Những Chặn Đường Tâm Linh

27/01/20194:11 CH(Xem: 6234)
Những Chặn Đường Tâm Linh
NGÀY MỚI CỦA TÂM
Tác giả: Chùa Hoằng Pháp
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ

NHỮNG CHẶN ĐƯỜNG TÂM LINH

Lời đầu tiên cũng xin thú thật rằng tôi chỉ là một người phàm bình thường, vẫn bị chi phối bởi đủ thứ nghiệp, nghiệp chướng bên ngoài, nghiệp tích ở trong tâm… Chỉ có điều, tôi cũng như quý vị đạo hữu đây đều nương nhờ ánh sáng Phật pháp, sự gia hộ của Tam bảo, và có lẽ từ kiếp trước chúng ta đã gieo được ít nhiều thiện căn, nên đời này lại làm tiếp những gì đã làm dở dang để chúng ta đạt được sự liễu sinh thoát tử, làm được nhiều việc lợi ích cho tất cả chúng sinh. Trên thế gian này không có gì quý hơn Phật pháp. Tôi quay về nương tựa Phật pháp cũng là một nhân duyên rất lớn, đôi lúc thấy cũng có phần diệu kỳ.

Tôi sinh năm 1963 ở Quy Nhơn (Bình Định), nhưng cha mẹ tôi là người Điện Bàn (Quảng Nam) nên từ năm 1975 – 1979 tôi trở về sống ở Quảng Nam. Từ năm 1979 tôi học trung cấp giao thông vận tải tại Trường trung cấp Phú Tài Quy Nhơn (Bình Định) đồng thời làm công tác thanh niên. Từ năm 1983 tôi được điều về Tây Ninh công tác và làm ở Sở Giao Thông Vận Tải Tây Ninh.

Trong suốt thời gian trước khi quay lại Phật pháp, thỉnh thoảng tôi cũng có đến chùa (vì bà nội tôi là người xuất gia bên dòng khất sĩ) nhưng tôi không có đức tin. Tôi chỉ nghĩ rằng thế gian này nhiễu nhương quá, cho nên người ta phải đặt ra một hình tượng tốt đẹp để mọi người sống tốt hơn. Tôi không nghĩ rằng trên thế gian này có Phật hay một cảnh giới nào khác cảnh giới mình đang sống.

Năm tôi 28 tuổi, vợ chồng tôi quyết định lên Buôn Mê Thuột thay đổi công việc làm. Trước khi đi, vợ tôi dẫn tôi đến chỗ ông thầy bói mù, ông này phán rằng: “Năm 28 tuổi cậu không được đi đâu, nếu đi thì cậu sẽ không còn gì hết”. Lúc đó vợ tôi tin nhưng mà tôi không tin. Tôi vẫn quyết định đi, và y như rằng không đầy một năm sau vợ chồng tôi phải tay trắng rời khỏi Buôn Mê Thuột. Chúng tôi về Sài Gòn trong hoàn cảnh rất khó khăn, vợ chồng phải thuê một căn nhà cũ kỹ khoảng 15 mét vuông trong hẻm nhỏ với giá 50 ngàn đồng/ một tháng. Sau đó tôi xin vào làm lái xe cho Công ty xuất nhập khẩu Gò Vấp.

một lần, vợ tôi lúc đó đang làm thủ quỹ cho bác Lê Ba (Công ty gỗ Đức Thành) nghe có người mách nước cho rằng ở Hóc Môn có một vị chuyên xem bói rất hay. Vốn trong thâm tâm tôi không hề có ý định xem bói nhưng vì vợ tôi muốn nên tôi làm tài xế chở vợ đi. Khi đến xem, do ngồi gần vợ nên tôi nghe được những lời vị ấy nói. Tôi nghe xong ngạc nhiên, vì họ chưa từng gặp, chưa từng đến nhà mình sao lại nói đúng đến vậy.

Về sau, khi trải qua một vài trải nghiệm tâm linh nữa, tôi bắt đầu tin có một thế giới tâm linh khác đang tồn tại song song với thế giới mình đang sống. Tôi đã có đức tin để đi sâu vào đạo Phật, dù lúc ấy tâm niệm duy nhất của tôi là tìm hiểu thế giới tâm linh đó như thế nào? Bản chất thế giới chúng ta đang sống là gì? Và những thế giới tâm linh khác đang song song tồn tại với chúng tacảnh giới gì? Bước vào Phật pháp, tôi chỉ tò mò duy nhất như vậy thôi.

Từ đó, mỗi khi đi đến chùa, tôi hay mua tất cả những kinh luận để đọc và gần như tôi lĩnh ngộ được rất ít, không giải quyết được tận gốc rễ những điều tôi muốn biết. Nhưng trong giai đoạn đó, tôi bắt đầu phát tâm ăn chay. Lúc này, tôi đang làm lái xe cho Công ty Gotimet. Có lần tôi lái xe đón hải quan đi kiểm hoá hàng nhập khẩu, đậu xe ngay đường Tôn Đức Thắng, tôi gặp một người ăn xin, vị ấy xưng hô với tôi rất lạ: “Cậu nam có tiền không cho tôi xin”. Tôi nghe hơi lạ tai nhưng tôi vẫn trả lời vị ấy rằng: “Tôi không có tiền, tôi có gói xôi thôi, ăn với tôi một nửa đi”. Vị ấy lại nói: “Thôi ta không ăn đâu, cậu nam còn trẻ mà cậu nam tốt quá! Ta kỳ hạn cậu nam trong vòng ba năm nữa sẽ có một số vốn nước ngoài về để làm ăn”. Vị đó nói xong tôi cũng hơi ngạc nhiên, trong đầu tôi nghĩ liền, trong gia đình mình không có ai đi nước ngoài. Hơn nữa, lúc đó gia đình tôi rất khó khăn, hai vợ chồng phải thuê một căn nhà nhỏ để ở nên trong lòng tôi cũng có đôi chút băn khoăn. Tôi nói: “Thôi bây giờ chuyện đó tính sau, ăn với tôi một nửa đi”. Vị đó mới nói: “Ta không ăn đâu”, rồi chống gậy đi.

