Thiền ĐịnhThái Độ Nhập Thế Dấn Thân

26/05/20182:28 CH(Xem: 11674)
Thiền Định Và Thái Độ Nhập Thế Dấn Thân

THIỀN ĐỊNH
THÁI ĐỘ NHẬP THẾ DẤN THÂN
Quán Như Phạm Văn Minh

 

phat-giao-va-nhung-dong-chay-tu-tuong-hien-daiSự tăng trưởng của Phật giáo nhập thếTây phương

Phần lớn các nhà nghiên cứu Tây phương vào thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo Nguyên thủy. Kinh điển Nguyên thủy được sưu tập và phiên dịch bởi những học giả trong hội Pali Society, vốn có định kiến Phật giáo là ‘một tôn giáo lánh đời và tiêu cực thụ động’. Họ bỏ qua những hoạt động của một số tăng già trong các phong trào chánh trị “chống thực dân Anh’ ở các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á trong thời kỳ thực dân, xem các nhà sư liên hệ đến chính trị là những ‘người quấy rối’. Ở Tây phương từ ngữ Phật giáo nhập thế chỉ mới xuất hiện gần đây.   

Vào năm 1986 nhà xuất bản Parallax bắt đầu xuất bản một tuyển tập vể Phật giáo nhập thế, sách vở về Phật giáo nhập thế có thể đếm trên đầu ngón tay. Mười năm sau, vào năm 1996, nhà xuất bản hãnh diện giới thiệu tuyển tập The Engaged Buddhist Reader, một tuyển tập các bài viết về Phật giáo nhập thế từ 60 tác phẩm khác. Ngay cả những người tự nhận là những Phật tử thuần túy, những người sợ ‘tâm bình’ bị quấy nhiễu vì những hoạt động hàng ngày, hiện nay cũng tham dự hoạt động tích cực trong thế giới ‘bên ngoài’.

Tuy nhiên hình ảnh của các vị sư tự thiêu chống đàn áp chính trị, viết tuyên ngôn chánh trị, huy động quần chúng trong các cuộc biểu tình, trương biểu ngữ tại Việt Nam vào các năm 1963 đã làm hình ảnh bình lặng của một tôn giáo ‘hướng nội’. Tác giả Jerrold Schecter gọi là một ‘Niềm tin bốc cháy’ (A Faith in Flame), Robert Topmiller, Hoa Sen bừng nổ (The Lotus Unleashed)Nhất Hạnh, Hoa sen trong biển lửa (The Lotus In the Sea of Fire).

Trong quá trình nghiên cứu về Phật giáo Nhập thế, tôi khám phá ra một sự thay đổi sống động của Phật giáo, từ Nguyên Thủy qua Nhập thế. Tôi không còn dựa vào tài liệu của những học giả truyền thống như Christmas Humphreys, Edward Conze hay D.T. Suzuki. Thay vào đó tôi đã gặp nhiều khuôn mặt mới, thú vị thay, là phần lớn là những nhà nghiên cứu cư sĩ. Nhưng cuộc tranh luận không còn yên tĩnh, đạo vị, mà thường ồn ào hơn, sống động hơn mà cũng ‘cận nhân tình’ hơn, nói theo Lâm Ngữ Đường. Danh sách những Phật tử được đề cử nhận giải Nobel Hoà Bình, làm cho Phật tử chúng ta hãnh diện: Nhất Hạnh, Sulak, Đức Đạt Lai Lạt Ma và Aung San Suu Kyi, là những Phật tử hoạt động cho hòa bình. Kotler, nhà biên tập của tác phẩm the Engaged Buddhist Reader, ghi nhận sự phát triển của Phật giáo nhập thế như sau:

Khi chúng tôi bắt đầu nhà xuất bản Parallax Press vào năm 1986, có rất ít tác phẩm viết về đề tài này. Hiện nay có rất nhiều tác phẩm về Phật Giáo Nhập Thế, phản ảnh cho một trào lưu chính đang hình thành trên thế giớiQuan niệm cho rằng Phật giáo là một tôn giáo tiêu cực tránh đời hoàn toàn biến mất. Trong khi đó có những phật tử nhập thế đem cuộc đời của mình phục vụ xã hộicon người xuất hiện khắp nơi.

