Không dính mắc

12/07/20174:05 SA(Xem: 10437)
Không dính mắc
KHÔNG DÍNH MẮC
Quảng Tánh

khat_thuc_01
Thọ dụng mà không dính mắc đối với người tu tưởng dễ
thực ra không dễ chút nào - Ảnh minh họa
Ai cũng biết câu ‘Có thực mới vực được đạo’. Muốn lạc nghiệp cần phải an cư, muốn tu hành thăng tiến thì những nhu cầu tối giản cho đời sống như bốn vật dụng (cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, thuốc men) phải tạm đủ. Thọ dụng mà không dính mắc đối với người tu tưởng dễ mà thực ra không dễ chút nào. Bởi những tham ái phiền não ngủ ngầm bên trong sẽ chờ thời cơ trỗi dậy, chỉ cần một chút sơ suất mất chánh niệm thì tâm liền dính mắc.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Nay Ta sẽ nói: Có người như sư tử và có người như dê. Các thầy hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ đó. Các Tỳ-kheo đáp: Xin vâng, Thế Tôn. Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo rằng:

Người kia tại sao mà giống sư tử? Ở đây, Tỳ-kheo! Có người được cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh. Người đó được rồi liền tự ăn uống, không khởi tâm dính mắc, cũng không có dục ý, chẳng khởi các tưởng, hoàn toàn không có niệm này, tự biết pháp xuất yếu. Cho dù không được lợi dưỡng, cũng không khởi loạn niệm, không có tâm tăng giảm. Ví như sư tử ăn thịt thú nhỏ. Bấy giờ vua loài thú ấy cũng không nghĩ rằng: ‘Cái này tốt, cái này chẳng tốt’, không có tâm dính mắc, cũng không dục ý, không khởi các tưởng. Người này cũng lại như thế. Nếu được cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men, trị bệnh, người này được rồi liền tự ăn uống, không khởi ý dính mắc; ví dù không được cũng không có các niệm.

Ví như có người nhân người cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh, được rồi liền ăn uốngkhởi tâm dính mắc, sanh ý ái dục, không biết đạo xuất yếuGiả sử không được, người ấy hằng sanh tưởng niệm này. Người ấy được cúng dường rồi, hướng về các Tỳ-kheo, mà tự cống cao hủy báng người khác: ‘Chỗ ta hay được y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh. Các Tỳ-kheo này không hay được’. Ví như có một con dê trong bầy dê lớn, ra khỏi bầy, đến đống phân lớn. Con dê này ăn phân no rồi trở về bầy dê, liền tự cống cao: ‘Nay ta được ăn ngon, các con dê này không hay được ăn’. Đây cũng như thế, nếu có một người được lợi dưỡng y phụcẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bệnh, khởi các loạn tưởng, sanh tâm dính mắc, người ấy liền hướng về các Tỳ-kheo mà tự cống cao: ‘Ta hay được cúng dường, các Tỳ-kheo này chẳng hay được cúng dường’. Thế nên, các Tỳ-kheo hãy học như vua sư tử, chớ như dê. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm20.Thiện tri thức
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.340)

Trên bước đường tu, mỗi người có một phước báo khác nhau. Có người được tín thí cúng dường hậu hĩ, dư dật nhưng cũng có người kém duyên, ít phước, chỉ tạm đủ sống qua ngày. Dù dư dả hay thiếu thốn thì người tu cũng là những ‘kẻ ăn xin’ (khất sĩ) mà thôi. Trớ trêu là, hiện có không ít người tu có biểu hiện tự hào, thậm chí cống cao về phước báo hữu lậu; thành quả ‘ăn xin’ của chính mình. Nếu thọ dụng nhiều rồi ‘khởi tâm dính mắc, sanh ý ái dục, không biết đạo xuất yếu’ thì cũng nên suy ngẫm về ảnh dụ ‘có một con dê trong bầy dê lớn, ra khỏi bầy, đến đống phân lớn, con dê này ăn phân no rồi trở về bầy dê, liền tự cống cao: Nay ta được ăn ngon’ của Thế Tôn.

Dĩ nhiên khi chưa qua sông, ta rất cần chiếc bè. Cũng vậy, người tu cần thọ dụng để làm phương tiện tiến tu. Tuy nhiên cần thọ dụng trong tinh thần ‘không khởi tâm dính mắc, cũng không có dục ý, chẳng khởi các tưởng, hoàn toàn không có niệm này, tự biết pháp xuất yếu’. Người tu không chết vì sự thiếu hụt mà ngược lại thường bị ngộp trong sự đủ đầy. Thế nên, khi thọ dụng của cúng dường, người tu cần chánh niệm thẩm sát để luôn tự tại trong mọi hoàn cảnh.

Quảng Tánh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/03/2023(Xem: 2399)
03/05/2023(Xem: 1722)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.