể suy nghĩ rằng bản thân mình, người đang chăm sóc, giáo dưỡng kẻ khác và đối tượng mà mình đang chăm sóc thực sự không tồn tại một cách cố hữu và thuần túy chỉ là sự định danh của dòng tâm thức. Được thúc đẩy bởi Bồ đề tâm, tất cả những gì các bậc cha mẹ làm để chăm sóc, giáo dưỡng mọi người đều trở thành nhân tiến tới giải thoát, giác ngộ.

Trong các kinh văn Phật giáo đã được nhắc rằng, thậm chí đức Phật Di Lặc phát tâm từ biBồ đề tâm sớm hơn đức Phật Thích Ca, nhưng đức Phật Thích Ca đã thành tựu giác ngộ trước bởi vì tâm từ bi của ngài mạnh mẽ hơn. Tâm từ bi của ngài mạnh mẽ hơn giúp ngài tích lũy được công đức rộng lớn và tịnh hóa được những nghiệp bất thiện to lớn đã tích lũy trong quá khứ. Lấy ví dụ như, trong một đời quá khứ, hai anh em hoàng tử là tiền thân của hai ngài đã gặp một gia đình của năm chú hổ đói, ngài Di Lặc đã không cúng dường thân mình cho chúng trong khi đức Phật Thích Ca lại cúng dường cả thân mình cho các chú hổ.

Nếu cha mẹ có thể khởi phát tâm từ bi mạnh mẽ với con trẻ của mình, và thay cho việc bị luyến ái vào chúng, họ sử dụng chúng để thực hành Pháp, con trẻ của họ sẽ mang lại cho họ công đức to lớn.

Cũng như vậy, nếu được thúc đẩy bởi động cơ Bồ đề tâm, khi các bậc cha mẹ có thể làm các công việc như chăm sóc con cái của người khác hay chăm sóc người già, họ sẽ nhận được công đức to lớn từ những người đó. Thậm chí nếu họ chỉ cần trông nom một con vẹt với động cơ này, họ cũng sẽ nhận được công đức to lớn từ chúng sinh đó. Khi ấy hãy phụng sư họ với việc nỗ lực giúp họ vượt thoát khổ đau và mang tới cho họ hạnh phúc. Đây là thái độ của một vị Bồ tát hướng tới tất thảy chúng hữu tình.

Thiết lập một mối quan hệ có ý nghĩa

Quý vị, với bổn phận là cha mẹ, cần phải học cách chăm sóc con cái một cách đúng đắn. Bởi vì quý vị đã giành nhiều năm tháng cuộc đời cùng con cái, điều quan trọng là giúp chúng tập trung vào thực hành giáo phápthiền định. Nói điều này, tôi không gợi ý rằng tất cả mọi người nên sinh con! Ý của tôi là nếu quý vị có gia đìnhquyết định sinh con, quý vị nên thực sự có một kế hoạch chu đáo để  bảo đảm mọi thứ trong khả năng của mình, giúp đời sống con trẻ có ý nghĩa nhất. Tất nhiên, chẳng có gì đảm bảo rằng mọi thứ sẽ có kết quả giống như mong muốn của quý vị; con trẻ của quý vị có biệt nghiệp của chúng. Nhưng cha mẹ có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn lên con trẻ. Thật không may mắn, hầu hết mọi người đều không chịu suy nghĩ kỹ càng về điều này và không lên kế hoạch cho việc họ sẽ phải làm gì với cuộc đời mới sau khi sinh con. Thay vào đó, họ có xu hướng nghĩ rằng có con là một niềm vui to lớn, không phải đối mặt với bất cứ vấn đề gì, giống như một giấc mơ tuyệt hảo trở thành hiện thực.

Giúp con trẻ nuôi dưỡng trái tim thiện lành

Giải quyết các vấn nạn của thế giới như bùng nổ dân số, thay đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính v.v…phụ thuộc chủ yếu vào giáo dục. Không chỉ người lớn phải được giáo dục để bảo vệgiải quyết các vấn đề này, mà sự chú ý đặc biệt cũng cần hướng tới con trẻ. Trọng tâm trong giáo dục con trẻ là bằng cách nào để trở thành một con người thiện lành. Chúng cần được học phát triển các giá trị như lòng nhân ái, tâm từtâm bi. Trẻ em là tương lai của thế giới. Hạnh phúc và hòa bình, sợ hãi và hiểm nguy của thế hệ tương lai ở mức độ nào sẽ phụ thuộc vào việc trẻ em được giáo dục ra sao.

Một thế giới bình an hơn phụ thuộc vào việc trẻ em có biết nuôi dưỡngthực hành một trái tim thiện lành, biết giúp đỡ và không làm tổn hại mọi người. Đây là điểm giáo dục quan trọng nhất mà cha mẹ có thể mang lại cho con trẻ và là đức tính đầu tiên cha mẹ cần dạy dỗ. Trước hết, mỗi bậc làm cha mẹ phải có một kế hoạch chu đáo để đảm bảo cho đời sống của con trẻ có lợi lạc cho bản thân và cho xã hội. Ví như, muốn bắt đầu kinh doanh, người ta phải lập kế hoạch để có lợi nhuận. Tương tự, trước khi để con trẻ bước ra thế giới bên ngoài, cha mẹ cần lập kế hoạch cẩn trọng bởi đời sống của một con người quan trọng hơn việc kinh doanh! Thái độcách cư xử của cha mẹ có thể tạo nên những ảnh hưởng lâu dài tới tính cáchhành vi của con trẻ. Hàng ngày, các bậc cha mẹ đang thực hành đạo Phật, họ cầu nguyện, trì tụng … vì lời ích của hết thảy hữu tình, các hữu tình trong địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, người, atula. Con trẻ cũng bao hàm trong đó nên cha mẹ cần phải suy nghĩ kỹ càng làm sao để giúp chúng có một đời sống có ý nghĩa nhất. Giữa vô số hữu tình, cha mẹ có một bổn phận đặc biệt với đời sống con cái của mình. Phải có kế hoạch để đảm bảo đời sống của chúng có ý nghĩa và không chịu khổ đau, ít nhất là cho bản thân chúng và rộng hơn là cho toàn bộ gia đình, xã hội, đất nước và toàn thế giới.