Đó là lời phát biểu vào năm 1996. Từ đó đến nay, sự phát triển và ảnh hưởng của Phật giáo nhập thế còn ngoạn mục hơn nữa. Vào cuối năm 1999, nhà nghiên cứu Kenneth Kraft, trình bày một lộ đồ cho con đường hành trì (New Map of the Path) như là một hướng dẫn cho Phật tử Mỹ. Sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo tại Mỹ được xem như là lần chuyển pháp thứ tư trong lịch sử truyền bá chánh pháp và lần này bánh xe Phật giáo nhập thế là một Mạn đà la trong niên kỷ mới. (2) Phật giáo nhập thế cũng ảnh hưởng đến lịch trình giảng dạy tại các đại học. Gần đây có một quảng cáo nhân viên cho một Phật tử có bằng Master nhiều sáng kiến để làm việc trong một cộng đồng Phật tử... nhập thế. Đại học Naropa Institute, trung tâm nghiên cứu Boston và Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo Hoàn Cầu cò mở các khóa theo chương trình Master về Phật giáo nhập thế.

Những giới hạn của Phật giáo Nhập thế

Oái oăm thay việc chấp nhận Phật giáo nhập thế rộng rãi khiến định nghĩa Phật giáo thêm khó khăn. Một vài học giả cho rằng cụm từ Phật giáo nhập thế là một cụm từ trùng lập vì không có Phật giáo nào đúng nghĩa lại không nhập thế. Trong khi đó, một số học giả Nguyên thủy gay gắt phê bình từ ngữ này là, nếu có người hỏi: “Thế nào là Phật giáo nhập thế?” Câu hỏi này làm tôi bối rối. Vì cụm từ này hàm ý là có Phật tử không nhập thế. Nói như thế chẳng khác nào nói chúng tôiPhật tửtrách nhiệm, còn một vài Phật tử khác không trách nhiệm.” 

Phật giáo nhập thế có thể được xem xét dưới góc độ tâm linhlịch sử. Góc độ tâm linh cung cấp cùng một số nguyên tắc hành trì, góc độ xã hộichánh trị khiến cho mỗi phong trào có một sắc thái độc đáo. Góc độ đầu tiên cung cấp tiêu chí cho các hoạt động xã hội của Phật tử, khác biệt với những người hoạt động xã hộichánh trị thế tục. Hai góc độ này có thể phối hợp thành một trong hình thái quang phổ. Chúng ta thử xét quang phổ này từ trong ra ngoài.

Truyền thốngHiện đại: Mục đích tối hậu của Phật giáodiệt khổ. Đạo Phật  truyền thống nhấn mạnh đến những yếu tố tâm lý gây ra khổ mà không chú ý nhiều đến nguyên nhân xã hội. Tham lam được xem nhưnguyên nhân chính. Các tình cảm như sân hận, tham và sân  tạo cơn bão lốc và làm vẫn đục  tâm trí của chúng ta. Đức Phật được xem như là một lương y, chẩn đóan bệnh trạng, cho chúng ta thuốc chữa trị và nếu mọi chuyện êm xuôi, người bệnh sẽ hồi phục. Để vượt qua cơn bệnh, bệnh nhân sẽ được cho thuốc, như hành trì chánh niệm hay Lục mật. Đức Phật ít khi bàn đến những triệu chứng bên ngoài như những đau khổ do xã hội gây ra. 

Con đường hành trì của Đức Phật là một con đường khó khăn, ‘cát ái từ thân’, dù đáng ngưỡng phục, nhưng đối với người thường, đó không phải là con đường dễ dàng. Đức Phật từ bỏ thế giới vật chất, để lại gia đình để đi tìm Đạo ngay khi đứa con vừa sinh. Ngài sống một cuộc đời khất sĩ và đi từ làng này sang làng nọ, truyền bá giáo pháp trong vòng 45 năm. Tăng đoàn của Ngài sống một cuộc đời giữ giới luật nghiêm nhặt để đi tìm giác ngộ. Trừ một số ít tăng già hiến cả cuộc đời mình để hộ phápđộ sinh, đối với người bình thường, đó là con đường hầu như bất khả.

