Chương 2: Nghệ thuật tiêu tiền

03/08/20173:26 SA(Xem: 10542)
Chương 2: Nghệ thuật tiêu tiền

NGHỆ THUẬT SỐNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông 2016

Chương 2: Nghệ thuật tiêu tiền 

Giảng tại chùa Phước Long Phật Tích, ngày 28-01-2012 Phiên tả: Chơn Mỹ Hằng.

Tiêu thụ là một trong các hoạt động của con người. Con người tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của bản thân về ăn, mặc, nghỉ ngơi, về môi trường tiện nghi. Đa số người ta tin rằng phải có đủ những thứ đó thì mới hạnh phúc. Đạo Phật thì cho rằng hạnh phúcthể đạt được cả khi sự tiêu thụ vật chấttối thiểu. Đức Phật dạy chúng ta tận dụng mọi điều kiệnhoàn cảnh có được để làm nở hoa hạnh phúc cho mình, người thân, cộng đồngquốc giathế giới. Lối sống trung đạo hữu ích rất nhiều cho con người, nhất là vào những thời điểm kinh tế khó khăn do khủng hoảng tiền tệ, do chiến tranh, do xung đột...

Một khi đã biết rõ một chân lý: Hạnh phúc phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng làm chủ dòng cảm xúc, thái độ sống, chúng ta sẽ không phải bận tâm chạy theo cuộc sống thiên về hưởng thụ vật chất, vốn có nguồn gốc từ phương Tây và hiện nay đang ảnh hưởng tới nhiều nước khác qua quá trình toàn cầu hóa. Thời “bão giá”khiến rất nhiều gia đình phải đối diện với không ít khó khăn, khi mà lương bổng hầu như giữ nguyên nhưng giá cả sinh hoạt lại tăng vọt từ 15 đến 30%. Mọi người buộc phải sống “thắt lưng buộc bụng” hơn. Có người cho rằng như thế là keo kiệt, bủn xỉn, đánh mất nhân cách và quan hệ tình người. Bỏ qua hai thái độ tương đối cực đoan như vừa nêu, nghệ thuật tiêu tiền sẽ giúp cho chúng ta tránh được mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng do sức ép về vấn đề chi tiêu. Trên tinh thần này, chúng tôi sẽ trình bày 8 điều gợi ý, được đúc kết từ trí khôn của loài người. Theo đó ta có thể tham khảo và sống hạnh phúc trong bối cảnh khó khăn ngày nay. 

1- BIẾT TRÁNH NỢ NẦN BẰNG MỌI GIÁ 

Nợ nần là kết quả của một trong những nguyên nhân sau đây: 

a) Đầu tư kém phương pháp, dẫn đến kém hiệu quả hay thua lỗ, nợ nần do vay ngân hàng hay tư nhân, cuối cùng nhiều gia đình phải lâm vào hoàn cảnh phá sản. Tình trạng này hiển nhiên dẫn tới sứt mẻ hạnh phúc vợ chồng, lục đục giữa cha mẹ con cái và nhiều biến cố khác. 

b) Thiếu chí tiến thủ trong làm ăn: Ta không làm ra tiền mà vẫn chi tiêu theo nhu cầu hàng ngày. Dần dần ta phải bán đồ đạc, của cải để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu, hậu quả là rơi vào khủng hoảng lớn, bị phá sản

c) Chi tiêu quá nhiều những thứ không cần thiết, dẫn đến tình trạng vay nợ từ người thân hay từ bất cứ một dịch vụ tín dụng nào. Sự sang trọng bên ngoài tạo ra một kiểu hãnh diện ảo, lòng tự trọng ảo. Dần dần người đó không còn đủ sức duy trì đời sống hạnh phúc trong hoàn cảnh nợ nần liên miên

Cách đây khoảng một tuần, có đôi vợ chồng Phật tử thân tín ở Hoeston, USA gọi về nhờ chúng tôi tư vấn. Gia đình họ đang đối diện trước một khủng hoảng lớn, sau bốn năm cầm cự, bây giờ họ buộc phải tuyên bố phá sản. Từ lúc định cư ở Hoa Kỳ cách đây 30 năm, nhờ nỗ lực làm ăn có phương phápphước đức tích góp, họ đã mua được một khu chợ siêu thị tầm trung với giá 4 triệu đô la theo điều kiện trả góp. Tới cuối năm 2011 gia đình đã hoàn trả được 80% số tiền tín dụng, nhưng từ năm 2008 doanh thu bán hàng giảm tới 50%. Đến năm 2010 doanh thu giảm xuống tới mức độ tệ hại, chỉ còn chừng 1/6 số doanh thu thời kỳ thành đạt. Năm 2011, các doanh nghiệp thuê gian hàng trong khu siêu thị phải hủy hợp đồng vì làm ăn thua lỗ, không có khách hàng. Chủ siêu thị đã quyết định cho thuê mặt bằng miễn phí trong vòng 6 tháng để giữ chân người thuê, nhưng thậm chí cách này cũng không đem lại hiệu quả vì người thuê phòng bán hàng không thể hàng tháng bù lỗ cho các chi phí về tiền thuê mặt bằng, bảo hiểm, các dịch vụ điện nước v.v… Khi các tiểu thương rời khỏi siêu thị, chủ siêu thị phải cầm cự bằng cách bán nhà, bán đồ đạc để trả tiền vay lãi cho ngân hàng. Nếu không đủ tiền trả cho ngân hàng trong vòng 3 tháng thì ngân hàng sẽ tuyên bố bán đấu giá khu siêu thị với giá đương nhiên là thấp hơn với giá thực, chỉ chừng 500 – 600 ngàn đô la, giá bán cao nhất cũng không quá 1 triệu USD. 

Vậy là hai vợ chồng doanh nghiệp người quen của chúng tôi đã đầu tư gần 3 triệu đô la Mỹ, làm lụng vất vả vài chục năm để cuối cùng trắng tay. Khủng hoảng tương tự như vậy có thể khiến cho nhiều người trên hành tinh này chọn con đường tự vẫn. Lại có nhiều người tiếc tài sản mà hóa ra thẫn thờ, điên dại, dở sống dở chết, bị trầm cảm, bế tắc, đành mượn rượuvà các kiểu giải trí khác để quên đi khổ đau. Nhưng giải sầu theo cách đó thì sầu càng thêm nặng. 

