Tham chiếu

18/10/20164:31 SA(Xem: 8479)
Tham chiếu
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA HƯƠNG SEN TINH KHIẾT 
Thích Nhuận Châu dịch

PHẦN III : 
NHỮNG BÀI VIẾT VÀ PHÁT BIỂU CỦA
ĐỨC ĐẠT-LẠI LẠT-MA


THAM CHIẾU

 

[1] Freedom in Exile.

[2] Rinpoche là danh hiệu dành cho các bậc Đạo sư, có nghĩa là »Người cao quý«.

[3] Thổ-đan Gia-mục-thố (Thubten Gyatso, 1876-1933).

[4] Đạt-lại Lạt-ma thứ 1: Căn-đôn Châu-ba (Gendun Drub, 1391-1475)

[5] Avalokiteśvara, gọi theo tiếng Tây Tạng là Chenrezig.

[6] Có nghĩa: Vị Lạt-ma ở xứ Sera.

[7] Tây Phương thường quen gọi đây là siêu hình học (metaphysics) Phật giáo.

[8] Nguyên nghĩa là Lượng học

[9] Theo quy định, còn hai năm nữa, khi Đạt-lại Lạt-ma được 18 tuổi, ngài mới được trao quyền nhiếp chính.

[10] Trong chính phủ Tây Tạng, mọi chức vụ đều do hai người đảm nhiệm, một là tăng sĩ và một là cư sĩ.

1 Kālachakra: lễ điểm đạo.

[12] S: maṇḍala; Tb: dkyil-ḥkhor:  chỉ tôn tượng Phật  hoặc Bồ-tát, các chủng tự, hoặc các hình tượng tam-muội-da.

[13] Những phần được in chữ nghiêng trong bài là trích từ tập Freedom in Exile của Đạt-lại Lạt-ma thứ 14.

[14] Bodhicitta

[15] s: Śūnyata, e: Emptiness

[16] Śāntideva: Tịch Thiên 寂 天; S: śāntideva; Cao tăng thuộc phái Trung quán. Truyền thuyết cho rằng Sư là một vương tử miền Nam Ấn Độ, sống trong thế kỉ thứ 7, 8, và hoạt động tại viện Na-lan-đà. Sư là tác giả của hai tác phẩm quan trọng là Đại thừa Tập Bồ-tát  học luận (s: śikṣāsamuccaya) và Nhập bồ-đề hành luận (bodhicaryāvatāra). Một tác phẩm thứ ba cũng thường được nhắc đến là Tập kinh luận (s: sūtrasamuccaya) đã thất truyền (theo Thánh Nghiêm thì được dịch ra Hán ngữ dưới tên Đại thừa thật yếu nghĩa luận). Nhập bồ-đề hành luận rất thông dụng trong Phật giáo Tây Tạng, là kinh điển giáo khoa. Nhập bồ-đề hành luận trình bày các bước tu học vị Bồ-tát, từ lúc phát Bồ-đề tâm (bodhicitta) cho đến lúc đạt trí Bát-nhã (prajñā), dựa trên Lục độ (pāramitā). Nhập bồ-đề hành luận là tác phẩm nhằm hướng dẫn cho Cư sĩ hay người mới nhập môn. Tịch Thiên giảng giải trong tác phẩm này hai phương pháp nhằm giúp vị Bồ-tát  tương lai nhận biết tại sao mình lại cứu độ cho người và xuất phát từ đó các hành động cần thiết. Một mặt hành giả phải tu học phép quán chiếu cái nhất thể giữa mình và người (parātmasamatā), mặt khác phải học phép hoán đổi mình và người (parātmaparivartana, tức là đặt mình vào địa vị của chúng sinh để thấu rõ tâm trạng của Hữu tình (s: sattva).