Tất nhiên không có gì đảm bảo con trẻ sẽ làm tất cả mọi thứ cha mẹ đã dạy bảo; chúng có nghiệp riêng của mình. Do sự chi phối của dòng nghiệp trong các đời quá khứ, đời sống của con trẻ có thể hoàn toàn khác với cách mà cha mẹ nuôi dưỡng chúng. Nhưng bởi những điều xảy ra với chúng cũng còn phụ thuộc vào các nhân và duyên khác nữa, cho nên cha mẹtrách nhiệm giáo dưỡng con cái một cách tối đa. Cha mẹ cần phải có một kế hoạch rõ ràng để giáo dưỡng con trẻ. Nếu không thể hướng cuộc đời chúng theo hướng tích cực, tương lai của chúng sẽ bất định và cơ hội giúp đỡ chúng sẽ bị lỡ. Mặc dù có thể nhiều điều tốt đẹp vẫn đến với chúng nhưng đời sống của chúng có thể tràn đầy những khổ đau và rắc rối. Một kế hoạch chu đáo xuất phát từ một động cơ tích cực, lành mạnh, nuôi dưỡng con cái cần phải dựa vào một trái tim thiện lành hơn là sự bám chấp và luyến ái.

Nếu cha mẹ có một trái tim thiện lành và một thái độ tích cực với đời sống, và nỗ lực làm những điều tốt đẹp để giúp đỡ mọi người trong đời sống, nó sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới con trẻ. Đó sẽ là một lợi ích to lớn cho chúng, con trẻ sẽ lớn lên với một tinh thần lành mạnh, một tâm thức tích cựcthanh tịnh. Với dòng tâm đó, chúng sẽ không làm những việc tổn hại bản thân, không làm tổn hại các chúng sinh khác: gia đình, hàng xóm và nhiều người khác. Không chỉ có vậy, tinh thần lành mạnh cũng giúp con trẻ có thể mang lại bình anhạnh phúc đến cho mọi người.

Con trẻ học hỏi từ cha mẹ, khi thấy cha mẹ mình đang nỗ lực làm lợi ích mọi người, chúng sẽ nhận được một thông điệp tích cực từ tấm gương của cha mẹ. Khi lũ trẻ lớn lên, rồi trở thành cha mẹ, chúng lại truyền trao những nền tảng giáo dục tương tự với việc sống một đời sống thiện lành và lợi lạc tha nhân. Chúng cũng sẽ là tấm gương cho con cái của mình. Cứ như vậy, cha mẹ có thể giúp truyền trao từ thế hệ này sang thế hệ khác tầm quan trọng của một trái tim thiện lành, một tâm thức thiện lành, biết không được làm tổn hại người và làm càng nhiều việc thiện càng tốt. Nếu cha mẹ có thể làm được như vậy thì kết quả sẽ không chỉ mang lại an lạc cho gia đình mình, mà còn mang lại hạnh phúcbình an tới cho chúng sinh trên thế giới này, đời này qua đời khác. Bởi vậy, trọng trách làm cha làm mẹ vô cùng quan trọng và to lớn.

Bảy nền tảng mang lại hạnh phúcbình an cho con trẻ

Bên cạnh một trái tim thiện lành, có bảy phẩm chất căn bản cần dạy dỗ con trẻ mà tôi thường gọi là “bảy nền tảng mang lại hạnh phúc và bình an”. Mục đích của những chỉ dẫn này giúp đảm bảo đời sống con người trở nên có ý nghĩatrở thành nguồn cội mang lại bình anhạnh phúc cho tha nhân.

Lòng từ: nền tảng đầu tiên mang lại hanh phúc và sự an lạclòng từ. Cha mẹ cần khuyến khích con cái thực hành lòng từ trong đời sống thường nhật, không chỉ với mọi người xung quanh mà rộng hơn cả đối với động vật, côn trùng và môi trường. Dạy cho chúng biết suy nghĩ về hạnh phúc của người khác và thực hành lòng từ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm, con trẻ sẽ có thể mang lại bình an đến cho mọi người. Cũng như thế, trong tim chúng sẽ luôn có sự bình an dù phải đối mặt với bất kỳ hoàn cảnh nào, thậm chí trong những lúc khó khăn. Bất kỳ khi nào, trong mọi lúc, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, chúng sẽ mang lại ai vui cho mọi người.

Khi chúng thấy những hành động tích cực, lợi ích của mình mang lại hạnh phúc cho người khác, chúng sẽ cảm thấy hạnh phúc ngay lúc này trong đời sống. Những hành động tốt lành chúng làm trong đời này còn ảnh hưởng lâu dài tới những đời sống tương lai. Với tất cả những hành động tích cực, chúng đang tạo ra nhân để những ước muốn hạnh phúcbình an được viên mãn.

Thậm chí chỉ một hành động nhân ái thôi cũng mang lại kết quả hạnh phúcbình an. Bởi vì hành động tốt hay xấu chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm hạnh phúc và khổ đau tương ứng. Một đặc tính của nghiệp là luôn rộng mở trong mọi lúc. Thậm chí chỉ một hành động nhỏ với một trái tim thiện thành, một sự quan tâm chân thành tới hạnh phúc của tha nhân, của chúng sinh khác cũng dẫn tới trải nghiệm hạnh phúc trong hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm ở các đời tương lai.

Ngược lại, nếu làm tổn hại người khác thậm chí chỉ một chút thôi, sẽ phải chịu những kết quả bất hạnh và khổ đau trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đời kế tiếp. Bởi vậy phẩm chất trước hết các bậc cha mẹ nên dạy dỗ con cái là lòng từ, lòng nhân ái. Lòng từ sẽ giúp con trẻ hạnh phúc, và cũng làm cho cha mẹ hạnh phúc, khi ấy, con trẻ sẽ mang lại hạnh phúc cho người khác.

Biết hoan hỷ: nền tảng thứ hai cho hạnh phúcan bình là dạy dỗ con cái biết hoan hỷ. Khi những điều tốt đẹp tới với người khác, ví như họ có một thân hình hấp dẫn, có những người bạn tốt, có nhà cao rộng, có ô tô sang trọng và nghề nghiệp thuận lợi hay công việc kinh doanh, nghề nghiệp tiến triển, điều quan trọng là dạy dỗ con trẻ đức tính biết vui trước sự thành công của họ. Thay vì cảm thấy ghanh tỵ, tức tối và mong muốn bằng mọi giá phải có được những thứ người khác đang sở hữu -  một trạng thái tâm bất an tạo ra những chướng ngại cho chính con trẻ- cha mẹ nên dạy cho con cái biết vui khi chứng kiến người khác đang hạnh phúc. Vui trước sự thành cônghạnh phúc của người khác, giống như một người mẹ vui khi chứng kiến đứa con thân yêu của mình đang trải qua những điều tuyệt vời, sẽ giúp tâm con trẻ an lạcbình an thực sự. Đó là một trạng thái tinh thần lành mạnhđời sống của chúng sẽ tràn đầy thăng tiến hơn là thất bại, và sự sầu khổ, chán nản, thất vọng sẽ không bao giờ có thể xâm lấn dòng tâm của con trẻ. Thực hành hạnh hoan hỷ, biết vui khi những điều tốt lành đến với mọi người, con cái của quý vị sẽ tạo ra những nghiệp tốt lành trong mọi lúc.