Các học giả hiện đại chú tâm khai thác tập đế trên bình diện xã hội và chính trị liên hệ đến cuộc đời hiện nay, ở đây, bây giờ. Kraft chỉ rõ trọng tâm này trong tác phẩm The Wheel of Engaged Buddhism (Bánh xe chánh pháp của Phật giáo nhập thế)

Hiện nay các học giả Phật giáo cho rằng các điều kiện xã hội và các định chế chánh trị cũng có ảnh hưởng quan trọng đến nổi khổ của con người. Những nguyên nhân chính yếu trong Phật giáo nguyên thủy như tham, sân và si phải được giải quyết trên bình diện xã hội và chính trị cũng như trên bình diện cá nhân.

Phật giáo nhập thế giải thích giáo lý một cách hiện đại, không chỉ trên bình diện tâm lý, nhưng còn trong bối cảnh toàn cầu. Ví dụ như giới sát sanh được giải thích  ‘Tôi nhất quyết không phạm giới sát sanh, mà còn không để người khác có dịp sát sanh,, không hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp chuyện giết người trên thế giới, trong tư tưởng cũng như trong hành động.’  Giới “cấm sát sanh’ không phải chỉ là vấn đề đạo đức cá nhân, mà còn hàm ý một hành động tập thể ngăn chặn chuyện giết người xảy ra. Không phải chúng ta không phạm tội giết người mà còn có bổn phận về phương diện đạo đức, không để chuyện giết người xảy ra. Hậu quảchúng ta phải xét lại những định chế theo chúng ta thấy có thể gây ra đau khổ cho người khác. Hệ thống chính trị hay xã hội có thể làm cho hàng vạn người sống trong nghèo khổ cũng cần được xét lại. Không phải chỉ đổ lỗi cho Hitler hay Pol Pot và những ông thần gây chiến tranh khác như Nixon hay Bush con, và không làm gì để có thể ngăn cản, và nghĩ rằng lương tâm của mình thanh thản vì mình không có tham dự. Đứng yên không làm gì để ngăn cản (như biểu tình phản chiến) có thực sự làm cho bàn tay của chúng ta sạch?

Lòng ham muốn dĩ nhiên đưa đến tham lam chấp thủ tài sản và thường sinh ra đau khổ. Lý duyên khởi cho thấy đó là mối liên hệ trùng trùngnguyên nhân chính không phải lúc nào cũng dễ thấy. Lòng tin trong Phật giáo nguyên thủy cho là tâm là chủ mọi pháp đã bị các học giả hiện đại thách đố. Theo họ một hiểu biết đúng đắn phải thấy đó là liên hệ hai chiều, giữa tâm và vật, và giữa cá nhânthế giới bên ngoài. Do đó một hệ thống xã hội có thể ảnh hưởnguốn nắn hành vi cá nhânhành vi cá nhân cũng ảnh hưởng lên giao tiếp xã hội. Ví dụ xã hội tiêu thụ có thể hình thành thái độ ôm ấp của cảidĩ nhiên chúng ta càng chấp thủ tài sản chừng nào, thì chúng ta càng muốn tiêu thụ nhiều chừng đó. Đau khổ do thái độ tham lam tài sản gây ra nhưng cũng có thể do các định chế xã hội gây ra.

Đạo đứcphục vụ: Sự nối tiếp từ đạo đức qua hành động phục vụ phản ảnh những giai đoạn khác nhau của con đường hình thành tâm linh. Nên để ý là cũng như trong bất cứ một quá trình nào, nó là một chuổi mầu sắc khác nhau trong quang phổ, để phân biệt những sắc thái khác nhau của đạo Phật nhập thế.

