Nguyên tắc xây dựng nếp sống hạnh phúc gia đình

07/03/20194:10 SA(Xem: 9292)
Nguyên tắc xây dựng nếp sống hạnh phúc gia đình

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG
NẾP SỐNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Thích Trung Định

hanh phuc gia dinhGia đình là một tế bào của xã hội. Một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, trong đó mọi thành viên trong gia đình đều sống dễ thương, đó là nhân tố để xây dựng một cộng đồng, xã hội dễ thương. Trong một gia đình có các mối quan hệ chính đó là giữa chồng vợ, anh chị em, cha mẹ và con cái. Đối với chồng và vợ thì phải có sự thủy chung, yêu thương; cha mẹ, con cái và anh chị em với nhau thì phải có ‘hiếu và đễ’. Khi gia đình được xây dựng và phát triển ổn định, bền vững thì xã hội, quốc gia mới hưng thịnh. Vì thế, vai trò của mọi cá nhân trong việc nỗ lực xây dựng hạnh phúc gia đình vô cùng quan trọng.

Gia đình cư sĩ Phật tử là một bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng Phật giáo, là nhân tố quan trọng trong Tứ chúng đệ tử của Đức Phật. Đời sống của gia đình có mối quan hệ mật thiết với sự sinh hoạt, tu tập của Tăng chúngGia đình cúng dường Đức PhậtTăng chúng những nhu cầu vật chất như: thực phẩm, y phục, tọa cụ, và thuốc men gọi là ‘tứ sự cúng dường’; đáp lại, Đức Phật cho họ cơ hội để tích tập công đứcgiảng pháp cho họ để mở mang kiến thức Phật pháp hướng đến một đời sống đạo đứcan lạc. Trong kinh tạng Nikāya, ngoài hai thuật ngữ quen thuộc Upāsakas (Cận sự nam) và Upāsikas (cận sự nữ), còn có một thuật ngữ gahapatis (hộ gia đình hay gia chủ) cũng thường xuyên xuất hiện. Ngoài vấn đề dâng Tứ sự cúng dường các gia đình còn được hướng dẫn để phát tâm quy y Tam bảo, thọ trì năm giới cấm để trở thành người Phật tử tại gia chân chính. Cuộc sống gia đình ràng buộc với nhiều nhiệm vụ xã hội, những lo toan của cuộc sống, vì vậy sự hướng dẫn nếp sống đạo đức tâm linh của Đức Phật đến với họ là vấn đề vô cùng cần thiết.

Trong kinh tạng Nikāya, rất nhiều bài kinh Đức Phật đề cập đến việc xây dựng nếp sống hạnh phúc gia đình. Trong đó phải nói đến kinh Giáo-thọ-thi-ca-la-việt (Sigālaka Sutta) đề cập khá chi tiết về các pháp hành dành cho người Phật tử tại gia nhằm thiết lập nền tảng hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại.

Đức Phật thừa nhận rằng đời sống gia đình thật khó để sống theo phạm hạnh hoàn toàn và đầy đủ. Do đó, Ngài chỉ dạy những pháp căn bản, phù hợp với đời sống gia đình, giúp họ có cơ hội thực tập để mang lại an lạc, hạnh phúc trong đời sống như: bố thí, tuân thủ giới luật, biết rõ sự nguy hiểm của những ham muốn nhục dục, sự phóng túng buông lung dẫn đến đời sống sa đọa... Trong hai bài giảng được ghi lại trong Kinh Tập, nơi Đức Phật đưa ra những nguyên nhân của sự thành công và thất bại trong đời sống gia đìnhxã hội. Đầu tiên là kinh Parābhavasutta, đề cập đến mười một nguyên nhân dẫn đến thất bại trong đời sống của họ; thứ hai là kinh Mahāmangalasutta, chỉ đến mười một lý do thành công. Trong mọi trường hợp, chúng ta có thể nhìn thấy sự thành công hay thất bại của một người phụ thuộc hoàn toàn vào hành vikiến thức của chính họ.

Nếu một người mà: 1. Thường xuyên liên hệ với những kẻ xấu, ít liên hệ với những người tốt; 2. ham mê ngủ, lười biếng, không năng độngthường hay sân hận và ham thích đám đông; 3. giàu nhưng không chăm sóc cha mẹ; 4. không chân thật, lừa dối những người thiện tri thức; 5. sở hữu tài sản nhiều nhưng không chia sẻ bớt cho bất cứ ai; 6. ngã mạn tự cao về thân phận, sự giàu có và khinh khi người khác; 7. tham đắm tận hưởng những thú vui dục lạc, quan hệ lăng nhăng, lãng phí trong chi tiêu; 8. có mối quan hệ bất hợp pháp với vợ của người khác; 9. là luôn luôn ghen tị với vợ; 10. ăn uống vô độ và lãng phí; 11. lòng tham vô đáy. Bất cứ ai sống có liên hệ đến 11 vấn đề trên sẽ dẫn đến một kết cục tối tăm và thất bại.

