Tôi Học Phật

16/01/20201:01 SA(Xem: 17117)
Tôi Học Phật
TÔI HỌC PHẬT 
TUYỂN TẬP BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC

* NGHĨ TỪ TRÁI TIM
* GƯƠM BÁU TRAO TAY
* NGÀN CÁNH SEN XANH BIẾC
* CÕI PHẬT ĐÂU XA!
* THẤP THOÁNG LỜI KINH …
Tổ chức bản thảo: NGUYỄN HIỀN-ĐỨC Santa Ana, CA cuối năm 2019, PL 2563


LỜI NGỎ

 

Tôi Học Phật - Đỗ Hồng NgọcCàng có tuổi, hình như tôi càng nhận ra có cái gì đó ở ngoài ý chí mình, can thiệp vào mình tùy hứng khiến mình đôi lúc không khỏi chưng hửng, ngỡ ngàng, thầm nghĩ “duyên” chăng? Nhưng duyên là gì không biết. “Nghiệp” chăng? Nhưng nghiệp là gì cũng không biết. Thôi thì, cứ để nó trôi chảy, tự nhiên, bởi nó có vẻ chẳng cần đến ta, chẳng phải là ta, chẳng phải của ta…

Vào tuổi 80, tôi nghĩ đã đến lúc “về thu xếp lại”, đã đến lúc “nhìn lại mình…” như người bạn nhạc sĩ họ Trịnh kia đã nói. Về thu xếp lại, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”, vì rất nhanh thôi, các tế bào thân xác kia đã có vẻ rả rượi, ù lì, và cũng rất nhanh thôi các tế bào thần kinh nọ cũng mịt mờ, mỏi mệt, nhớ trước quên sau… Đầu năm 2019, tôi gom góp in cuốn Về thu xếp lại như một cột mốc, một hẹn hò, rồi cuối năm tiếp tục gom góp in thêm cuốn Biết ơn mình như một nhắc nhở… Bên cạnh đó, cũng đã tạm một tệp bản thảo Đi để Học, Ghi chép lang thang, Như không thôi đi được!… chủ yếu là một dịp để giúp “Nhìn lại mình”… Tôi cũng mong gom góp, tập hợp được một số bài viết, một số quyển sách nhỏ những lời biên chép bấy nay trong lúc lõm bõm học Phật, thấp thoáng lời kinh, làm thành một tệp để ngẫm ngợi khi cần. Muốn thì muốn vậy, nhưng lực bất tòng tâm!

Duyên may lại đến.
Cách đây mấy năm, một buổi chiều, khi đi café với một người bạn trẻ về đến nhà thì nhận được 3 cuốn bản thảo “Tuyển tập Đỗ Hồng Ngọc” dày cả ngàn trang A4 của một người không quen biết gởi tặng. Giật mình. Ai vậy cà? Thấy có kẹp mảnh giấy nhỏ, ghi số điện thoại tên Nguyễn Hiền Đức. Bèn phone thăm hỏi mới biết đó là một bạn đọc quý mến mình, đã “dõi theo” hành trình viết lách của mình từ lâu, nay tỉ mẩn ghi chép lại cả một tuyển tập đồ sộ gởi tặng và nói còn sẽ gởi tiếp mấy tập nữa! Lúc đầu tưởng anh gom góp từ trên mạng, nhưng không, anh cho biết anh đã gò lưng đánh máy từ những trang sách mà anh ưa thích! Thời buổi này. Lạ thiệt.

Hẹn gặp, mới biết Nguyễn Hiền Đức (thường gọi 5 Hiền), trước 1975 từng có thời là Thư ký Tòa soạn của tạp chí Tư Tưởng của Đại học Vạn Hạnh, thư ký riêng của HT Thích Minh Châu… Anh tốt nghiệp Báo chí và Xã hội học, rồi cao học Sử ở Đại học Vạn Hạnh. Đó là một người gầy gò, trông khắc khổ, nghiêm túc, nhưng rất nhiệt tâm và nói chung… dễ thương.