Quả thật rằng ba năm sau sự kiện ấy đến với tôi thật. Khi đó tôi được người anh mời về làm cửa hàng trưởng cửa hàng vật liệu xây dựng mới mở. Tuy là cửa hàng trưởng nhưng phải nói lương của tôi lúc ấy rất thấp, nhưng tính tôi đã làm việc gì thì làm hết mình không tính toán, dù vợ tôi đôi lúc cũng hay phàn nàn tôi làm cửa hàng trưởng mà sao lương thấp quá. Sau này do một sự cố mà tôi xin nghỉ làm cửa hàng trưởng. Tình cờ đọc báo tôi lại xin làm đại lý cho Công ty Tôn Nippovina. Sau khi làm đại lý một thời gian thì tôi cũng xin nghỉ. Một tháng sau, chính anh giám đốc công ty đó lại tìm tôi và đề nghị tôi ra ngã tư An Sương để làm đại lý, vì lúc đó công ty làm ăn khó khăn, bán hàng không được nhưng khi tôi bán thì lại được. Thực chất, lúc đó tôi không có ý định làm, nhưng anh nói sẽ cho trả chậm 50 triệu đồng. Tôi về hỏi vợ có bao nhiêu tiền. Vợ tôi nói có 2 chỉ vàng và 200 ngàn đồng thôi. Và cũng đúng lúc đó bác Lê Ba lại đang làm ăn được nên chuẩn bị xây dựng thêm xưởng mới, cần mua tôn. Tôi đến nói với bác: “Bác cho con mượn trước năm triệu đi rồi con cắt tôn con trừ”. Tôi cầm năm triệu đó để trả trước tiền thuê mặt bằng. Ngày đầu tiên tôi khai trương là 18/05/1994. Tôi nhớ ngày đó tôi lãi được sáu trăm mấy chục ngàn đồng và từ đó tôi bắt đầu làm đâu được đó. Và quả nhiên sau này tôi chiêm nghiệm lại thì thấy đúng như lời tiên tri của vị ăn xin đã gặp và nói với tôi. Đúng là thời gian ba năm, và số vốn nước ngoài là công ty liên doanh.

Ngày đầu tiên lãi được sáu trăm mấy chục ngàn tôi mừng lắm. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là muốn gom cho đủ năm triệu để trả cho bác Lê Ba. Chính vì vậy từ ngày đầu bán hàng tôi đã phải tính toán: tiền vốn bao nhiêu, bán được bao nhiêu, chênh lệch bao nhiêu,… Tôi cộng từng ngày như vậy tới cuối tháng thì ra lãi gộp, rồi trừ ra các chi phí, lương bổng,… để ra lãi ròng. Từ khi mới thành lập là một cửa hàng nhỏ cho đến khi đã thành một công ty với nhiều chi nhánh khắp cả nước, tôi vẫn giữ thói quen là ngày nào cũng phải cộng lời. Dù tôi đi công tác ở nước ngoài thì nhân viên cũng phải báo ngày hôm đó lời được bao nhiêu tiền. Vì sao tôi làm điều đó? Vì tôi xem trọng chính nghiệpchính mạng. Nếu ai để ý đến Logo của công ty Tôn Hoa Sen thì sẽ thấy một đài sen ở trên có tám cánh và ở dưới là hai bàn tay nâng lên. Đài sen tám cánh đó là tượng trưng cho Bát Chánh Đạo. Chúng ta không thể làm mà không có một tiêu chí cụ thể để phấn đấu và giữ vững tiêu chí ấy. Không thể chung chung được! Cuộc sống là một cuộc cạnh tranh giống như cuộc đua vậy. Nếu ai đã từng xem đua xe công thức 1 sẽ thấy đó là cuộc đua không có giới hạn về tốc độ, nếu thắng chặng này thì chặng sau phải tiếp tục lên ga chứ không thể dừng lại được.

Trong cuộc sống, nói thật rằng nhiều lúc tôi cũng cảm thấy mệt mỏi. Vì là người đứng đầu, tôi phải luôn luôn lèo lái, đề phòng, phải lường trước những thách thức sắp tới, làm sao để duy trì nhân viên có công ăn việc làm ổn định, mà ổn định thôi chưa đủ, làm sao để hằng tháng, hằng năm phải lên lương cho họ. Đồng tiền ngày một mất giá, nhu cầu của anh em nhân viên ngày càng cao. Tuy nhiên thành công lớn nhất mà tôi xây dựng được cho công ty tôi là tính trung thực. Nhiều người hỏi tại sao ông có thể quản lý được 70 chi nhánh cả nước. Đó là nhờ đức tính trung thực mà tôi xây dựng cho anh em nhân viên. Nếu những người làm với mình không giữ được tính trung thực, và nếu họ tham lam thì đó chính là nhân của quỷ đói. Đức Phật dạy “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Người sống ở thế gian mà tham thì chết chắc chắn đọa quỷ đói. Nếu tôi nói điều này cho nhân viên tôi thì họ không hiểu đâu, trừ khi là họ có duyên với Phật pháp. Nhưng tôi nghĩ rằng miễn sao họ giữ được tâm đừng tham thì chắc chắn với cái tâm như thế họ khỏi đọa, không cần họ phải hiểu giáo lý đạo Phật.

Cuộc sống trong thương trường thực sự là một cuộc đấu tranh, và bản thân tôi luôn mong muốn rằng trong cuộc chiến ấy mình phải sống với một cái tâm đùm bọc và chia sẻ với nhân viên của mình, làm sao để giữ vững được bát chánh đạo là điều mà tôi luôn hướng đến. Thú thực, nhiều lúc tôi cũng cảm thấy như là mình “lực bất tòng tâm” nhưng tôi thấy rằng, những lúc mà tôi muốn buông thì lại hình như có Tam Bảo, có chư Phật, các vị Bồ Tát hộ trì. Sau này chiêm nghiệm lại, tôi thấy rằng trên thế gian này chúng ta sống nhờ thiện căn đời trước nên đời này được chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, và nhờ thầy tổ phát nguyện độ chúng mà tái sinh  cảnh giới này để xây dựng những đạo tràng tốt giống như là đạo tràng chùa Hoằng Pháp này. Nếu không nhờ sự gia hộ ấy thì có lẽ rằng chúng ta khó mà “đáo bỉ ngạn” được.