[17] A-đề-sa: 阿 提 沙; S: atīśa, atiśa; A-đề-sa là cách đọc theo âm Hán Việt, dịch ý là »Người xuất chúng, xuất sắc«, cũng được gọi là Nhiên Đăng Cát Tường Trí (燃 燈 吉 祥 智; s: dīpaṅkaraśrījñāna);

Đại sư người Đông Ấn (982-1054), người đã đóng góp rất nhiều trong việc truyền Phật giáo sang Tây Tạng. Sư chuyên nghiên cứu các phương pháp phát triển Bồ-đề tâm (s: bodhicitta). Là Tổ của dòng Ma-kiệt-đa (s: magadha) và thuyết sư tại đại học Siêu Giới (s: vikramaśīla), Sư được mời qua Tây Tạngvà sống ở đó 12 năm cuối đời mình. Sư là người sáng lập trường phái Cam-đan (t: kadampa), có ảnh hưởng rất lớn cho nền Phật giáo Tây Tạng, nhất là dòng Cách-lỗ (t: gelugpa) của Tông-khách-ba (t: tsong-kha-pa). Đệ tử quan trọng nhất của Sư là Lạc-mẫu-đông (hoặc Đông-đốn [t: dromton], 1003-1064). Thế kỉ thứ 10 được xem là thời đại truyền pháp lần thứ hai từ Ấn Độ qua Tây Tạng, thông qua vương triều miền Tây. Ban đầu nhà vua cử sứ giả qua Ấn Độ thỉnh kinh, như dịch giả Lâm-thân Tang-pha (t: rinchen sangpo). Về sau nhà vua mời hẳn một Luận sư Ấn Độ và người đó là A-đề-sa. Năm 1042, Sư đến Tây Tạng, sống ở Netang và bắt đầu giáo hoá.

Trong tác phẩm Bồ-đề đạo đăng (s: bodhipathapradīpa), Sư trình bày toàn cảnh giáo pháp Đại thừa và chia hành giả theo ba căn cơ khác nhau: 1. Hạ sĩ: loại người mong được tái sinh nơi tốt lành, 2. Trung sĩ: loại người tu vì sự giác ngộ của chính mình ( Tiểu thừa) và 3. Thượng sĩ: loại người tu vì sự Giác ngộ của tất cả chúng sinh (Bồ-tát). Công trình chính của A-đề-sa là xếp đặt thứ tự kinh sách, không phổ biến bừa bãi. Sư là người đưa Đa-la (s: tārā) trở thành một vị nữ Hộ Thần quan trọng trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng. Trong các trứ tác, Sư thống nhất hai trường phái chính của giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật: quan điểm tính Không (s: śūnyatā) của Long Thụ (s: nāgārjuna) và tính bao trùm của tâm thức giác ngộ theo Vô Trước (s: asaṅga).

[18] Lục Ba-la-mật: 1. Bố thí, 2. Trì giới, 3. Nhẫn nhục, 4. Tinh tấn, 5. Thiền định, 6. Trí tuệ

[19] ; S: vajrayāna;金 剛 乘 Một trường phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ 5,6 tại Bắc Ấn Độ. Kim cương thừa bắt nguồn từ Đại thừa (s: mahāyāna) và được truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản (riêng bộ Vô thượng du-già không được truyền sang Trung Quốc và Nhật).

Xuất phát từ Phật giáo Đại thừa, nhưng trường phái này lấy thêm những phương pháp tu họctính chất bí truyền. Thường thường các phái này được hướng dẫn bởi một vị Đạo sư, kinh sách của họ trình bày nhiều phép tu gọi là Tan-tra. Kim cương thừa hay sử dụng Man-tra và có ảnh hưởng mạnh nhất tại Tây Tạng. Vì hay sử dụng Man-tra, Phật giáo Tây Tạng cũng gọi Kim cương thừaChân ngôn thừa (s: mantrayāna). Giáo pháp của Kim cương thừa mang tính chất Mật giáo, bao gồm các yếu tố của phép Du-già và các tôn giáo thiên nhiên của Ấn Độ trộn lẫn với tư tưởng Phật giáo. Quan trọng nhất là ảnh hưởng từ Tây Bắc Ấn Độ với nhiều biểu tượng về Cực quang (s: ābhāsvara, ánh sáng rực rỡ) cũng như ảnh hưởng của Bắc Ấn về việc tôn thờ giới tính. Trong thời gian đầu, giáo pháp này chỉ được khẩu truyền, và đến giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 10 mới được hệ thống hoá và kết tập hoàn chỉnh. Các tác phẩm quan trọng nhất của Kim cương thừa là Bí mật tập hội tan-tra  (s: guhyasamājatantra) và Thời luân tan-tra (s: kālacakratantra) cũng sinh ra trong thời gian này. Các kinh sách quan trọng nhất của Kim cương thừa được gồm trong các Tan-tra cũng như các bài thánh đạo ca của các vị Tất-đạt (s: siddha), là các bài diễn tả kinh nghiệm của phép tu Đại thủ ấn (s: mahāmudrā).