Cho dù chúng có chấp nhận sự vận hành của nghiệp hay không thì với việc hoan hỷ trước những điều tốt lành, chúng sẽ có được những tư tưởng thiện trong tâm. Khi ấy hạnh phúcthành công sẽ tới trong đời này và những đời kế tiếp. Trong hàng trăm và hàng ngàn đời, chúng sẽ trải nghiệm những kết quả tích cực của việc biết vui. Biết vui trước những điều thiện lành của mình và người là cách dễ dàng nhất để tích lũy công đức vô lượng.

Niềm hoan hỷ cũng có thể tới khi đang đi, đang ăn, thậm chí đang nằm.  Cha mẹ có thể dạy con trẻ biết hoan hỷ trong mọi nơi, mọi lúc. Với tâm an vui, chúng sẽ biết giao tiếp và có quan hệ tốt đẹp với mọi người. Khi ấy chúng sẽ có thể trợ giúp mọi người và mang lại lợi lạc cho họ. Hoan hỷ là một pháp thực hành toàn diện, giúp cho đời sốngý nghĩa. Đó cũng là một trong những phẩm chất tinh thần cao đẹp nhất và là liệu pháp giúp tâm hạnh phúc.

Với những lý do trên, điều rất quan trọng là dạy dỗ con trẻ biết vui trước những phẩm chất thiện lành, trước vận may và sự thành đạt của người khác.

Đức tính kiên nhẫn: nền tảng thứ ba mang lại hạnh phúc và bình mà cha mẹ cần dạy dỗ cho con trẻ là tính kiên nhẫn. Nếu con cái không còn bị bực tức, hờn giận chi phối, chúng sẽ không làm những việc tổn hại bản thân, tổn hại người khác, chúng sinh khác, bao gồm cả những loài động vật và môi trường xung quanh, bởi vậy chúng không làm những việc xấu ác. Còn nếu như con trẻ có khuynh hướng dễ sân giận, tâm chúng sẽ bất an, phiền muộn và tất nhiên sẽ làm mọi người xung quanh bị ảnh hưởng.

Học kiên nhẫn ngay lúc này cũng giúp con trẻ tránh sân giận với mọi người trong các đời tương lai. Nó sẽ để lại những dấu ấn nghiệp tích cực trong dòng tâm và sẽ giúp chúng có nhiều kiên nhẫn hơn, kết quả là chúng sẽ biết không được phép làm tổn hại người khác. Theo cách này, con trẻ sẽ biết mang lại bình anhạnh phúc tới thế giới hiện đời và cho các chúng sinh đời kế tiếp. Trong lịch sử thế giới, có rất nhiều minh chứng về những người có  địa vị cao, uy quyền đầy mình, nhưng họ không thực hành nhẫn nhục, họ tàn sát và giết hại, lấy đi mạng sống của hàng triệu người vô tội. Dạy dỗ con cái đức tính kiên nhẫn, đối với những người xung quanh mà trước hết là các thành viên trong gia đình của chính quý vị, sẽ không phải nhận sự tổn  hại từ chính chúng và thay vào đó sẽ nhận được sự bình an. Nếu như trong gia đình cứ sân giận nhau, bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng tiêu cực, con trẻ sẽ dễ làm tổn thương người khác, có thể bằng lời nói, chúng nói những lời khó nghe, hay có những hành động ngỗ nghịch…và như vậy mọi người xung quanh đương nhiên cũng sẽ có những phản ứng không vui vẻ trước những hành động của chúng. Với việc dạy dỗ cho con trẻ biết thực hành đức tính kiên nhẫn, tránh làm hại người khác và trên hết biết giúp đỡ người, chúng sẽ có được niềm an vui, có được những mối quan hệ hòa hợp và lâu bền. Vì tất cả những lý do trên, trước hết bản thân cha mẹ cũng cần phải nuôi dưỡng tính nhẫn nại và khi ấy mới có thể dạy dỗ con trẻ nuôi dưỡng đức tính cao đẹp này.

Biết tha thứ: cha mẹ cũng cần dạy con trẻ rằng, khi một ai làm tổn thương, không tôn trọng hay thậm chí lạm dụng mình, thì cách phản ứng tốt nhất là tha thứ. Tha thứ là một đức tính quan trọng, nó giúp rộng mở trái tim và tâm hồn cả người tha thứ và kẻ được tha thứ. Thay cho việc cứ khư khư ôm giữ lấy hận thù, nếu con trẻ có thể biết tha thứ cho người, chúng sẽ có bình an trong tâm và sẽ mang lại bình an trong tâm cho cả những người làm tổn thương chúng. Nếu không biết học tha thứ, ý nghĩa đời sống của chúng và mục đích sinh ra làm người, là để mang lại an vui cho bản thân, gia đìnhmọi người trên thế giới, sẽ thể không thể đạt được.

Cũng như vậy, nếu như không biết tha thứ, lũ trẻ sẽ tấn công trở lại những người vừa gây tổn thương, như thế không chỉ người làm tổn thương chúng cũng muốn tấn công trở lại, mà gia đìnhchúng bạn của họ nữa. Và như thế các nghiệp tiêu cực sẽ nhân lên nhiều lần, khổ đau sẽ tiếp tục mãi và không có điểm dừng. Nhưng với sự tha thứ cho người làm tổn hại mình, lũ trẻ biết không làm tổn hại người khác, chúng cũng không làm tổn hại bạn, những thành viên trong gia đình và bạn bè bạn nữa. Đức tính này giúp nhiều người được cứu thoát khỏi việc tiếp tục tạo ra những nghiệp bất thiện.

Biết nhận lỗi: Một nền tảng cha mẹ cần dạy dỗ con trẻ là tầm quan trọng của việc biết nhận lỗi khi làm điều gì tổn hại người khác, ví như nói xấu hay cãi cọ với mọi người. Nếu con cái biết thành thật nhận lỗi ngay lập tức trước những điều sai của bản thân, thì sẽ mang lại sự bình an trong tâm chúng và trong tâm của những người vừa bị làm tổn thương. Những người đó sẽ không giữ thái độ ác cảm với con cái của quý vị, cảm giác bực tức và khó chịu giữa đôi bên sẽ không còn. Khi biết chân thành nhận lỗi, con cái quý vị sẽ tiếp tục có được mối quan hệ tốt đẹp với những người mà chúng đã làm tổn thương. Và như vậy sự bình an sẽ lan tỏa từ người này tới người khác, và chính là con cái quý vị đang có đóng góp to lớn cho sự bình an của cộng đồng.