Là những người Phật tử, ta biết rõ, vật chất không phải là sở hữu của chúng ta một cách vĩnh hằng. Nó có thể là công cụ để phục vụ hạnh phúc con người trong một thời gian, trong một không gian với tính hợp pháp. Sau đó, theo sự vận hành của kinh tế, với quy luật khắc nghiệt của cung cầu, sở hữu của ta có thể trở thành sở hữu của người khác. Nếu hiểu được như thế thì trong biến cố bị tổn thất tài chính, ta vẫn giữ được sự tĩnh tâm để không làm cho người thân bị đau khổ

Ở đây, việc nợ nần không phải do làm ăn thiếu phương pháp hay không rõ về quy luật cung cầu, thiếu sự tinh tấn trong nỗ lực mậu dịch mà chỉ vì hoàn cảnh khách quan, đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mọi sự trong tình huống này vận hành theo công thứcĐức Phật giảng: “Cái này có dẫn đến cái kia có; cái này không dẫn đến cái kia không”. Có thể ví khủng hoảng tài chính toàn cầu giống như cơn động đất mà dư chấn của nó khiến cho nền kinh tế bị “tai biến mạch máu não”. Phải mất 5-10 năm vật lý trị liệu mới có thể đi lại một cách gượng gạo, rồi dần dần mới bình phục hoàn toàn.  

Nền kinh tế phương Tây đặt kích thích lòng tham của con người. Lòng tham quá mức làm cho người ta bị vỡ nợ tín dụng, vỡ nợ bất động sản, vỡ nợ công…, kéo theo vô vàn biến cố khác trong xã hội, cộng đồng cũng như gia đình. Người tu học Phật nên cố gắng thấy rõ được bản chất của sự đầu tư bằng chánh kiếnchánh tư duy, tức là tìm ra các hướng đầu tư an toàn, mang tính bền vững. Ta có thể lời ít hơn, giàu chậm hơn, nhưng “các phản ứng phụ”  từ khủng hoảng tài chính nếu có ở một khu vực, quốc gia và thế giới sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn, việc làm của ta. 

Các ngân hàng của Mỹ sở dĩ bị vỡ nợ vì cho vay quá dễ dãi. Họ không phân tích kỹ khả năng thanh khoản của người vay. Một người chỉ cần thế chấp hay gửi vào ngân hàng 10% tổng số tiền vay là có thể mua được nhà, xe hơi, đất đai hay các vật dụng khác. Nếu người đó bị thất nghiệp, vài tháng liền không có khả năng thanh toán tín dụng, nhiều khoản “nợ xấu” như thế sẽ khiến cho ngân hàng bị vỡ nợ. Đó chính là bản chất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phát xuất từ phố Wall của Hoa Kỳ vào năm 2007. Nền kinh tế phương Tây được xây dựng trên nền tảng mậu dịch tự do, không có sự can thiệp của nhà nước như các nước châu Á. Vì vậy đến một giai đoạn nhất định, khủng hoảng của châu Mỹ hay châu Âu trở thành khủng hoảng toàn cầu. 

Người tu học nên tránh vay nợ tối đa. Đang lúc khỏe mạnh thiếu nợ đã khổ, về già mà thiếu nợ càng muôn phần khổ. Thông thường trước tết, chủ nợ thường thuê người đi đòi nợ, những kẻ này không từ thủ đoạn nào để lấy cho được tiền, mắng chửi, hăm dọa, dùng bạo lực. 

Trong tiếng Việt có từ “túng quẫn”, người bị túng thường quẫn trí, đánh mất chánh kiến để phân tích nguyên nhân, tìm ra đường đi đúng. Do đó ta nên nhờ đến tư vấn nếu tự mình không đủ sức giải quyết các vấn nạn đang đối diện

Một người bị chết khi đang nợ chồng chất thì không thể tái sinh vào cảnh giới an lành được. Nếu may mắn được tiếp tục làm người thì người đó cũng luôn mang một tâm trạng buồn phiền, chán nản, tuyệt vọng, và hầu như không còn chí tiến thủ để làm ăn. 

Nhiều người thiếu kiến thức về nhân quả, cứ nghĩ làm đại, lỡ vỡ nợ thì công bố phá sản. Đó cũng là một suy nghĩ dại dột. Tốt nhất tránh nợ có phương pháp thì an toàn hơn. 

2- BIẾT NÓI KHÔNG VỚI NHỮNG GÌ KHÔNG ĐÁNG CHI TIÊU 

Nhu cầu tiêu dùng của con người là bất tận. Lòng tham khiến cho con người luôn có xu hướng muốn sử dụng nhiều thứ hơn, đồ đạc sang trọng hơn để thể hiện giá trị của cái tôi. Nền kinh tế thị trường đã khai thác tâm lý con người một cách triệt để bằng nghệ thuật quảng cáo. Một mặt hàng nếu được quảng cáo nhiều lần trên các phương tiện truyền thông sẽ khiến ta cảm thấy nếu không có nó, cuộc sống của ta thiếu hoàn hảo. Ta biến thành nô lệ của chủ nghĩa tiêu thụ từ lúc nào không hay. Người sang trọng thì mua hàng đắt tiền, chi tiêu cho các dịch vụ cấp cao. Người ít tiền hơn cũng bị cuốn đi bởi những mặt hàng, dịch vụ có giá “dân chủ” hơn. 