Lúc Kim cương thừa truyền qua Tây Tạng thì cũng là lúc giáo pháp này đã có một chỗ đứng vững chắc trong Phật giáo nói chung. Muốn lĩnh hội Kim cương thừa, hành giả phải có một kiến giải sâu xa về giáo pháp của bộ kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, giáo pháp theo cách luận giải của Long Thụ (s:nāgārjuna) và Vô Trước (s: asaṅga). Vì vậy Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng được gọi là »Nhân thừa« (因 乘) và Kim cương thừa được gọi là »Quả thừa« (果 乘). Trong Kim cương thừa, có một yếu tố quan trọng khác là vai trò của một vị Đạo sư, vị này Quán đỉnh và truyền lực, hướng dẫn đệ tử thiền quán, chú tâm vào một Nghi quĩ (s: sādhana) nhất định. Trong các phép này, sử dụng Man-tra, quán Man-đa-la và và bắt Ấn là những phương tiện quan trọng. Trong Kim cương thừa, Kim cương chử (s: vajra; t: dorje) biểu hiện sự giác ngộ, đạt được sự nhất thể của vũ trụ, vượt lên mọi nhị nguyên thông thường

[20] Mañjuśrī mūla tantra;  e:Root text of Manjushri .

[21] Yamantaka tantra.

[22] Guhyasamāja mūla tantra.

[23] Completion Stage, Niṣpanna Krama (s) – Rdzogs rim (tb)

[24] Cakras: còn gọi là các trung khu, nơi tập trung khí lực của con người. Có 7 trung khu, được sắp xếp từ đỉnh đầu đến hậu môn.

[25] Nadis: còn gọi là »năng tuyến«, »lực tuyến«, là những tuyến năng lực trong thân thế con người, qua đó, chân khí (prana) được truyền đi.

[26] Development stage – Utpattikrama (s) – Bskyed rim (t).

[27] Hindu tantra

[28] A truly-existent self

[29] Tsong-kha-pa 宗 喀 巴; T: tsong-kha-pa (1357-1419), Lạt-ma Tây Tạng sinh tại Amdo, Đông Bắc Tây Tạng, nhà cải cách lừng danh của Phật giáo tại đây. Sư sáng lập tông phái Cách-lỗ (t: gelugpa) với một trong những giáo pháp quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng. Sư sinh ra trong lúc các Tạng kinh tại Tây Tạng đã soạn xong nhưng Sư chủ trương soát xét lại toàn bộ kinh điểntổng kết thành quả của mình trong hai tác phẩm chính: Bồ-đề đạo thứ đệ (t: lamrim chenmo) và Chân ngôn đạo thứ đệ (t: ngagrim chenmo). Sư là người xây dựng nhiều tháp quan trọng tại Tây Tạng như Drepung, Sera và Ganden.

Lúc còn nhỏ, Sư đã vào con đường tu học. Năm ba tuổi, Sư thụ giới Cư sĩ với Cát-mã-ba (t: karmapa) thứ 4, La-bồi Đa-kiệt (t: rolpe dorje; 1340-1383). Sư học với nhiều vị đạo sư khác nhau và nghe nhiều khai thị của hai tông phái Tát-ca (t: sakyapa) và Cam-đan (t: kadampa). Khả năng luận giảng xuất sắc của Tông-khách-ba biểu lộ trong 18 tác phẩm và các tác phẩm này đã trở thành giáo khoa thư cho các thế hệ sau. Sư cho rằng, một tỉ-khâu cần phải nghiên cứu năm ngành học (Ngũ minh) và muốn thế, vị này cần biết lắng nghe các lời khai thị, biết tự mình suy xét phân biệt và biết thực hiện chúng thông qua thiền định. Trong năm ngành đó thì về triết học, Sư khuyên học Trung quánNhân minh luận(s: hetuvidyā), về thiền định nên nghiên giáo pháp của kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa và A-tì-đạt-ma (s: abhidharma), về một đời sống chân chính nên dựa vào Luật tạng (s, p: vinaya). 

