Cuộc sống mong manh nhưng tuyệt vời

22/12/20164:55 CH(Xem: 16450)
Cuộc sống mong manh nhưng tuyệt vời
CUỘC SỐNG MONG MANH NHƯNG TUYỆT VỜI
Blanche Hartman | Giang Thiên dịch

vo thuongMôt trong những lời dạy quý giá nhất của Đức Phật là sự vô thường. Nếu biết sống hài hòa với sự thật đó thì bạn sẽ nhận được hạnh phúc rất lớn…

Nếu bạn nghĩ về vô thường bằng một thái độ tích cực, nó sẽ cho bạn cái cảm giác kinh ngạc tuyệt vời trước sự sống động của cuộc sống! Đó là món quà vô giá, đặc biệt là trong những ngày đầu của mùa Xuân đẹp trời như hôm nay. Nhưng vô thường đã lấy mất của tôi sự an vui khi tôi bị bệnh đau tim và chưa biết thực tập Thiền định. Tôi thực sự khổ sở vì nó mà tôi đã từng cho rằng cuộc sống này thật đáng sợ. Khi đi dạo quanh bệnh viện, tôi thầm nghĩ: “Ồ! Đáng ra mình đã chết rồi… đối với tôi bây giờ phần còn lại của cuộc đời mới thực sự là một món quà”. Sau đó, tôi lại nghĩ: “Ngay từ lúc đầu, nó đã là một món quà mà đến khi nó mất đi ta mới chú ý đến”.

Tôi thấy hầu như tất cả chúng ta đều không thừa nhận cuộc sống vốn trọn vẹn là một món quà. Bởi vì chỉ một phần (tươi đẹp) của cuộc sống được chúng ta ghi nhận là món quà mà thôi. Nhưng món quà này không phải là không có cái giá phải trả của nó. Một trong những cái giá phải trả của nó là những khoảng thời gian chúng ta cảm thấy chán ngán cuộc sống, nhìn cuộc sống là một cái gì đó thật đáng sợ. Nhưng bây giờ tôi đã hiểu món quà cuộc sống là gì và giá trị của nó ra sao. Cuộc sống thật mong manh. Nó đáng quý vì nó là một món quà mà chúng ta được tặng. Khi nhận ra điều này, chúng ta sẽ tự hỏi: “nếu cuộc sống mong manhtuyệt vời này thật sự là một món quà, vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể thưởng thức nó, không phụ lòng nó và sống trọn vẹn với nó?”.

Trong quan niệm của Thiền học và của người bước đầu học Phật, cuộc sống con người giống như câu chuyện ngụ ngôn về bốn con ngựa mà Đại sư Suzuki từng kể: Một con bắt đầu chạy khi thấy bóng dáng chiếc roi trước khi bị roi quất vào da. Con ngựa thứ hai chạy khi roi vừa quất vào da, chạm vào đầu sợi lông. Nhưng con ngựa thứ ba chị chạy khi cảm nhận được cơn đau trên da thịt. Và con ngựa cuối cùng, nó chỉ đi khi nó cảm nhận được cơn đau thấm vào tận xương tủy.

Cái roi da đó là gì? Đó là sự phù du của cuộc đời, là sự cảnh tỉnh của vô thường vậy. Sự thiết thực trong lời dạy của Đức Phật là chỉ ra sự thật của tất cả mọi sự, mọi vật, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào là vô thường cho con người nhận diện lại mình:

Tất cả mọi thứ đều vô thường
Chúng sinh khởi rồi đoạn diệt
Sống hòa hợp trong chân lý này
Nó sẽ mang lại hạnh phúc rất lớn

Đại sư Suzuki đã từng nói: bí quyết để sống vui vẻ, hòa hợp trước bản chất vô thường của cuộc đời là nhìn mọi sự vật như “nó là nó”, như chúng sinh ra nhưng rồi mất đi. Khổ đau sẽ có mặt khi chúng ta cứ muốn mọi thứ khác với nó. Tôi muốn biết tại sao bạn lại đến trung tâm Phật giáo này lần đầu tiên, tại sao ai đó lại phải ở đây? Và tại sao tôi cũng ở đây khi tôi bắt đầu nhận ra tất cả đều là phù du, chính cả bản thân tôi nữa? Lần đầu tôi đền đây để tu tập là khi tôi gần như đã chết. Lần thứ hai cũng thế. Nhưng lần này thì tôi thật sự nhận ra rằng cuộc sống là một niềm hạnh phúc.

