Với
tư cách là
Phật tử,
chúng ta không nên
kiêu mạn, và nói là ta không phải
lo lắng về
vấn đề này. Khi nào ta thấy lỗi người, ta phải
quan sát lại
bản thân để xem ta có lỗi không.
May mắn cho ta là
giáo lý Phật dạy rất rõ rằng việc
sát hại là không thể
chấp nhận được. Ta đã được nghe chuyện về các vị thánh Bồ-tát
sát sanh, nhưng họ có
lòng bi mẫn dành cho cả nạn nhân và thủ phạm, và sẵn lòng nhận lãnh
nghiệp báo của việc
sát sanh. Nhưng đó chỉ là những
trường hợp ngoại lệ của một số ít
cá nhân đã
đạt được quả vị cao thượng của Bồ-tát, không
áp dụng cho
chúng ta. Đối với
chúng ta,
sát hại là
nghiệp ác.
Ta phải
cẩn thận để không có sự chia rẽ hệ phái trong
Phật giáo, vì hệ phái là một loại
cuồng tín. Ta cần tránh chấp vào các
quan niệm cho rằng “Thầy tôi là hay nhất”, “Truyền thống của
chúng tôi là đúng nhất”, “Mọi người nên theo
phương pháp thiền của tôi”, hay “Mọi người cần
giữ giới như tôi”. Các
kiến chấp đó là nhân của
cuồng tín.
Đức Phật đã dạy tham là gốc của khổ đau.
Chấp chặt vào
quan điểm về Pháp của mình là một
hình thức của tham. Ta
đồng hóa quan điểm với cái tôi, nên cố
bảo vệ chúng tới chết, nghĩ rằng: “Tôi đúng, họ sai!”.
Tâm hay phán xét của ta thích nói, trong sự
tuyệt đối, rằng cái này đúng, cái kia sai. Và
dĩ nhiên là ta
suy nghĩ một cách
kiêu mạn rằng ta luôn đứng về bên đúng, bên tốt và không bao giờ ở phía bên sai, bên xấu!
Đức Phật là vị thầy
vô cùng thiện xảo. Ngài dạy các
giáo lý khác nhau cho các
đệ tử khác nhau vì mỗi người có những
sở thích, khả năng và vị thế khác nhau.
Đức Phật biết rằng một
phương pháp không thể
phù hợp cho tất cả
mọi người, cũng
như không phải
mọi người thích cùng một món ăn. Do đó, trong
giáo lý của Ngài, có nhiều
phương pháp, cách tu khác nhau cho ta chọn lựa. Nhưng tất cả đều
liên hệ đến
Tứ diệu đế. Nếu ta hiểu điều này, ta sẽ thấy là các
phương pháp, cách tu này không hề trái ngược nhau. Nếu thực sự có
lòng tin nơi
Đức Phật, ta phải có tâm cởi mở, vì chính
Đức Phật đã dạy ta phải
kham nhẫn và
chấp nhận sự
sai biệt.
Trên
thế giới sẽ có nhiều
tôn giáo khác nhau vì không phải tất cả
mọi người đều có cùng
sở thích và vị thế giống nhau. Theo
quan điểm Phật giáo, sự đa dạng của
tôn giáo rất
ích lợi, vì ai cũng có thể tìm được
con đường tâm linh thích hợp cho mình. Tất cả mọi
tôn giáo chân chánh đều dạy
tâm từ bi và tránh
sát hại. Chỉ khi một
giáo lý bị những kẻ
vô minh xuyên tạc thì sự
cuồng tín mới phát sinh. Những người
tu hành chân chánh thuộc tất cả mọi
tôn giáo đều
vun trồng đạo đức, không
sát hại, có
từ tâm và
từ ái.