ĐẠO PHẬT - CON ĐƯỜNG THỰC HÀNH CỤ THỂ
MANG LẠI LỢI ÍCH THIẾT THỰC.
Tào Trọng Nhân
Một đặc điểm cơ bản nhất của đời người là " Khổ" và nhu cầu tối thượng ( khát vọng) của mỗi con người là thóat khổ, được sống hạnh phúc. Nhưng rất hiếm người thực sự thành công trong việc thóat khổ. Đối mặt trước thực tế đó, đức Phật đã tìm ra con đường thóat khổ đơn giản và hữu hiệu, Ngài đứng ra giảng dạy cho mọi người con đường đó và giáo lý của Ngài chỉ xoay quanh mỗi một chuyện diệt khổ mà thôi.
Giáo lý của đức Phật là một hệ thống lý lẽ mang tính triết lý và khoa học logic uyên thâm, là chân lý. Mà chân lý thì luôn đơn giản. Lời Phật dạy có ý nghĩa cực kỳ sâu xa nhưng cực kỳ đơn giản. Tất cả những lời dạy chỉ nhấn trực tiếp vào giải quyết vấn đề diệt khổ triệt để.
Vì lời Phật là chân lý, nên đúng chính xác cho bất kỳ lãnh vực khoa học cụ thể nào. Các nhà khoa học là Phật tử có thể vui thich, đắc ý với lời Phật dạy khi đối chiếu những lời của Phật lên những nhận thức khoa học của riêng mình. Nhưng không nên gán ghép kiến thức khoa học là ý nghĩa lời Phật dạy, lời Phật chỉ cố ý nhằm vào dùng diệt khổ mà thôi.
Ví dụ, Phật dạy rằng thân xác con người được tạo thành từ Đất ( đồ ăn đặc), nước, gió ( không khí) và lửa ( thân nhiệt). Những kiến thức này nhằm mục đích giúp người Phật tử biết tu bổ và rèn luyện cơ thể cho khỏe mạnh qua việc ăn, uống, thở và giữ gìn thân nhiệt cho được đúng đắn để tránh khổ phát sinh từ cái thân yếu đuối bệnh họan. Không nên như nhà khoa học nào đó gán ghép đất nước gió lửa là đức Phật đã đề cập bốn nguyên tố hóa học cơ bản tạo nên cơ thể: Phosphorus,Hydrogen, Nitrogen, , oxygen. Rồi thì ca ngợi rằng sao Phật biết hay quá . Nhà khoa học đó đã lờ đi hàng lọat các nguyên tố hóa học khác rất quan trọng cho cơ thể, thiếu là bệnh và không có là chết ( không còn cái thân tứ đại này) như Calcium, Potassium, Iron, Magnesium, Iodine.......Sự liên hệ khập khiễng và gán ghép khiên cưỡng lời dạy của Phật với nhận thức sai lầm của nhà khoa học làm oan cho lời Phật.
Một ví dụ khác, Phật dạy tánh không, duyên khởi, vô thường....để làm nền tảng dạy tiếp buông xả, chống cố chấp....để mà diệt khổ. Có nhà khoa học ̣ có lẽ là nhà vật lý lại lý luận quá xa thành ra..." vật chất chỉ là những hình thức khác nhau của năng lượng đó là ý nghĩa của tánh không".
Nhiều nhà tu hành trong đạo Phật cũng viết bài tham luận chuyên đề đi quá xa, và đi luôn thành ra lạc đường. Nguyên nhân chính là họ không biết quay về chủ đề diệt khổ trong phần kết luận bài viết, không nêu lên được không nhấn mạnh được phần hiểu biết và tham luận của mình giúp ích cụ thể gì cho việc diệt khổ của mỗi người.