Trong công việc kinh doanh, điều thiết thực mà tôi phải giải quyết hằng ngày là làm ăn thì phải có lợi nhuận. Đã đứng đầu doanh nghiệp thì mối quan tâm đầu tiên là công ăn việc làm, cuộc sống của hàng ngàn nhân viên. Hàng ngàn nhân viên có nghĩa là hàng ngàn gia đình vì ngoài họ ra còn vợ con của họ. Và trong đời sống, nhu cầu luôn luôn phải tăng lên, đó là những đòi hỏi chính đáng. Chúng ta không thể nào sống trong tinh thần của Phật phápchúng ta giàu còn mọi người thiếu thốn. Nếu tôi làm Phật sự, cúng dường, bố thí bên ngoài nhiều mà không bố thí ngay cho nhân viên của chúng tôi thì tôi thấy việc cúng dường của tôi cũng không chân thật. Và rõ ràng mỗi ngày quy mô công việc càng lớn lên, trách nhiệm của tôi càng nhiều. Tôi đã từng nói với nhân viên của mình rằng: “Nếu Hoa Sen chỉ dừng ở đây, không mở rộng nữa, thì với cách quản lý như hiện nay tôi có thể yên tâm, tôi không suy nghĩ nữa, tôi giao cho anh em làm. Nhưng nếu Hoa Sen đã hướng đến một Tập đoàn, thì rõ ràng với cách điều hành hiện nay là bắt đầu không phù hợp, giống như một cơ thể đã lớn cần thay một chiếc áo rộng hơn”.

Tôi suy nghĩ, nếu tiếp tục điều hành để công ty lớn mạnh tôi phải làm gì đó để thay đổi, để làm sao người đầu tư vào Hoa Sen tin chúng tôi, hài lòng về chúng tôi. Vào thời điểm chúng tôi thành lập công ty mới, rất nhiều người đã xin mua cổ phiếu. Có người mua vài trăm triệu, có người mua vài tỷ. Họ chỉ nói một câu: “Tôi tin tưởng vào ông”. Và tôi nghe nói có nhiều người cũng khó khăn lắm mới tích lũy được một số tiền vài trăm triệu, nhưng họ đã dùng nó để mua cổ phiếu của chúng tôi. Đó là lý do tôi phải trăn trở. Tôi nói với các nhân viên: “Tôi không muốn tạo nghiệp xấu. Nếu tôi nhắm làm được thì tôi mới nhận tiền của các cổ đông và nhà đầu tư, còn nếu không thì tôi dừng ở đây, tôi không làm nữa”. Và có một điều rằng, tâm chúng ta nếu không hướng về Phật pháp thì giữa cuộc sống mưu sinh này cái tâm ấy rất dễ sai đường. Ấy là do nghiệp thức. Duy Thức Học tạm chia tâm làm tám thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, mạt-na thứca-lại-da thức. Chúng ta trôi lăn trong sinh tử giống như trùng trùng những con sóng ngoài biển khơi, sinh rồi diệt. Thế gian này vô lượng chúng sinh như thế, và sự sinh tử của chúng sinh cũng vô lượng như thế. Và cứ một kiếp sinh ra từ vô minh, chúng ta tạo tác nghiệp và nghiệp đó lưu lại trong tâm thức của chúng ta, A-lại-da thức. Vậy nếu chúng ta tạo tác điều gì mà không giữ được chính nghiệp thì đó là nhân của nghiệp báo xấu về sau.

Tôi nhớ có lần tôi ghé thăm Hoà thượng Trí Tịnh, có một bà cụ đến thưa rằng: “Thưa Hòa thượng sao con lo tu như vậy mà con của con nó quậy quá chịu không nổi”. Hoà thượng điềm nhiên nói rằng: “Có gì đâu, cái nghiệp nó tới báo bà đó”. Vậy rõ ràng người đã biết tu mà nghiệp vẫn cứ đeo bám. Cho nên, trong công việc cũng vậy, điều tôi suy nghĩ ở đây là không gây nghiệp xấu. Đã làm việc gì thì phải làm cho trọn vẹn, giống như đã đi là phải đến, đã đào đất lên thì phải trồng được cái cây đến ngày ra trái, không thể để người ta gởi gắm niềm tin mà mình lại làm giữa chừng thì bỏ. Nếu chúng ta sống như vậy là trái với tinh thần bát chánh đạo. Nên đối với tôi, tiêu chí đầu tiên tôi đưa ra cho nhân viên của mình là tính trung thực, không có chuyện mua bán mà có hoa hồng hay bớt xén này nọ. Thứ hai là tính cộng đồng. Đó là trách nhiệm, là bổn phận của nhân viên trong công ty với nhau và sau đó là với cộng đồng xã hội. Chúng tôi hằng năm đều trích ra một khoản kinh phí làm công tác xã hội. Vì nếu chúng tôi xây dựng được tính trung thực và làm tốt tinh thần cộng đồng, chắc chắn công ty chúng tôi sẽ phát triển bền vững. Cho nên, theo tôi nghĩ điều quan trọng nhất là làm sao phải xây dựng được tính trung thực trong tầng lớp thanh niên hiện nay. Có lòng trung thực thì có lòng tin cậy, mà có lòng tin cậy thì mới có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Phải nói rằng, trong việc tôi quay lại với Phật pháp có nhiều điều nhiệm mầu lắm! Có nhiều điều không thể nói hết được. Và việc quy y cũng vậy, lúc đó tôi rất tin Phật pháp nhưng tôi chưa thực sự giác ngộ, chưa tìm được con đường đúng đắn để đi. Trong giai đoạn còn làm lái xe tôi có thỉnh được bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm, mỗi sáng đi làm tôi đều mang theo để đọc. Điều lạ là ở chỗ, mặc dù đêm qua ngủ rất ngon nhưng cứ sáng đến là tôi lại buồn ngủ, không gượng được nên tôi phải ra ghế bố phía sau, nhắm mắt lại nằm như thế khoảng 15 – 30 phút sau thì tôi đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm. Và tôi đọc tới trang nào thì tôi lại ngộ ra trang ấy. Đến giờ này, tôi nghĩ rằng cái buồn ngủ của tôi thực sự là tha lực, vì khi tôi nhắm mắt mọi người đi qua lại tôi đều biết, nhưng mà tôi phải nhắm mắt thực chất để đặt cái tâm ở trạng thái định, bớt vọng tưởng đi.