Trên thực tế nhu cầu chi tiêu thực sự cần thiết của con người không là bao. Người Việt Nam có câu ngạn ngữ rất hay “No bụng, đói con mắt”, nghĩa là nhu cầu của con mắt bao giờ cũng lớn hơn nhu cầu của cái bụng. Trong đời người, có đến khoảng 80% các khoản chi tiêu của chúng ta là để thỏa mãn dục vọng của con mắt: Các dịch vụ du lịch, thời trang, nhà cửa, thẩm mỹ… Nhiều người có thể mua một bộ quần áo trị giá vài chục ngàn đô la, mặc một lần rồi bỏ. Họ có quá nhiều tiền, và họ cảm thấy nếu không mặc những bộ đồ sang trọng đó thì họ sẽ thiếu đi sự lịch lãm, quý phái

Xảo thuật trong quảng cáo đa dạng, đủ kiểu, nào là mua một tặng một, nào là sản phẩm 2 trong 1, 3 trong 1. Người mua tham rẻ khuân đồ về nhà, dùng không hết để đó, nhưng không mua thì tiếc. Nhất là vào những dịp lễ Tết, các bà nội trợ hay tặc lưỡi “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”, mua sắm thoải mái, nhất là đồ thực phẩm, có khi sau Tết phải vứt đi vì quá hạn sử dụng. Chúng ta hãy nên nhớ tới những người nghèo khó, họ thiếu thốn hơn chúng ta nhiều. Chúng ta dư dả thì nên khởi lòng từ bi, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, để họ có cơ hội mừng xuân đón tết. 

Người tu theo lời Phật dạy luôn sống theo hạnh nguyện vô ngã, chia sẻ, quan tâm tới người khác, vì thế chúng ta dễ dàng hiến tặng. Đang khi mình buồn vì không mua được đôi dép mới, hãy nghĩ tới những người bị cụt chân, họ không bao giờ có cơ hội để mua dép nữa. Nghĩ thế thì chúng ta sẽ thấy mình còn rất may mắn để giảm bớt các nhu cầu chi tiêu, đây cũng là một cách kiệm phước. 

Một người khi sử dụng điện, nước tại nhà, tại khách sạn, tại công sở, nếu có tâm thì sẽ có ý thức tiết kiệm, và người đó đang tích tụ phước báu cho mình một cách có bài bản. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm như thế thì phước của chúng ta cũng bị tổn giảm theo năm tháng.

Đức Phật dạy: “Thiểu dục tri túc, tức là giảm bớt tâm tham và phải biết thế nào là đủ. Tiết kiệm nước sử dụng là chúng ta đang góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên đang cạn kiệt của hành tinh. Trong các khách sạn từ 3 sao trở lên, người ta thường đề biển với câu nhắn nhủ như sau: “Mỗi ngày trong khách sạn có hàng ngàn tấm trải giường, hàng ngàn chiếc khăn được dùng nước tẩy để giặt, khiến môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy nếu không có nhu cầu thay mới khăn mặt, xin quý vị hãy thông báo cho chúng tôi biết bằng cách để tấm biển này trên giường”. Như vậy là ta đang nói không với những thứ không cần thiết. Phật giáo gọi đó là chánh niệm trong tiêu thụ

3- BIẾT HÀI LÒNG VỚI NHỮNG GÌ TA ĐANG CÓ

Cái đang có bao giờ cũng ít hơn rất nhiều so với cái ta mơ ước. Người nghèo mơ ước cơm áo gạo tiền. Người giàu mơ  ước có nhà lầu xe hơi, tiện nghi, cuộc sống xa hoa, quý phái.  Các triệu phú, tỉ phú lại có những mơ ước lớn hơn. Hầu như không ai biết dừng lại trong nhu cầu của mình. Hậu quả là chúng ta bị “dư thừa” trong mơ ước. Nếu không biết làm chủ bản thân, những nhu cầu bất tận này sẽ tạo ra các áp lực về tâm lýcảm xúc, làm cho con người không thể sống hạnh phúc, bình an

Đạo Phật dạy nên biết đủ. Biết đủ không có nghĩa là ta an phận thủ thường, chấp nhận số phận như cách nghĩ của các tín đồ tôn giáo nhất thần tại Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh… Biết đủ là nỗ lực đầu tư có phương pháp, dùng trí tuệ để soi sáng, nhưng hoan hỷ với bất kỳ kết quả nào có được sau khi  chúng ta đã nỗ lực hết sức. Nhân như thế, điều kiện như thế, hoàn cảnh như thế, nhân lực như thế, nguồn tài nguyên như thế, vốn như thế, đầu tư như thế thì kết quả phải như thế thôi. 

Học thuyết Thập như thị trong kinh Pháp Hoa vừa nêu giúp chúng thấy rõ bằng chánh kiến về nhân và quả của đầu tư. Vì thế chúng ta biết hài lòng trên sự biết đủ. Lối sống tích cực này làm cho chúng ta không tự tạo ra những căng thẳng, bức xúc vì tiếc nuối những gì đã qua hay tự trách bản thân về những gì không được như ý muốn nhưng xảy ra do điều kiện khách quan. Nhờ đó chúng ta biết quay trở về với cái đang có và trân quý nó. 

Áp dụng tri thức về ít muốn và biết đủ, chúng ta dễ sống chung thủy một vợ một chồng. So sánh chồng hay vợ mình với chồng/vợ hàng xóm thì thế nào cũng dẫn tới đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Trong tình yêu, mọi sự so sánh đều khập khễnh. Chúng ta không chịu tìm ra giải pháp để khắc phục khó khăn chung, để dìu dắt nhau trên quãng đường đời vốn có khổ đau, có hạnh phúc, có thuận, có nghịch, có ngọt bùi và có đắng cay. 

Nhờ sống với quan điểm ít muốn và biết đủ, chúng ta biết trân quý những gì đang có, không theo đuổi những gì ta cho là tốt hơn, bởi khi đó ta sẽ giống một kẻ đang bị khát mà uống nước biển, càng uống, cơn khát càng giày vò ta hơn. 

4- BIẾT TỰ LÀM, THAY VÌ NHỜ ĐẾN CÁC DỊCH VỤ 

Các gia đình khá giả thường có các gia nhân trong nhà. Dưới mức gia nhân là osin, họ làm các công việc giặt giũ, lau quét, bếp núc, trông coi trẻ con, người già để chủ nhà yên tâm đi làm. Khi chúng ta gặp hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nếu không biết tiết kiệm thì việc sử dụng các dịch vụ càng khiến cho cuộc sống nan giải hơn. 