Mười một yếu tố trên thường xảy ra trong đời sống hằng ngày. Có thể có gia đình thường xuyên liên hệ đến một hoặc vài vấn đề nêu trên hoặc liên hệ đến trọn vẹn tất cả các vấn đề ấy thì điều dẫn đến bại vong.

Trái lại, trong Mahāmangalasutta đưa ra mười một lý do thành công hay mười một phước lành trong một gia đình nếu một người sống mà 1. không liên hệ với người xấu, thường xuyên thân cận gần gũi người hiền, bạn tốt; 2. sinh sống trong một nơi thích hợp và luôn biết kiểm soát bản thân; 3. luôn biết học tập, rèn luyện những kỹ năng, kỹ luật tốt từ những người giỏi trao truyền; 4.  biết thờ mẹ kính cha, biết săn sóc bảo vệ trẻ em và vợ; 5. biết bố thí, cúng dường, sống có đạo đức, bảo vệ người thân, và những người lương thiện; 6. từ bỏ và tránh xa tội lỗi, kiềm chế say rượu, có niềm tin bền bỉ đối với Chánh pháp; 7. tôn kính và khiêm nhường, biết ơn và nhớ ơn; 8. kiên nhẫn và nói lời dịu dàng từ áiliên hệ với người trí, đàm đạo đúng thời; 9. biết hổ thẹn sám hối để cho thanh tịnhnhận ra những chân lý cao quý để hướng đến Niết bàn giải thoát; 10. tâm không buồn phiền bực tức não hại, luôn bất động giữa cái xáo trộn của thế giới; 11. đạt được những phước lành cao nhất do thành tựu những điều ở trên. Đó là 11 yếu tố đưa đến thành công trong cuộc sống.

Tiếp tục tư vấn thêm những kiến thức và kỹ năng sống cơ bản để thiết lập an lạc, hạnh phúc cho đời sống hiện tại, Đức Phật dạy Byagghapajja có bốn pháp đưa đến hạnh phúc, an lạc hiện tại đó là: “Đầy đủ tháo vát, đầy đủ phòng hộ, làm bạn với thiện, sống thăng bằng điều hòa.” Đầy đủ tháo vát tức là thiện xảo trong các ngành nghề, không biết mệt, biết suy tư, hiểu phương tiện vừa đủ để tự làm và khuyến khích người khác làm. Đầy đủ phòng hộ tức là những tài sản do tự mình làm ra khéo giữ gìn chúng, biết phòng hộ bảo vệ. Không bị vua mang đi, không bị cướp mang đi, không bị lửa đốt, không bị nước cuốn trôi, không bị các người con thừa tự không khả ái cướp đoạt. Làm bạn với thiện tức là sống có giới đức, có niềm tin, biết bố thí, có trí tuệ. Sống thăng bằng điều hòa tức là biết tính toán một cách hợp lý trong thu nhập và chi tiêu, không quá phung phí và cũng không quá bỏn sẻn.

Sự cân bằng trong đời sống là điều vô cùng cần thiết. Bởi cuộc đời không bao giờ như ý muốn. Tâm tánh của một con người cũng thường xuyên thay đổi theo điều kiện, hoàn cảnh. Có khi vì một số nhân duyên nào đó đưa đẩy mà tâm kiên định của chúng ta chưa đủ mạnh thì dễ dàng bị chi phối. Nhưng một điều chắc chắn và không thay đổi đó là việc thiện lành, tâm hoan hỷ cởi mở, đầy đủ sự hiểu biếtthương yêu là hạt nhân đưa đến một đời sống hạnh phúc an lạc. Yếu tố nào để giữ cho niềm tin và định hướng ấy luôn có sự kiên định vững vàng? Thuật ngữ nhà Phật gọi đó là Bồ đề tâm, còn người đời thì gọi đó là lập trường kiên định. Nếu thiếu chất liệu này thì tâm sẽ dễ dàng bị lung lạc, không có chánh tín, dần dần mình sẽ bị cảnh ma đưa đường, quỷ dẫn lối. Thành ra sự kiên địnhyếu tố nỗ lực tinh tấn rất quan trọng để đưa đến sự thành công trong cuộc sống.

Bên cạnh bốn yếu tố đưa đến thành công thì ngược lại cũng có bốn yếu tố đưa đến bại vong. Đức Phật dạy có bốn cửa xuất để tiêu phí tài sản đó là: “1. Đam mê đàn bà, 2. Đam mê rượu chè, 3. Đam mê cờ bạc, 4. Bạn bè kẻ ác, thân hữu kẻ ác, giao du kẻ ác.” Và cũng có bốn cửa vào để tài sản được hưng khởi đó là: “1. Không đắm say đàn bà, 2. Không đắm say rượu, 3. Không đắm say cờ bạc, 4. Bạn bè với thiện, thân hữu với thiện, giao du với thiện.”[4] Đó là bốn pháp đưa đến hạnh phúc trong hiện tại. Tiếp tục đức Phật dạy bốn pháp đưa đến hạnh phúc trong tương lai đó là: “1. Đầy đủ lòng tin, 2. Đầy đủ giới đức, 3. Đầy đủ bố thí, 4. Đầy đủ  trí tuệ.” Đầy đủ niềm tin tức là tin tưởng vào sự giác ngộ của Như Lai. Đầy đủ giới đức tức khéo chế ngự các căn và thực hành giới cấm. Đầy đủ bố thí tức là tâm không bị cấu uế, xan tham chi phối. Bố thí rộng rãi với bàn tay rộng mở, vui thích từ bỏ, sẵn sàng đáp ứng khi có yêu cầu, vui thích chia sẻ vật bố thí. Đầy đủ trí tuệ tức là có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với thánh thể nhập, chơn chánh chấm dứt khổ đau.