Biết đủ: một nền tảng khác vô cùng cần thiết với con trẻ là phát triển đức tính biết đủ. Nhiều vấn nạn xảy ra trong xã hội, trên thế giớido bởi con người luôn bất mãn, không biết tự vừa lòng với chính mình và luôn bị lòng tham chi phối. Thậm chí rất nhiều người giàu có, triệu phú, tỷ phú, họ có rất nhiều tiền bạc nhưng rồi lại kết thúc cuộc đời mình trong nhà tù sau khi biển thủ nhiều ngân quỹ hay lừa đảo tiền bạc của người khác. Thực sự, tin tức trên truyền thông đầy rẫy những câu chuyện về những người bị thúc đẩy bởi lòng tham, họ đã lao vào những hoạt động phi pháp, tạo ra rất nhiều bất hạnh, khổ đau cho mọi người, cho xã hội và tất nhiên cho cả chính họ nữa.

Khi người trẻ thiếu đi trạng thái tâm biết đủ, họ sẽ rất dễ dàng tìm đến rượu, các chất kích thích, gây nghiện. Ngay khi chúng bị xiềng xích của chất nghiện trói buộc, chúng không thể sống một đời sống bình thường và thậm chí bị đuổi việc, bị xã hội xa lánh. Thực sự thì các chất kích thích và gây nghiện có thể hoàn toàn phá hủy toàn bộ đời sống của người trẻ.

Biết đủ và biết tự vừa lòng sẽ giúp chúng tránh những thói quen xấu, phá hủy và làm lãng phí đời sống, ngăn cản chúng sống một đời sống lợi lạc cho người và tạo nên vô số khổ đau cho gia đình. Học cách biết buông xả những bám chấp và tham lam là điều quan trọng, cha mẹ cần dạy dỗ con cái biết đủ và biết tự hài lòng.

Đức tính tự tin. Cha mẹ nên dạy cho con đức tính tự tin. Thường thì mọi người có khuynh hướng tự hạ thấp mình, luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ: “Mình thật vô vọng. Mình thiếu năng lực, không làm được việc gì cả.” Với việc cứ luôn coi bản thânthiếu năng lực, con trẻ trở nên dễ thất vọng và không làm được việc lợi ích cho mọi người. Với sự dũng cảm, tự tin “mình có thể làm được việc đó”, con trẻ có thể được khích lệ và thành công cả ở phương diện đời sốngthực hành Pháp.

Tự tin mang lại cho chúng sức mạnh tinh thần cần thiết để phát triển các phẩm chất, đức tính thiện lành và sự tự tin rằng chúng có thể lợi ích người và đóng góp cho sự thành công chung. Nó cũng cho phép họ vượt qua được thử thách, từ bỏ được dòng tâm ích kỷ. Tính tự tin đặc biệt quan trọng tại phương Tây, nơi có rất nhiều người trẻ luôn suy nghĩ rằng đời sống của mình là vô nghĩa, họ trở nên sầu khổ và thậm chí kết thúc cuộc đời bằng tự vẫn.

cha mẹ, quý vị nên xem xét nền tảng mang lại hạnh phúcbình an là một chỉ dẫn cần thiết để giáo dưỡng con trẻ, cũng như là pháp thực hành cho chính bản thân mình. Bảy đức tính này mang lại ý tưởng rất rõ ràng về việc nuôi dưỡng con trẻ như thế nào và các bậc cha mẹ cần giúp đỡ con cái như thế nào. Khi đã phát triển các đức tính này, con trẻ sẽ không làm tổn hại tới bản thân và người khác, trong đời này tới đời kế tiếp, con trẻ sẽ biết mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, hàng xóm và các chúng sinh khác của thế giới này. Với các nền tảng này, con trẻ sẽ hạnh phúc và có thể làm nhiều lợi lạc cho người, tạo ra nhân an lạc trong tương lai. Thậm chí nếu chúng chỉ phát triển một trong bảy đức tính trên, ví như lòng nhân ái, và đối xử với tất cả mọi người mà chúng gặp với lòng nhân ái, thì sức ảnh hưởng chắc chắn cũng rất đáng kinh ngạc.

Tôi muốn nhấn mạnh ý của mình một lần nữa: nếu quý vị lựa chọn sinh con, quý vị cần có một kế hoạch tốt, để khi đảm nhận bổn phận là cha mẹ sẽ mang lại lợi ích. Thậm chí nếu quý vị không thể dạy con trẻ cả bảy đức tính trên, thì hãy nỗ lực dạy dỗ chúng càng nhiều càng tốt. Là cha mẹ, quý vị cần thực hành các đức tính này để làm tấm gương cho con trẻ. Theo cách đó, con trẻ sẽ học hỏi được từ cha mẹ và sẽ phát triển các đức tính này một cách đúng đắn hơn. Nói tóm lại, trách nhiệm của cha mẹgiáo dục con cái trở thành người tốt, không được làm bất kỳ việc tổn hại nào tới người khác và biết mang lại lợi lạc, hạnh phúc cho bản thân, cho mọi ngườithế giới.

Giúp đỡ con cái tích lũy công đức

Một vài năm trước tôi đã viếng thăm một người bà con xa tại Darjeeling. Con cái của họ khi ấy còn nhỏ, nhưng vào mỗi buổi sáng sau khi cha mẹ tắm rửa, lau chùi và mặc áo quần cho chúng, và trước khi tới trường học, toàn bộ gia đình cùng nhau bước vào phòng thực hành, được trang trí rất nghiêm cẩn, cùng đỉnh lễ ba lần trước tượng Phật. Họ thực hành như vậy hàng ngày trước khi tới trường. Như tôi đã nhắc tới ở trên, lợi lạc của việc đỉnh lễ trước một tôn tượng Phật là vô lượng vô biên. Hành động này tạo ra nghiệp tái sinh thành một chuyển luân vương nhiều đời như số lượng hạt bụi trên mặt đất mà thân của quý vị chạm tới mỗi khi đỉnh lễ. Có được thân tái sinh này đòi hỏi công đức vô lượng và không thể nghĩ bàn.

Trong trường hợp những đứa trẻ này, có rất nhiều pháp khí linh thiêng trên ban thờ và chúng đã đỉnh lễ nhiều lần, bởi vậy quý vị có thể thấy công đức mà chúng đã tích lũy nhiều vô lượng tới mức nào. Với việc đỉnh lễ ba lần, chúng đã tạo ra  nhân của sự giác ngộ. Thêm nữa, với số lượng tượng trên ban thờ lại tạo ra thêm nhiều công đức nữa. Nếu có 1 ngàn pho tượng và họ đỉnh lễ chỉ một lần, họ sẽ tạo ra 1 ngàn lần nhân của sự giác ngộ. Nếu con trẻ của quý vị có thể thực hành tương tự, chúng cũng sẽ tạo ra nhân của hạnh phúc với số lượng tương tự, cũng như tạo ra nhân của sự giải thoátgiác ngộ. Bởi vậy, quý vị có một cơ hội đặc biệt để giúp con trẻ của mình với việc dạy chúng đỉnh lễ trước tôn tượng linh thiêng.

