Thư Viện Hoa Sen

- Người muốn bước theo con đường Phật giáo

14/03/20192:16 CH(Xem: 10152)
- Người muốn bước theo con đường Phật giáo
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


IV. 
SUY TƯ VỀ CUỘC SỐNG TÂM LINH 
(CÂU 309 ĐẾN 365)

 

Suy tư về những người
muốn bước theo con đường Phật giào

 

 

 

348

 

            Theo tôi nghĩ thì tôn giáo của cha mẹ mình thường là thích hợp hơn cả với mỗi người trong chúng ta. Vả lại, quả là điều không tốt khi đã theo một tôn giáo nào đó rồi lại dổi sang một tôn giáo khác.    

 

 

 

349

 

            Ngày nay nhiều người rất quan tâm đến cuộc sống tâm linh - nhất là đối với Phật giáo, thế nhưng không mấy khi họ tìm hiểu cẩn thận về con đường mà mình sắp bước theo. Trước hết phải đoan chắc là con đường mình chọn thích hợp với bản tínhước vọng của minh, và sau đó phải tự hỏi xem mình có đủ nghị lực để tu tập hay không và những điều tốt đẹp nào mà mình sẽ gặt hái được. Do vậy trước hết phải tìm hiểu cặn kẽ căn bản giáo huấn của tôn giáo ấy. Các bạn sẽ không thể nào hiểu biết hết được Phật giáo trước khi thật sự bước vào con đường đó, khá lắm thì cũng chỉ có thể nắm bắt được một vài khái niệm căn bản mà thôi. Các bạn nên suy nghĩ thật nghiêm chỉnh về điều này, sau đó nếu các bạn quyết tâm bước theo con đường đó thì khi đó mọi sự sẽ hoàn hảo hơn. Đấy là cách duy nhất giúp các bạn dấn thân ngày càng sâu xa hơn, và nếu cần thì các bạn cũng có thể phát nguyện quyết tâm của mình (có nghĩa là xuất gia).

 

 

 

350

 

            Trong Phật giáo có nhiều phép thiền định khác nhau, chẳng hạn như thiền định phân giải (suy tư về một chủ đề nào đó, chẳng hạn như tìm hiểu về bản chất của chính mình và sự vận hành của thế giới, hầu tìm cách giải thoát mình ra khỏi thế giới đó, v.v.), thiền định tập trung vào một đối tượng duy nhất (tập trung tâm thức hướng vào một đối tượng giúp tâm thức trở nên thăng bằng và sắc bén hơn, hoặc tập trung sự chú tâm để theo dõi hơi thở, các cảm giác trên thân thể, v.v. theo phép thiền định của Phật giáo Theravada), thiền định phi-khái-niệm (vượt lên trên mọi tư duy và xúc cảm, tức là phép thiền định của học phái Zen, v.v.), hoặc thiền định bằng cách lắng thật sâu vào bên trong tâm thức mình (hòa nhập với bản thể trống không và tuyệt đối của chính mình, v.v.). Các đối tượng (các chủ đề và mục đích) của các phép thiền định trên đây là sự nhận thức về vô thường (trong phần ghi chú của lời khuyên 346 trên đây, dịch giả Christian Bruyat cho biết "vô thường" là phương thức vận hành của thế giới hiện tượng dựa vào nguyên lý tương liên chi phối tất cả các hiện tượng, và đồng thời sự vận hành đó - tức là sự chuyển động liên tục của thế giới hiện tượng - cũng phản ảnh bản chất "Trống Không" của chúng. Khi nào thấu triệt được nguyên lý tương liên và sự trống không đó của tất cả mọi hiện tượng thì chúng ta cũng sẽ cảm nhận được vị trí và sự hiện hữu trói buộc này của mình trong thế giới đó. "Vô thường" là một trong số các đối tượng của phép thiền định phân giải, khi nào cảm nhận được vô thường bàng bạc thật sâu từ bên trong tâm thức mình và tỏa rộng ra toàn thể thế giới bên ngoài thì khi đó mình cũng sẽ quán thấy được sự trống không của chính mình trong cái thế giới ảo giác đó), không có cái tôi (còn gọi là vô ngã, ý thức được bản chất "vô ngã" thật sau xa của tất cả mọi hiện tượng sẽ giúp mình hòa nhập dễ dàng hơn vào sự cái "vô ngã" hay sự "trống không" đó của chính mình và của cả thế giới), khổ đau, tình thương, lòng từ bị v.v. (ý thức sâu xa được khổ đau của chúng sinh và phát động được tình thươnglòng từ bi vô biên đối với tất cả các chúng sinh đó sẽ là một phương cách hiệu quả giúp biến cải sự suy nghĩ và cung cách hành xử của chính mình), Dầu sao nếu muốn luyện tập thiền định một cách đúng đắn thì phải tuân theo những lời chỉ dẫn của một vị thầy kinh nghiệm và có thể tin tưởng được. Vị thầy đứng ra giảng dạy Phật giáo cho các bạn sẽ giữ một vai trò quan trọng, vì thế các bạn nên tìm hiểu xem trên phương diện tổng quát một vị thầy chân chính cần phải có các phẩm tính như thế nào, sau đó thì nhìn lại vị thầy mình xem có hội đủ các phẩm tính ấy hay không, và đồng thời thì cũng phải nhìn lại chính mình xem mình đã thật sự phát động được sự quyết tâm bước theo vị ấy hay không? (thật ra các lời khuyên trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma là dành cho người Tây Phương nhiều hơn, trong một bối cảnh mà Phật giáo còn khá xa lạ tại các nơi này. Đối với một số các quốc gia Đông Phương thì việc giảng dạy và tu tập đã trở thành gần như là một thói quen, một tập tục, đôi khi khiến nhiều người không còn quan tâm xem những gì mình đang tu tậptrung thực với giáo huấn của Đức Phật hay không, và tự hỏi xem các cách tu tập đó của mình có hiệu quả hay không, có mang lại những gì thiết thực hay không).

 

 

 

351

 

            Phải thận trọng, không nên bước theo con đường Phật giáo mà không suy nghĩ, cũng không cần có một chút vốn liếng nào, mà chỉ đơn giản vì mình cảm thấy thích thú. Sự thận trọng đó sẽ tránh cho các bạn sau này không rơi vào tình trạng nhận thấy phép tu tập này hay phép tu tập kia không thích hợp với mình, hoặc quá khó đối với mình.

 

 

 

352

 

            Mỗi khi nghe nói có một vị lạt-ma thuyết giảng tại một nơi nào đó thì một số người bèn vội vã kéo đến nghe và đặt hết lòng tin vào vị ấy, không cần xét đoán xem vị ấy có hội đủ các phẩm tính cần thiết của một vị thầy hay không, để rồi một thời gian sau mới bắt đầu nhận thấy các khiếm khuyết của vị này.         

 

            Khi mới nghe nói có một vị lạt-ma đang trú ngụ trong vùng mình ở, thì tức khắc dốc hết lòng tin vào vị này, không cần xét đoán gì cả. Họ đi nghe giảng và tiếp nhận sự thụ giáo của vị này, để rồi một ngày nào đó sự tin tưởng của mình trước đây vụt hóa thành ngược lại. Họ đùng đùng nổi giận thét lên cho mọi người biết là mình không còn muốn nghe nói đến tên lạt-ma đó nữa vì hắn đã lạm dụng tính dục với cô bạn gái của mình. Điều đó khiến họ thù ghét luôn cả Phật giáo. Chỉ vì quá nông nổi khiến rơi vào tay các lạt-ma thiếu khả năng mà họ đã làm mất hết uy tín của cả một nền giáo huấn đích thật. Thế nhưng mặt khác thì họ lại cứ đổ thừa Đức Phật đã tạo ra cho mình các cảnh huống bất hạnh đó. Vậy thật sự những gì đã đưa đẩy họ rơi vào tình cảnh ấy? Đấy là thái độ thiếu chính chắn của họ. Trước khi phát động lòng tin thì phải tìm hiểu cẩn thận là như vậy.

 

 

 

353

 

            Kinh sách cho biết là phải dò xét người thầy mình trước khi đặt hết lòng tin vào vị ấy. Kết nối với một vị thầy tâm linh mà không xét đoán gì cả thi đến khi các khiếm khuyết của người mà mình chọn làm thầy bắt đầu lộ diện thì khi đó sẽ khó cho mình tránh khỏi cảm thấy xảy ra với mình cả một thảm họa. Tuy vậy, khi đã phát nguyện (quy y) hoặc được thụ giáo thì cũng không nên để tâm thức mình bị tràn ngập bởi các tư duy không tốt (nghi ngờ hay nghĩ xấu về thầy mình).  

 

 

 

354

 

            Bất cứ người nào, dù là ai cũng vậy, đều mang một số phẩm tính và cả các khiếm khuyết. Kinh sách cho biết người thầy tâm linh phải có nhiều phẩm tính hơn mình, thế nhưng trên thực tế thì điều đó có nghĩa là gì? Hãy nêu lên một trường hợp cụ thể, chẳng hạn như một người nào đó được thụ giáo bằng phép truyền khẩu, mà ngày nay rất hiếm, về một giáo huấn thật chuyên biệt, và sau đó dù người này không phát huy được một sự hiểu biết sâu rộng mang lại từ phép thụ giáo đó đi nữa, thế nhưng qua các nghi thức thụ giáo mà người này đã tiếp nhận được thì người này vẫn thừa hưởng được những gì mà mình không có, vì thế trên phương diện đó người này vẫn hơn mình (Đức Đạt-lai Lạt-ma từng được thụ giáo bằng phép truyền khẩu với thật nhiều vị thầy cao thâm về nhiều giáo huấn chuyên biệt và thâm sâu).

 

 

 

355

 

            Chẳng may nếu mình kết nối với một vị thầy tâm linh kém cỏi, thì cũng phải hiểu rằng qua vị thầy ấy mình đã tiếp nhận được giáo huấn của Đức Phật. Vì thế và dù sao đi nữa thì vị ấy cũng xứng đáng để mình biết ơn. Qua góc nhìn đó nếu xem vị ấy như một kẻ bình dị hoặc tệ hơn nữa là mình trở mặt khinh miệt vị ấy, thì quả là một điều không phải lẽ. Dù mình hối tiếc đã lỡ liên hệ với vị ấy, nhưng cũng phải hiểu rằng vị ấy đã từng là người hướng dẫn tâm linh cho mình, vì thế cũng không nên có một thái độ hành xử quá đáng đối với vị ấy.

 

            Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là phải tuyệt đối tiếp tục tiếp nhận những lời giảng dạy của vị ấy. Chúng ta hoàn toàn có quyền không giao tiếp với vị ấy nữa. Khi các bạn được tiếp nhận giáo huấn của Đức Phật qua trung gian của một người nào đó, thì tốt hơn hết và nếu có thể, thì cũng nên phát động lòng tin của mình đối với người ấy. Nếu không làm được như thế thì cũng phải giữ thái độ thản nhiên, không nghĩ tốt nhưng cũng không nghĩ xấu về người ấy.  

 

 

 

356

 

            Bước vào con đường Phật giáo thì không nên nghĩ rằng mình sắp sửa bay bổng lên tận mây xanh, đi xuyên ngang vật chấtbiết trước tương lai. Mục đích chủ yếu trong việc tu tập là chủ động tâm thức mình (nhìn vào bên trong tâm thức mình để tìm hiểu nó và biến cải nó. Người tu tập Phật giáo phải luôn ghi khắc trong tâm lời khuyên này của Đức Đạt-lai Lạt-ma, các "chuyện khác" mang các hình thức màu mè chỉ là các "phương tiện thiện xảo"), nhưng tuyệt nhiên không phải là để đạt được một sức mạnh kỳ diệu nào cả. Tuy thế một khi đã chủ động được tâm thức mình thì dần dần mình cũng có thể đạt được các khả năng mà người ta gọi là "kỳ diệu" (chẳng hạn như một số các nhà sư cao thâm có thể "đọc" được tư duy của người khác, tâm thức họ rất minh mẫn và bén nhay có thể cảm nhận được các chuyển động tinh tế xảy ra trong môi trường chung quanh mà các người khác không nhận biết được) thế nhưng đấy cũng chỉ là những gì phụ thuộc đối với mục đích tu tập của mình. Nếu xem những thứ ấy là chủ đích chính yếu thì tôi tin rằng - không một chút nghi ngờ nào cả - sự tu tập ấy không có gì là Phật giáo cả (xin nhắc thêm là có một giới luật nghiêm cấm các vị tỳ-kheo khoe khoang là mình có khả năng này hay khả năng kia, vi phạm vào giới luật này sẽ bị loại khỏi Tăng đoàn vĩnh viễn). Những người không phải Phật giáo cũng có thể đạt được được các khả năng đó (nhờ sự luyện tập hay các năng khiếu tự nhiên). Dường như ngay cả KGB và CIA (các cơ quan tình báo của Nga và Mỹ) cũng đã từng quan tâm nghiên cứu về các khả năng này (thí dụ như khả năng thần giao cách cảm sử dụng vào các việc tình báo). Tóm lại đối với việc tu tập các bạn nên thận trọng.

Tạo bài viết
13/11/2013(Xem: 26032)
09/06/2018(Xem: 20548)
09/07/2019(Xem: 10987)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: