Trong Phật giáo có những người cuồng tín không?

18/12/20191:02 SA(Xem: 9099)
Trong Phật giáo có những người cuồng tín không?
TRONG PHẬT GIÁO CÓ NHỮNG NGƯỜI CUỒNG TÍN KHÔNG?
Thubten Chodron
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

Thubten ChodronTôi cũng có gặp một số Phật tử rất quan tâm đến việc giữ đúng các truyền thống đến độ ai làm khác sẽ bị họ chỉ trích. Cũng may là chưa có ai cực đoan đến độ sử dụng bạo lực.

Với tư cáchPhật tử, chúng ta không nên kiêu mạn, và nói là ta không phải lo lắng về vấn đề này. Khi nào ta thấy lỗi người, ta phải quan sát lại bản thân để xem ta có lỗi không. May mắn cho ta là giáo lý Phật dạy rất rõ rằng việc sát hại là không thể chấp nhận được. Ta đã được nghe chuyện về các vị thánh Bồ-tát sát sanh, nhưng họ có lòng bi mẫn dành cho cả nạn nhân và thủ phạm, và sẵn lòng nhận lãnh nghiệp báo của việc sát sanh. Nhưng đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ của một số ít cá nhân đã đạt được quả vị cao thượng của Bồ-tát, không áp dụng cho chúng ta. Đối với chúng ta, sát hạinghiệp ác.

Ta phải cẩn thận để không có sự chia rẽ hệ phái trong Phật giáo, vì hệ phái là một loại cuồng tín. Ta cần tránh chấp vào các quan niệm cho rằng “Thầy tôi là hay nhất”, “Truyền thống của chúng tôi là đúng nhất”, “Mọi người nên theo phương pháp thiền của tôi”, hay “Mọi người cần giữ giới như tôi”. Các kiến chấp đó là nhân của cuồng tín. Đức Phật đã dạy tham là gốc của khổ đau. Chấp chặt vào quan điểm về Pháp của mình là một hình thức của tham. Ta đồng hóa quan điểm với cái tôi, nên cố bảo vệ chúng tới chết, nghĩ rằng: “Tôi đúng, họ sai!”.

Tâm hay phán xét của ta thích nói, trong sự tuyệt đối, rằng cái này đúng, cái kia sai. Và dĩ nhiên là ta suy nghĩ một cách kiêu mạn rằng ta luôn đứng về bên đúng, bên tốt và không bao giờ ở phía bên sai, bên xấu!

Đức Phật là vị thầy vô cùng thiện xảo. Ngài dạy các giáo lý khác nhau cho các đệ tử khác nhau vì mỗi người có những sở thích, khả năng và vị thế khác nhau. Đức Phật biết rằng một phương pháp không thể phù hợp cho tất cả mọi người, cũng như không phải mọi người thích cùng một món ăn. Do đó, trong giáo lý của Ngài, có nhiều phương pháp, cách tu khác nhau cho ta chọn lựa. Nhưng tất cả đều liên hệ đến Tứ diệu đế. Nếu ta hiểu điều này, ta sẽ thấy là các phương pháp, cách tu này không hề trái ngược nhau. Nếu thực sự có lòng tin nơi Đức Phật, ta phải có tâm cởi mở, vì chính Đức Phật đã dạy ta phải kham nhẫnchấp nhận sự sai biệt.

Trên thế giới sẽ có nhiều tôn giáo khác nhau vì không phải tất cả mọi người đều có cùng sở thích và vị thế giống nhau. Theo quan điểm Phật giáo, sự đa dạng của tôn giáo rất ích lợi, vì ai cũng có thể tìm được con đường tâm linh thích hợp cho mình. Tất cả mọi tôn giáo chân chánh đều dạy tâm từ bi và tránh sát hại. Chỉ khi một giáo lý bị những kẻ vô minh xuyên tạc thì sự cuồng tín mới phát sinh. Những người tu hành chân chánh thuộc tất cả mọi tôn giáo đều vun trồng đạo đức, không sát hại, có từ tâmtừ ái.
Thubten Chodron
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Theo Dealing With Life’s Issues - A Buddhist Perspective,
NXB gốc: Tu viện Kong Meng San Phor Kark See)
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/12/2017(Xem: 9530)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.