Bên cạnh những lời dạy thiết yếu về các phương thức xây dựng hạnh phúc gia đình, đức Phật còn dạy kỹ về việc thiết lập các mối quan hệ trong gia đình. Vợ đối với chồng phải như thế nào để giữ gìn hạnh phúc, thủy chung và ngược lại chồng đối với vợ cũng như vậy. Hạnh phúc trong đời sống hôn nhân phải đến từ hai phía. Chồng với vợ phải luôn thương yêu tôn trọng nhau. Thường xuyên tâm sự chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn. Biết làm mới trong mối quan hệ vợ chồng, đừng để lâu sinh nhàm chán. Mối quan hệ vợ chồng cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Trong mối quan hệ này nó có đầy đủ các yếu tố như tình yêu chung thủy, trình độ kiến thức, các kỹ năng sống, điều kiện kinh tế, sự tinh tế, nhẫn nhịn, bình đẳngtôn trọng lẫn nhau. Vợ và chồng phải ăn khớp nhau trong từng tính cách, có tính bù trừ để tạo nên sự cân bằng. Nếu hỏng một trong các yếu tố trên thì hạnh phúc hôn nhân dễ đổ vỡ. Không những dạy pháp đem đến hạnh phúc trong hiện tại, đức Phật còn dạy bốn pháp khiến cho cả hai vợ chồng mãi mãi được sống hòa hợp an vui trong mọi đời kiếp. Đó là cùng nhau theo đuổi một chánh kiến (đồng tín), cùng nhau thực hành giới đức (đồng giới), cùng nhau mở tâm hồn chia sẻ (đồng thí), cùng nhau phát triển trí tuệ đưa đến đoạn diệt tham, sân, si, đoạn tận khổ đau (đồng trí tuệ).

 Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ cũng được dạy kỹ. Đức Phật luôn nhấn mạnh chữ hiếu để nhắc nhở phận làm con cái phải biết hiếu kính phụng dưỡng mẹ cha. Đó là đạo lý, truyền thống tốt đẹp mà bất cứ gia đình nào, hoàn cảnh xã hội nào cũng cần những đạo lý ấy. Ngược lại, cha mẹ ngoài công ơn sanh thành dưỡng dục thì phải biết dạy dỗ, hướng dẫn con cái. Lo dựng vợ gả chồng đúng thời, hướng dẫn nghề nghiệp buôn bán làm ăn, xây dựng gia nghiệp cho con cháu kế thừa… Dựa trên những nguyên tắc được đức Phật thiết lập chắc chắn sẽ đưa đến một đời sống hạnh phúc an lạc thực sự giữa đời thường.

Tất nhiên trong đời sống của một gia đình không thể nào không mắc phải những điều bất như ý. Những nguyên tắc trong lời dạy của đức Phật không khuôn rập xơ cứng mà rất uyển chuyển linh hoạt. Cốt yếu là sự làm chủ tâm, làm chủ cảm xúc. Khi có sự mâu thuẫn xung đột xảy ra thì cần phải tìm cách hóa giải. Sự truyền thông giữa vợ chồng, con cái và cha mẹ là rất cần thiết. Khi có sự truyền thông, biết lắng nghe và thấu hiểu thì mọi vấn đề có thể giải quyết một cách ổn thỏa. Đây cũng là một nguyên tắc vàng trong việc ứng xử và thiết lập các mối quan hệ hài hòa trong đời sống hạnh phúc gia đình.

Tóm lại, những lời dạy trên cho thấy Đức Phật rất quan tâm đến vấn đề hạnh phúc của người Phật tử tại gia. Bởi người Phật tử tại gia là một bộ phận không thể tách rời trong tứ chúng đệ tử Phật. Khi đã thừa nhậnhạnh phúc thế gianxuất thế gian thì việc xây dựng hạnh phúc thế gian phải có những nguyên tắc nhất định để thiết lập nên niềm hạnh phúc ấy. Những nguyên tắc đạo đức ấy là rất cần thiết không chỉ áp dụng trong việc xây dựng hạnh phúc cá nhân mà còn góp phần cải thiện xã hội. Bất cứ khi nào có thể, Đức Phật cũng luôn sẵn sàng ban bố những bài pháp thoại để nhắc nhở nhằm thiết lập cuộc sống an lành, hạnh phúc cho mọi gia đình.

Tạp chí văn hóa Phật giáo, số 316

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24146)
30/05/2014(Xem: 21935)
02/12/2018(Xem: 14585)
26/08/2016(Xem: 11997)
26/08/2013(Xem: 41685)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.