Sau khi ngộ kinh Thủ Lăng Nghiêm, điều đầu tiên tôi nghĩ là mình phải quy y. Tôi đã đi tìm rất nhiều thầy nhưng nhân duyên chưa tới. Tình cờ tôi đọc quyển Đường Về Cực Lạc của Hoà thượng Thích Trí Tịnh, mới chỉ đọc lời tựa thôi, tôi đã thấy rằng đây là một vị đắc đạo. Lúc đó tôi không hề biết Ngài là một vị cao Tăng đứng đầu Giáo hội, tôi chỉ cảm nhận sự giác ngộ, sự đắc đạo của Ngài. Tôi lân la hỏi thăm thì được biết Ngài ở chùa Vạn Đức. Khi tôi đến, quý thầy chỉ tôi ra phía sau thất của Ngài. Vì lúc đó là buổi trưa nên tôi không dám lên, tôi đi lòng vòng phía dưới. Không ngờ Ngài ở trên đi xuống, lúc đó tôi đang đứng bên cây dâu trước tháp, còn Ngài lại ngồi xuống ngay cây dâu. Ngài lấy tay nhặt gạch đắp chung quanh cái tháp. Tôi ngồi xuống thưa: “Bạch thầy, con có thiện căn hay không?” Ngài mới trả lời: “Con có thiện căn thì con mới tới đây chứ!” Tôi bèn nói: “Dạ, con xin quy y”. Hoà Thượng lấy ngày vía đức Quan Âm làm lễ quy y cho tôi. Đó là nhân duyên tôi được quy y năm 1993.

Về Phật pháp, tôi phải nói rằng, đạo Phật là một con đường cao quý nhất, chân thật nhất và thiết thực nhất để giúp chúng sinh dần đến chỗ thoát khổ. Đó là điều quý nhất mà đạo Phật mang đến cho chúng sinh. Vì bản thể của chúng sinh chính là bổn tâm thanh tịnh, chân thật, không sinh diệt và vô lượng không ngằn mé. Giống như vô lượng con sóng trên mặt biển, sóng lớn, sóng nhỏ, sóng bạc đầu,… Thực chất bản thể của nó chính là nước biển, nó bao trùm cả địa cầu, bao la, không giới hạn. Nhưng nếu chúng ta quán chiếu thì thấy rằng những ngọn sóng duyên từ nơi gió mà sinh, khi sóng đập vào bờ rồi vỡ ra là diệt. Nhưng bản thể thực chất nó vẫn là nước. Bổn tâm của chúng sinh cũng giống như nước trong biển, vì bất chợt chúng ta khởi duyên thì từ đó nó khởi sinh ra sinh tử luân hồi, nó có khổ và phải thọ khổ. Và rõ ràng rằng, tất cả những gì chúng ta tạo tác nơi tâm chúng ta để thành một pháp cụ thể, chính là nhân để có quả báo ứng. Cho nên,  tôi nghĩ, theo Phật phápchúng ta quay lại cái bổn tâm thanh tịnh, mà trong kinh gọi là Phật tính. Đây là một thể không ngằn mé, nó thanh tịnh, chân thật, không sinh diệt và bao trùm Tam Thiên Đại Thiên thế giới. Nếu chúng ta cứ vô thức sống theo cái huyễn vọng như những con sóng bất chợt sinh rồi diệt và quay lại cái bản thể ban đầu thì chánh đạo Phật đã chỉ một cách rất chân thật, rõ ràng con đường để quay được ngọn sóng sinh diệt trở về lại thể nước bao la của biển. Chính ngài Albert Einstein đã nói: “Trên thế gian này chỉ có đạo Phật mới thoả mãn được khoa học”.

Kinh nghiệm tâm linh của tôi là nếu chúng ta luôn hướng về Phật pháp, biết quy y Tam Bảothực hiện các hạnh lành thì sự cầu nguyện thanh tịnh của chúng ta luôn luôn có sự cảm ứng. Bản thân tôi những năm đầu ra làm ăn rất khó khăn, lúc nào cũng trong tình trạng thiếu tiền. Nhất là khi tôi quyết định mở thêm xưởng cán tôn mà trong túi tôi lại không có sẵn tiền nên phải mua trả chậm máy cắt tôn 160 triệu đồng. Khi mua trả chậm tôi cũng lo lắm, lo làm sao tới tháng có tiền trả cho người ta đúng hạn. Giả sử đến thứ sáu là ngày trả nợ thì từ thứ hai tôi đã bắt đầu lo rồi. Nhưng cũng may mắn là mỗi lần như vậy đều có người cho mượn, và họ cho mình mượn tiền vào đúng thời điểm mình cần nhất. Sau nhiều trải nghiệm, tôi rút ra được kinh nghiệm sống là khi mình sống hướng đến sự chân thật, cao quý và hướng đến những đấng cao cả thì luôn được các Ngài hiểu và gia hộ. Tôi thú thực, công ty tôi đi được đến ngày hôm nay chính là nhờ cái ơn của Phật pháp, của Tam bảo, các vị Bồ Tát và các vị Thiên Long Bát Bộ gia hộ cho tôi rất nhiều.

Nói về vấn đề công phu tu tập, tôi thấy mình còn thiếu tinh tấn, thiếu thanh tịnh hơn rất nhiều so với quý đạo hữu, cũng vì công việc của tôi quá bề bộn. Ngày xưa, lúc mới giác ngộ đạo Phật, tôi rất tín Tam Bảo. Nơi được tôi chú trọng đặc biệt trong ngôi nhà chính là phòng thờ Phật. Trong nhà nơi nào khang trang nhất, cao nhất là nơi tôi thờ Phật. Tôi còn nhớ lần thỉnh cái bàn thờ bằng gỗ pơ-mu chạm rất đẹp với giá 13 triệu đồng. Khi nhìn thấy bàn thờ ấy tôi thích ngay nhưng cũng phân vân nửa muốn mua nửa không, vì nếu mua thì nhiều tiền quá, không vừa với túi tiền của tôi lúc đó. Tôi xách xe chạy tới chạy lui hoài rồi cuối cùng nghĩ bụng có lẽ thế gian này không có gì quý hơn Phật pháp nên mua để cúng dường.