Sư được diễn tả như một hiện thân của Văn-thù, với những dụng cụ thuộc tính như hoả kiếm (s: khaḍga) và quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa (s: prajñāpāramitā-sūtra). Tay Sư đang bắt Ấn chuyển pháp luân. Phía trên đầu là ba bảo ngọc, tượng trưng cho Tam bảo. Mũ nhọn trên đầu Sư là biểu tượng cho vai trò học giả (s: paṇḍita).

 

[30] Ge-lug-pa (T), nghĩa là tông phái của những hiền nhân. Một trong 4 tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng. Còn gọi là Hoàng mạo phái

[31] Kagyupa (T), nghĩa là »Thánh ngữ tương thừa giả« chủ trương thực hành Đại thủ ấn (mahāmudrā) và Narô bí mật lục pháp.

[32] Còn được gọi là Tam nghiệp bí mật kinh, là Tantra đầu tiên của Phật giáo, được biên soạn vào thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 7, được xếp vào Vô thượng du già Tantra.

[33] Còn gọi là Na-lạc du-già tốc đạo, là sáu giáo pháp bí mật của Na-rô-pa.

[34] Nyingmapa (T): còn gọi là Cựu phái, hoặc Hồng giáo do Đại sư Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) truyền từ Ấn Độ sang.

[35] Sakyapa: mang tên ngôi chùa Sakya: nghĩa là đất xám.

[36] Hevajra: một vị hộ thần của Hô Kim Cương Tantra, thuộc Vô Thượng Du Già Tan-tra

[37] Vajrayogini

[38] Pramāṇavarttika (Elucidation of Valid Perception): Lượng thích luận của Pháp Xứng, được xem là một môn trong Nhân minh học.

[39] Vinaya Discipline

[40] Madhyamaka – The Middle view

[41] Cách-lỗ (gelugpa) 2. Ninh-mã (nyingmapa) 3. Ca-nhĩ-cư (kagyupa) và 4. Tát-ca (sakyapa).

[42] Danh hiệu do vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 tặng cho thầy mình là vị trụ trì chùa Ta-shi Lhunpo vào thế kỷ 17. Ban thiền cũng được xem là dòng tái sinh (tulku), nhưng không có trách nhiệm lãnh đạo chính trị.

[43] Bodhicaryāvatāra (s), Venturing into the Deeds of a Bodhisattva (e), cũng thường được gọi tắt là Bồ đề hành luận hoặc Nhập Bồ Tát hành luận.

[44] Jaundice: bệnh viêm gan vàng da.

[45] Losang Gyatso (1617-1682), phiên âm là La-bốc-tạng Gia-mục-thố.

[46] Gendun Gyatso (1475-1542), phiên âm là Căn-đôn Gia-mục-thố

[47] Clear light: ánh sáng bừng chiếu của tuệ giác một khi được chứng ngộ.

[48] Natural

[49] Cây Pippala (s); Assattha (p). Phiên âm là Tất-bát-la. Hán dịch là Cát tường thọ, Bồ-đề thọ Tất-bát thọ. Là loại cây thân cao, họ đậu, mọc nhiều ở Trung Ấn Độ và Bangladesh. Do Đức Phật thành đạo dưới cây nầy nên từ đó, nó được gọi là cây bồ-đề.

[50] Theo Kim cương thừa (vajrayāna). Đức Phật Phổ Hiền chỉ cho Bản sơ Phật (ādibuddha), là biểu hiện cho pháp thân (dharmakāya), được vẽ bằng màuxanh đậm, tượng trưng cho Tính không. Trong pháp Đại thủ ấn, Phổ Hiền tượng trưng cho Báo thân (sabhogakāya), đóng vai trò trung tâm.