Chi phí dịch vụ bao giờ cũng cao hơn là chúng ta tự làm. Trong khi đó, nếu có kiến thức thì ta có thể tự làm nhiều việc mà trước nay ta phải thông qua dịch vụ, mọi chuyện thực ra không khó như chúng ta nghĩ. Ví dụ, nếu mua vé máy bay online (mua trực tuyến qua mạng), ta có thể tiết kiệm được tới vài trăm ngàn vào dịp lễ Tết hay mùa du lịch. 

Các dịch vụ bán vé máy bay sống được là nhờ vào sự kém hiểu biết của chúng ta. Họ trả tiền thuê mặt bằng rất cao, lương bổng nhân viên rất lớn mà họ vẫn giàu. 

Nếu biết chắc chắn ngày đi và ngày về, ta có thể mua vé khứ hồi cố định, giá rẻ hơn vé bình thường từ vài trăm tới một triệu. Số tiền này bằng bốn, năm ngày tiền lương của một công nhân bình thường. Nhiều người chỉ vì không biết điều này mà phải mua vé đắt. 

Nếu chúng ta tự nỗ lực học hỏi, tham khảo ý kiến của những người có kiến thức chuyên môn thì ta có thể tự làm nhiều việc và tiết kiệm được không ít tiền. 

Một dịch vụ khác đó dịch vụ xin visa ở các nước Hoa Kỳ, Úc, châu Âu. Những người làm nghề này phần lớn không nghĩ đến việc tích đức, họ lấy phí rất cao vì phần lớn người đi nhờ dịch vụ không biết tiếng Anh. Đã nhiều năm nay các đại sứ quán đều cung cấp dịch vụ đăng ký xin thị thực (visa) trực tiếp trên mạng. Một người chỉ cần biết tiếng Anh ở trình độ phổ thông là có thể tự điền đơn xin thị thực. Còn nếu đi nhờ các dịch vụ, họ sẽ lấy của chúng ta từ 1 đến 5 triệu đồng. Đi du học nước ngoài thì tiền dịch vụ có thể lên đến một ngàn đến hai ngàn đô la. 

Công việc đăng ký trên mạng rất đơn giản, bản thân những người đi du học đều biết tiếng Anh nhưng lại không tự tin, thế là họ tốn tiền cho những việc không đáng phải chi. Lại thêm các công ty dịch vụ không chân thật, họ mời chào: “Việc này khó lắm, nhưng tôi sẽ sắp xếp với người phỏng vấn cho con cháu ông bà được trót lọt; ông bà có cơ hội đi du lịch, thăm người thân ở nước ngoài”. Ai nghe mà chẳng mê? Làm như thế giới này cứ dùng tiền mà mua được mọi thứ. Điều này có thể đúng ở những nước nghèo, còn ở các nước phương Tây không thể làm như thế được. 

Vì thiếu kiến thức nên chúng ta bị lừa dối, bị lấy tiền một cách vô lý. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta, nói theo đạo Phật là vô minh, đã góp phần làm giàu cho các dịch vụ. Các lĩnh vực xã hội khác cũng có tình trạng tương tự như thế. Đó là lý do tại sao trong vòng suốt 49 năm sau khi giác ngộ, đức Phật hoằng pháp không mệt mỏi, Ngài để lại gần ba mươi ngàn bài kinh dài ngắn nhằm xóa nạn mù chữ Phật pháp, giúp con người sống hạnh phúc hơn, thành công hơn, bình an hơn. 

Thiếu hiểu biết thì đi tới đâu, khổ đau có mặt đến đó. Nỗi sợ hãi phát xuất từ sự thiếu hiểu biết mà ra. Sợ hãi làm người ta độc đoán hơn, cộc cằn hơn, thiển cận hơn, xấu xa hơn, bế tắc hơn và bất chấp hơn. 

Do đó, phải tự đầu tư để biết cách tiết kiệm tiền và giải quyết được các vấn nạn trong những lúc khó khăn. 

5- BIẾT SỰ VẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO NHIỀU MỤC ĐÍCH

Ngày nay, tiếp cận kiến thức không còn là chuyện khó khăn nữa. Internet, các phương tiện truyền thông như tivi, đài báo, tạp chí đều là các phương tiện phổ biến thông tin, kiến thức. Chúng ta may mắn hơn nhiều lần so với thế thế hệ cha ông mình. 

Phát minh của các công ty phần mềm hàng đầu thế giới như Microsoft, Apple, các trang mạng xã hội như Facebook, các dịch vụ tìm kiếm toàn cầu như Google, Yahoo đã giúp chúng ta nối kết với thế giới phương Tây cách xa chúng ta nửa vòng trái đất. Đây chính là một loại hình cách tân của thần túc thông, tha tâm thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông. Ngồi ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, ta cũng có điều kiện nghe, thấy được những gì đang xảy ra ở các nước khác mà không cần phải sang tận nơi, không tốn tiền vé máy bay. 

Cho nên, tận dụng được một vật có nhiều tính năng giúp chúng ta đỡ tốn tiền chi tiêu cho nhiều thứ. Ngày nay, công nghệ kinh doanh cũng khai thác ở góc độ này. Ví dụ trước đây máy in là riêng, máy vi tính là riêng, máy fax là riêng, bây giờ đã có các công ty thử nghiệm ba trong một. Mua ba thứ riêng biệt ta phải trả ba lần tiền, còn mua sản phẩm thông minh kiểu này thì giá chỉ đắt hơn một chút so với mua một loại thiết bị riêng lẻ. Như thế là ta đã tiết kiệm được một khoản tiền chi tiêu đáng kể

Việt Nam có tổng đài 1080, gọi tới đó người ta có thể tư vấn miễn phí cho ta nhiều thông tin khác nhau. Vào các trang tìm kiếm như Google hay trang Vật giá, ta có rất nhiều các thông tin bổ ích để khỏi phải mua các mặt hàng rời rạc trong khi có loại hai trong một. 