Về công phu, tôi tu ba pháp đầu tiên. Pháp thứ nhất là pháp sám hối, tôi trì chú Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn và mỗi lần trì chú tôi đều phải quỳ cho hết một cây nhang mới đứng lên. Hồi đó, tôi thỉnh ngọn đèn bảy bóng, tôi xướng một danh hiệu đức Phật tượng trưng cho một ngọn đèn, để các Ngài chứng minh, giúp tôi được tiêu trừ nghiệp chướng. Pháp thứ hai là trì chú Đại Bi, tôi cũng trì cho đúng bảy cây nhang. Và pháp thứ ba là tu theo phương pháp niệm Phật. Về sau, do công việc bộn bề, tôi không hành trì được như trước. Ngược lại, vợ tôi lại tu tập rất tinh tấn, mỗi ngày đều tụng kinh hai thời.

Chư Phật, Bồ Tát, các vị Thiên Long Bát Bộ, đặc biệt là các vị Bồ Tát Bổ Xứ luôn hằng dõi theo những người có thiện căn, những người có tâm hướng về Phật để gia hộ trong mọi hình thức, và nếu chúng ta tinh tấn công phu thì bao giờ cũng cảm ứng được sự nhiệm mầu của Phật pháp. Hiện nay, tôi cũng không công phu nhiều nên tôi cảm thấy mình như muốn bệnh vậy, mỗi khi đi làm về là rất mệt, người lúc nào cũng căng như sợi dây đàn. Nhưng thường thường, hễ cứ rảnh là tôi niệm Phật, có khi vừa nằm vừa niệm trên xe, tất nhiên là niệm trong tâm thôi. Tôi cũng mong rằng, đến một lúc nào đó tôi đủ phước duyên bớt đi công việc để nhập thất bảy ngày niệm Phật như mọi người. Đây là sự thật, là lời tôi nói rất chân tình. Tôi đã đi nhiều nơi, kể cả những nước giàu có hay những nước còn nghèo nàn, con người đều sống trong cái nghiệp lực, sống trong đau khổ vô minh, không thoát ra được. Cũng giống như cuộn dây càng cuốn càng rối, càng cuốn càng xiết chặt và không có một đầu mối nào để gỡ ra cả. Còn quý vị đạo hữu ở đây, chắc chắnthiện căn nhiều đời, được sự gia hộ của Tam bảo, được nương nơi phước lực và bổn nguyện của chư vị Thượng tọa, Đại đức tăng ở chùa mà được tu tập ở một đạo tràng vừa thanh tịnh, vừa tinh tấn như thế thì quả là quý báu vô cùng.

Tôi quan niệm Phật sự là việc mà tất cả mọi Phật tử nên làm. Trong cái tu của đạo Phật có hai ý nghĩa là tu trong tâm và tu ngoài tâm. Vì tâm thức của chúng sinh, nhất là chúng sinh cõi dục thì dục tâm là lớn nhất. Dục tâm của chúng sinhái dụctham dục, và đó là gốc của sinh tử, là gốc của khổ. Nếu chúng ta nương theo Phật pháp thì phải lấy gốc thanh tịnh để làm Phật sự. Cái siêu tuyệt của đạo Phật chính là hai chữ thanh tịnh. Người khởi lòng từ bi mang lại lợi ích cho nhiều người một cách chân thật thì việc làm của họ là thiết thực. Nhưng cũng có người làm điều đó vì danh, đó gọi là thiếu thanh tịnh. Trong Phật sự cũng vậy, chúng ta là người phàm, tâm còn vọng động; cái tâm chấp thủ nhiều kiếp đã tích trữ trong tàng thức - chúng ta phải thực hành hạnh bố thí để đối trị, để triệt tiêu cái tâm chấp thủ. Nếu người thực hiện hạnh lành càng nhiều thì thiện căn tăng trưởng.

Có nhiều người ở gần chùa nhưng họ không thể nào tin vào Phật pháp, đó là họ không có thiện căn. Lại có những người ở tận những nơi xa xôi, những nơi còn nhiều khó khăn và thiếu thốn nhưng họ vẫn hướng về Phật pháp, quy y Tam Bảothực hành Phật pháp, đó là những người có thiện căn. Mà người tu Phật thì thiện căn cực kỳ quan trọng. Chúng ta đi đúng đường hay giữa chừng đi lạc là do thiện căn. Cũng xin chia sẻ thêm một điều rằng, bản thân tôi cũng được đi nhiều nơi, cũng thường làm Phật sự, được gặp các quý thầy tu theo nhiều pháp môn khác nhau. Tuy vậy, tôi nhận thấy tất cả các giáo pháp khác nhau của đạo Phật cũng đều là chánh pháp. Thế nhưng tùy vào căn cơ của mỗi người mà chọn cho mình một pháp môn và một bậc đạo sư để nương theo tu tập.

Tâm chúng ta giống như sóng từ, có nhiều tần số. Chẳng hạn như trong hư không, chúng ta không nhìn thấy gì cả nhưng nếu ai xem ti vi thì hễ cứ bật kênh nào là sẽ ra chương trình tương ứng với kênh đó liền. Tu là chúng ta đang chuyển từ tần số cõi người dần tới trạng thái vi tế hơn. Tâm chúng tatrạng thái nào thì tương ứng với tần số của cảnh giới ấy. Chúng ta tham thì cảnh giới quỷ tới, sân hận thì cảnh giới A Tu La tới, còn nếu tâm chúng ta từ bi thì sẽ đến cảnh giới của chư Phật, Bồ Tát. Cho nên, nếu chúng ta thực hành tâm linh mà không có bậc đạo sư thực sự giỏi, có thể truyền thừa những pháp môn vi diệu của chư Phật thì đừng vì tò mò muốn tìm hiểuthực hành theo, rất dễ bị lạc đường. Theo kinh nghiệm, tôi thấy pháp môn niệm Phậtpháp môn hay nhất. Tu theo pháp môn niệm Phật có thể đời này chúng ta đi chưa tới nhưng ít ra cũng đi được một đoạn đường nào đó, để kiếp sau ta đi tiếp nhưng chắc chắn sẽ đi đúng hướng. Vì công đức thù thắng của chư Phật, các Ngài luôn hướng để gia hộ cho chúng ta, tâm chúng ta luôn hướng đến các Ngài thì ta luôn được nương công đức, sự gia hộ của các Ngài.