[51] Brāhmaṇas: Phạm thiên; theo tư tưởng Ấn Độ giáo và Bà-la-môn giáo đây là vị thần sáng tạo ra vạn hữu vũ trụ. Vị nầy cùng với thần Śiva (Thấp-bà), và thần Viṣṇu (Tỳ-thấp-nô) là ba vị thần chính của Ấn Độ giáo và Bà-la-môn giáo. Phạm thiên thường  là chỉ cho Đại Phạm thiên vương, tên là Thi Khí (Śikhī), hoặc là Thế Chủ (Prajāpati). Theo truyền thuyết thì vào kiếp sơ, Phạm thiên từ Quang Âm thiên hạ sanh rồi tạo tác ra vạn vật. Trong Phật giáo thì Phạm thiênĐế thích đều là những vị thần hộ trì Phật pháp.

 

[52] Pramāavarttika-karika (s). Compedium of Valid Knowlegde (e)

[53] DharmakīrtiPháp Xứng 法 稱; S: dharmakīrti; Một trong những Luận sư quan trọng nhất của triết học đạo Phật, đại điện quan điểm của Duy thức tông (vijñānavāda) và Nhân minh học (s: hetuvidyā), sống trong thế kỉ thứ 7 (~ 600-650) tại Nam Ấn Độ và là môn đệ của Hộ Pháp (dharmapāla) tại Na-lan-đà ( Mười đại luận sư).

Sư sinh ra trong một gia đình theo đạo Bà-la-môn (s: brāhmaṇa) và đã tinh thông tất cả những môn học thời đó lúc còn trẻ. Sau đó, Sư bắt đầu nghiên cứu, tu học Phật pháp với tư cách của một Cư sĩ. Phật học lôi cuốn Sư đến mức Sư bỏ đạo Bà-la-môn, đến viện Na-lan-đà thụ giới cụ túctham học với Hộ Pháp. Các tác phẩm của Trần-na (s: dignāga, diṅnāga) tại viện Phật học này chính là yếu tố ngộ đạo của Sư. Sau khi kết thúc giai đoạn tu tập, Sư bắt đầu công việc hoằng hoá, xiển dương đạo Phật, viết nhiều luận giải, đại diện Phật giáo tham dự nhiều cuộc tranh luận. Trong những cuộc tranh luận này, Sư dùng Nhân minh học để hàng phục đối phương và trong lĩnh vực này, truyền thống Tây Tạng đặt Sư lên một địa vị cao hơn cả Trần-na. Trong những năm cuối đời mình, Sư từ bỏ việc chu du đây đó và lui về một trụ trì một Tinh xá tại Orissa (bây giờ là Kālinga) và mất tại đây.

[54] Kālacakra Tantra: một trong 4 tác phẩm quan trọng của Vô Thượng Du-già Tan tra, chỉ dạy phương pháp tu luyện cao tột để thành Phật ngay trong kiếp nầy.

[55] Thông thường, theo kinh luận P.G, chỉ đề cập đến 4 yếu tố cấu tạo nên vũ trụ thế giới. Đó là: đất, nước, lửa, gió. Theo Mật thừa, có đến 5 yếu tố (element). Đó là: đất, nước, lửa, gió và không. Còn theo Kinh Thủ-lăng-nghiêm, có đến bảy yếu tố, gồm: địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến và thức (thất đại).

[56] non-sectarianism                                           

[57] initiation

[58] Siddhi (s) – great accomplished master

[59] Lạt-ma: theo P.G Tây tạng, Lạt-ma là hiện thân của giáo pháp, gần như Gu-ru, bậc đạo sư của Ấn Độ. Danh hiệu cao nhất của Lạt-ma là Rinpoche (quý báu phi thường)

[60] Tulku (Chu-cô): Thuật ngữ nầy có nguồn gốc từ tiếng Mông Cổ và tiếng Sanskrit. Có nghĩa là »Tự tại hóa sinh« và »Minh tâm kiến tính«, »Sinh tử tự chủ«. Phạn ngữ tương ứng là Nirmāṇakāya (ứng hóa thân). Tại Tây Tạng, danh từ nầy để gọi các dòng tái sinh và các vị tái sinh, các vị khi chết mà không mê mờ bản tâm, nguyện trở lại thế gian để thể hiện hạnh nguyện độ sanh.

[61] Geshe: học vị tương đương Tiến sĩ Phật học

[62] Jerusalem: Thuộc vùng Trung Đông, quê hương của Giê-su Ki-tô người sáng lập Cơ đốc giáo.

[63] Mecca: một thành phố của A-rập Xê-út, nơi sinh của giáo chủ Môhamét và trung tâm của đạo Hồi.

[64] A-dục 阿 育; S: aśoka; P: asoka; cũng gọi là A-du-ca, dịch nghĩa là Vô Ưu, không ưu sầu, lo nghĩ; Tên của một vị vua xứ Maurya miền Bắc Ấn Độ, trị vì từ năm 272 đến 236 trước Công nguyên, mất năm 231. Trong lịch sử Ấn Độ, ông đã để lại nhiều dấu tích quan trọng. Sau một cuộc viễn chinh đẫm máu năm 260 ông có dịp được nghe Phật pháptỉnh ngộ, quyết định thành lập một »Vương quốc phụng sự Phật pháp.« Ông đích thân đi khắp các miền trong nước để bảo vệ luật lệchính pháp. Ông cũng là người cổ vũ việc ăn chay và chống tệ nạn giết thú vật cúng tế. Trong thời A-dục vương, đạo Phật phát triển mạnh ở Tích Lan. Người con trai của A-dục vương là Ma-hi-đà (Mahinda) cũng góp phần rất nhiều trong việc truyền bá đạo Phật.

Tài liệu về A-dục rất nhiều sai khác. Theo tài liệu từ văn hệ Pāli thì ông là một quốc vương chỉ phụng sự cho đạo Phật. Theo một số tài liệu của giới khảo cổ, nhất là tư liệu khắc trên đá do chính A-dục cho ghi lại thì ông cũng ủng hộ rất mạnh các giáo phái khác, đúng như trách nhiệm của một nhà vua. Các tư liệu khắc trên đá hay dùng chữ »Pháp« (s: dharma). Người ta thấy rằng Pháp nói ở đây không chỉ phải là Phật pháp mà là một hệ thống luân lí do nhiều trào lưu tôn giáo thời đó tổng hợp lại. Quan điểm của A-dục vương là làm sao thần dân có một cuộc đời hạnh phúc; trong đó gồm sự tự do, lòng từ bi, tránh chém giết, biết tuân lời, tôn trọng sự thật, hướng nội...

[65] Śūnyatā, emptiness

[66] Rajaparikatha-ratnavali (s) – The Precious Garland for the King. Còn được gọi tắt là Ratnāvalī: »Vòng bảo châu«.

[67] Sautrāntika.

[68] Cittamātra.

[69] Svātantrika.

[70] Prāsaṅgika (s), Consequentialists (e).

[71] Mà cần phảitrí huệ Bát-nhã.

[72] Phiền não (s: kleśa; p: kilesa)

[73] Theo Phật giáo Tây Tạng, đó là: 1. Trung quán tông (mādhyamika) do Bồ-tát   Long Thọ đề xuất; 2. Duy thức tông (vijñānavādayogacara,cittamatra) do Vô TrướcThế Thân sáng lập; 3. Mật tông (tantra): xuất phát từ Ấn Độ; 4. Kim cương thừa (vajrayāna): Mật tông thịnh hành tại Tây Tạng.

 [74] Y tự khởi tông (svātantrika) và Ứng thành tông (prāsaṅgika).

-Y tự khởi tông: do ngài Thanh Biện (清 辯; bhāvaviveka) áp dụng luận lí học của Duy thức tôngNhân minh học của Trần-na (陳 那; dignāga) trong thuyết Trung luận của mình. Sư hay nhấn mạnh đến »tính hợp qui luật«, xây dựng luận thức độc đáo của chính mình và sau đó tiến tới bác bỏ lập luận đối phương. Vì thế nên hệ phái của Sư mang tên là Trung quán-Tự ý lập tông (中 觀 自 意 立 宗) hay Trung quán-Y tự khởi tông (中 觀 依 自 起 宗; svātantrika-mādhyamika). Sư cũng phân tích và phê bình các luận sư khác và công kích luôn cả Phật Hộ. Cho Trung quán tông thì việc Thanh Biện đưa những quan chút – chỉ làm thêm phong phúthúc đẩy sự phát triển. Tất nhiên qua đó Thanh Biện có nhiều sai biệt với các luận sư khác, như về thể tính của ý thức, sư xem nó chỉ là một phần của thế giới hiện tượng.