Cha mẹ cũng có thể dạy dỗ cho chúng nhiều thứ lợi lạc khác. Ví như, sẽ thật lợi lạc nếu có một phòng thực hành với nhiều tranh, tượng, kinh điển. Thêm nữa, mỗi đứa trẻ đều có tôn tượng đặc biệt cho chính mình, có thể là tôn tượng đức Quan Âm. Khi ấy hàng ngày vào mỗi buổi sáng, có thể vào cả buổi tối, nhưng ít nhất mỗi lần một ngày, con trẻ có thể cúng dường một chiếc bánh đặt trong một chiếc đĩa lên tôn tượng của mình cũng như các tranh, thanka khác. Cha mẹ cũng có thể cùng cầu nguyện với con trẻ những lời cầu nguyện như: “Với công đức này, xin nguyện chúng con sẽ không bao giờ làm tổn hại tới bất kỳ chúng sinh nào và xin nguyện cho chúng con là nhân mang lại cho tất thảy chúng sinh hạnh phúc, bình an, tới giác ngộ nhanh nhất có thể.” Hay: “Nương công đức này, xin nguyện chúng con, giống như đức Phật, có thể giải thoát cho vô lượng chúng sinh khỏi khổ đau và đưa họ tới bến bờ giác ngộ càng nhanh càng tốt.”

Với việc hồi hướng theo cách như vậy, con trẻ của quý vị sẽ không chỉ tích lũy công đức cúng dường lên tôn tượng, mà công đức chúng tạo ra sẽ vô cùng to lớn. Nếu lũ trẻ không tự tạo thiện nghiệp từ chính mình thì bằng cách nào quý vị với tư cáchcha mẹ có thể mong muốn chúng có một đời sống hạnh phúc. Nếu khôngcông đức, nếu khôngthiện nghiệp, con trẻ sẽ không thể có hạnh phúc, bình an và sự thành công.

Dù cho chúng có bao nhiêu bằng cấp đi nữa, có bao nhiêu bằng đại học đi nữa thì cũng chưa có gì đảm bảo chúng sẽ thành cônghạnh phúc. Tuy nhiên có rất nhiều người sống một đời sống hạnh phúcviên mãn, họ trải nghiệm sự bình an nội tâm, thậm chí họ chưa từng học đại học. Vì những lý do này, cha mẹ phải nỗ lực dùng nhiều phương tiện để giúp đỡ con trẻ tích lũy công đức. Quý vị phải nỗ lực theo cách như vậy, sớm hay muộn, chúng cũng sẽ có một đời sống dễ dàng, không bị những rắc rối, chướng ngại chi phối. Với việc tích lũy công đức, chúng sẽ có thành công trong cuộc đời.

Tôi đã đưa ra cho quý vị một vài ví dụ nhưng còn có rất nhiều thứ quý vị với tư cáchcha mẹ theo đạo Phật có thể làm để dạy dỗ con cái. Tôi đã chia sẻ về bảy nền tảng mang lại hạnh phúcbình an mà quý vị có thể dạy dỗ cho chúng.

Bên cạnh mang lại nền giáo dục như vậy, nếu quý vị cũng có thể nguyện cầu cho con trẻ của mình, lời cầu nguyện sẽ rất lợi lạc bởi vì sự kết nối nghiệp của cha mẹ với con cái rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng với đó quý vị nên hướng dẫn con trẻ làm những việc lợi ích hàng ngày, ví như làm từ thiện giúp đỡ người khác và giúp các loài động vật, côn trùng…

Khi tôi nói cùng với việc nuôi dạy con cái, quý vị có thể nguyện cầu cho chúng, tôi không có ý khuyên rằng quý vị nên cầu mong kiểu như con cái dễ dàng vượt qua được những kỳ thi! Đó là loại cầu nguyện nhỏ bé. Nó không tạo ra những nhân giúp chúng trải nghiệm hạnh phúc qua đời này kế tiếp đời khác, cũng không tạo ra nhân cho sự giải thoát của con cái. Tất nhiên, quý vị cũng có thể cầu nguyện để chúng mạnh khỏe, sống lâu, vì tất cả những lời nguyện cầu  hợp với Pháp sẽ thành tựu, bởi vì hành động của chúng sẽ không trở thành nghiệp bất thiện và để chúng không làm tổn hại tới mình và người, nhưng nói chung, quý vị có thể nguyện cầu: “Nguyện con cái của con có thể phát triển những phẩm chất giống như ngài Bồ tát, đức Văn Thù, Phật Dược sư …trong đời này và có thể hoàn thành sự nghiệp lợi ích chúng sinh, giúp mọi người vượt thoát khỏi bể khổ luân hồi và đưa chúng tới sự giác ngộ tối thượng càng nhanh càng tốt.”

Lời nguyện cầu này ngắn nhưng bao hàm tất thảy sự chứng ngộ. Tôi thường cầu nguyện như vậy khi gặp gỡ mọi người. Tôi cũng tụng đọc to các chân ngôn đầy uy lực giúp tịnh hóa, thậm chí các nghiệp bất thiện nặng nề nhất, có thể giúp những ai đang bị tái sinh trong những cõi thấp nhất và trải nghiệm những khổ đâu khôn cùng trong thời gian dài nhất. Tôi cũng trì tụng chân ngôn của đức Phật Di Lặccầu nguyện rằng khi ngài giáng hiện cõi trần này, những chúng sinh đó sẽ trở thành đệ tử của ngài, thụ nhận giáo pháp trực tiếp từ ngài và đạt được thành tựu trong thời giáo pháp của ngài.

Tôi chỉ đưa cho quý vị một số ý tưởng và quý vị có thể thực hành, làm sâu sắc thêm sự thực hành của mình. Có rất nhiều cách để dạy dỗ con trẻ và mang lại ý nghĩa cho chúng khi được sinh ra trong một gia đìnhtruyền thống Phật giáo.

