- Các giáo phái

14/03/20192:15 CH(Xem: 10128)
- Các giáo phái
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


IV. 
SUY TƯ VỀ CUỘC SỐNG TÂM LINH 
(CÂU 309 ĐẾN 365)

 

Suy tư về các giáo phái

 

 

345

 

            Theo tôi thấy thì có hai cách giúp chúng ta tránh được tình trạng chia rẽ và tách biệt  trong lãnh vực tín ngưỡng. Trước hết là phải kính trọng tất cả các tôn giáo. Chẳng hạn tôi là người Phật giáo nhưng tôi cũng rất quý trọng Ki-tô giáo và các tôn giáo khác. Sau đó không những chỉ biết kính trọng suông mà còn mong được tu tập theo các tôn giáo ấy nữa. Chính vì vậy đã từng có một số người vừa tu tập Ki-tô giáo và cả Phật giáo. Chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra được, thế nhưng chỉ ở một cấp bậc nào đó mà thôi (người ta thường nói tôn giáo nào cũng vậy, đấy là cấp bậc của những người tu tập ba phải nói đến trên đây).  

 

 

 

346

 

            Khi đã tiến xa hơn trên con đường thì sẽ có đôi chút khác biệt. Khi nào thấu triệt được sự "Trống Không" (Emptiness/Vacuité/Tánh Không) và nguyên lý "Tương liên" (Interdependence/ Lý Duyên Khởi) (1) giữa mọi sự vật là gì, thì quả khó để chấp nhận ý niệm về một vị Trời, vừa là một vị Sáng Tạo lại vùa tự mình hiện hữu một cách trường tồnbất biến (đây là một sự nghịch lý vô cùng thô thiểnlộ liễu: Trời thì trường tồnbất biến, nhưng lại sáng tạo ra toàn những thứ biến động (vô thường), vô thực thể và phải níu kéo nhau và liên hệ chằng chịt vào nhau để mà hiện hữu. Nếu bản chất của mình là hoàn hảo, toàn năngbất biến thì cũng phải sinh ra những gì mang cùng một bản chất với mình chứ. Con sư tử sinh ra con sư tử, không thể sinh ra con chuột được, thế nhưng con chuột thì lại có thể cắn tấm lưới để giải thoát cho con sư tử. Trong thế giới hiện tượng không thể có cái này sinh ra cái kia mà chỉ có các hiện tượng lệ thuộc vào nhau để mà có). Cũng vậy đối với những người tin là có một vị Trời Sáng Tạo ra vũ trụ, thì quả khó để họ có thể hiểu được nguyên lý Tương liên/Interdependence là gì (đối với Phật giáo tất cả mọi hiện tượng - dù là vô hình hay hữu hình - đều phải tương liên và tương tác với nhau để hiện hữu, không có một ngoại lệ nào cả. Đó là một nguyên lý toàn cầu, khoa học ngày nay cũng đã chứng minh điều đó, hay ít nhất cũng phải chấp nhận điều đó). Ở một cấp bậc nào đó thì người ta cũng chỉ có thể với được những gì làm nền tảng cho tôn giáo mình và cũng có thể trở nên "thành thạo" trong cấp bậc ấy mà thôi - nếu có thể nói như thế (chữ "thành thạo" là tạm dịch từ chữ "specialize" trong nguyên bản. Câu trên đây có nghĩa là mình có thể rất "thành thạo" về tôn giáo của mình, nhưng cũng chỉ là ở cấp bậc liên quanthích hợp với trình độ hiểu biết của mình. Thí dụ một người theo Ki-tô giáo rất "ngoan đạo" nhưng không hề thắc mắc là tại sao và vì lý do gì mà Trời sinh ra mình như thế này; đối với một người theo Phật giáo thì cũng có thể là "kinh kệ làu làu", nhưng không nghĩ đến là phải tìm hiểu xem phía sau các kinh kệ đó còn có những gì khác hơn mà mình phải học hỏiáp dụng trong cuộc sống của mình. Đó là các trường hợp cho thấy một số người tu tập dù chỉ ở một trình độ nào đó nhưng cũng có thể rất "thành thạo" trong lãnh vực tôn giáo của mình, và tất nhiên là chỉ ở vào cấp bậc hiểu biết của mình mà thôi). Dầu sao điều đó cũng không hề ngăn cấm chúng ta kính trọng các đường hướng tín ngưỡng khác, thế nhưng nếu phải tu tập chung thì quả là khó (2) (thực tế cho thấy ngay bên trong một tín nguỡng cũng có nhiều giáo phái khác nhau. Sự bất đồng chính kiến giữa các tôn giáo phát sinh từ các quan điểm khác nhau về những gì xảy ra phía sau cái chết. Trời cũng có lắm Ông, Địa đàng cũng có lắm kiểu, và đó cũng là nguyên nhân sâu xa nhất đưa đến các cuộc xung đột triền miên trong suốt lịch sử nhân loại. Là người Phật giáo chúng ta phải ý thức được điều đó, phải nhìn thẳng vào sự thật đó và nói lên sự thật đó hầu tự cảnh giác mình trước các sự xung đột phi lý về tín ngưỡng. Qua một số lời khuyên trong quyển sách này Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng đã nói lên sự thật đó, nhưng được kèm theo một sự khoan dung thật rộng lớn và một lòng từ bi vô biên).

 

 (1) Khái niệm về sự "Trống Không" (Emptiness/Vacuité/Tánh Không) trong Phật giáo không có nghĩa là hư vô, mà chỉ đơn giản cho biết là không có bất cứ một thứ gì hàm chứa một hiện thực nội tại (tự tại, thực tại, thực chất) nào cả. Khái niệm "tương liên, tương tác và tương tạo" (Interdependence/Lý duyên khởi) mật thiết liên hệ với khái niệm về sự "Trống Không" (Tánh Không) trên đây, và đôi khi cũng được xem như là chính sự "Trống Không" đó - gcts. Sở dĩ các hiện tượng hiện hữu là nhờ "tương liên" và "tương kết" với nhau - tức là phải lệ thuộc vào nhau để mà hiện hữu - vì thế sự tương liên giữa chúng với nhau cũng trực tiếp phản ảnh sự trống không của chúng - gccncntV).

 

(2) Đức Đạt-lai Lạt-ma thường cho biết là khái niệm về một vị Trời không đặt thành vấn đề đối với Phật giáo, trong trường hợp xem "Vị" ấy là tình thương vô biên. Thế nhưng nếu xem "Vị" ấy là nguyên nhân tiên khởi nhất (sáng tạo ra mọi thứ) thì sẽ là cả một vấn đề. Nếu muốn hiểu tại sao thì độc giả có thể xem thêm quyển sách "L'Infini dans la paume de la main"/"Vô tận trong lòng bàn tay" của Matthieu Ricard và Trinh Xuân Thuận, nxb Nil, 2000 - gcts. (Quyển sách này đã được dịch sang tiếng Việt với tựa "Cái vô hạn trong lòng bàn tay", Nhà Xuất Bản Trẻ, tái bản 2011. Trong cách dịch "Cái vô hạn" trên đây thì chữ "cái" là một mạo từ "xác định" dùng để chỉ định một "cái" gì đó rõ rệt, thế nhưng chữ "vô hạn" thì lại nói lên một ý niệm trừu tượng, một cái gì đó không xác định được. Vì thế nếu gọi "vô hạn" (vô tận, vô biên) là "cái vô hạn", thì tự nó là một sự nghịch lý - gccncntV).

 

 

 

347

 

            Ngoài ra trong Phật giáo cũng có một phép tu tập gọi là "quy y" (có nghĩa là dựa vào hay nương tựa vào...). Một khi đã quy y nơi Đức Phật thì tôi không tin rằng người ta lại còn có thể quy y thêm với Chúa Ki- tô chẳng hạn, nếu không muốn rơi vào tình trạng khó xử (dilemma, có nghĩa là tình trạng nước đôi, một đằng dựa vào sự hiểu biếtbiến cải chính mình, một đằng thì dựa vào đức tin và sự ngoan ngoãn, mỗi bên mỗi hướng, chẳng có chút gì liên hệ với nhau, ngoài các hình thức màu mè của tín ngưỡng). Theo tôi nghĩ trong trường hợp đặc biệt này, tốt hơn chỉ nên xem Chúa Ki-tô như là hóa thân của một vị Bồ-tát (Bodhisattva) (Bồ-tát là một người tu tập được khơi động bởi lòng từ bi vô biên, thệ nguyện giúp đỡ tất cả chúng sinh cho đến khi nào tất cả đều đạt được Giác Ngộsự Giải Thoát cuối cùng).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/03/2023(Xem: 2435)
03/05/2023(Xem: 1765)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.