Kinh Sedaka, Người Nghệ Sĩ Xiếc Nhào Lộn Trên Cây Tre

14/06/20162:34 SA(Xem: 10261)
Kinh Sedaka, Người Nghệ Sĩ Xiếc Nhào Lộn Trên Cây Tre

KINH SEDAKA
NGƯỜI NGHỆ SĨ XIẾC NHÀO LỘN TRÊN CÂY TRE

Dịch từ tiếng Pali: Andrew Olendzki 
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org
(Sedaka Sutta: The Bamboo Acrobat - Translated from the Pali by Andrew Olendzki)

 

ngui nghe si[ĐỨC PHẬT KỂ CHUYỆN CHO CHƯ TĂNG:]

Ngày xửa ngày xưa, nầy các Tỳ Kheo, có một ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn
ông dựng lên một cây sào bằng tre
rồi ông nói với cô phụ tá của ông, tên là Medakathalika:
"Hãy đến đây, Medakathalika con yêu ơi,
con hãy leo lên cây sào bằng tre nầy,
rồi, con đứng lên hai vai của Thầy."
"Vâng, thưa Thầy" cô phụ tá Medakathalika
trả lời ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn;
và cô leo lên cây sào tre
rồi, cô đứng lên trên hai vai của người thầy.

Sau đó, ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn nói với cô phụ tá Medakathalika, như sau:
"Con chú-tâm nhìn cho Thầy, Medakathalika con yêu ơi, rồi Thầy chú-tâm nhìn cho con.
Như thế, chúng ta chú-tâm nhìn cho nhau, và bảo vệ cho nhau,
rồi chúng ta sẽ khoe tài nghệ của chúng ta, và chúng ta sẽ nhận tiền,
rồi chúng ta sẽ leo xuống cây sào tre một cách an toàn."

Sau khi nghe xong, cô phụ tá Medakathalika nói với ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn:
"Thầy ơi, điều nầy không ổn rồi!

Điều đúng đắn phải làm là như thế nầy:

Thầy sẽ chú-tâm nhìn cho Thầy, và con sẽ chú-tâm nhìn cho con.
Như thế mỗi người chúng ta chú-tâm nhìn cho chúng ta, và bảo vệ cho chúng ta,
rồi chúng ta sẽ khoe tài nghệ của chúng ta, và chúng ta sẽ nhận tiền,
rồi chúng ta sẽ leo xuống cây sào tre một cách an toàn."

[ĐỨC PHẬT GIẢI THÍCH CÂU CHUYỆN:]

Giống như lời cô phụ tá Medakathalika đã nói với ông thầy:

"Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi,"cũng như thế, nầy các Tỳ Kheo, các ông thực hành việc thiết lập sự chú-tâm đúng-đắn (chánh niệm) nầy.

Rồi, các ông cũng sẽ thực hành việc thiết lập sự chú-tâm đúng-đắn, bằng cách nói rằng:

"Tôi sẽ chú tâm nhìn để bảo vệ người khác."
Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho người khác.
Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho tôi.
Và, trong khi tôi chú tâm nhìn cho tôi, thì làm thế nào tôi bảo vệ cho người khác?
Bằng cách tôi thực hành sự chú-tâm đúng đắn (chánh niệm), bằng sự phát triển, và bằng
sự thực hành phương-cách nầy rất nhiều lần.
Và, trong khi tôi chú tâm nhìn cho người khác, thì làm thế nào tôi bảo vệ cho tôi?
Tôi làm qua sự kiên nhẫn, qua sự không-gây-hại, qua lòng từ bi, và qua lòng tử tế với những người khác.

Như thế,
khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi, có nghĩa là, tôi bảo vệ người khác.
Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho tôi.

GHI CHÚ CỦA ANDREW OLENDZKI:

Đây chính là một hình ảnh sống động của Thiền Quán (Thiền Minh Sát)!