Cũng như vậy, là một Phật tử, quý vị có thể chăm sóc các vật nuôi trong nhà như chó, mèo một sự chăm sóc đặc biệt. đặc biệt ở đây tôi nói tới không có nghĩa là thức ăn và đồ mặc đặc biệt! Ý tôi là quý vị nên trì tụng các chân ngôn uy lực tới họ để tịnh hóa những nghiệp bất thiện, giúp họ không bao giờ phải tái sinh vào các cõi thấp và thành tựu giác ngộ nhanh chóng. Quý vị nên trì tụng các chân ngôn này hồi hướng cho chúng hàng ngày và trì to. Nếu có bảo tháp, có thể đưa các vật nuôi trong nhà đi quanh tháp. Tôi thường dẫn chó đi nhiễu tháp. Tuy nhiên, quý vị có thể sắp đặt nhiều pháp khí linh thiêng như tsa tsa, tượng, tháp trên bàn và cho các loài vật đi nhiễu quanh. Theo cách này, các nghiệp bất thiện mà chúng đã tích lũy qua nhiều đời sẽ được tịnh hóa. Thậm chí một lần nhiễu tháp hay tôn tượng cũng có lợi ích đáng kinh ngạc tịnh hóa ác nghiệp phải đọa lạc ở 8 cõi thấp cực nóng. Bởi vậy phụ thuộc vào số lần quý vị đưa con vật đó đi quanh tháp, vô số ác nghiệp sẽ được tịnh hóa và nhiều nhân của giác ngộ sẽ được tạo ra.

Có những lợi lạc vô cùng to lớn nếu một con vật được sự chăm sóc của một Phật tử. Bởi vì quý vị có cơ hội này để giúp chúng được tái sinh cao hơn, được hạnh ngộ giáo phápthiện tri thức, và đạt được giải thoát khỏi luân hồi, sẽ là một sự hối tiếc to lớn nếu không làm lợi loài vật mà bạn nuôi giữ.

Bởi vì người Phật tử có thể mang lại cho loài vật sự chăm sóc đặc biệt, nên đó cũng sẽ là tấm gương cho con trẻ của mình. Tuy nhiên trong khi tôi biết một số bậc cha mẹPhật tử đang nỗ lực làm tấm gương cho con cái họ và giải thích Pháp cho chúng, thì nhiều người khác lại không làm như vậy. Thay vào đó, họ lại để cho con cái mình làm bất cứ điều gì chúng muốn. Đây là điều đáng tiếc bởi vì khi chúng còn nhỏ, trước khi chúng trưởng thànhthoát ly gia đình, có rất nhiều cơ hội giúp con trẻ tích lũy công đức và giúp gieo hạt giống giác ngộ trong dòng tâm chúng.

Tất nhiên không có gì đảm bảocha mẹ sẽ thành công tuyệt đối khi giúp đỡ con trẻ bởi vì như tôi thường nói, lũ trẻ có nghiệp riêng của mình mang theo từ các đời quá khứ. Một số đứa trẻ sẽ phát triển, là những cô cậu có đời sống kỷ luật, biết thương yêu, biết đủ. Còn nhiều cô cậu khác, bởi vì ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, của bè bạn, sẽ trở nên xa cách với giáo pháp và sẽ có một đời sống hoàn toàn khác với những gì cha mẹ chúng mong đợi.

Dù là Phật tử hay không thì quý vị với bổn phận là cha mẹ vẫn phải có trọng trách mang lại cho con cái những sự chăm sóc đặc biệt; nếu không, việc sinh ra trong một gia đình Phật giáo sẽ không có gì khác biệt so với việc sinh ra trong một gia đình bình thường.

Khi con trẻ còn nhỏ, nếu không tận dụng cơ hội để gieo trồng hạt giống những thói quen tốt sẽ là một điều thật đáng tiệc. Khi chia sẻ như vậy, tôi không có ý là quý vị nên ép con cái phải sống theo lối sống của mình. Thay vào đó, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng điều quan trọng để giúp chúng từ bỏ nhân của khổ đau và tạo ra nhận của hạnh phúc, không chỉ hạnh phúc của đời này mà còn hạnh phúc của các đời tương lai, giải thoát khỏi khổ đau. Nếu chúng được học một vài nghi thức thực hành Pháp, biết trì tụng một vài chân ngôn thì khi còn trẻ, thậm chí nếu chúng không tiếp tục với những thực hành này khi nhiều tuổi hơn, tất cả mọi công đức chúng tạo trước đây sẽ vẫn mang lại cho chúng cơ hội được gặp gỡ, thực hành giáo pháp trong các đời tương lai và mang lại cho chúng hạnh phúc trong nhiều đời. Bởi vì thật không dễ gì để giúp đỡ con trẻ khi chúng trưởng thành hơn và khi ấy chúng thường không hoàn toàn muốn lắng nghe cha mẹ nữa, do đó quý vị nên nỗ lực làm lợi ích chúng càng nhiều càng tốt khi chúng còn trẻ.

Kết luận lại là có rất nhiều cách thức cha mẹ có thể mang lại cho con trẻ một đời sống đầy ý nghĩa để chúng, ít nhất là trong cuộc đời biết cách không làm tổn hại người khác và nếu có thể mang lại hạnh phúc, lợi lạc cho chúng sinh khác và rộng hơn cho cả thế giới. Bởi vì là một bậc cha mẹ theo đạo Phật, quý vị có thể làm nhiều việc nâng đỡ con cái mình, sẽ là một đáng tiếc rất lớn, thật lạ lùng và bất hạnh nếu cha mẹ không dạy cho con cái mình những đức tính mà bản thân mình đã đặt niềm tin và những giá trịbản thân cho là lợi lạc trong đời sống của chính mình.

Dạy con trẻ một đời sống hướng tới những giá trị nội tâm

Có hai phương thức học. Học về những thứ bên ngoài là học và rèn luyện ở trường học hay trường đại học để trở thành thư ký, thợ nấu ăn, giám đốc công ty v.v…Có rất nhiều thứ bên ngoài mà quý vị có thể học hỏirèn luyện. Bên cạnh đó cần học hỏi từ nội tâm, liên quan tới dòng tâm. Nếu quý vị có thể liên hệ công việc của mình với việc học hỏi từ nội tâm, sẽ giúp cho hành động của quý vị tích cực, đức hạnhtrở thành nhân của hạnh phúc.

Dòng tâm của quý vị sẽ làm cho thân, khẩu và ý trở thành Pháp và đức hạnh, và trở thành nhân của hạnh phúc. Một dòng tâm thiện lành giúp hành động của quý vị lợi lạc, mang lại kết quả là hạnh phúcmột đời sống an lạc. Một đời sống lành mạnhnghĩa không chỉ trong đời này mà tất cả các đời, tới tận khi chính bạn ngưng tái sinh trong sáu cõi luân hồi khổ đau và trải nghiệm vô số nỗi thống khổ, tới tận khi quý vị chấm dứt nhân của luân hồi, si mêác nghiệp. Nói tóm lại, một tâm thức lành mạnh là một tâm thứcđức hạnh, dẫn tới một đời sống đức hạnh.

Thế giới này tràn đầy những khổ đau bởi con người không biết sống một đời sống đức hạnh và không có một dòng tâm thức thiện lành. Tất cả những rắc rối trên toàn cầu, những rắc rối của đất nước, của xã hội, của gia đình và của mỗi cá nhân đều tới từ một dòng tâm thức thiếu an lành. Chúng được tạo ra bởi một tâm thức bất thiện, phiền não và đầy nhiễm ô.