Ở mức độ đơn giản và gần gũi hơn, mỗi một vật theo Phật giáo không có định tính trong tự thân của nó. Vì nó không có định tính nên ta có thể sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau. Ai bảo rằng cái bàn chỉ được quyền để ly nước, sách vở, đồ ăn, ta có thể để bất cứ cái gì ta muốn. Như vậy khi sách vở, đồ ăn uống không cần có nhu cầu để trên bàn, chiếc bàn có thể được sử dụng cho các mục đích khác. Kiến thức này giúp chúng ta bớt phải mua những thứ không cần và sử dụng những thứ đang hiện hữu

Lối sống tiết kiệm đó không phải là bủn xỉn, keo kiệt hay quá tính toán mà nó giúp cho chúng ta sử dụng tất cả những cái đang có một cách có hiệu quả. Vật gì cũng có nhiều tính năng trong tự thân của nó. Con người qua hệ thống mặc định đã định danh các vật và cho rằng mỗi vật có tính cố định, vì thế chúng ta không quen sử dụng một vật vào các mục đích khác nhau. Phải giải phóng kiến thức sai lầm này thì ta mới khai thác tận dụng những thứ chúng ta đang có để không phải chi phí thêm tiền bạc. 

Người Ấn Độthói quen vào mùa lạnh sử dụng cái khăn choàng cho hai mục đích. Mục đích thứ nhất là quàng để làm đẹp, vì khăn có họa tiết, hình dáng phong phú khác nhau. 
Mục đích thứ hai là thay thế cho chiếc áo ấm. Thậm chí có lúc họ dùng chiếc khăn đó chùm lên người thay chăn. Như thế là họ đang sử dụng một vật dụng cho ba chức năng khác nhau. 

Nếu chịu khó dùng chánh tri kiến của Phật dạy để nhìn vào mọi sự vật hiện tượng thì chúng ta thấy một vật có đến ba, bốn chức năng khác nhau. Con người cũng thế, thời nay ta gọi là “người đa hệ”. 

Giáo dục ở trường phổ thôngmục đích cung cấp cho học sinh vốn kiến thức đa ngành. Sau khi đã được trang bị nền tảng tri thức đa dạng như thế, ta dễ chọn học các chuyên khoa ở cấp cao đẳng, đại học. Kiến thức chung cơ sở giúp ta tiếp thu được kiến thức chuyên khoa rất nhanh chóng mà không cần phải học quá nhiều môn. 

Nền giáo dục đại học ngày nay còn khai thác kiến thức liên ngành để giúp sinh viên tránh học lại những môn không cần thiết. Chẳng hạn, các ngành khoa học xã hội và nhân văn có nền giống nhau. Đào tạo liên thông giữa các chương trình và các trường sẽ giúp sinh viên rút ngắn thời gian học. Trong vòng bốn năm họ có thể tốt nghiệp với ba bằng cử nhân, học tiếp hai năm nữa họ có hai ba bằng thạc sĩ

Như vậy, tính đa năng của các vật giúp chúng ta tận dụng chúng có hiệu quả cho nhu cầu dân sự, nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn giáo, nhu cầu quốc gia. Biết khai thác triệt để khả năng này là ta đang tận dụng phước báu mà mình đang có. 

6- BIẾT THỜI TRANG KHÔNG NHẤT THIẾT LÀ ĐẸP VÀ SANG

Điểm yếu của nhiều chị em phụ nữ là thích thời trang, thích đồ mốt. Và đây chính là cơ hội để các nhà sản xuất và kinh doanh thời trang lôi kéo, “mê hoặc” khách hàng của mình bằng quảng cáo. Nhiều khi giá trị thực sự của sản phẩm được bơm phồng lên hàng vài lần, vài chục lần để móc túi người giàu, người thích xài đồ sành điệu. Phương Tây có nhiều xảo thuật bán hàng, chẳng hạn như trong vòng 2 tuần sau khi mua hàng có thể trả lại được nếu người mua đổi ý. Thế là người tiêu thụ bị “mắc bẫy”, bị lòng tham sai xử để mua vô tội vạ. 

Biết rõ tâm lý con người là chóng chán, thích cái mới, cái lạ, thời trang cũng thay đổi nhanh như thời tiết. Mới mặc bộ đồ được đôi ba tháng ta đã có cảm giác bị lạc mốt, nhất định phải mua mới, phải theo kịp gu thời đại

Đồ điện tử như ti vi, điện thoại di động, ipad cũng áp dụng mánh khóe này. Chúng ta luôn cảm thấy đồ mình dùng lạc hậu về tính năng, không đẹp mắt cho lắm về mẫu mã so với dòng 
hàng mới ra đời. Và ta cố gắng mua cho bằng được loại mới nhất. Chạy theo những nhu cầu làm chúng ta tốn rất nhiều tiền. 

Giới diễn viên điện ảnh, giới nghệ thuật sân khấu, giới thời trang,các đại gia là những người đặc biệt thích sắm đồ mới. Họ sẵn sàng tốn rất nhiều tiền để có cảm giác mãn nguyện, để cảm 
thấy bản thân sang trọng, lịch lãm. Những ảo giác về sự giàu có và quý phái này nuôi lớn cái tôi của con người.

Công thức “tiền nào của nấy” là một nghệ thuật làm tiền và móc túi nhà giàu một cách rất dễ dàng. Thực ra, có rất nhiều các dòng sản phẩm chất lượng tương đương nhưng giá thành hợp lý. Nhưng tâm lý của người giàu là mình có tiền nên không cần chi tiêu tiết kiệm làm gì. Họ chỉ mua hàng hiệu. Hàng hiệu như chúng ta biết được sản xuất rất nhiều tại các nước đang phát triển. Nhưng với cái giá đắt gấp vài chục lần so với hàng kém tên tuổi hơn, người mua vẫn cảm thấy mình là người đẳng cấp. 

Cà phê Việt Nam là một trong những cà phê ngon nhất thế giới, được xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ và phương Tây nói chung. Các hãng cà phê tư bản nhập khẩu cà phê thô của ta, tinh chế lại bằng công nghệ hiện đại, dán nhãn mác mới của họ vào và bán với giá mỗi ly cà phê từ 15 đến 25 đô la Mỹ. 

Hầu như các nước nghèo chỉ bán được các sản phẩm thô. Dầu, uranium, boxit cũng bán với dạng thô. Các quốc gia giàu sang có công nghệ tiên tiến, khoa học hiện đại, lại càng giàu hơn nhờ tinh chế các sản phẩm thô nhập từ các nước nghèo. 

Cuộc chiến tranh kinh tế giữa các nước giàu và nước nghèo ngày nay rất khốc liệt. Có một quãng thời gian người ta đã bán cát trắng ở Nha Trang với giá rất rẻ cho các công ty của Nhật. Nhật sử dụng các loại cát trắng quý hiếm của Nha Trang để tạo ra loại kính xe hơi rất đắt tiền. Giá trị sau khi áp dụng công nghệ sản xuất chênh lệch nhau từ vài chục tới cả trăm lần. 

Theo Phật giáo, mọi sự khác biệt bởi tầm nhìn, tức là Chánh tri kiếnChánh tư duy mà ra. Steve Jobs, người đồng sáng lập công ty Apples được xem như thiên tài về kỹ thuật số. Trong 56 năm cuộc đời, ông đã có trên 360 bằng phát minh sáng kiến và đồng sáng kiến, góp phần cải thiện đời sống xã hội con người ở cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Ngoài Steve Jobs ra, chưa ai có đóng góp tương tự cho nhân loại, kể cả Bill Gates của Microsoft, vốn được xem là một đối thủ nặng cân. 

Trong hàng trăm cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông, Steve Jobs thổ lộ: Sở dĩ ông có được từng ấy các bằng phát minh là nhờ tu tập thiền của Phật giáo. Sống giữa thế giới phương Tây, Steve Jobs quả là một Phật tử lẻ loi. Tuệ giác của thiền định Phật giáo đã khai mở trí óc của ông và kết quả là những phát minh xuất sắc làm thay đổi cuộc sống của biết bao người trên thế giới này. Steve Jobs qua đời vào tháng 10 năm 2011, để lại niềm tiếc nuối của hàng tỷ người trên hành tinh. 

Các dòng sản phẩm của ông đã có cơ hội phục vụ cho 6-7 tỷ người trên hành tinh. Đó là kỷ lục chưa từng có trong lịch sử mấy nghìn năm của con người. Cũng nhờ tri thức Phật pháp mà ông sống tốt hơn, giản dị hơn, tĩnh tại hơn trong các biến cố của cuộc đời. Có một giai đoạn ông đã bị truất khỏi công ty do ông sáng lập nên, sau đó được mời về lại với vai trò lãnh đạo CEO.

Cho nên, cái mới không nhất thiết là cái sang, cái mới không nhất thiết là cái đẹp và dĩ nhiên cái mới không nhất thiết là cái có nhiều giá trị hơn những cái chúng ta đã có hay đang có. Nhận thức này sẽ giúp cho chúng ta kiệm phước rất tốt. 

Nhiều ca sĩ bị vỡ nợ phải trốn nợ vì chạy đua mua áo thời trang hàng hiệu đến 5-10 triệu đồng, trong khi tiền cát xê cho một show diễn trên đài truyền hình trực tiếp ở tỉnh được chừng 1 triệu đồng. Cứ sau một buổi diễn vài phút lại phải bù lỗ đến vài triệu đồng, cứ thể vài lần thì làm sao chịu nổi?.

Biết tiết kiệm và bằng lòng với những cái đang có thì chúng ta vẫn có thể sống hạnh phúc. Bằng không chúng ta sẽ bị thế giới vật dụng lôi kéo vào vòng xoáy bất tận, mà cuối cùng kết quả vẫn là phiền não vì không được như ý muốn. 

7- BIẾT CƠM Ở NHÀ LÀ NGON VÀ AN TOÀN HƠN CƠM Ở 

NGOÀI TIỆMNàng dâu nào không biết nữ công gia chánh thì khó có thể gây dựng hạnh phúc cho chồng và gia đình chồng. Ăn cơm tiệm bao giờ cũng đắt hơn vài lần so với ăn ở nhà. An toàn thực phẩm cũng kém hơn nhiều so với đồ ăn tự nấu, vì ở quán ăn người ta dùng dầu rán nhiều lần, cho quá nhiều gia vị để tăng phần đậm đà của món ăn. 

Bệnh tật phát sinh từ việc tiêu thụ các loại sản phẩm ăn liền tại các nơi mậu dịch và du lịch sẽ làm cho tuổi thọ của con người bị giảm đi. Đó là những điều mà khoa học ngày nay đã chứng minh được. 

Người phương Tây bị béo phì nhiều và do đó họ mắc một loạt các chứng bệnh liên quan đến tình trạng thừa cân. Thực phẩm ăn nhanh (fastfood) bán nhan nhản khắp nơi: Bánh mì kẹp thịt băm viên, pizza, gà rán, khoai tây chiên… Dầu chiên được sử dụng để chế biến đồ ăn nhiều quá mức cho phép, vì thế ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Cũng vì có công nghệ ăn liền mà con người trở nên lười biếng hơn, ít vận động hơn. Khoa học ngày càng phát triển, khám phá phát mình nhiều chừng nào thì người ta càng bị lệ thuộc nhiều chừng ấy. Một ví dụ rất nhỏ: Trước đây muốn chuyển kênh trên đài ta phải tự đi tới gần chiếc đài và vặn nút, tivi cũng thế. Bây giờ có điều khiển từ xa, người ta ngồi trên đi văng hay nằm trên giường, trên võng lười nhác chuyển hết từ chương trình này sang chương trình khác. Mải mê xem tivi nhiều giờ trong ngày, không chịu vận độngnguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nan y như tiểu đường, tai biến mạch máo não, lú lẫn, hoang tưởng, trầm cảm... 

Cánh cửa cuốn trong nhà trước đây mở bằng tay. Chủ nhà phải xuống xe, đi tới bên cửa và đẩy lên. Giờ đây có điều khiển từ xa, người ta chỉ cần ngồi yên trên xe và bấm điều khiển từ xa là cửa tự động cuốn lên rồi khi xe vào rồi lại bấm cho cửa tự động hạ xuống. 

Tính ỷ lại vào kỹ thuật hiện đại khiến chúng ta lười vận động, mà người châu Âu có câu “Vận động là sống”, cho nên thời nay người ta còn mắc nhiều bệnh hơn thời cổ đại, trung cổ và cận đại. Tuổi thọ con người theo đó bị giảm thiểu hơn, bệnh tật phát sinh ra nhiều loại phức tạp hơn.

