Thư Viện Hoa Sen

5. Chỉ Một Phút Thôi

05/01/20202:58 CH(Xem: 6478)
5. Chỉ Một Phút Thôi

ĐỂ NGỘ TÔNG CHỈ PHẬT
NGUYÊN GIÁC
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2020

  

CHỈ MỘT PHÚT THÔI

 Tác giả: Naomi Baer | Việt dịch: Nguyên Giác

 

 

Bài viết “Just One Minute” của tác giả Naomi Baer in lần đầu trên tạp chí Inquiring Mind, một tạp chí Phật Giáo tại Hoa Kỳ, trên ấn bản Mùa Thu 2003. Tuyển tập The Best of Inquiring Mind in năm 2008 đã giới thiệu tiểu sử của bà, cho biết Naomi Baer dạy trung học ở thành phố St. Paul, Minnesota. Bà sống và làm việc ở Tanzania trong tám năm, nuôi hai con, và rồi lên chức bà của 2 cháu nhỏ. Bà khởi sự tập thiền Vipassana năm 1991 khi các con của bà ở tuổi teenager, và bà tiếp tục giữ pháp thiền tập này hàng ngày. Bản dịch sau đây hy vọng giúp quý thầy, cô trong và ngoài Việt Nam, cho thấy bất kỳ trẻ em nào cũng tập được, và chỉ một phút một ngày cũng có diệu dụng vô lường. Cô giáo Naomi Baer khởi đầu mỗi tiết học bằng yêu cầu cả lớp giữ 1 phút ngồi yên, vắng lặng. Trường trung học Mỹ tùy học khu, tùy lớp, trung bình mỗi ngày có 4 tới 8 tiết (period) để học hay sinh hoạt, mỗi tiết trung bình 50 phút. Bản dịch như sau.

*

Trong một trường trung học công lập lớn, ở nội thành, nơi một thị trấn miền Trung Tây, trong lớp của tôi, tôi khởi sự từng tiết học với một phút vắng lặng. Tôi là giáo viên dạy toán.

Việc này khởi sự từ mùa thu 1997 với một lớp quậy phá đặc biệt. Không biết cách nào khác để làm mọi thứ im lặng, tôi khởi sự lớp, một hôm nói về cách chúng ta phản ứng đối với những gì diễn biến quanh chúng ta. Chúng ta phản ứng đối với các bạn, với các giáo viên, với lẫn nhau. Chúng ta phản ứng đối với loa phóng thanh, với các lớp kế bên, với những hỗn loạn ồn ào nơi các phòng khác. Chúng ta bị dội bom bởi các sự kiện bên ngoài. Do vậy, tôi mời các em hít thở, ngồi thẳng sống lưng, đặt hai bàn chân phẩng trên sàn, và giữ vắng lặng trong 60 giây đồng hồ. Không để phản ứng với bất cứ gì hết, tôi rung chuông một tiếng, nhắm hai mắt tôi lại và thở. Khi một phút trôi qua, tôi rung chuông lại, thở chậm, cảm ơn các em cho một phút trong đó các em đã cố gắng hết sức, và mời các em cảm ơn những em ngồi quanh. Từ đáp ứng hồn nhiên với lớp học gian nan này, tôi tiếp tục khởi sự tất cả các lớp của tôi trong cùng một cách. Thế là năm thứ 5 rồi.

Lúc ban đầu, tôi bị chất vấn là cách này có ảnh hưởng trên một lớp quậy phá hay không. Một vài học sinh chế giễu tôi, và một số em khác lờ tôi đi, nhưng trong một phút đó, mức độ ồn ào đã giảm ít nhất một phần, nên tôi cứ tiếp tục. Với thời gian, có thêm học sinh bắt đầu cảm ơn lẫn nhau. Thoạt tiên, các em nói giỡn với nhau rằng họ sẽ cố gắng tốt hơn cho lần tới, và rồi thực thế thật.

Tôi duy trì tiến độ đó, nhưng không một lần nào nói cái gì về “thiền tập.” Tôi đã có thể làm trong một phút đó những gì tôi chọn [cho tâm tôi] mà không áp đặt bất cứ gì trên học sinh, và nhiều ngày tôi đã thực tập thiền tâm từ (metta meditation). Khoảng một tháng sau đó, vào giữa một bài học, có một tiếng ồn đột khởi từ một học sinh, và tôi phải áp giải em này ra khỏi lớp. Khi chúng tôi trở lai bài học, một học sinh ồn ào khác đòi hỏi, “Thưa cô giáo Baer, em nghĩ là chúng ta cần làm lại cái một phút đó lại!” Tôi thấy mình mong manh, tôi khép mắt lại trong lớp đó.