Những thứ bên ngoài như nấu ăn ra sau, lau nhà ra sao, làm quản lý ra sao… có thể được học tại trường, nhưng nếu không có một nền giáo dục nội tâm, thiếu sự hiểu biết về Pháp và không thực hành Pháp, không ai có thể trở thành nhân của hạnh phúc. Đó là thực tế: Không có gì có thể trở thành nhân của hạnh phúc.

Dù đã dành bao nhiêu tiền tại trường đại học, tất cả những thứ bạn học là tri thức bên ngoài. Nhưng cách thức hóa giải những thứ bên trong quan trọng hơn, bởi vì nếu có học mọi thứ bên ngoài, hành động của quý vị cũng sẽ không thể trở thành nhân của hạnh phúc cho chính quý vị ngay hiện thời cũng như từ đời này đến đời kia.

Học được cách thức biết sự vật vận hành bên ngoài như thế nào có nghĩa là giúp quý vị hạnh phúc trong đời này. Nhưng nếu không học cách hiểu biết sự vật từ bên trong tâm, hành động thân, khẩu, ý của quý vị sẽ không thể trở thành Pháp, nhân mang tới hạnh phúc. Bởi vậy, cách thức để hóa giải mọi điều chính là hướng tới nội tâm. Đó là vấn đề phải có một dòng tâm an lạc, tự do khỏi hàng trăm, hàng ngàn phiền não bắt nguồn từ sự bám chấp vào cuộc đời này. Khi ấy quý vị mới có được sự an lạc nội tâm. Với dòng tâm tự do khỏi sự bám chấp vào đời sống này, quý vị sẽ tìm cầu hạnh phúc không phải chỉ trong đời này mà tất cả các đời tương lai.

Dù cho quý vị hạnh ngộ giáo pháp, hiện thực hóa trên con đường đạo và loại bỏ các phiền não, tới khi đó quý vị sẽ phải tái sinh trong sáu cõivà chịu những khổ đau tại đó. Hãy nhớ nghĩ về những động cơ thúc đẩy quý vị tìm kiếm hạnh phúc của các đời tương lai. Nếu quý vị có động cơ đó, mọi thứ sẽ trở thành Pháp. Với sự học nội tâm quan trọng này, tất cả mọi thứ quý vị học hỏi tại trường đại học, trường, dù là học lau chùi, nấu ăn hay quản lý một công ty, đều sẽ trở thành Pháp: một nhân của hạnh phúc trong đời sống tương lai cho quý vị. Đó là con đường tiệm tiến và là nền tảng đầu tiên của sự thực hành Pháp.

Mọi người không biết Pháp là gì cho rằng tới chùa hay cầu nguyện, hay thiền định với đôi mắt nhắm là thực hành Pháp. Nếu quý vị chỉ ngồi với đôi mắt nhắm hay chỉ đọc cầu nguyện, sẽ rất khó để thấy việc thực hành Pháp giúp ngăn ngừa các rắc rồi của đời sống này như thế nào. Nhưng nếu quý vị biết chính xác Pháp thực sự là gì, quý vị sẽ biết rằng nó giúp ngăn ngừa những rắc rối của đời sống bị gây nên bởi tham, sân, si.

Khi ấy với việc thấu hiểu những khiếm khuyết của luân hồi, quý vị sẽ nhận ra rằng thậm chí những vui thú của luân hồi cũng chỉ là sự khổ đau, và bởi vậy vui thú không thể tiếp tục và không nên tiếp tục nữa. Những vui thú đó không giống như hạnh phúc của Pháp, có thể tiếp tục, tăng trưởngviên mãn khi đạt tới giác ngộ. Bởi vì nhân của vui thú luân hồi chỉ là hư ảo và do nghiệp, chúng không thể lâu bền và tăng trưởng được. Khi quý vị nhận ra rằng luân hồi chỉ là khổ đau, quý vị sẽ phải tìm kiếm sự giải thoát. Đó là sẽ động cơ cho cuộc đời quý vị, cho việc làm mọi việc từ lau chùi, nấu ăn và quản lý.

Đó là Pháp thứ hai, cao quý và thanh tịnh. Đó là động cơ thứ hai mang lại nhiều hạnh phúc hơn, mang lại hạnh phúc tối thượng. Với dòng tâm đó, tất cả mọi hành động thân, khẩu, ý của quý vị trở thành nhân của giải thoát.

Cách thứ ba rèn luyện nội tâm là giảm đi tư tưởng nuông chiều và coi trọng bản ngã, nó mở cánh cửa giải phóng mọi rắc rối, chướng ngại, bất thiệnnăng lượng xấu. Để lại phía sau những tư tưởng quá nuông chiếu bản ngã, quý vị học cách làm hài lòng mọi người. Mục đích đạt tới là sự tận diệt mọi che chường và viên mãn tất cả sự chứng ngộ vì lợi ích của hết thảy chúng sinh, vô lượng chúng sinh, quỷ đói, súc sinh, loài người, atula và chư thiên. Thậm chí dù họ không yêu cầu quý vị trợ giúp, nhưng quý vị vẫn thấy mình có bổn phận giúp đỡ họ bởi vì quý vị có tình thương yêu với họ. Tâm nguyện giúp đỡ chúng sinh, tất thảy không trừ một ai, với việc giúp họ thoát ra khỏi bể khổ luân hồi và đưa họ tới bến bờ hạnh phúc vô songthái độ tuyệt hảo nhất. Khi ấy để có thể thành tựu tâm nguyện này, chính quý vị sẽ phải giác ngộ.

Đây là cách thứ ba để đối trị những phiền não trong nội tâm. Với động cơ đó, mọi hành động và thậm chí hơi thở vào ra, nói hay lên bậc cầu thang đều được thực hiện với động cơ vì lợi ích cho mọi chúng sinh. Tất cả mọi thứ quý vị làm đều vì hạnh phúc và sự giác ngộ của mọi chúng sinh. Thậm chí uống trà, ăn một mẩu nhỏ thức ăn cũng tích lũy vô lượng công đức như biển mây. Quý vị có thể tưởng tượng có cách thức nào hóa giải nội tâm bên trong giống như vậy không? Nó mang lại một đời sống an lạc nhất. Quý vị có thể tự do khỏi luân hồi, có thể tạo ra nhân của hạnh phúc, thực hành, phát khởi Bồ đề tâm và đạt tới giác ngộ. Quý vị có thể tưởng tượng được điều này chăng? Trong thế giới này, có rất nhiều người thông minh, giàu có nhưng không có đức tin và không có thiện nghiệp được hạnh ngộ, học và thực hành Pháp. Hầu hết mọi người đều không có thiện nghiệp, bởi vậy có rất ít Phật tử. Thậm chí trong số người gặp gỡ và thực hành Pháp, những người thực hành rất ít. Thật sự vô cùng hiếm.