Tôi có suy nghĩ, sau này bớt duyên rồi, điều đầu tiên tôi phải tu pháp môn sám hối. Vì “thiện ác đáo đầu chung hữu báo”, mặc dù tôi có phước thật, bây giờ người thân của tôi đều hướng về Phật pháp nhưng mỗi người đều có nghiệp báo riêng. Tâm chúng ta cũng mang nhiều nghiệp thức. Chúng ta phải cố gắng gột rửa từ từ, gắng làm những hạnh lành để chuyển dần tâm thức từ trạng thái chưa thanh tịnh dần đến thanh tịnh. Việc Phật sự cũng vậy, phải lấy cốt thanh tịnh là chính chứ không phải nhiều là chính. Ngày xưa khi nghe đức Phật thuyết pháp, có một bà cụ không có gì để cúng nên cắt tóc để đổi dầu cúng dường Phật. Đó là cái tâm cúng dường lớn nhất, thanh tịnh nhất.

Đối với kinh nghiệm gia đình tôi cũng vậy, năm con trai tôi từ lớp 9 sang lớp 10 tôi bỗng có linh cảm lạ lắm. Tôi vẫn thường nghĩ “con gái hưởng đức cha, con trai nhờ đức mẹ” nên bảo vợ “giờ em ráng tụng kinh sám hối đi chứ kẻo sau này thằng Na nó quậy đó”. Nghe tôi nói vậy vợ tôi cự nự liền, cô ấy nghĩ mình có làm gì đâu mà tôi lại nói như vậy. Đến năm nó vào lớp 10, tôi đưa con trai đi học ở Singapore, khi qua đó nó bị bạn bè lôi kéo dùng thuốc lắc. Sau đó nó có biểu hiện không bình thường, chỉ một tuần sau thì nhà trường cho về nước. Khi nó trở về tôi cương quyết không cho đi nữa, lúc đó vợ tôi mới tin. Năm con trai tôi học lớp 10 - 11 nó quậy kinh khủng! Mà lúc đó tôi rất cứng rắn, nó quậy cỡ nào là tôi cứng cỡ đó. Còn đối với vợ tôi, hễ gặp là nó lớn tiếng nạt nộ. Từ đó vợ tôi mới lo tụng kinh, sám hối mỗi ngày. Được chừng hơn một năm, con trai tôi bắt đầu chuyển tâm.

Kinh nghiệm tôi thấy rõ ràng, nếu nghiệp báo đến mà chúng ta dùng lẽ thường của thế gian mà hành xử thì đôi lúc không đúng mà còn tệ hơn. Chúng ta phải biết rằng đó là nghiệp báo tiền kiếp, tiền kiếp con trai tôi là một người nào đó có nghiệp báo với vợ tôi nên đời này đến để đòi. Nhưng vợ tôi càng tu, càng cúng dường thì nó càng chuyển tâm, không muốn đến đòi nợ nữa, và giờ nó trở nên ngoan hẳn. Kể cả những người bạn của tôi cũng ngạc nhiên vì nó thay đổi 180 độ. Cho nên, qua kinh nghiệm của mình, tôi có thể nói rằng Phật pháp quả thực nhiệm mầu, và chỉ có con đường Phật pháp mới giải quyết được nghiệp chướng, oan trái của thế gian.

Đối với việc ăn chay, tôi nghĩ nó không phải là việc quá khó hay quá to tát. Nếu có một cái nhìn đúng và có quyết tâm thì mọi người cũng sẽ giống như tôi. Thử hỏi nếu chúng ta nhìn người đang sát sinh một con vật, trước khi bị giết nó cũng biết điều đó và nó khóc thì quý vị nỡ ăn thịt nó mà không động lòng trước những tiếng kêu khóc của nó không? Cũng như con người trong khoảnh khắc biết mình sẽ chết, tâm thức của con vật lúc ấy cũng đâu khác gì tâm thức con người, có điều cái nghiệp của nó như thế, nó không có ngôn từ để diễn đạt. Như vậy, nếu chúng ta theo Phật thì một trong những lời Phật dạytâm từ bi. Đó là thuộc tính của người theo Phật. Trong khi chúng sinh đồng loại đang đau khổ, rên xiết mà mình ăn thân mạng của nó thì đó không phải là chính mạng. Đó là chúng ta nuôi mạng sống của mình bằng phương tiện không chân chính, không phù hợp với bát chánh đạo. Ăn chính mạng nghĩa là phải nuôi mạng sống bằng phương tiện chân chính: không lấy của trộm cắp để ăn, không lấy của nói dối để ăn, không lấy vật thực của những chúng sinh khác để nuôi mạng sống của mình.

Sau cơn bão Chanchu vừa rồi, tôi có lên thăm Hòa thượng bổn sư, Ngài có nói với tôi rằng: “Nói thật với Hoằng Lược, tôi thấy tôi không đủ cái đức để nói cho tất cả mọi người ở đây ăn chay. Nếu một người mà ăn thịt của đồng loại thì không bao giờ thoát ra khỏi điều này hết, cái oan trái cái nghiệp nợ nần cứ vay trả, níu kéo lẫn nhau”. Một điều nữa, ăn chay cũng là sự quyết tâm để vượt qua nghiệp lực của mình, nghiệp ở đây tôi nói là nghiệp thức. Vì chúng ta sinh ra ở cõi này là cõi dục, cho nên cái tham dụcái dục là gốc tâm lớn nhất. Người ta cố gắng học để thành bác sĩ, kỹ sư cũng vì muốn có sự nghiệp, có nhiều tiền, muốn danh vị, muốn được sung sướnggiàu sang, thực chất đó cũng là dục tâm. Những người đàng hoàng, bản chất tốt thì họ cố gắng nỗ lực tự thân, còn người bản chất không tốt thì dùng thủ đoạn. Tất cả cũng đều để thỏa mãn dục tâm của mình. Như vậy, miếng ăn hằng ngày cũng chính là cái dục của mình, vị giác của mình thích hưởng thụ những hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Cho nên, nếu trước đây chúng ta ăn những thức ăn từ động vật thấy ngon thì bây giờ chúng ta tập chặt bớt cái muốn đó lại. Ăn chay thực chất là một cách để chúng ta dần dần tiêu trừ dục tâm của mình. Sẽ hơi khó khăn lúc đầu nhưng trong thời gian vài năm sau sẽ bình thường. Mặt khác, đối với những ai ăn chaychuyên tu niệm Phật thì bệnh chỉ giảm chứ không tăng. Đừng lo ăn chay sẽ bị bệnh hoặc không đủ chất, vì khi tâm chúng ta thanh tịnh rồi thì toàn bộ thân tâm sẽ hài hòa lại và mọi bệnh tật được tiêu trừ.