Một hôm, khi tôi còn trễ nãi, một học sinh nói, “Hãy ngồi thư giãn chứ,” và rung chuông. Mọi người cùng làm một phút vắng lặng với cậu này. Từ đó trở đi, các em khác muốn luân phiên rung chuông. Tiếng ồn và hỗn loạn giảm trong phút đó. Tập như thế, cho dù là bất toàn, cũng cho các học sinh quậy nhất một công cụ để thân và tâm lắng đọng xuống. Tôi thấy rằng một phút đó không chỉ giúp tôi, nhưng cũng giúp các học sinh nữa.

Trong một vài lớp toán cao cấp của tôi, nơi kỷ luật không thành vấn đề, cũng có phản ứng lẫn lộn. Hầu hết tự nguyện tham gia một phút vắng lặng, nhưng một vài em thấy rõ không thoải mái và lộ ra kình chống. Tôi luôn luôn cảm ơn các em một cách đặc biệt cho một phút hợp tác đó. Dần dà, ngay cả các em kình chống đó cũng thoảỉ mái thư giãn, mà không phải cực nhọc kình chống. Nó chỉ thế. Một phút để làm cái không làm.

Năm nay, một trong các lớp của tôi, hầu hết là các em lớp 10, liên tục yêu cầu kéo dài một phút vắng lặng đó lâu hơn. Do vậy, một hôm, với mọi người trong lớp đồng ý, chúng tôi làm 5 phút tịch lặng. Khi tôi rung chuông kết thúc, sự vắng lặng tiếp tục kéo dài. Tuyệt vời! Hiện tượng tuyệt vời. Các em nói các em thích thế, khi vắng lặng như thế. Các em tiếp tục xin kéo dài thêm, do vậy chúng tôi đồng ý kéo dài trong những ngày Thứ Sáu.

Một phút của chúng tôi đã sinh ra mọi thứ đáp ứng. Một lần, một phụ huynh than phiền lên Hiệu trưởng, và Hiệu trưởng trấn an phụ huynh này rằng chuyện [một phút tịch lặng] đó là thích nghi thế tục [không dính gì tới tôn giáo] nếu thực hiện từ tôi [cô giáo Baer]. Mới mùa xuân vừa qua, khi một học sinh trao bài thi cuối khóa trước khi nghỉ hè, với nước mắt biết ơn trong mắt, cậu này cảm ơn tôi cho giây phút vắng lặng hàng ngày. Cậu nói phút vắng lặng đó giúp nhiều cho cậu. Năm nay, ba học sinh từ một lớp kế bên tới hàng ngày vào lớp của tôi để tham gia một phút đó, sau đó cảm ơn các bạn ngồi quanh trước khi về lại lớp các em. Ba mẹ của các cựu học sinh đã tới gặp tôi khi đi chợ trong siêu thị, nói với tôi rằng các con của họ đã mang ơn phút tịch lặng đó. Họ cảm ơn tôi.

Nếu không kể gì khác, chính 60 giây đồng hồ đó đã cho tôi một mức độ bình lặng để khởi đầu lớp học. Đó đủ là lý do để tiếp tục. Đúng là sự thách thức lớn khi đón nhận sự hỗn loạn trong lớp đầu tiên ồn ào và ưa quậy kia. Nhưng trong một phút kia, tôi tự nhủ mình buông bỏ hết mọi phán đoán – tôi là một giáo viên có trách nhiệm, tôi phải giữ trật tự, đây là quyền của tôi và nhiệm vụ của tôi phải phán đoánđiều chỉnh. Tôi đã học cách đón nhận cái đang là trong một phút đó.

Với thời gian, một phút đó đã làm tôi dịu dàng với các học sinh của tôi. Tôi cảm nhận với tâm từ bi về các em như các em là. Hiệu ứng này thấy rõ khi tôi thấy có những đáp ứng nhẹ nhàng đầy tôn kính, một số đáp ứng đầy ý nghĩa, hay một nụ cười tôi thấy bất ngờ từ các em hay từ tôi. Tôi tiếp tục hưởng lợi từ một phút: tôi nhắm mắt lại và mở tim ra, để thấy sự tử tế đang mời gọi tự hiển lộ từ dưới cái mặt ngoài thô nhám mà hoàn cảnh đã tạo ra trong các học sinh của tôi. Các em đã cho tôi thấy chính tôi.

  

GHI CHÚ (của tác giả Naomi Baer): Mười năm sau – vào năm 2007 – tôi vẫn dạy cùng trường trung học đó, và nhiều lớp của tôi bây giờ yêu cầu một phút tịch lặng vào những ngày Thứ Hai, hai phút vào những ngày Thứ Ba, và cứ tăng như thế cho tới năm phút vào những ngày Thứ Sáu.

Tạo bài viết
31/08/2010(Xem: 133408)
15/11/2016(Xem: 13130)
11/01/2017(Xem: 15613)
07/08/2012(Xem: 35965)
29/08/2017(Xem: 15798)
20/01/2018(Xem: 10411)
18/02/2016(Xem: 12419)
03/11/2017(Xem: 14844)
15/08/2022(Xem: 4154)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: