Ý nghĩa thật của sự không dính mắc và tâm giải thoát

17/09/20162:50 SA(Xem: 19382)
Ý nghĩa thật của sự không dính mắc và tâm giải thoát

Ý NGHĨA THẬT CỦA
SỰ KHÔNG DÍNH MẮC VÀ TÂM GIẢI THOÁT
Sandra Pawula - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(The True Meaning Of Non-Attachment And How It Sets You Free - Sandra Pawula)

 

ý nghĩa thật của sự không dính mắcĐáng buồn thay, nhiều người đã hoàn toàn hiểu lầm ý-tưởng của Đạo Phật về sự không dính mắc. Sự không dính mắc thật-sự mang lại các ý nghĩa sâu-xa nhất về sự quan tâm, về lòng từ bi, và về sự tự do (mà chúng ta khó có thể tưởng tượng ra được).

Tuy nhiên, tôi hiểu tại sao từ ngữ "không dính mắc" làm cho bạn rất sợ hãi. Vì thế, chúng ta hãy giải thích để mọi người hiểu biết rõ ràng.

SỰ KHÔNG DÍNH MẮC THẬT-SỰ CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

Người không dính mắc không có nghĩa là tâm người nầy lạnh như sỏi đá. Khi chúng ta hiểu biết, và thực tập sự buông xả, không có nghĩa là các cảm xúc của chúng ta sẽ biến mất, không còn tồn tại. Chúng ta sẽ có các thái độ thích nghi (theo một cách khác), khi chúng ta hiểu được bản chất vô thường của mọi sự vật. May mắn thay, nhờ đó các cảm xúc giận dữ của chúng ta sẽ giảm đi rất nhiều.

Thí dụ, ngay cả các vị thầy cao quý về tâm linh (đạo sư), họ cũng:

- Khóc

- Mỉm cười

- Cười to lên, cười vang lên

- Nô đùa, đùa giỡn

Có nhiều lúc, các vị thầy nầy cũng thiếu kiên-nhẫn, hoặc là họ cũng khó chịu và tức giận. Bởi vì các vị thầy nầy là con người, chứ họ không phải là gỗ đá.

Tuy nhiên, các vị thầy nầy không bị dính mắc vào các trạng thái tình cảm, họ không đổ thêm dầu vào lửa ác-cảm (nói về xúc-cảm tiêu-cực), hoặc là mong muốn kéo dài sự vui thích (nói về xúc-cảm tích-cực). Họ cho phép các cảm xúc dâng lên, rồi tự tan-biến đi. Các vị thầy nầy không nuôi-dưỡng cảm xúc, không thêm thắt cảm xúc (như người đóng kịch), họ cũng không bày tỏ nỗi phiền-muộn bằng cách gây-tạo thêm ra các hành-vi tiêu cực khác. Họ có một cái nhìn đúng đắn.  

Làm được các điều nói trên đòi hỏi chúng ta phải có nhiều sự thực tập, tuy nhiên, hầu như tất cả mọi người đều có sức mạnh để kiểm soát tâm của mình bằng cách trau-giồi sự nhận biết, và có sự chú tâm đúng đắn.  

VẺ ĐẸP CỦA SỰ KHÔNG-DÍNH-MẮC

Khi chúng ta hiểu được ý nghĩa thật của sự không-dính-mắc:

- Chúng ta không còn làm nô-lệ cho các sự mong đợi, hoặc là sự dự đoán trong tương lai.

- Các cảm xúc khi chúng ta có, chỉ chiếm một phần trong tâm rộng mở của chúng ta. Chúng ta có một cái nhìn đúng đắn. Chúng ta còn không bị cảm xúc bắt giữ, và hành hạ, trong mọi thời điểm. 

- Chúng ta nhìn thấy mọi vật như chúng là-như-thế, chứ không phải là tuân theo các khái niệm mà ta đã có từ trước, bởi vì điều nầy sẽ không bao giờ mang lại hạnh phúc lâu bền.

- Tâm trong sáng của chúng ta có thể nhìn thấu qua được bản-chất thật-sự của mọi vật, một cách rõ ràng.

- Sẽ khó làm cho chúng ta phiền muộn, nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ chịu đựng các hành vi có hại.   

- Chúng ta nhìn các trở ngại trong cuộc đời qua lòng từ bi, chứ không phải là qua sự giận dữ.