Tôi kể quý vị nghe một câu chuyện có thật. Tôi có anh bạn Minh Đứcđệ tử thầy Cô Đơn, anh chuyên tu Mật. Có lần anh đến chở chị Sang đến thăm cô bạn của chị bị bệnh ung thư vú nằm ở Nơ Trang Long. Khi đến thăm cô này, chị Sang kể cho anh chuyện từ thời trẻ chị và cô này chơi với nhau, có bà thầy bói đến xem và bảo cô này có nghiệp nặng lắm, cô ráng mà tụng kinh sám hối, làm việc thiện, nếu không sau này cô bị trả quả báo nặng lắm. Nhưng cô này không tin. Bỗng nhiên hơn 20 năm sau cô bị bệnh ung thư. Anh Minh Đức nhìn vào sắc mặt của cô, biết rằng cô bị bệnh không đơn giản. Anh trì chú rồi để tay lên đầu cô thì cô này giật nảy người lên, anh liền biết chắc là có phần âm theo. Anh bảo: “Cô ráng niệm Phật đi, nếu không thì khó lắm!” Anh đi từ bệnh viện về nhà thì có vong theo liền, vào nhà nó nhập vào một người và nói: “Tôi đi theo thầy về tới nhà, tôi biết thầy là người tu chứ không phải thầy bùa thầy pháp, nhưng mà tôi muốn thầy đừng can dự vào nhân quả của chúng tôi. Tiền kiếp cô này là một vị quan đã cắt lưỡi cả gia đình tôi trước khi đem đi giết”. Như vậy, rõ ràng đối với y học đó là ung thư nhưng thực chất đó là nghiệp báo, và cái vong đã khiến cho tế bào phát triển thành tế bào ác tính.

Nếu dùng nhãn quan của Phật pháp để soi thế gian, chúng ta thấy rằng oan gia nghiệp chướng luôn đeo đuổi chúng ta. Tiền kiếp ta đã gieo thì đời này khi đủ duyên nó sẽ quay lại để báo ứng, không sai chạy. Đời này tình cờ ta gặp một con chuột, ta liền ra tay đập chết nó, vậy đời sau nếu nó được tái sinh làm người thì sẽ đập lại mình, không cần biết là vì lý do gì. Có những người quan niệm về năm xui tháng hạn, thực chất đó là quy luật báo ứng nghiệp tiền kiếp. Như vậy, ăn chaychúng ta dần khởi lòng từ, để quán sát được vật thực đang ăn không phải là sinh mạng chúng sinh đồng loại của chúng ta. Ăn chay để tự quán tưởng và tiêu dần dục tâm để ngày một tăng trưởng thiện căn, tiến dần đến cảnh giới của chư Phật. Đây chính là những sự việc, những trải nghiệm thực của tôi chia sẻ với mọi người, để chúng ta cùng ăn chay và bớt ăn mặn.

Tôi cũng có một nguyên tắc là không bao giờ ăn mặn, dù là ngồi với ai đi chăng nữa. Và nếu đi công tác nước ngoài, ở các nước châu Âu hoặc châu Mỹ thường họ chỉ có bơ và bánh mì thì tôi phải gắng ăn để duy trì năng lượng. Còn những nơi có món ăn của Nhật thì tôi lấy cơm và rong biển cuốn lại ăn. Chỉ là ăn để cho no bụng thôi, còn tôi nghĩ mình cũng nên bớt hưởng thụ hương vị lại để tâm bớt dục.

Đối với những đối tác làm ăn thì có lẽ rất khó để giải thích cho họ ăn chay. Điều này thuộc về thiện căn, chẳng hạn hôm nay tôi chia sẻ với quý vị những điều này vì tôi tin rằng quý vị đều có thiện căn, có đức tin hướng về Phật pháp. Nếu tôi nói ở nơi khác thì có lẽ mọi người sẽ nghĩ tôi hoang tưởng. Cho nên, trong việc này nó còn tùy vào chữ “duyên”. Chẳng hạn trong khu vườn có những em nhỏ quậy phá, hư hỏng, nếu lúc đó mình đến nói với bọn trẻ rằng các con phải sống nên người, phải ăn chay niệm Phật thì chắc chắn chúng không nghe. Vì lúc đó tâm thức chúng đang hướng về sự hư hỏng, mình cản lại không được. Mình chỉ tìm cách nhẹ nhàng, những khi chúng đói thì mình cho chúng ăn. Và đến một lúc nào đó khi trạng thái tâm lý thay đổi, nó sẽ nhớ và quay lại tìm mình, lúc đó chính là nhân duyên nhỏ để mình chuyển hóa tâm thức của nó. Đến như những con vật mà mình dùng lòng từ bi đối xử, nó cũng cảm nhận được, giống như các vị Tổ sư ngày xưa tu trong rừng khởi tâm từ bi cảm ứng được chúng sinh nên các con vật tới theo hầu.