Thực hành sự-chú-tâm đúng đắn (chánh niệm) đòi hỏi sự chú-ý tập-trung của một người nghệ sĩ xiếc nhào lộn, để có được sự thăng bằng trên một cây sào bằng tre. Một lỗi lầm, một giây phút không-chú-ý, hoặc là không-cẩn-thận, sẽ làm cho người nghệ-sĩ rơi ngay xuống đất. Đây là một hình ảnh của sự tập trung và của sự nhận biết trong tâm rất mãnh liệt - giống y như là đề tài sống và chết.

Tuy nhiên, câu chuyện thí dụ nầy của Đức Phật còn đi xa hơn nữa, là nếu ông thầy nghệ sĩ xiếc nhào lộn, thành công trong việc thực hành sự-chú-tâm đúng đắn, thì điều nầy sẽ giúp cho cô phụ tá thân yêu của ông, có được sự an toàn, và có được niềm hạnh phúc.

Câu chuyện nầy cho chúng ta thấy rằng, cuối cùng, chúng ta hoàn-toàn phải chịu trách nhiệm cho sự thăng bằng của chính chúng ta, vì, nếu chúng ta chỉ chú-ý đến người khác, mà quên chú-ý đến chính chúng ta, thì đây là một điều ngu xuẩn. Tuy nhiên, những người khác sẽ bị ảnh-hưởng trực-tiếp bởi kết-quả của điều chúng ta làm. Thiền Quán không phải là một việc làm ích-kỷ, bởi vì phẩm-chất của hành-động của chúng ta với những người chung quanh, tùy-thuộc vào sự hiểu-biết và sự kiểm-soát tâm của chính mình.

Source-Nguồn: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn47/sn47.019.olen.html

 

Sedaka Sutta: The Bamboo Acrobat - Translated from the Pali by Andrew Olendzki

[THE BUDDHA ADDRESSED THE MONKS:]

Once upon a time, monks, a bamboo acrobat,

setting himself upon his bamboo pole,

addressed his assistant Medakathalika:

"Come you, my dear Medakathalika,

and climbing up the bamboo pole,

stand upon my shoulders."

"Okay, master" the assistant Medakathalika

replied to the bamboo acrobat;

and climbing up the bamboo pole

she stood on the master's shoulders.

So then the bamboo acrobat said this to his assistant Medakathalika:

"You look after me, my dear Medakathalika, and I'll look after you.

Thus with us looking after one another, guarding one another,

we'll show off our craft, receive some payment,

and safely climb down the bamboo pole."

This being said, the assistant Medakathalika said this to the bamboo acrobat:

"That will not do at all, master!

You look after yourself, master, and I will look after myself.

Thus with each of us looking after ourselves, guarding ourselves,

we'll show off our craft, receive some payment,

and safely climb down from the bamboo pole.

That's the right way to do it!"

[THE BUDDHA SAID:]

Just like the assistant Medakathalika said to her master:

"I will look after myself,"

so should you, monks, practice the establishment of mindfulness.

You should (also) practice the establishment of mindfulness (by saying)

"I will look after others."

Looking after oneself, one looks after others.

Looking after others, one looks after oneself.

And how does one look after others by looking after oneself?

By practicing (mindfulness), by developing (it), by doing (it) a lot.

And how does one look after oneself by looking after others?

By patience, by non-harming, by loving kindness, by caring (for others).

(Thus) looking after oneself, one looks after others;

and looking after others, one looks after oneself.

TRANSLATOR'S NOTE:

What a vivid image of insight meditation!

The practice of mindfulness requires the focused attention of an acrobat balancing on a bamboo pole. One lapse, one moment of distraction or carelessness, and he tumbles to the ground. The picture is one of intensive inner awareness and concentration - almost a matter of life and death.

But the Buddha's parable goes even further, for the safety and well being of the bamboo acrobat's beloved assistant also hangs upon the master's successful practice of mindfulness.

The story is telling us that ultimately we are responsible for our own balance, and would be foolish to direct our attention to others while neglecting our own inner focus. And yet others are directly affected by how well we do this. Insight meditation is not a selfish undertaking, because the quality of our interaction with all those around us depends on the degree of our own self-understanding and self-control.






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/03/2023(Xem: 2429)
03/05/2023(Xem: 1741)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.