Có lẽ cũng như con ngựa thứ tư. Tôi không nhận ra dù cho nó đã đến với tôi từ lâu lắm rồi. Nhưng có lẽ, như con ngựa thứ tư cũng không đến nỗi tồi vì khi cùng tận nỗi đau, con ngựa đã chịu đi và cũng vậy, cuối cùng, bạn cũng đã nhận ra được rằng cuộc sống là món quà, dù phải đến lúc tưởng như bạn không còn sống bao lâu nữa. Bạn đã bao giờ có ý nghĩ rằng: “mọi thứ trên đời đều vô thường, nhưng không phải là tôi. Có lẽ tôi sẽ sống mãi và bất kể những gì tôi yêu thích đều sẽ sống mãi”.

Nếu nghĩ vậy thì bạn hãy tìm cách để đấu tranh hoặc phủ nhận vô thường đi. Nếu may mắn, chúng ta sẽ hiểu được mọi vật như “nó là nó” và đấy là sự thật của cuộc sống mà chúng ta đang sống. Vấn đề cần thiết đặt ra cho chúng ta bây giờ là “phải sống như thế nào?”. Cuộc sống sẽ không kéo dài mãi. Vậy nên chúng ta chỉ có một lượng thời gian ngắn ngủi để sống theo cách mà chúng ta cảm thấy hài lòng, cảm thấy đúng, cảm thấy phù hợp với bản chất của nó. “Sống hòa hợp với sự thậtđạt được hạnh phúc lớn nhất”.

Khi tôi đến trung tâm Thiền, tôi nghe Đại sư Suzuki nói: “chỉ cần sống là đủ”. Điều này tôi đã trải nghiệm qua. Còn bạn, đã có thể nhìn vào ý nghĩa đích thực của cuộc sống để biết xem bạn nên sống thế nào. Khi chúng ta gặp phải một số khó khăn trong cuộc sống, vấn đề của chúng ta sẽ là sống với những khó khăn đó như thế nào, đây là câu hỏi liên quan trực tiếp đến chúng ta. Hoặc chúng ta sẽ thấy vấn đề chúng ta sống như thế nào không còn quan trọng nữa, hoặc chúng ta dường như không để ý đến cảm nghĩ của chúng ta về ý nghĩa cuộc đời. Bài kệ mở đầu mỗi thời kinh là: “Phật pháp sâu xa rất nhiệm mầu/ Trăm nghìn ức kiếp dễ gặp đâu/ Nay con thấy nghe xin trì tụng/ Nguyện giải nghĩa chân thật của Như Lai”. Hãy nhớ rằng, “Phật pháp sâu xa nhiệm mầu, trăm ngàn ức kiếp dễ gặp đâu” là chỉ cho chân lý của cái vốn có, luôn hiện hữu trong mỗi phút giây của cuộc đời. Nó ở ngay đây, không nơi nào khác. Và câu kệ cuối cùng: “Nguyện giải nghĩa chân thật của Như Lai” chính là lời thệ nguyện nhìn các pháp đúng như nó là nó, như lưỡi nếm vị, như thân xúc chạm vậy. Cũng như tôi đã cảm nhận được cơn đau tim khi nó đang trong cơ thể tôi, cảm nhận một cách trực tiếp. Và mỗi chúng ta đều có những trải nghiệm tương tự như thế trong cuộc đời. Chúng ta nhìn vào cuộc đời và nói: “Cuộc sống đáng ra phải như nó đã thế. Vì vậy mà ta thấy không hài lòng. Vậy thì làm sao chúng ta sống hòa hợp được với nó?”.