Tôi kể quý vị nghe về vị thầy Cô Đơn trên núi Thị Vải. Thầy tu trong hang đất, chuyên tụng kinh Pháp Hoa, cứ khoảng 4 giờ sáng thầy dậy tụng kinh là rắn rết,… ngồi xếp lớp phía sau nghe kinh, khi thầy tụng xong thì chúng cũng đi hết. Đó là chuyện có thật. Tôi nói điều này để mọi người hiểu rằng loài vật cũng có cái trí, có nhận thức theo cách riêng của chúng. Và chúng ta nên quán tưởng điều này đến những vật thực mà chúng ta đang ăn, dần dần sẽ không còn ham muốn ăn thịt động vật nữa. Nếu không làm được như thế thì trong lúc ăn cơm hãy ráng niệm Phật, lúc chúng ta nhiếp tâm niệm Phật thì sẽ quên đi cái cảm thọ nếm, ngửi để vượt qua cảm giác thèm ăn mặn. Bởi vậy tôi thấy pháp môn niệm Phật hay lắm! Mầu nhiệm lắm! Nếu chúng ta biết niệm Phật trong tất cả công việc thì cũng giống như đi đường mà có người lót thảm, như qua sông mà có người bắc cầu qua. Nhờ niệm Phậtchúng ta nương cái công đức thù thắng của Ngài mà nhiếp độ cả những cảnh giới khác. Những nghiệp chướng, nghiệp báo tiền kiếp khi tới mà chúng ta niệm Phật thì họ cũng niệm theo, từ đó họ xả bỏ tâm oán hận.

Nếu ăn mặnniệm Phật cũng là tốt rồi, nhưng nếu niệm Phậtăn chay nữa thì tốt hơn nhiều. Nhưng tôi nghĩ điều thứ hai chắc là khó, bởi đôi lúc vì hoàn cảnh, các bà nội trợ cũng phải nấu cơm cho gia đình ăn. Có khi bản thân họ biết nhưng chồng con chưa biết thì cũng khó lắm. Nếu như vậy thì chúng ta phải tùy duyên mà làm, bởi tuy là quyến thuộc nhưng thiện căn không đồng thì muốn nói cho họ nghe mình cũng khó. Tuy vậy, cái gì có thể giữ được thì mình phải gắng giữ. Thời đức Phật tại thế, lúc Ngài chưa thuyết pháp Đại thừa thì các đệ tử của Ngài cũng ăn mặn, nhưng đó là thức ăn “Tam tịnh nhục”. Thứ nhất là không tự tay giết con vật để ăn, thứ hai không bảo người khác giết cho mình ăn, thứ ba là không ăn thịt con vật mà bản thân nhìn thấy nó bị giết và nghe thấy tiếng kêu của nó khi bị giết. Chúng ta thực tập dần những nguyên tắc như vậy và cố gắng hướng đến ăn chay, thì con đường tu đạo chúng ta đi mới thẳng được.

Những lời tôi nói đây thực chất là một sự chia sẻ, tôi không dám nói đó là điều gì cao siêu. Tôi cũng là người phàm, ở ngoài thì nghiệp chướng, ở trong thì nghiệp thức nên cũng nương nhờ tha lực của chư Phật, của Tam Bảo mà tôi dần dần tiêu trừ chướng nghiệp để sống dần đến chỗ cao quý hơn, thiện căn mỗi ngày một tăng trưởng. Tôi biết trong đại chúng có nhiều vị tinh tấn, thanh tịnhtrí tuệ giác ngộ hơn tôi nhiều, nhưng hôm nay có nhân duyên tôi cũng chia sẻ trải nghiệm tâm linh để mọi người và chính tôi - cùng tăng thêm niềm tin vật chất vào Phật pháp, vào Tam bảo để chúng ta đi cho trọn con đường.

Lời cuối cùng, tôi xin được nhắc lại tôi chỉ là người phàm, cũng vẫn còn đủ thứ nghiệp. Chỉ là tôi đang cố gắng nương theo Tam Bảo để tiến dần đến chỗ thoát khổ. Và những gì tôi trao đổi hôm nay thực sự là một sự chia sẻ, sự trải nghiệm và kinh nghiệm tâm linh của riêng tôi, có thể đúng và cũng có thể là chưa đúng. Mong mọi người lượng thứ.

Nhân vật: Phật tử Hoằng Lược

Nhận định của thầy Thích Chân Tính

Sau khi nghe những điều Phật tử Hoằng Lược chia sẻ, tôi nhận thấy vài điểm đáng chú ý. Thứ nhất, là ý chínghị lực, từ một người gặp khó khăn về kinh tế lúc ban đầu, thế nhưng Phật tử đã vươn lên và thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Thứ hai là về nhân duyên thành tựu được, theo như Phật tử Hoằng Lược, là do có thiện căn. Chắc chắn rằng có rất nhiều người cũng làm ăn kinh doanh, thế nhưng để thành công cũng vẫn có giới hạn, trong khi việc làm của Phật tử Hoằng Lược lại rất suôn sẻ. Điều này chứng tỏ trong quá khứ Phật tử đã có gieo căn lành, đã có ươm hạt giống, bây giờ nhờ nhân duyên nên hạt giống đó được nảy nở thuận lợi. Điểm thứ ba là kiến thức Phật học cũng như sự tu tập của Phật tử rất thâm sâu, dù là công việc kinh doanh bộn bề đến vậy. Có lẽ, Phật tử cũng đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu kinh điển nên mới có được hiểu biết, nhận thức sâu sắc như vậy. Ngoài ra Phật tử còn có thời gian để thể nghiệm những lời Phật dạy. Thứ tư là vấn đề ăn chay, thông thường chúng ta cứ quan niệm rằng muốn kinh doanh thì phải ăn mặn thì mới có sức khỏe, có đối tác làm ăn. Nhưng nếu nhìn vào Phật tử Hoằng Lược thì có lẽ không ai dám nói rằng ăn chay thiếu máu, không có sức khỏe, không giao tiếp với đối tác được. Chúng ta hãy nhìn vào đó và suy xét cho kỹ, rõ ràng ăn chay không cản trở gì trong cuộc sống cũng như trong công việc kinh doanh như chúng ta vẫn nghĩ. Và qua cuộc đời của Phật tử Hoằng Lược, mọi người sẽ nhìn thấy Phật pháp nhiệm mầu như thế nào, và những người đã tin hiểu Phật pháp, ứng dụng được lời Phật dạy trong cuộc sống đã đạt được những gì. Tôi thành tâm kính chúc Phật tử Hoằng Lược luôn được đạo tâm kiên cốtinh tấn trên con đường tu học.

(Biên tập từ chương trình Phật Pháp Nhiệm Mầu kỳ 8)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/12/2015(Xem: 10939)
11/12/2018(Xem: 13609)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.