Trong lịch sử phát triển, đạo Phật phải thích ứng với văn hóa bản địa (khế cơ), nhưng phần tinh hoa cốt lõi vẫn không thay đổi (khế lý). Trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, thứ tự hành trì là ‘giới-định-tuệ’, Trong truyền thống Đại thừa, thứ tự thường là ‘bố thí- trì giới- nhẫn nhục’. Lý tưởng của Nguyên thủyA La Hán, sau khi nhập lưu giác ngộ, biến mất vào cõi vô cùng; trong khi lý tưởng Đại thừa, các Bồ Tát nguyện quay trở lại cõi ta bà để cứu giúp giải thoát cho đến chúng sinh cuối cùng. Diễn dịch ẩn dụ này qua ý nhiệm và ngôn ngữ Tây phương, Christopher Queen xác định bốn mục đích quan trọng của con đường hành trì: giới luật, đạo đức, từ bi và dấn thân. Những cách hành trì này có thể trùng hợp, tích lũy, nhưng nói một cách tổng quát, Phật giáo Nguyên thủy chú trọng giữ giớihành vi đạo đức, trong khi Phật giáo Đại thừa chú trong đến từ bi và dấn thân.

Truyền thống Đại thừa thúc đẩy hành giả đi qua một lãnh vực khác: lãnh vực hành động.  Các hành giả Đại thừa hành trì ‘lục mật’và bước đầu tiên là ‘bố thí’, tức là một hành động giao lưu xã hội trong khi bộ ba ‘thiền định- từ bi- trí tuệ’ bị đẩy xuống mức dưới thấp hơn. Đây là một thay đổi quan trọng từ đạo đức qua hành động. Thiền quán được xem như là một phương tiện thiện xảo để vun trồng đạo đức và trong quá trình tu tập, sẽ phát sinh ra hành động và giao lưu với xã hội rộng lớn bên ngoài.

Phải cần một thời gian dài  trước khi truyền thống Đại thừa mới từ bỏ con đường lạnh lẽo của Độc giác Phật (Pratyeka-Buddha) để chấp nhận lý tưởng Bồ tát. Trên thực tế trên đường tu tập, hành giả phải nhảy qua nhảy lại hai bờ ‘tự giác-giác tha’ nhiều lần, nếu cần.

Trí tuệ và hành động: Dấn thân có nghĩa là hành động trong hoàn cảnh xã hội. Trí thông minh tuyệt đỉnh trong đạo Phật là Tuệ, giúp hành giả đạt được mức thang đầu tiên trong khâu bát chánh đạo là ‘chánh kiến’. Đức Phật khám phá gì trong đêm Giác ngộ? Đức Phật ngạc nhiênchân lý Ngài khám phá quá ‘đơn giản’!

Vạn pháp đều do duyên khởi
Vạn pháp sinh
Vạn pháp diệt
Cái này sinh thì cái kia sinh
Cái này diệt thì cái kia diệt

Không có pháp nào có tự ngã độc lập, mọi pháp đều nương nhau mà có, như chúng ta hay nói, mọi sự nối kết với nhau như trong xâu chuổi Đế thích (Kinh nhật tụng ‘lưới đế Châu, lưới đạo tràng’). Duyên khởi tức là vô ngã, vô thường, và cuối cùng dẫn tới không. Vô ngã, Vô thường, Không là ba mặt của một ‘thực tại’, nhưng với ba tên gọi khác nhau.  

Đức Phật nhấn mạnh “Người nào thấy được nguyên lý duyên khởi, người đó thấy Pháp’. Khi đạt tới tuệ giác, chúng ta nhận thấy tất cả chúng sinh đều cùng hội cùng thuyền, và kết quả là lòng từ và bi tự nhiên nẩy sinh trong tim chúng ta. Từ (Karuna) là lòng thương yêu rộng lớn và Bi (Metta), lòng lân mẫn đối với chúng sinh. Sau khi chứng quả, A La Hán chứng tỏ lòng Từ và Bi như thế nào? Bi phải được thể hiện trong các liên hệ xã hộiPhật giáo Đại thừa thường mô tả lòng từ bi một cách cụ thể như bố thícứu độ chúng sinh (Đại từ Đại Bi thương chúng sinh). Bồ Tát được yêu mến nhất, Bồ Tát Quan Thế Âm, nghĩa là một người lắng nghe tiếng kêu đau thương của cuộc đời. Nhiều Bồ Tát nguyện không ‘về’ Niết Bàn nếu còn một chúng sinh nào còn ở địa ngục. Dĩ nhiên đây chỉ là một ẩn dụ tôn giáo. Biên giới giữa đạo đức-thiền định giữa lòng Từ Bi và Hành Động không rõ ràng. Từ Bi có nghĩa là hành động.