Thiền sư Kobun Chino đã nói: “Mục đích lớn lao của những người “ngồi xuống tĩnh tâm trong một lúc” là nhận ra được cuộc sống này đáng quý biết bao!”. Ông tiếp tục: “Việc ngồi xuống tĩnh tâm trong một lúc đó không phải là một hành động đã tính toán kỹ, nó là một hành động tự nhiên”…

Nhưng chúng ta cần được hướng dẫn cách ngồi vì chung 1ta cần biết cái gì trợ giúp chúng ta trong những điều bận rộn vẫn tiếp tục diễn ra mà không để tâm đến nó. Vì hầu như những gì có ở trong đầu óc chúng ta đều không phải là cái đang xảy ra bây giờ và ngay đây. Kiểm nghiệm lại sẽ thấy: hầu như những điều xảy ra liên miên trong đầu chún ta đều do việc chúng ta lo lắng về tương lai và hối hận về quá khứ.

Gần đây, tôi được mời đến tham gia một nhóm thảo luận về vấn đề tâm linh. Bạn tôi bảo nhóm này hướng sự chú ý của chúng ta vào những gì chúng ta làm trong các tình huống mà ở đó có những mất mát thực sự, nơi mà mọi thứ không quay lại lần hai: người bạn thương yêu đã chết, bạn bị bệnh nặng hoặc tai nạn. Một điều gì đó xảy ra có cảm giác giống như một sự mất  mát lớn mà không thể lấy lại được. Bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?

Một số người đã trải qua những đau đớn thì họ có thể trả lời câu hỏi này. Những vấn đề cần bàn tính là cuộc sống sẽ diễn ra như tếh nào, làm thế nào để sống dễ chịu và thật bình tĩnh. Một người trả lời: “Với tôi, bây giờ mọi thứ đã dễ chịu hơn, nhưng tôi nhận thấy rằng dù cho mọi thứ có suôn sẻ, tôi cũng vẫn còn những điều để lo lắng, băn khoăn…, rất lạ lùng ngay cả khi mọi thứ đều tốt đẹp”. Cuộc sống là một sự chịu đựng, ngay cả khi mọi thứ đều tốt đẹp, đều đang tươi vui. Lo rằng mọi thứ sẽ trở nên không còn tốt, không còn vui, đây là tâm lý chung của con người mà bất cứ ai trong chúng ta đều đã trải qua.

Chúng ta có nhiều những tưởng tượng về tương lai làm chúng ta rối trí ngay trong hiện tại. Thiền là sống và cảm nhận được sự quý giá của cuộc sống ngay từ bây giờ. Đó là điều mà Willam Butler Yeats trước khi chết đã nhận ra: “Nếu tôi phải nói một lời đơn giản, tôi sẽ nói: con người có thể sống với chân lý nhưng người ta thực sự không biết chân lý, con người phải chứng minh, tìm tòi chân lý trong phần đời còn lại”..

Chúng ta sống với vô thường nhưng chúng ta không thấy ra được sự thật của vô thường. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận được vô thường trong cơ thể chúng ta khi nó đã đi qua rồi. Đó là lý do tại sao Kobun Chino nói đến tầm quan trọng của việc “ngồi xuống tĩnh tâm trong một lúc”. Để từ đó chúng ta biết rằng liệu chúng ta nên sống theo cách chúng ta muốn mọi thứ phải khác đi (nó phải là như thế này) hay sống như mọi thứ đều vốn như vậy (nó là nó).

Ta có thể làm điều này bằng cách nhìn vào bản thân, với bản chất con người, mà trong kinh gọi là Phật tánh. Đại sư Suzuki nói: Phật tánh không phải là cái gì huyền bí lạ lùng. Phật có nghĩa là sự giác ngộ, là bậc giác ngộ. Chúng ta làm sao để được dự vào hàng giác ngộ với sự trải nghiệm, trí tuệtừ bi đã vốn có trong mỗi con người, cả trong chúng ta. Không ai là ngoại lệ, tất cả đều có khả năng trở thành Phật.

(Theo www. Shambhala.com)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/02/2020(Xem: 18105)
28/06/2017(Xem: 10595)
24/04/2017(Xem: 9610)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.