Rồi hãy nghe 5 Hiền “giải trình”:
Tôi bắt đầu “gõ” và “gõ”, mải mê “gõ” cuốn “TUYỂN TẬP ĐỖ HỒNG NGỌC – THẤP THOÁNG LỜI KINH” này từ năm 2010 và kết thúc năm 2018. Tôi rất thích từ “Thấp thoáng” vì nó thể hiện rất rõ, rất đúng cái chất “thấp thoáng”, “lõm bõm” của tôi khi học Phật.
Ngay trong bước đầu “tập tễnh học Phật” tôi đã chọn cách học hợp với sở thích của mình. Đó là chọn bài, chọn sách rồi… rị mọ. cặm cụi, kiên trì “gõ” vào máy. Cách làm này giúp tôi đọc chậm, đọc kỹ từng đoạn, từng trang, từng bài, rồi chú tâm sửa lỗi. Tôi đọc ít nhất 5 lần cho mỗi trang với lòng thanh thản, thư thái. Tôi không “ép” mình phải ghi, phải nhớ một điều gì cứ để nó trôi chảy như một dòng sông. Rồi biết đâu mười năm sau, hay hơn nữa những gì tôi đã đọc, đã “gõ” sẽ giúp tôi nhiều hơn, tốt hơn trên con đường học Phật. Tôi chỉ đặt ra một thứ kỷ luật tự giác mà tôi phải tuân thủ, đó là mỗi ngày “gõ” ít nhất 5 trang, mỗi tháng tối thiểu 120 trang học Phật.

* * *
Làm sao không cảm động với một người bạn chí tình như vậy.
Cho nên để Nguyễn Hiền Đức (5 Hiền) thực hiện đầy đủ bản thảo Tôi Học Phật này, tôi đã gởi thêm cho anh cuốn Cõi Phật Đâu Xa viết về kinh Duy-ma-cật cho “đủ bộ”. 

Dĩ nhiên đây chỉ là bước đầu gom góp, tập hợp tư liệu, và chia sẻ cho những bạn bè thân thiết, mong được góp ý kiến để hoàn chỉnh dần.

Đa tạ Nguyễn Hiền Đức.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc

(Saigon,13.1.2020)