Nhiều người phương Tây cho rằng việc tới trường, học mọi thứ ở đó là duy nhất rất cần thiết. Nhưng trường không được dạy một đời sống với hiểu biết về nội tâm. Thậm chí nếu một ai đó đặt vấn đề này, hội đồng nhà trưởng có thể không chấp nhận và có thể loại bỏ người học đó. Đó là bởi vì quý vị không thể giảng dạy những gì mình yêu thích trong trường học. Dù cho có như vậy thì quý vị, với bổn phận là cha mẹ, đặc biệt tại nhà, rất cần dạy dỗ con trẻ của mình. Tất nhiên quý vị phải tự rèn luyện chính mình trước, để trở thành một tấm gương.

Điều này thật là tuyệt hảo, tuy nhiên thậm chí nếu cha mẹ không thể dạy dỗ con trẻ chính xác như mình mong muốn thì vẫn có thể dạy dỗ chúng biết trân trọng mọi người. Nếu chúng biết nghĩ và coi trọng hạnh phúc của mọi người, chúng sẽ có hạnh phúc. Cha mẹ nên luôn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phụng sự mọi ngườiphát khởi tâm từ bi tới mọi người. Cha mẹ cần thực hành tâm từ bi và dạy dỗ phẩm chất này cho con trẻ. Nếu cha mẹ là một tấm gương cho con trẻ và có thể truyền cảm hứng cho chúng theo cách này, thì khi trưởng thành, chúng sẽ có một đời sống lợi lạc. Khi ấy, thậm chí nếu chúng không thể lợi ích rất nhiều thì với lòng từ bi của mình, chúng cũng sẽ không làm gì tổn hại người và xã hội.

Khi dạy dỗ con cái về sự vận hành trong tâm, cha mẹ thậm chí không nên áp đặt các vấn đề về thực hành Pháp, đặc biệt nếu con trẻ chưa quan tâm. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh cách thức sống đời sống làm lợi lạc người khác, cả loài động vật và môi trường xung quanh. Cha mẹ cần thực hành đức hạnh này; đó là cách thức tuyệt vời nhất để giảng dạy, hướng đời sống của con cái mình phụng sự chúng sinhthế giới. Đó là sự giáo dục hoàn hảo nhất. Khi ấy, thậm chí nếu chúng không thể nghĩ về tất thảy chúng sinh thì ít nhất chúng sẽ muốn phục vụ mọi người trong thế giới này theo cách phù hợp nhất có thể.

Bằng việc được dạy dỗ như vậy, con trẻ sẽ được truyền cảm hứng và sẽ phát triển sự tự tin, để sống một đời sống tràn đầy ý nghĩa. Nếu không, thậm chí nếu chỉ một giây trong đời sống này, chúng sẽ không thấy được mục đích của đời sống, chúng có thể nghĩ rằng tự vẫn sẽ giúp cho sự khổ đau chấm dứt.

Với tư cáchcha mẹ, nếu quý vị dạy dỗ con cái như vậy, chúng sẽ luôn mang lại lợi ích cho các chúng sinh khác, dù họ là bằng hữu, kẻ thù hay người xa lạ. Chúng sẽ làm lợi lạc mọi người rất nhiều bằng tâm từtâm bi. Khi ấy con trẻ sẽ mang lại lợi lạc cho thế giới hay ít nhất chúng cũng sẽ không làm tổn hại gì cho thế giới này. Nếu cha mẹ không mang lại cho chúng một nền giáo dục hướng nội, giúp con trẻ thấu hiểu phải sống đời sống như thế nào, thì thậm chí họ có nỗ lực rất nhiều và giành hết tâm trí cho cuộc đời chúng thì trong tương lai, cũng sẽ không mang lại lợi ích nhiều. Nói cách khác, với việc mang lại lợi ích cho người khác, thậm chí cả loài động vật và côn trùng, với động cơ thuần tịnh làm lợi ích cho chúng sinh, cha mẹ và con cái sẽ có đời sống hạnh phúc nhất. Cha mẹ không chi tạo ra thiện nghiệp, mà quả của nó sẽ là hạnh phúc, nhưng bởi vì nghiệp thiện tăng trưởng, cha mẹ sẽ trải nghiệm quả của thậm chí một nghiệp tốt trong hàng trăm đời, trong hàng ngàn đời. Quý vị cần hiểu rằng điều này diễn ra là do quả của việc làm lợi ích người.

Câu kệ trong Bốn Trăm Bài kệ của Aryadeva dạy rằng nếu bạn lừa dối một chúng sinh nào đó một lần, bạn sẽ bị lừa dối bởi các chúng sinh hữu tình trong một ngàn đời. Tương tự như vậy, dù quý vị có mong đợi hay là không thì quả của nghiệp giúp đỡ chúng sinh một lần trong đời chính là quý vị sẽ nhân được hạnh phúc trong một ngàn đời. Và quý vị và con trẻ làm lợi lạc mọi người hàng ngày, cho nên mọi tâm nguyện của quý vị sẽ được viên mãn. Bất kỳ hạnh phúc nào quý vị mong cầu đều sẽ tới trong đời này và thậm chí nhiều hạnh phúc nữa sẽ tới trong các đời tương lai. Nếu quý vị mong cầu điều gì, kết quả sẽ tới một cách dễ dàng từ đời này sang đời khác. Điều này có nghĩa sự thành tựu Pháp sẽ tới và quý vị sẽ thành tựu giác ngộ nhanh chóng.

Sự giác ngộthành quả vĩ đại nhất, sẽ tới lợi ích cho người. Đây là một thành tựu thực tế. Mọi người cho rằng thành công là có nhiều tiền nhưng thành tựu thực sự là có một trái tim thiện lành, biết làm lợi ích tha nhân. Đó chính là có một trái tim biết làm lợi ích cho con người và loài vật.  Đó là nền giáo dục quan trọng nhất trên thế giới. Nếu mọi người trên thế giới có một trái tim thiện lành và từ tâm, họ sẽ không làm các việc tổn hại người khác, họ sẽ có an bìnhhạnh phúc. Đó là sự giáo dưỡng chính yếucha mẹ nên mang lại cho con trẻ.

La Sơn Phúc Cường trích dịch

(Nguồn: Joyful Parents, successful children, Lama Zopa, Amitabha Buddhist Center)









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24112)
30/05/2014(Xem: 21898)
02/12/2018(Xem: 14562)
26/08/2016(Xem: 11970)
26/08/2013(Xem: 41633)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.