Thầy/Trò

07/02/20193:21 SA(Xem: 6453)
Thầy/Trò

TỈNH THỨC
AWARENESS ITSELF
Ajaan Fuang Jotiko
Tỳ Khưu Thanissaro (Geoffrey DeGraff)
Chuyển ngữ từ Thái sang Anh.
Diệu Liên Lý Thu Linh
Chuyển Ngữ từ Anh sang Việt
2018-2019
 

THẦY & TRÒ

 

&   “Bất cứ bạn làm gì, lúc nào cũng phải nghĩ đến thầy của mình.  Nếu bạn quên thầy là bạn đang tự bứng gốc của mình”.

&   “Người đệ tử chạy từ thầy này qua thầy kia, không thực sự có vị thầy nào cả”.

&   Thỉnh thoảng Phật tử cúng dường Ajaan Fuang các món trang sức nhỏ, và sư thường phát cho các đệ tử của mình –nhưng ít khi cho đến các vị thân cận với sư.  Một đệ tử đã sống với sư vài năm, không kiềm chế được đã than trách, “Tại sao khi sư phụ có các món trang sức đẹp, sư chẳng bao giờ cho con mà lúc nào cũng cho người khác?”

Ajaan Fuang trả lời: “Ta đã cho con các thứ còn tốt hơn nhiều.  Sao con không nhận chúng?”

&   “Các thiền sinh sống gần thầy, nhưng không hiểu thầy, giống như cái muỗng trong tô cà-ri: nó không bao giờ biết cà-ri ngọt, chua, mặn, đậm đà hay cay nồng như thế nào”.

&   Ajaan Fuang đã so sánh những đệ tử lúc nào cũng phải hỏi thầy, ngay cả việc giải quyết các vấn đề nhỏ trong cuộc sống hằng ngày rằng : “Họ giống như các chú chó con.  Ngay cả việc tiểu tiện cũng chạy đến nhờ mẹ liếm sạch cho.  Họ sẽ chẳng bao giờ trưởng thành được”.

&   “Các học trò mà đeo bám thầy giống như những con đỉa.  Dầu ta xua đuổi chúng bao nhiêu, chúng vẫn quay lại, không bao giờ để ta yên”.

&   “Nếu một người đệ tử được thầy khen trước mặt, thì đó là dấu hiệu rằng người đệ tử đó không thể tiến xa hơn nữa –người đó có thể sẽ không tu tập, không thành tựu đến mức độ cao hơn trong kiếp sống này.  Lý do thầy khen là để cho người đó có thể tự hào về việc ít nhất mình cũng đã thành tựu đến mức đó.  Trong lòng người đó cũng có cái tốt để hướng tới trước giờ lâm chung”.

&   Nhiều đệ tử của Ajaan Fuang tin rằng sư có thể thấu suốt được tâm họ, vì thỉnh thoảng sư lại giảng những đề tài mà ngay lúc đó, họ đang suy tưởng hay đang trĩu nặng trái tim vì chúng.  Chính tôi cũng có nhiều kinh nghiệm như thế, và nhiều chuyện tương tự khác cũng được kể lại với tôi. 

Có lần, một trong các đệ tử trẻ của sư –đi xe buýt từ Bangkok đến Rayong để phụ xây tháp.  Anh xuống xe ở đầu đường dẫn vào tu viện, nhưng không muốn đi bộ sáu cây số để đến đó, nên ngồi xuống một quán hủ tiếu ven đường và tự nhủ -như để thử thách thiền sư Ajaan Fuang- “Nếu ngài thiền sư thực sự đặc biệt, ngài sẽ khiến có một chiếc xe đi ngang qua, và cho ta quá giang đến chùa”.  Một, hai, rồi ba giờ trôi qua mà không có chiếc xe nào rẽ vào đường đó cả, nên cuối cùng rồi anh ta cũng phải cuốc bộ về chùa.

Về tới chùa, người đó đến trước thất của thiền sư Ajaan Fuang để đảnh lễ, nhưng ngay khi vừa nhìn thấy anh ta, sư đã đứng dậy, đi vào phòng, đóng cửa lại.  Hành động này hơi gây khó chịu cho người đệ tử, nhưng anh vẫn quỳ lạy trước cánh cửa đóng.  Ngay khi vị đó vừa đảnh lễ xong, Ajaan Fuang hé cửa ra và nói, “Ta đâu có bảo con đến đây.  Tại con tự ý đến mà thôi”.

Lần khác, sau khi công trình xây dựng tháp đã hoàn tất, cũng vị đệ tử trẻ ấy đang ngồi thiền trước tháp, với hy vọng sẽ có một tiếng nói thì thầm vào tai anh con số độc đắc sẽ trúng.  Tuy nhiên, điều anh được nghe là tiếng của Ajaan Fuang đang đi ngang qua nói, dường như không nhắm vào ai cả, “Thực ra là người đang nương tựa vào cái gì?”

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/03/2024(Xem: 482)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.