- Chúng ta không đuổi-theo hạnh-phúc. Khi hạnh-phúc đến, chúng ta tận hưởng, khi hạnh-phúc đi, chúng ta buông xả.

- Chúng ta cho-phép mọi sự-vật tự xoay-chuyển, mà không cần có bàn tay kiểm soát của chúng ta.

- Tâm chúng ta không ngừng thương yêu. Thật ra, chúng ta còn thương yêu nhiều hơn trước nữa.

- Tâm chúng ta càng ngày càng trở nên rộng mở hơn, khi mà chúng ta có thể nhìn-ra được các sự đau-khổ không cần thiết trong cuộc đời nầy.

- Chúng ta cảm thấy giúp-đỡ là điều rất tự-nhiên, tuy nhiên, chúng ta không bị dính-mắc vào kết-quả của sự giúp đỡ.

- Tâm tự-do giải-thoát và tâm rộng-mở mang lại cho chúng ta cảm giác hoàn-toàn bình an, mà các sự hiểu biết tạm thời không làm sao sánh được.

Tâm chúng ta được tự dogiải thoát bởi vì chúng ta kiểm soát được tâm, và các cảm-xúc, thay vì chúng ta để các điều nầy làm chủ chúng ta. Và qua sự tự do nầy, chúng ta có thể nếm được hương-vị thơm ngọt của các sự hiểu-biết, mà chúng ta không cần ôm chặt lấy chúng vào lồng ngực.

Source-Nguồn: http://alwayswellwithin.com/2013/11/24/non-attachment/

 

The True Meaning Of Non-Attachment
And How It Sets You Free
Sandra Pawula - 

Sadly, non-attachment or detachment as proposed in Buddhism is radically misunderstood by many. Non-attachment actually brings about the most profound sense of care, compassion, and freedom you could ever imagine.

But, I understand why the word “detachment” might send chills up your spine. So let’s set the picture straight.

WHAT DOES NON-ATTACHMENT REALLY MEAN?

Non-attachment doesn’t mean being cold as a stone. Emotions don’t cease to exist as you learn to let go.  You just relate to them differently because you understand their ephemeral nature.  And that, thank goodness, means there’s a lot less to get riled up about.

For example, even great spiritual teachers:

Cry

Smile

Laugh

Play

They may have moments when impatience or frustration arises, too. They’re ultra human, and not indifferent in the least.

But, they don’t entangle themselves in these emotional states by firing up aversion for the “negative” or wanting to extend the “positive.” They allow emotions to rise and dissolve.  They don’t feed emotions, fuel drama, or express distress by engaging in knock-on negative behaviors. They have perspective.

This takes considerable practice, but virtually everyone has the power to tame their mind through cultivating mindfulness and awareness.

THE BEAUTY OF NON-ATTACHMENT

When you understand the true meaning of non-attachment:

- Expectations no longer rule your life.

- Emotions arise, but you have space.  You have perspective.  Emotions don’t catch and torment you every time.

- You relate to the world as it is rather than to your concepts about it, which never bring lasting happiness.

- You have a clarity of mind so you’re able to see through to the truth of things.

- You’re not bothered by much, but that doesn’t mean you tolerate harmful behavior.

- The problems of this world evoke compassion rather than anger.

- You don’t chase after happiness. You just enjoy it when it’s present, and release it when it dissolves.

- You’re able to allow life to unfold without needing to control everything.

- You don’t stop loving. You love even more.

- Your heart only grows bigger and bigger and bigger, when you see all the unnecessary suffering in this world.

- You feel naturally compelled to help, but you’re not attached to the outcome.

- The sense of spaciousness and freedom you feel bring a genuine contentment that can never be found in temporary experiences.

You are free because you’re in charge of your mind and emotions instead of them bossing you around. And, with this freedom, you can taste the distinct flavor of every experience with no need to squeeze it tightly to your chest.


Bài đọc thêm:
Học buông xả (Nguyễn Văn Tiến dịch)
Buông xả đi (Thích Minh Dung)
Buông xả (Thích Minh Niệm - Giọng đọc: Tú Trinh)











Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 25328)
30/05/2014(Xem: 23186)
02/12/2018(Xem: 15685)
26/08/2016(Xem: 13103)
26/08/2013(Xem: 42849)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :