“Thầy thuốc chỉ chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ; chữa được cái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Phật là bậc Y vương, giúp chúng sanhgiải thoát mọi khổ đau ách nạn… Tại sao ta không học Phật?
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Saigon, 2021
Tuyển tập TÔI HỌC PHẬT ĐỖ HỒNG NGỌC (Phiên bản 2):
* NGHĨ TỪ TRÁI TIM (về Tâm Kinh) * GƯƠM BÁU TRAO TAY (về Kim Cang) * NGÀN CÁNH SEN XANH BIẾC (về Pháp Hoa) * CÕI PHẬT ĐÂU XA! (về Duy-ma-cật) * THẤP THOÁNG LỜI KINH * THOẢNG HƯƠNG SEN * THIỀN TẬP * TẠP GHI: LÕM BÕM…
…
Tuyển chọn: Nguyễn Hiền-Đức & Đỗ Hồng Ngọc Thực hiện: Nguyễn Thành
MỘT CHÚT TÂM TÌNH Viết cho “Tuyển tập TÔI HỌC PHẬT” (Phiên bản 2) 2021
Hai năm trước, khoảng tháng 11 năm 2019, một người bạn từ bên kia nửa vòng trái đất cho tôi biết vừa thấy “tuyển tập” Thấp thoáng Lời Kinh, tập hợp một số sách viết về Kinh Phật của tôi xuất hiện trên Thư Viện Hoa Sen và một số trang mạng khác.
Tôi hơi ngạc nhiên nhưng nghĩ có thể là do anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức đây rồi chớ không phải ai khác. Bởi vì người bạn 5 Hiền rất dễ thương này mấy năm trước đã mang đến tặng tôi nhiều “tuyển tập” của tôi do anh có nhã hứng thực hiện mà không “trao đổi” trước chút nào cả, khiến mình không khỏi giật mình.
Quả đúng vậy. Anh 5 Hiền cho biết đã “gò lưng” cặm cụi tự đánh máy các cuốn viết về kinh Phật này của tôi, từ Nghĩ từ trái tim (Tâm Kinh) đến Gươm báu trao tay (Kim Cang) và Ngàn cánh sen xanh biếc (Pháp Hoa), Thấp thoáng lời kinh… suốt từ 2010 đến 2018! (Sau này thì anh đã biết sưu tầm trên mạng bằng cách copy và past, bởi đánh máy mất nhiều công sức mà khó tránh sai sót). Anh nói anh làm “tệp” bản thảo này gởi bạn bè giữ coi lai rai, không dè Văn Công Tuấn “tung” lên mạng. Sau đó, tôi đề nghị anh cho tôi đổi tựa là Tôi học Phật và sắp xếp lại một chút theo một trình tự nào đó nhưng thật ra không dễ. Anh 5 Hiền đã làm với tất cả cảm hứng riêng anh mà tôi luôn trân trọng và biết ơn.
Hai năm đã trôi qua, năm nay 2021, tôi đã “già thiệt” rồi vì đã 82 tuổi ta, bắt đầu nhớ nhớ quên quên rồi nên nghĩ cần chỉnh đốn lại bản thảo Tôi Học Phật cho tương đối một chút, cắt bỏ đi một số bài viết và bổ sung thêm một số bài khác cho phù hợp. Mặt khác vài năm gần đây, tôi cũng tập trung viết những ghi nhậnlõm bõm của mình từ những điều đã học đã hành, nôm na là đã “văn tư tu” trong đời sống thường ngày, thành những Tạp Ghi, Lõm bõm, Y vương, Nói không được, Sống với Như Lai… Những Tạp ghi này chỉ là tạp ghi, chưa hoàn chỉnh, tuy vậy cũng có bài được các Cư sĩPhù Vân, Văn Công Tuấn, Nguyễn Minh Tiến chọn đăng trên Đặc san Văn HóaPhật Giáo (Đức), HT Thích Như Điển, tạp chí Từ Quang của HT Thích Đồng Bổn chùa Xá Lợi, Tp.HCM (Saigon)…
Tôi muốn dịp này được cảm tạ anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức, các Bs Nguyễn Kim Hưng, Hồ Đắc Đằng, Nnc Huỳnh Ngọc Chiến…, quý Thầy Tuệ Sỹ, Đồng Bổn… Gs Cao Huy Thuần, Gs Trần Tuấn Mẫn, dịch giả Diệu Hạnh Giao Trinh… và các bạn trong Ban Phật học, Nhóm học Phật, lớp Phật học và Đời sốngsinh hoạt tại chùa Xá Lợi Tp.HCM, cùng Nxb Tổng hợp, Cty Văn hóa Phương Nam… và riêng Nguyễn Thành, người giúp tôi thực hiện Bản thảo tuyển tập (Version 2) này.
Tôi nhớ thuở xưa, nơi rừng Simsapa, Phật nắm trong tay một nhúm lá và hỏi các đệ tử rằng nhúm lá trong tay ta nhiều hay lá trong rừng Simsapa kia nhiều hơn? Rồi ân cầngiải thích “Ta chỉ dạy các ông những điều như nhúm lá trong này, còn cái ta biết thì như lá trong khu rừng kia…”.
Vậy đó. Nhúm lá trong tay Phật chỉ là những “key words”, còn Phật dành nguyên cả khu rừng mênh mông kia cho ta tự tìm lấy, tự học lấy trong chính mình, quay về nương tựa chính mình, “đến để mà thấy”.
Tôi người thầy thuốc, tìm học Phật- bậc Y vươnglà để tự chữa bệnh thân-tâm cho chính mình và chia sẻ cho những ai đồng bệnh tương lân. Tôi chỉ lõm bõm tự học, tự hành, tự lần mòtìm kiếm trong khu rừng bí mật - “con người, kẻ xa lạ” mình đây, một con đườngtu tâm dưỡng tánh theo lời bậc “đạo sư” chỉ dạy và thấy có nhiều phúc lạc.
“Tuyển tập” Tôi Học Phật (phiên bản 2) này cũng chỉ là một bản sơ thảo, chưa hoàn chỉnh, nhiều sai sót, rất mong bạn đọc tủm tỉm nụ cười lượng thứ.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Saigon, 7.2021
MỤC LỤC
• Một chút tâm tình - BS Đỗ Hồng Ngọc 9
• Lời Ngỏ - BS Đỗ Hồng Ngọc 12
• Lời thưa trình - Nguyễn Hiền-Đức 18
NGHĨ TỪ TRÁI TIM (Viết về Tâm KinhBát Nhã)
• Lời Ngỏ 25
• Dẫn Nhập 28
• Một Chút Lịch Sử 36
• Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh 42
- Bản Văn Tâm Kinh 43
- Quán Tự Tại Bồ Tát 44
- Hành Thâm Bát Nhã 47
- Chiếu KiếnNgũ UẩnGiai Không 56
- Độ Nhất ThiếtKhổ Ách 74
- Sắc Bất Dị Không Không Bất Dị Sắc
Sắc Tức Thị KhôngKhông Tức Thị Sắc 75
- Thọ Tưởng Hành Thức Diệc Phục Như Thị 80
- Thị Chư Pháp Không Tướng: Bất SanhBất Diệt
- Bất Cấu Bất TịnhBất Tăng Bất Giảm 83
- Thị Cố Không Trung: Vô Sắc, Vô Thọ, Tưởng, Hành, Thức
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu.
Còn
Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.