MỤC LỤC
BS. ĐỖ HỒNG NGỌC. Lời Ngỏ….. trang 2
NGUYỄN HIỀN-ĐỨC. Lời Thưa Trình….. trang 6
BS ĐỖ HỒNG NGỌC.
NGHĨ TỪ TRÁI TIM
(Viết về Tâm Kinh Bát Nhã)
+ Lời Ngỏ ….. trang 11
+ Dẫn Nhập ….. trang 13
+ Một Chút Lịch Sử….. trang 18
+ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Bản Văn Tâm Kinh ….. trang 22
Quán Tự Tại Bồ Tát ….. trang 23
Hành Thâm Bát Nhã ….. trang 25
Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không ….. trang 29
Độ Nhất Thiết Khổ Ách ….. trang 39
+ Tạm Kết ….. trang 67
Phụ lục
Tuệ Sỹ. Dịch Bát Nhã Tâm Kinh.,,…. Trang 71
BS ĐỖ HỒNG NGỌC.
GƯƠM BÁU TRAO TAY
(Viết về Kim Cang Bát Nhã)
Lời Ngỏ ….. trang 73
Lên Đường ….. trang 75
“Gươm Báu Trao Tay” ….. trang 79
Vậy Mà Chẳng Phải Vậy! ….. trang 82
Chẳng Phải Vậy Mà Vậy! ….. trang 85
Con Mắt Thứ Ba ….. trang 88
“Ưng Vô Sở Trụ” ….. trang 91
“Đối Cảnh Vô Tâm” ….. trang 94
“Chẳng Một Chẳng Khác” ….. trang 97
“Con Mắt Còn Lại” ….. trang 100
“Và Như Thế”. ….. trang 104
Phụ lục:
BS. Đỗ Hồng Ngọc. “Vận dụng Kim Cang” ….. trang
BS. Đỗ Hồng Ngọc. Thiền và sức khỏe ….. trang
BS. Đỗ Hồng Ngọc. Tham vấn sức khỏe ….. trang
Đức Sơn & Trà My (thực hiện). Về mối quan hệ giữa thân và tâm ….. trang 110
Dũ Lan Lê Anh Dũng. Đọc Gươm báu trao tay của Đỗ Hồng Ngọc ….. trang 113
BS. Đỗ Hồng Ngọc. Diệu Hạnh Giao Trinh.
Giới thiệu Gươm Báu Trao Tay bản tiếng Anh. ….. trang 132
[HANDING DOWN PRECIOUS SWORD]
BS ĐỖ HỒNG NGỌC.
NGÀN CÁNH SEN XANH BIẾC
(Thấp thoáng về Diệu Pháp Liên Hoa)
Lời Ngỏ ….. trang 147
Một Thưở Nọ ….. trang 154
Pháp Sư ….. trang 159
Hiện Bảo Tháp ….. trang 164
Đề Bà Đạt Đa ….. trang 169
Trì ….. trang 174
An Lạc Hạnh ….. trang 177
Tùng Địa Dũng Xuất ….. trang 181
Như Lai Thọ Lượng ….. trang 184
Phân Biệt Công Đức ….. trang 186
Tùy Hỷ Công Đức ….. trang 189
Pháp Sư Công Đức ….. trang 193
Thường Bất Khinh Bồ Tát ….. trang 197
Như Lai Thần Lực ….. trang 199
Chúc Lụy ….. trang 201
Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự ….. trang 204
Diệu Âm Bồ Tát ….. trang 206
Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn ….. trang 209
Đà La Ni ….. trang 213
Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự ….. trang 217
Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát ….. trang 221
Thay Lời Kết ….. trang 225
Phụ lục
Thích Trí Quảng. Lịch sử Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ….. trang 228
Kim Yến. BS Đỗ Hồng Ngọc trị bá bệnh bằng 3 vị thuốc ….. trang 234
BS ĐỖ HỒNG NGỌC.
CÕI PHẬT ĐÂU XA!
(Thấp thoáng Lời Kinh Duy-ma-cật)
Cõi Phật Đâu Xa! ….. trang 240
Mô Hình ….. trang 245
Tinh Thần Phê Phán ….. trang 251
Bồ-Đề Tâm Hành ….. trang 258
Con Đường Bồ Tát ….. trang 265
Không Thể Nghĩ Bàn ….. trang 274
Quán Chúng Sanh ….. trang 281
Phật Đạo ….. trang 287
Vào Cửa Bất Nhị ….. trang 294
Phật Hương Tích ….. trang 301
Bồ Tát Hàng ….. trang 308
Thấy Phật A-Súc. ….. trang 316
Phụ lục
Đỗ Hồng Ngọc. Cuối năm đi thăm Thầy Tuệ Sỹ ….. trang 323
Tuệ Sỹ. Tựa Huyền Thoại Duy-Ma-Cật ….. trang 328
Đỗ Hồng Ngọc. Thư kính gởi Thầy Tuệ Sỹ ….. trang 338
Tuệ Sỹ. Phương nào cõi tịnh ….. trang 339
Cao Huy Thuần. Lặng thinh – Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc ….. trang 34\7
Đỗ Hồng Ngọc. Duy Ma CậtXá Lợi Phất ….. trang 353
Sách nói CÕI PHẬT ĐÂU XA! ….. trang 357
BS ĐỖ HỒNG NGỌC.
THẤP THOÁNG LỜI KINH
Phương Tiện ….. trang 361
Tùng Địa Dũng Xuất ….. trang 361
Chúng Sanh ….. trang 362
“Thức Tự Tâm Chúng Sanh, Kiến Tự Tâm Phật Tánh” ….. trang 363
Trí Và Thức ….. trang 363
Nhẫn Nhục ….. trang 364
Phật ….. trang 364
Như Lai ….. trang 365
Prajna Và Prana ….. trang 366
Paramita ….. trang 367
Sắc Thọ Tưởng Hành Thức ….. trang 367
“Con Đường Độc Nhất” ….. trang 368
“Tam-Ma-Địa” ….. trang 369
“Bố Thí Thân Mạng” ….. trang 370
Giải ThoátGiải Thoát ….. trang 371
Bồ Tát Di Lặc ….. trang 373
“Không Nghĩ Thiện, Không Nghĩ Ác” ….. trang 374
Vô Tâm ….. trang 376
Độc Cư ….. trang 377
“Du Ư Ta Bà” ….. trang 378
Từ Ngộ Đến Nhập ….. trang 379
Thường Lạc Ngã Tịnh ….. trang 381
“Luân Hồi Sanh Tử”. ….. trang 381
Phụ lục
Trần Tuấn Mẫn. Đọc Thấp thoáng lời kinh của Đỗ Hồng Ngọc ….. trang 385
Đỗ Hồng Ngọc. Bổn Sư (Thơ) ….. trang 388
Đỗ Hồng Ngọc. Thư gửi anh Cao Huy Thuần nhân đọc “Thấy Phật” ….. trang 390
Về một cuốn sách mới “THOẢNG HƯƠNG SEN” ….. trang 392


pdf_download_2
Tôi Học Phật - Đỗ Hồng Ngọc (Tuyển Tập)


Kính cảm tạ  Hòa thượng Thích Đồng Bổn, Trụ Trì Chùa Xá Lợi đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen quyển sách này của Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc cùng các ấn phẩm khác của quý Hòa thượngThàh tâm kính chúc HT. và đại chúng chùa Xá Lợi một năm mới Canh Tý vô lượng pháp lạc, vô lượng cát tường.
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật
Tâm Diệu &  Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen
 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/02/2016(Xem: 15764)
06/10/2022(Xem: 5362)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.