Chính niệm và dấn thân

Chuyển đổi từ ‘bước’ chính niệm qua dấn thân có thể phát sinh tự nhiên từ quá trình tu tập, liên hệ nhân quả giữa hai giai đoạn này được Nhất Hạnh nhấn mạnh:

Trong truyền thống của chúng tôi, Chùa chỉ là một phòng thí nghiệm để ‘khám phá’ ra một cái gì đó. Chùa không phải là mục đích cuối cùng mà chỉ là phương tiện. Đó là nơi chúng tôi được đào tạothực hành đời sống tâm linh, nhờ đó chúng tôi có ‘vốn liếng’ để đi ra ngoài hành đạo với người khác. 

Thiền quán chỉ là một ‘phương tiện’ để chúng ta ‘ý thức’ những gì xảy ra bên trong chúng tathế giới bên ngoài. Chính niệm không bao giờ nên xem là một ‘giai đoạn’ giác ngộ trong quá trình tu tập.  Đây chỉ là một kỹ thuật ‘thanh lọc tâm ý’ mà một hành giả có thể dùng đi dùng lại, bất kể đang ở ‘bước’ nào trong quá trình ‘giác ngộ’, mà thiền sư Shunryu Suzuki gọi là Sơ Tâm Thiền (Beginners’ mind). Tuy nhiên không ai chắc rằng thiền quán co nhất thiết dẫn đến giác ngộ vì Thiền cũng chỉ là một pháp môn trong muôn ngàn pháp môn khác. Có thể những người tu tập Thiền quán không giác ngộ và nhưng người ‘giác ngộ’ có thể không hề tu Thiền. Trong khi phổ biến Thiền cho các hành giả Tây phương, Nhất Hạnh chỉ chú tâm đến Thiền Chánh niệm trong sinh hoạt hằng ngày và kết quả là ý nghĩa ‘dân thân’ đã trở nên mù mờ. Nhiều người chỉ trích pháp môn làng Mai hoặc là ‘quá’ dấn thân hay dấn thân ‘chưa đủ’ vì thiếu phản ứng tập thể trong lĩnh vực công cộng. Một vài đệ tử Tây phương của Nhất Hạnh từ chối bày tỏ thái độ trong những lỉnh vực chánh trị đang bị tranh cãi. Các đệ tử của Nhất Hạnh từ những ngày thanh niên như Hoàng Nguyên Nhuận, than phiền là các thành phần cực đoan trong Tăng đoàn Làng Mai đã cố tình bỏ qua tác phẩm Hoa Sen Trong Biển Lửa, một tác phẩm đã giới thiệu Nhất Hạnh với cộng đồng thế giới, vì sợ Thầy bị chụp mũ là...thân Cộng. Chính những thành phần này đã nổ lực phá hoại chuyến về Việt Nam của Thầy.  Nhưng trong các bản tiểu sử trích ngang của Nhất Hạnh vẫn còn nhấn mạnh vai trò vận động hòa bình của Thầy trong chiến tranh Việt Nam. Hiện tượng này giống như tình trạng trong một ngạn ngữ Tây phương, 'vừa muốn ăn bánh, vừa muốn để dành’.  Việc từ chối liên hệ đến những biến cố chánh trị tranh cãi khiến cho phạm vi của Phật giáo nhập thế  rộng hơn nhưng mơ hồ hơn. Gần đây Nhất Hạnh tiết lộ là các đệ tử đã tìm cách ngăn cản không cho Thầy đọc bài diễn văn chống chiến tranh Iraq tại nhà thờ Riverside Church, hai tuần sau khi biến cố 9/11 xảy ra. 

Những đệ tử Tây phương của Nhất Hạnh hoặc giả sợ Thầy có thể bị các phần tử Tin lành quá khích ám sát, như họ đã ám sát Mục Sư Luther King, nhưng Thầy vẫn đọc. Nhất Hạnh đã chứng tỏ mình luôn là một sứ giả hòa bình, dù đó là trong chiến tranh Việt Nam hay Iraq, đã dám lên tiếng khuyến cáo George W. Bush suy nghĩ cẩn thận trước khi phát động cuộc ‘chiến tranh chống khủng bố’. Sau biến cố này không còn ai nghi ngờ lòng can đảmquyết tâm của Nhất Hạnh trong việc bảo vệ tinh thần Bất bạo động.  