Công nghệ chế biến thực phẩm, kích thích tăng trưởngbiến đổi gien khiến cho người tiêu thụ, kể cả người ăn chay, phải đối diện với những mối đe dọa về an toàn thực phẩm. Do đó, nếu không ăn ở nhà thì mức độ rủi ro rất cao. Báo chí thỉnh thoảng lại đưa tin tại một tiệc cưới hàng trăm người phải đi cấp cứu ở bệnh viện do bị ngộ độc thực phẩmSử dụng hóa chất quá nhiều hay mất an toàn trong việc nấu nướng có thể dẫn đến bệnh tật của nhiều người. Còn ở nhà chúng ta có thể tự kiểm soát được chất lượng đồ ăn bằng cách hạn chế gia vị, các chất điều vị.

Việt Nam hiện có một số cách ăn do bị lệ thuộc vào ngoại quốc quá nhiều nên ngay cả ẩm thực dân tộc cổ xưa cũng bị mất dần tính đặc sắc theo năm tháng. Lệ thuộc bột ngọt của Việt Nam thuộc dạng nhất nhì hành tinh. Nhật Bản mặc dù là nước sản xuất bột ngọt nhưng lại không tiêu thụ bột ngọt. Họ có những loại bột nêm bằng thực vật. Ấn Độ có gần 1,3 tỷ người, trong đó có 650 triệu người ăn chay trường từ thuở còn trong bụng mẹ, được đánh giácộng đồng ăn chay trường lớn nhất hành tinh, nhưng họ hoàn toàn không sử dụng bột ngọt. Họ không hề tiêu thụ các công nghệ thực phẩm chay giả mặn như ở Việt Nam, vốn bắt chước Trung QuốcĐài Loan, làm hư tâm của người ăn chay trường, tổn thất lòng từ bi. Hàng ngàn năm qua Ấn Độ và các nước khác không sử dụng bột ngọt và các chất điều vị hóa học khác mà đồ ăn của họ vẫn rất ngon và hấp dẫn

Trước khi bột ngọt được nhập vào Việt Nam trong vòng mấy chục năm trở lại đây, người Việt Nam mình cũng nêm thức ăn bằng thực vật mà vẫn ngon lành như thường. Bột ngọt dẫn đến mất trí nhớ, lú lẫn, các bệnh tim, mật, gan, phổi. Hóa chất có trong thực phẩm chay giả mặn cũng vô cùng có hại. Chất bổ chẳng còn bao nhiêu, độc tố tăng dần, mùi vị của những đồ chay này khiến chúng ta không thể quên được thói quen ăn mặn. Tự động trong vô thức, nghiệp sát sinh trong tâm vẫn diễn ra đang khi chúng ta nhai cái đùi gà chay, con tôm hùm chay, con cá thu chay v.v… Điều quan trọng nhất của việc ăn chay là cái tâm của chúng ta. Dưỡng chất trong các món chay giả mặn, nêm quá nhiều gia vị là không đảm bảo

Nói ra điều này có thể các nhà hàng chay sẽ buồn nhưng đó là một sự thật

Do đó, khi quý Phật tử phát tâm cúng dường trai tăng thì đừng nên làm các thực phẩm chay giả mặn. Các thầy không ăn nhiều được chỉ ngửi thấy mùi giả mặn đã rất khó chịu, muốn nôn rồi. Làm càng đơn giản, ít dầu chiên thì các thầy, sư cô sẽ càng cảm thấy ngon miệng. Cứ thử quan sát những buổi trai tăng có làm thực phẩm chay giả mặn, sau bữa tiệc đồ ăn còn thừa đầy nhưng các món chế biến thuần túy, đơn giản lại hết sạch. Chúng ta khỏi cần hỏi các thầy, các sư cô ăn có ngon không. Bảo không ngon thì sợ Phật tử buồn, mà trả lời là ngon thì sai luật Phật. Người tu khi ăn không quan trọng ngon dở, không có khen và chê, chỉ tán dương người phát tâmcúng. Còn ăn chỉ là cách đảm bảo sức khỏe cho cơ thể này để chúng ta lấy nó làm phương tiện phục vụ cho việc tu hành mà thôi.

Người tại gia mà biết nấu nướng tại nhà thì mỗi tháng có thể tiết kiệm được vài ba triệu là chuyện thường. Một tô phở, rẻ cũng 15 ngàn. Ở TP. Hồ Chí Minh một tô phở ngon phải là 50 ngàn. Nếu ăn ngoài đường một ngày 2 cữ thì hết 100 ngàn, một tháng là 3 triệu trong khi tiền lương trung bình có 2 triệu. Nội ăn không đã mắc nợ rồi, chưa kể đến chi tiêu thuốc lá, cà phê, rượu, bia, tiếp đãi, giao tế, du lịch, xem phim, nghe nhạc và nhiều nhu cầu dân sự và xã hội khác, làm sao sống nổi? Cho nên, thế giới này có nhiều người tu Phật thì sẽ bình ổn, an toàn, không sợ những biến cố diễn ra. 

8- BIẾT MẶC CẢ ĐỂ KHÔNG BỊ HỚ TRONG MUA BÁN

Có rất nhiều người mặc dù không giàu nhưng khi mua đồ cứ thấy người ta nói giá là móc túi ra trả tiền mà không mặc cả. Ở phương Tây hàng hóa thường có giá cố định, gắn ngay trên sản phẩm nên ta không sợ bị mua đắt. Bên đó mậu dịch là uy tín, đàng hoàng, có luật can thiệp, giám sát, xử phạt những kẻ làm gian. 

Ở châu Á và những nước kinh tế bấp bênh thì đôi lúc giá người ta rao giá gấp cả chục lần so với giá bán thật. Nếu không trả là bị hớ. Những người đi du lịch Trung Quốc và Ấn Độ cần chú ý đến điểm này. Giá ở Trung Quốc giá thuộc về “lưỡi lam”,còn Ấn Độ, giá thuộc về “dao phay”, mua cỡ nào cũng bị hớ hết, đó là chưa nói đến hàng dởm. Đi vào các chợ Trung Quốc, giá bị đưa lên có khi tới cả 20 lần. Không ít người không dám trả quá thấp vì sợ bị người ta đốt phong long (đốt người mã, ý là đốt người mua để giải vía). Đốt phong long có bị ảnh hưởng gì đâu, người đốt bị tội đó là tâm sát nghiệp dạng đơn giản. Còn người bị đốt thì không bị ảnh hưởng gì hết. Đó là một biểu hiện mê tín dị đoan, nhưng nghiệp của người đốt là có thật, cái hậu quả xấu họ phải đeo mang là có thật, cho nên đừng sợ đốt phong long, cứ trả giá. 

Ấn Độ có cái hay là khi đi mua thứ gì đó, người mua có thể tùy ý trả giá trên trời dưới đất gì cũng được, thậm chí đứng nửa tiếng tại gian hàng đó, thậm chí mới khai trương hay mới mở cửa vào buổi sáng mà không mua, bỏ đi người bán hàng vẫn cười huề. Không ai chửi bới mình, nói nặng nói nhẹ mình, bắt mình phải mua như ở Việt Nam

Mỗi lần hướng dẫn hành hương Phật tích Ấn Độ và Nepal, tôi đều nhắc các Phật tử đi cùng đoàn là khi mua phải trả giá, giá khởi điểm trả khoảng 1/10 là vừa, nếu đi Trung Quốc, giá khởi điểm phải bằng 1/15 là vừa. Tại các Phật tích và thủ đô New Delhi của Ấn Độ, họ bán các pháp khí Phật cụ mức độ giá trung bình. Cái chuông đường kính khoảng 2 tấc, giá chuẩn của nó khoảng 500 rubi, tức khoảng 150 ngàn đồng Việt Nam, nhưng khi hỏi họ sẽ nói 5.000 rubi. Nhiều người mua xong nói “Thầy ơi, nay con mua được cái chuông này đánh hay lắm, nhờ thầy chú nguyện chắc kỳ này về làm ăn phát đạt”. Hỏi “Mua giá bao nhiêu?”- 4.000 rubi. Người ta mua có 450 mà mình lại mua 4.000. Nếu trả giá thì mình tiết kiệm gần 9 lần tiền, dùng tiền đó đi làm từ thiện biết mấy lợi lạc. Có người nghe nói như thế thì buồn, tiếc, nhưng tiền đã vào tay người ta rồi, có lấy lại được đâu mà tiếc. Đó là cúng dường không đốt nhang mà lại chẳng được phước nào cả. 

Đi thỉnh tượng ở Nha Trang mà không trả giá cũng bị hớ như thường.Đừng nghe những người làm tượng nói tôi là Phật tử, có tượng Phật to tướng trên bàn thờ mà nghĩ rằng người ta bán giá vừa phải. Không phải như vậy, người bán tượng Phật cũng có lòng tham và gian dối như thường. Cho nên, khi chúng tôi đi mua phải mặc cái áo cũ cũ, đội chiếc nón lá rách rách chút xíu, ăn mặc xốc xếch, người ta tưởng mình là chú tiểu. Chứ thấy mình sang, tướng giống Việt kiều là “hét” giá cao ngay. Mình phải có cách nói khéo “Để tui về hỏi lại thầy tui, nếu thầy tui chịu thì quay lại mua, chứ tui không quyết định được”. Mua được hàng đúng giá là ta tiết kiệm tiền của đàn na thí chủ rất nhiều. Việc trả giá chỉ mấtcó vài phút, ta có thể tiết kiệm được 50-60 triệu, thậm chí là vàitrăm triệu cho các tượng mà tại sao không làm, tốn công gì đâu? Người bán không bao giờ bị hớ, chỉ có người mua bị hớ thôi.

Tương tự khi đi chợ hay làm các việc gì liên hệ đến mậu dịch, quý Phật cũng nên biết kiệm phước. Số tiền đó dư lại thà ta bỏ vào con heo công đức, mỗi năm khui ra ta có hàng triệu đồng để làm các Phật sự, đóng góp cho các chùa đang có nhu cầu xây dựng chánh điện, giảng đường, tăng xá hay trường Phật học, từ thiện xã hội hoặc ấn tống kinh sách, băng đĩa.

Tám điều vừa nêu chỉ là các mẹo vặt mà mọi người đều biết nhưng lại không cho là quan trọng và không thể giúp làm giàu. Muốn làm giàu phải tiết kiệm. Tiết kiệm không có gì là xấu, tiết kiệm là một nhân cách. Bủn xỉnkeo kiệt mới là xấu. Trong kinh Dược Sư đức Phật nói, kẻ keo kiệt khi choai cái gì thì đau khổ như bị dao cứa vào da thịt. Đó là nghèo về nhân cách, nghèo về tình thương, nghèo về tình người,đáng bị lên án. 

Chúng ta tiết kiệm để chi dụng vào những vật cần thiết vàđể làm việc phước. Đức Phật dạy, doanh thu của một người nên chia làm bốn phần, một phần tư chi cho việc phụngdưỡng cha mẹ, một phần tư chi cho bản thân, một phần tư là làm từ thiện và một phần tư là để dành phòng khi gặp khókhăn như ốm đau,thất nghiệp. 

Ngày nay số tiền một phần tư làm từ thiện được hiểu tương đương với việc đóng thuế, còn một phần tư để thực hiện nghĩa hiếu thảo hầu như ít người trong chúng ta làm được. 

Đừng than rằng tôi nghèo quá không làm được việc thiện, tôi khó khăn quá không làm được việc tốt. Thật ra chúng ta chưa biết cách quản lý số tiền mình đang có. Có những cái không đáng tiêu ta lại vung tay chi, để đến lúc có những cái đáng tiêu thì ta không còn điều kiện nữa.

Người Phật tử tại gia cần phát huy chánh kiến và chánhtư duy để có được đời sống đạo đức chuẩn mực và sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan. Không biết cách tiêu tiềnđể tán gia bại sản là ta đang sống trong địa ngục. Người biết sử dụng đồng tiền khôn ngoan, làm các việc nghĩa, người đólà người biết tạo phước báu cho mình và phước báu theo ta trong mỗi kiếp sống.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/02/2020(Xem: 18106)
28/06/2017(Xem: 10595)
24/04/2017(Xem: 9614)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.