-Ứng thành tông (prāsaṅgika): do Phật Hộ (佛 護; buddhapālita) là người đại diện xuất sắc của Trung quán tông. Sư có viết bài luận về (Căn bản) Trung quán luận tụng ([mūla-] madhyamaka-kārikā), tác phẩm chính của Long Thụ. Trong bộ này, với tên Phật Hộ căn bản trung quán luận thích (buddhapālita-mūlamadhyamaka-vṛtti), Sư đả phá quan điểm của những kẻ đối nghịch và những kết luận (prasaṅga) sai trái của họ, có thể gọi là »phá tà hiển chính,« nghĩa là không nêu quan điểm của chính mình, chỉ dựa vào những nhược điểm, những mâu thuẫn hiển hiện của đối thủ mà đả phá họ. Sư thành lập hệ phái Trung quán-Cụ duyên (中 觀 具 緣; cũng gọi là Trung quán-Ứng thành tông; 中 觀 應 成 宗; s: prāsaṅgika-mādhyamika) – tên gọi tông này dựa trên phương pháp đó.

[75] Inherent existence of conventional reality

[76] Contigent truths

[77] Intrinsic identity

[78] Voidness

[79] 不 害; C: bù hài; J: fugai; S, P: ahiṃsā; cũng gọi Bất sát sinh (不 殺 生; pāṇāṭipātā paṭivirati, pāṇāṭipātā veramaṇī);

[80] Empty of inherent existence

[81] Còn gọi là Đạo can kinh »Kinh cây lúa«, Rice Seeding Suttra.

[82] Vô minh (avidyāignorance)

[83] Hành  (s: saṃskāra; p:  saṅkhāra, e:compositional action)

[84] Thức (s: vijñāna; p: viññāṇa, e:connsciousness)

[85] Danh sắc (s: nāma-rūpa, e: name and form)

[86] Lục căn (s: ṣaḍ indriyāṅi, e: six spheres)

[87] Xúc (s: sparśa, p: phassa, e: contact)

[88] Thọ (s: vedanā, e: feeling)

[89] Ái (s: tṛṣṇā, e: attachment)

[90] Thủ (s: upādāna, e: grasping)

[91] Hữu (s: bhava, e: existence)

[92] Sinh (s: jāti, e: birth)

[93] Lão tử (s: jāra-maraṇa, e: aging and death)

[94] Saṃkhyā.

[95] Process of Purification: còn gọi là chiều hoàn diệt, hoặc hoàn diệt môn

[96] Gods and Demi-gods

[97] Vua nước Kosambi, thuộc vùng Trung Á, là người đầu tiên tạc nên tượng Phật.

[98] Seventy Stanzas on Emptiness, Śunyātasaptatikarika

[99] The knower.

[100] Ahiṃsa (bất hại) – Non-violent.

[101] Container và Contained

[102] Dĩ hữu không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành. Nhược vô không nghĩa giả, nhất thiết tắc bất thành. (Trung quán luận)

[103] Sunyata, emptiness.

[104] Kālachakra tantra.

[105] Interdependence.

[106] Ahiṃsa (bất hại); e:  Non-violence.

[107] Losang Gyatso: La-bốc-tạng Gia-mục-thố (1617-1682)

[108] Đức Đạt-lại Lạt-ma 14 sinh năm 1935. Bài này ngài phát biểu vào năm 1992. Được NXB. Snow Lion tập hợp, in lại vào mùa Xuân năm 1993

[109] Sikhism: phát triển từ Ấn Độ giáo vào thế kỷ thứ 6. Quan niệm nhất thần luận, chỉ thờ độc nhất một vị thần.

[110] Zoroastrianism, Zarathustra, Zoroaster. Hán dịch là Tiên giáo 祆 教, Hoả tiên giáo 火祆 教, Bái hoả giáo 拜火 教; là đạo thờ lửa. Vốn là quốc giáo của dân Ba-tư ( Persian) thời cổ đại.

[111] EEC: European Economic Community.

[112] ASEAN: Association of South East Asian Nations.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/03/2023(Xem: 2399)
03/05/2023(Xem: 1722)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.