Đi ngược lại với trào lưu nhập thế dấn thân của Phật giáo Tây phương trong vòng 20 năm qua, một số Phật tử ‘thuần túy’ đã đồng hóa Phật giáo với việc hành trì thiền quán, nhất là Thiền Nguyên thủy Vipassana hay Thiền Chính Niệm. Tập san The Buddhist ReviewTricycle đề nghị là thiền Vipassana nên được công nhận như một tôn phái Phật giáo. Các nhà khoa học và hoằng pháp Tây phương đã đưa Thiền Chính niệm thành Thiền sức khỏe, có khả năng làm con người an lạc thân tâm, và cuộc hợp tác giữa các nhà nghiên cứu khoa học vẫn đang tiếp tục tại Viện Đại Học MIT và hai nhà khoa học thiền Sức Khỏe đang cộng tác với dòng chính Y Khoa để tìm các bằng chứng khoa học nhằm chứng minh mối liên hệ giữa Thân và Tâm (Viện Nghiên Cứu Thân TâmĐời Sống đã xuất  bản hơn 10 đầu sách về đề tài này. Xem bản báo cáo gần nhất The Mind’s Own Physician của Jon Kabat Zinn và Richard Davidson, New Harbinger Publications Inc, CA, USA, 2011)

Sự liên hệ giữa Thiền quán và dấn thân đã dần dần hiện rõ:  Nếu không chuyển hóa tâm mà chỉ muốn chuyển hóa xã hội, đó không phải là cách mạng xã hội theo Phật Giáo. Nạn nghèo đóiáp bức chánh trị vẫn còn tồn tại, nhu cầu một cuộc chuyển hóa đồng thời giữa thân tâmxã hội càng trở nên cấp thiết. Về phương diện vĩ mô, có lẽ các nhà lãnh đạo Việt Nam nên thực tập thiền quán, dù là Nguyên thủy (Vipassana) hay Chính Niệm (Mindfulness). Nhất Hạnh đã tổ chức được các buổi hành thiền cho các chính khác Nga, Mỹ và gần đây, Anh. Vụ Bát Nhã làm cho sự kiện này khó có thể thành hiện thực, mối thấy sự phá hoại của các thành phần quá khích trong Làng Mai (như nhóm Phù Sa ở Pháp) nguy hại đến mức nào.  Về phương diện ‘vi mô’, các ngành nghề chuyên môn (Bác sĩ) hay nghề căng thẳng (như Công An, Quản Giáo) nên qua các khóa Thiền tập để phục vụ công chúng một cách hữu hiệu làm giảm phản ứng bạo động. Ngay tại Mỹ nhiều khóa Thiền đã được đưa vào dạy các quản giáo nhà tù và tù nhân. Có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa hai bên đã có những cải thiện đáng kể và số lượng tù nhân tái phạm cũng giảm bớt. Có một dạo chúng tôi rất lấy làm khích lệ khi nghe TT Nhật Từ vào thuyết pháp tại các nhà tù.

Các trưởng tử Như Lai thay vì tiếp tục hành trì Phật giáo như tôn giáo của người chết, lẽ ra nên xem bọn đồng bóng như ngoại đạo, thì rước họ vào nhà, trân trọng gọi họ là những nhà ‘ngoại cảm’. Nếu chùa không còn là những phòng thí nghiệm để tu tập và thanh lọc tâm ý, chuẩn bị cho chư tăng ni vào đời độ sinh, có một ngày nào đó, chùa trở thành chùa Bà Đanh của những âm hồn cô quạnh.

Quán Như Phạm Văn Minh
Thư Viện Hoa Sen

Trích từ sách:
Phật Giáo & Những Dòng Chảy Tư Tưởng Hiện Đại"
của Quán Như Phạm Văn Minh sắp xuất bản
phat-giao-va-nhung-dong-chay-tu-tuong-hien-dai




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/02/2020(Xem: 18117)
28/06/2017(Xem: 10607)
24/04/2017(Xem: 9627)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.