Thư Viện Hoa Sen

Vai Trò Của Tăng Thân

08/12/20175:29 CH(Xem: 14667)
Vai Trò Của Tăng Thân

VAI TRÒ CỦA TĂNG THÂN
Thích Trung Định

tang thanCó một câu nói thường được truyền tụng trong nhân gian rằng, “ăn cơm có canh tu hành có bạn” đã trở thành kim chỉ nam cho tất cả mọi hành giả tu hành. Câu nói này là thành quả của một sự đúc rút, kết tinh từ kinh nghiệm thực tế trong nếp sống thiền môn. Trên lộ trình tìm cầu chân lý cần phải có bạn hữu để tương trợ, dẫn dắt nhau đi đến đích cuối cùng.

          Một câu nói khác cũng mang nội dung tương tự nhấn mạnh đến vai trò của tăng thân rằng: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại.” Vì sao Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại? Vì sao so sánh tăng với hổ mà không là một con vật khác? Hổ là chúa tể sơn lâm, tất cả mọi con thú khác khi thấy hổ thì đều sợ hãi, khiếp vía. Khi nói đến tăng là nói đến nhóm bốn người trở lên. Một người không thể thành tăng. Giống như một cây không thể thành rừng. Chúng ta có thể ví tăng thân như một khu rừng, trong đó các thành viên là những cây đứng thẳng bên nhau, mỗi cây mang một sắc thái, một chủng loại, một thứ bậc cao thấp, nhưng tất cả đều cùng đóng góp cho sự rậm rạp, lớn mạnh của khu rừng. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Khi thấy các cây đứng vững bên nhau như vậy, chúng ta có cái cảm giác của sự uy nghiêm, sự hùng vĩ của núi rừng.

Tăng đoàn cũng vậy, khi mọi thành viên của tăng đoàn sống thanh tịnh, hòa hợp, chánh niệm tĩnh giác, đồng học, đồng tu thì sẽ phát ra một năng lượng hùng tráng của sự vững chãi, thảnh thơi. Năng lượng của tăng thân là một năng lượng có khả năng che chở, và chuyển hóa. Mọi thành viên trong tăng thân đều có nhiệm vụ đóng góp vào việc phát khởi năng lượngsức mạnh tự nội. Sự đóng góp đó, nhằm mục đích xây dựng tăng thân vững mạnh. Việc xây dựng sự hài hòa, thanh tịnh trong tăng thân là công trình rất quí báu của người xuất gia cũng như Phật tử tại gia. Nếu người tu sĩ rời bỏ tăng thân của mình thì sẽ thất bại trong con đường tu tập, cũng như một con hổ bỏ rừng mà xuống đồng bằng thì thế nào cũng bị người ta vây bắt, làm thịt. Người tu sĩmột thế đứng vững như chúa sơn lâm, có tiếng nói hiệu quả như tiếng hổ rống, nhưng nếu người tu sĩ từ bỏ tăng thân, biệt chúng, thì thân phận của vị này cũng sẽ như một con hổ lìa rừng.

Mối quan hệ trong tăng thân là mối quan hệ hỗ tươngcần thiết. Người này soi sáng cho người kia và ngược lại. Người này yểm trợ cho người kia, đồng học, đồng tu, cùng sách tấn nhau để không bị khiếm khuyết, sứt mẻ trong giới hạnh. Nhờ mối quan hệ này mà tăng thân cùng nhau hỗ trợ để đưa đến thành tựu phạm hạnh, đó là mục tiêuchí nguyện cao cả của người xuất gia học đạo.

Theo tinh thần của Phật giáo, việc hành trì tu tậptùy thuộc vào sự nỗ lực cá nhân. Đức Phật luôn căn dặn chúng đệ tử rằng, hãy tự mình làm hòn đảo cho chính mình, chớ nương tự một ai khác, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. “Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.” Tuy nhiên, trong một bài kinh ngắn nằm trong Tương ưng bộ, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình bằng hữu. Đức Phật tuyên bố rằng tình bạn tâm linh không phải chỉ là ‘một nữa đời sống tâm linh’ nhưng là toàn thể đời sống đó. Nỗ lực để đạt đến sự toàn thiện trong đời sống tâm linh không phải chỉ là hành trình đơn độc, nhưng xảy ra tùy thuộc vào những liên hệ cá nhân chặt chẻ. Tình thân hữu tâm linh đem một chiều hướng nhân bản không thể tách rời vào việc thực hành Giáo phápgắn bó giữa những hành giả Phật giáo trong một cộng đồng đoàn kết hàng dọc giữa thầy và trò và hàng ngang giữa những người bạn cùng đi trên một con đường chung. Mỗi thành viên trong tăng thân là một sợi chỉ hồng xuyên suốt, thắt chặt nhau lại trong một mối liên kết, hỗ tương, yểm trợ để cùng nhau thành tựu phạm hạnh.

