Dây trói bền chắc nhất

03/05/20191:41 CH(Xem: 7084)
Dây trói bền chắc nhất
DÂY TRÓI BỀN CHẮC NHẤT
Quảng Tánh

giọt nước hoa senCon người sống và làm việc để mưu cầu cho bản thân cùng gia đình được an vui, hạnh phúc. Hạnh phúc bình thường đó là có được tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống và ngủ nghỉ (ngũ dục) hay sống với cảnh đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái (ngũ trần). 

Đời thường ai cũng mong muốn sở hữuthọ dụng ngũ dục càng nhiều càng tốt, phải có phước báo lớn mới có thể hưởng phúc lâu dài

Rất nhiều người bước lên vinh quang mà không chỉ sống cho riêng mình. Người thành đạt có nhân cách lớn luôn nghĩ đến người khác và tìm cách sẻ chia, biết tìm vui trong việc giúp người. Họ không cố nắm giữ hết những gì họ có, sống vui hơn với bàn tay rộng mở. Sẻ chia một phần hay nhiều phần những gì mình đang có là điều rất khó làm. Phải có tâm thí xả rộng lớn, thấy được phước quả lành của việc thiện, nhất là thành tựu tuệ giác vô thường mới dám xả buông. Buông bỏ được chừng nào thì ít bị trói và an vui chừng nấy.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc nổi giận, bắt nhiều người trong nước bỏ tù, gồm các Sát-đế-lợi, nào Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà-la, Chiên-đà-la, trì giới hay phạm giới, tại gia hay xuất gia đều bị trói, bị xiềng xích, bị cùm, hoặc bị cột dây. Bấy giờ, sáng sớm, có các Tỳ-kheo đắp y, ôm bát, vào thành Xá-vệ khất thực, nghe vua Ba-tư-nặc bắt giữ nhiều người,… cho đến xiềng xích, cột trói.

Sau khi khất thực xong, các Tỳ-kheo trở về tinh xá cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, hôm nay các Tỳ-kheo chúng con vào thành khất thực, nghe vua Ba-tư-nặc bắt giữ nhiều người,… cho đến xiềng xích, cột trói.

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Chẳng phải dây, cùm, xích
trói buộc kiên cố
Tâm ô nhiễm, luyến tiếc 


Của báu, tiền, vợ con
Dây trói bn lâu nht
Tuy lỏng nhưng khó thoát
Người trí không luyến tiếc
Lạc thú ngũ dục đời
Đó là dứt được trói
An ổn siêu xuất thế.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1235)

Thế Tôn khi nghe các Tỳ-kheo kể chuyện nhà vua bắt trói, xiềng xích rất nhiều tội nhân, Ngài liền dạy, sự xích trói ấy xem kỹ lưỡng vậy mà chưa phải bền chắc nhất. Dây thừng và xích sắt kia rồi cũng có ngày mục nát, đứt rã nhưng tham đắm và ái luyến về tài sảngia đình vợ chồng con cháu tuy lỏng mà chắc, con người bị trói vào đó thì khó thoát ra được.

Thành ra, gầy dựng cơ nghiệp đã khó, đến khi hưởng thụ thành quả lao động cho đúng đắn, lợi ích cũng không phải dễ dàng. Thế Tôn từng chỉ dạy tài sản làm ra cần chia làm bốn phần căn bản, đó là tự hưởng, tiết kiệm, tái đầu tư, cúng-thí. Trân trọng tài sảnkhông chấp giữ, thấy rõ tài sản vô thường để vận dụng sao cho lợi mình lợi người trong đời này và đời sau. Cố nắm giữ mà không biết buông xả, không biết vận dụng tài sản sao cho có ích thì bị chính tài sản ấy trói chặt.

Tình cảm gia đình cũng vậy, mặc dầu gia đình là số một, yêu thươnglo lắng cho gia đình là điều tốt nhưng phải thấy đó là nhân duyên với nhau. Nhân duyên cộng nghiệp đã kết nối chúng ta thành gia đình. Một gia đình hạnh phúc nhờ các cộng nghiệp thiện lành và ngược lại. Hạnh phúc hay bất hạnh trong đời sống gia đình cũng là nhân duyên; đủ duyên thì còn, hết duyên thì mất.

Cần phải quán chiếu mọi diễn biến của đời sống bằng tuệ giác duyên khởi để thiết lập sự thăng bằng cho thân tâm. Không cố nắm giữ mọi thứ, nhất là các thú vui của ngũ dục và những gì vừa ý. Tùy duyên, không chấp thủ, xả buông là sống với tuệ, đó chính là sự minh triết trong đời sống, tạo an ổn lâu dài.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/05/2023(Xem: 1549)
31/05/2013(Xem: 25830)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.