Tùy hỷ công đức

09/07/20192:44 CH(Xem: 9477)
Tùy hỷ công đức

TÙY HỶ CÔNG ĐỨC
Phước Nguyên

Tẻ vui bởi tại lòng này
Hay là khổ tận đến ngày cam lai (Kiều)

cojn nguoiGiữa trưa hè nắng gắt, đóa sen hồng vẫn vươn mình tỏa ngát hương ngàn. Thấp thoáng trên bầu trời, những cánh chim thả mình giữa không trung, tìm một bóng mát đâu đó để tá túc thân hình bé nhỏ. Cuộc đời là vậy, cái này nương cái kia mà tồn tại[1].

Nhưng đôi khi, ta lại cứ ngỡ chỉ mình ta giữa cuộc đời: “vì chẳng thấy bóng một ai cả![2], như thể “Hoàng tử bé” rơi xuống địa cầu tại Phi châu: “À, thế thì té ra trên trái đất này chẳng có một ai cả?[3], sau một hồi trò truyện với một “con vật kỳ cục, mỏng manh như một ngón tay cái…[4] Chú bé Hoàng tử kia như chợt nhận ra rằng trần gian này không chỉ có mình ta với ta; chú bé nói thêm với con vật ấy: “ngươi không có uy quyền gì lắm đâu… ngươi chẳng có chân, đi du lịch lai rai, ngươi cũng chẳng thể nào đi du lịch được…”, con vật kia như muốn khẳng định với chú bé: “Ta có thể mang chú đi thật xa, còn xa hơn một chiếc tàu thủy… Kẻ nào bị ta chạm nhẹ một cái, kẻ đó bị ta giao trả cho thớ đất mà nó đã từ trong đó đúc ra... một ngày nào nếu chú quá luyến tiếc tinh cầu của chú, thì ta có thể giúp chú![5].

Tới đây, có lẽ nhiều vị sẽ liên tưởng đến lời Phật dạy, chớ khinh thường “một con rắn nhỏ”, vì nọc độc của nó, trải qua một tiến trình nuôi dưỡng, có thể đủ sức để hạ gục một đối thủ đáng gờm.

Một lời nói chỉ để thỏa dạ bản thân, nó cũng có thể tạo thành độc tố giết chết chính mình và phương hại người khác:

Khi ăn, khi nói lỡ làng,
Khi thầy, khi tớ, xem thường, xem khinh” (Kiều).

Bởi lẽ, việc tùy hỷ công đức không phải ai cũng dễ dàng làm được; hoan hỷ với thành quả của người khác, đòi hỏi ta phải có một tâm tư khoáng đạt, như nước chảy mây trôi. Các nhà văn vẫn hay ví von rằng: “Ngọn đèn của bạn không thể sáng hơn khi bạn thổi tắt ngọn đèn của người khác”. Sống giữa cuộc đời, sóng gió là điều không tránh khỏi, đức Phật dạy, khi ta tùy hỷ công đức với thành quả của một ai đó, thì phước báu của ta với người đó không có sai khác; ngược lại, nếu ta luôn tìm cách hạ bệ lẫn nhau, thì dĩ nhiên trong lẽ vận hành của sự sống, ta phải nhận lấy một kết quả tương xứng với hành vi mà mình đã tạo ra. Trong kiếp sống thương hải tang điền, “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, không phải ai cũng có một tâm tư rộng lớn đủ sức vượt qua đố kỵ thâm căn:

“Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Kiều).

Một đoàn thể sẽ suy tàn, một tổ chức sẽ điêu linh, nếu cái định mệnh của đoàn thể ấy gắn liền với sự đố kỵ: “gà nhà đá nhau”. Cho nên, đức Phật đã nhiều lần ân cần nhắc nhở, nếu mọi người biết tùy hỷ với thành quả của người khác, sẽ cùng nắm tay nhau đi đến sự thành công. Bằng không thì ngược lại, họ chỉ mãi sống trong tâm lý ích kỷ, đưa đến khổ đau cho nhau trong vòng ảo hóa xoay vần, “biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”.

Chúng ta không nên  sống với thái độ: “sẽ sống mà không bao giờ chết”. Ta sẽ mãi sống như là trung điểm của tồn tại, tưởng rằng sẽ dệt một giấc mộng thần tiên giữa miên trường sóng vỗ, nhưng nào hay chỉ là sự lạc bước vào miền đất viễn mơ. Đời đã đủ đau thương, hà tất phải gây thêm thương đau.

Sự học và tu sẽ vô nghĩaphi lý, nếu ta chỉ muốn thể hiện và khẳng định, ta là ai và ta như thế nào. Những vần thơ con chữ có thể được ta chắp cánh bay đến tận vô cùng, nhưng đời sống của ta vẫn chỉ lững lờ trên mặt đất, thì cái mà ta cho là “ta đã đạt được”, sẽ chỉ là giả tưởng. Đời sống ấy bị bốc hơi thành một thực tại không bao giờ tìm thấy giữa nhân thế này. Có lẽ, phải chờ đợi thật lâu, thật dài về một viễn tưởng xa xôi mờ nhạt. Giữa đêm khuya, trăng sáng lầu thơ, chàng thi sỹ hóa thi ca thành cánh nhạn, tìm về cố quận, giật mình chợt tỉnh giấc Nam kha giữa đời.

Phước Nguyên

9/7/2019.  

 

 



[1] “Thử hữu cố bỉ hữu, thử sinh cố bỉ sinh”: trong khi cái này tồn tại, cái kia tồn tại, từ sự sinh khởi của cái này, cái kia sinh khởi.

[2] Hoàng tử bé, Bd. Bùi Giáng (2013), tr. 76.

[3] Ibid., tr. 77.

[4] Op.cit, 76.

[5] Ibid., tr. 78.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/12/2010(Xem: 47738)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.