Nó cũng giống như cấu trúc của tám chi phần trong Bát chánh đạo. Tám chi của con đường không phải là những bước đi được thực hiện theo từng bước tuần tự, chi này theo sau chi kia. Chúng được mô tả theo nghĩa thích hợp, như là các phần tử, không phải là các bước đi. Tối ưu nhất, cả tám chi phần có mặt cùng một lúc, mỗi chi phần có sự đống góp riêng biệt, giống như tám sợi đan xem của dây cáp quấn vào nhau để tạo nên sức mạnh tối đa. Mối liên hệ trong tăng thân và tám chi phần của Bát chánh đạo tạo nên sức mạnh hùng vĩ được thấy rõ qua đoạn kinh văn:

“Một thời, Thế Tôn trú giữa các dân chúng Sakka, tại thị trấn của dân chúng Sakka tên là Sakkara. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Một nửa Phạm hạnh này, bạch Thế Tôn, là thiện bạn hữu (kalyāsamittatā), thiện bạn đãng (kalyānasahāyatā), thiện thân tình (kalyāsam-pavankatā).

- Chớ có nói vậy, này Ananda! Chớ có nói vậy, này Ananda! Toàn bộ Phạm hạnh này, này Ananda, là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. Với Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, này Ananda, thời được chờ đợi Thánh đạo Tám ngành được tu tập, Thánh đạo Tám ngành được làm cho viên mãn.

Và này Ananda, thế nào là Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, tu tập và làm cho viên mãn Thánh đạo Tám ngành? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tỷ-kheo tu tập chánh tư duy... tu tập chánh ngữ... tu tập chánh nghiệp... tu tập chánh mạng... tu tập chánh tinh tấn... tu tập chánh niệm... tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Như vậy, này Ananda, là Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, tu tập Thánh đạo Tám ngành, làm cho sung mãn Thánh đạo Tám ngành.

Này Ananda, chính với pháp môn này, các Ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ Phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. Do Ta lấy thiện làm bạn hữu, này Ananda, nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già; các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Chính với pháp môn này, này Ananda, các Ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ Phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình.”

(Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikāya, Tập V - Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Đạo (a), Phẩm Vô Minh)

tang than lang mai
Hình ảnh Tăng Thân Làng Mai, Pháp

Sức mạnh của tăng thân là sức mạnh của sự hòa hợp, thanh tịnh. Khi nhìn một tăng đoàn hòa hợp thanh tịnh như vậy thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với người tiếp cận. Vua Ba Tư Nặc là một trong những người đã xác nhận điều đó. Một hôm nhà Vua bạch với Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, mỗi khi con nhìn tăng đoàn của Ngài, thì con có niềm tin nhiều hơn ở nơi Ngài.” Câu nói này bao hàm một ý nghĩa rằng, khi con nhìn Phật con đã có niềm tin mãnh liệt, nhưng khi nhìn vào Tăng đoàn thì con lại có nhiều niềm tin hơn ở nơi Ngài. Tại vì Tăng đoàn này do đức Phật thiết lập, là sản phẩm do đức Phật xây dựng. Tăng thân của Đức Thế Tôn là đoàn thể sáng ngời, vững chãi, thảnh thơichúng ta đáng quay về nương tựa. Cho nên khi quy y Phật thì cũng quy y Phápquy y Tăng. Ba pháp quy y này không tách rời nhau, mà là một chỉnh thể thống nhất, quý báu nhất giữa cõi đời. Do đó, vai trò của tăng thân không chỉ có ảnh hưởng bằng một nữa mà là toàn thể của đời sống phạm hạnh. Phá hòa hợp tăng là một trong những trọng tội. Thành ra, mỗi thành viên của Tăng đều ý thức được giá trị cao quý này để nỗ lực xây dựng tăng thân.

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 286 | Thư Viện Hoa Sen


Tạo bài viết
28/07/2017(Xem: 18342)
12/04/2019(Xem: 14816)
19/10/2019(Xem: 14860)
03/09/2021(Xem: 6364)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: