Thư Viện Hoa Sen

Chúng sanh đang làm gì?

10/03/20205:37 SA(Xem: 11855)
Chúng sanh đang làm gì?

CHÚNG SANH ĐANG LÀM GÌ?
Tỳ Kheo Revatta[1]
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

 

Ven.U-Revata
Ven.U-Revata

Bạn sẽ trả lời câu hỏi đó như thế nào?

Hãy suy nghĩ đi.  Đây là một câu hỏi đáng để suy gẫmChúng ta được sinh vào thế giới loài ngườiChúng ta sống một thời gian ngắn ngủi với kiếp con người.  Rồi một ngày chúng ta chết, vứt bỏ hình hài con ngườiMay mắn, thì con đường từ sinh đến tử trôi nhanh.  Thời gian có hạn.  Vì thế, thực sự chúng ta đang làm gì với cuộc đời của mình trong suốt cuộc hành trình ngắn ngủi này?

Hỏi thì dễ, nhưng trả lời không dễ.  Chúng sanh ở mọi tầng lớp trong xã hội nỗ lực để được giàu sang, danh vọng, tiếng tăm, được ngưỡng mộ, trọng vọng và có chức quyền.  Họ mong ước đạt được các mục tiêu này vì sở hữu chúng là biểu tượng của thành đạt trong đời sống thế tục.  Những người đã đạt được hay thừa hưởng gia tài, danh vọng được đánh giáthành công và có ảnh hưởng lớn trong xã hội.  Họ được ngưỡng mộ vì cách sống của họ được nhiều người biết đến và chấp nhận.

Những lý tưởng sống như thế đã được ‘chấp nhận’.  Chúng đảm bảo một trật tự xã hội bình thường.  Cuộc sống đối với mọi người có vẻ an toàn, bảo đảm và có thể hiểu được.  Tuy nhiên, cách sống này chỉ trói buộc con người vào ham muốn, bám chấp và khẳng định thêm các sự phân biệt hiện cóTuy nhiên, cũng có nhiều người kiên trì nỗ lực để chấm dứt ham muốn và bám chấp.  Lội ngược dòng lại với những suy nghĩ thông thường, những người này không được đám đông –hay đôi khi ngay cả gia đình họ- tiếp đón niềm nởXã hội sẽ hoài nghi sao có người với tâm thái bình thường lại sẵn lòng chọn lội ngược với dòng chảy của đám đông.

Sự khác biệt đe dọa các trật tự hiện hành.  Những người còn lại có cảm giác bị bỏ rơiThân quyến thực sự không muốn người thân thương của mình thay đổi.  Khi người ta nghĩ là họ biết phải trông đợi gì ở nhau, họ cảm thấy yên lòng.  Họ muốn mọi thứ được giữ nguyên như cũ.

Đối với những người mà mức độ hiểu biết của họ bị giới hạn bởi những gì họ có thể hiểu hay thấy bằng các giác quan, thì thật khó để nhận ra hay chấp nhận sự chuyển hóa thâm sâu nơi người khác.  Những người như vậy sẽ nghĩ là bạn họ hay người thân của họ đã mất lý tríNếu không, tại sao họ lại từ bỏ các cách quen thuộc, xưa cũ?  Cả quá trình đó làm họ hoang mang và cảm thấy bị đe dọa.  Không khó để hình dung ra trạng thái căng thẳng của họ đối với vấn đề này.

Chúng sanh được sinh ra bởi ái dục, sống với ái dục, và đa số chết vì ái dục.  Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy rằng:  “Ái dục làm chủ thế giới”.  Chúng ta hoạch định các hoạt độngtheo đuổi chúng với lòng tham ái.  Ta tán thưởng và bảo vệ ái dục.  Và, đa số chúng ta cố hết sức để khuyên can những ai muốn chấm dứt ái dục đừng làm thế, trong khi ái dục là toa thuốc cho khổ đau.

Nó khiến ta tự hỏi:  Chúng sanh đang làm gì?  Chúng ta thực sự đang làm gì?  Vì sư thực sự muốn biết câu trả lời, nên sư đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này.  Tuy nhiên, câu trả lời đúng, không hiển nhiên và không đến một cách dễ dàng.

Chắc chắnchúng ta phải đóng góp cho đời nhiều hơn là chỉ kiếm sống.  Dầu miếng ăn, y áo, chỗ ở và tiền bạc là để cho con người được an tâm, được thoải mái, nhưng chúng không thực sự mang lại ý nghĩa hay mục đích trong cuộc sống của ta.

nhận ra rằng mục đích hiện hữu của con người không phải là để tích lũy tiền bạc hay danh vọngChúng ta cũng không sống để được xã hội tôn vinh, ngưỡng mộ, có được một vị trí trên thế giới hay các học vị cao với tên tuổi của mình.  Lý trí nói với chúng ta rằng cuộc đời còn có nhiều thứ, rất nhiều thứ khác nữa.  Dầu sư nghĩ là mình đã hiểu điều đó, nhưng lúc đầu, thực sự là sư không biết phải làm gì hay điều gì cần phải được thực hiện.  Sau này, sư biết rằng khi chúng ta biết mình đang làm gì, ta bắt đầu biết ta cần làm gì.

Giống như nhiều người khác, sư đã hoài công cố gắng tìm mục đíchthành quả qua con đường học vấn, dù không lâu sau, sư khám phá ra sự giới hạnbiên địa của nó.  Vì thế, cuối cùng để tìm ra câu trả lời mà sư hằng mong đợi, sư tìm về giáo lý của Đức Phật toàn năng, với trí tuệ không giới hạn, không biên địa.  Khi đó, sư thực sự thấy và biết chúng sanh đang làm gì và chúng ta cần phải làm gì khác nữa.

Hãy quán xét hai câu hỏi quan trọng sau đây:

  1.  Chúng ta đang làm gì?
  2.  Chúng ta cần làm gì khác nữa?

Hai câu hỏi trên là chủ đề của bài pháp thoại này, dựa trên những trích dẫn từ Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, Pháp cú, A-tỳ-đàm và các chú giải.

Với tư cách là một người tu, bổn phận của sư là chuyển tải, với tất cả khả năng của mình, Pháp chân thật của Đức Thế Tôn, là Pháp tốt đẹp ở đoạn đầu, tốt đẹp ở đoạn giữa và tốt đẹp ở đoạn cuối.  Với chủ đích đó, sư sẽ bắt đầu với câu hỏi thứ nhất:  “Chúng sanh đang làm gì?”  Khi đặt câu hỏi đó với những người khác nhau, sư có những câu trả lời khác nhau.  Câu trả lời của họ, dĩ nhiêntùy thuộc vào những cái thích hay không thích của cá nhânTuy nhiên, sư thường nghe một số khác biệt về chủ đề chung của việc dốc tâm đạt được thành công vật chất, địa vị và sự bền vững trong cuộc sống.  Ước muốn sâu kín này định hướng cho cuộc đời của họ.  Vì mục đích đó, phần đông đều muốn có đủ học vấn hay huấn nghệ để chuẩn bị ra đời tranh giành công việc tốt.  Với công việc tốt, họ hy vọng là sẽ kiếm được nhiều tiền, làm tăng thêm tài sản và làm tốt hơn địa vị của họ trong xã hội.  Họ nghĩ đó là cách hợp lý để thăng tiến trong cuộc sống và tin rằng họ sẽ tìm được hạnh phúc trong sự thành công trong cuộc sống thế tục.

Sư cũng là chúng sanh giống như quý vị, một công dân của thế giới loài người.  Sư thực sự muốn biết chúng ta đang làm gì trong cuộc sống, và đặc biệt là, sư cần phải làm gì và tại sao.

Các câu hỏi này đơn giản nhưng thâm thúy.  Để có câu trả lời đúng cho các

câu hỏi đó, một Đức Phật đã phải có mặt trên thế giới này.  Và dầu đức bổn sư của chúng ta đã nhập Niết-bàn từ lâu, giáo lý của ngài vẫn được lưu truyền xuyên suốt 2500 năm qua từ thế hệ tu sĩ này đến thế hệ tu sĩ khác –đầu tiên là truyền miệng, sau là bằng chữ viết.

May mắn thay giáo lý của Đức Phật vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay.  Chúng đã được ghi chép cẩn thận, được gìn giữ và có thể được học hỏi qua sách báo.  Một số kinh dễ hiểu.  Số khác khó hiểu hơn.  Trong những trường hợp đó, vai trò của các vị tỳ khưu, người có thể trình bày các dữ kiện bằng cách liên hệ các bài kinh với nhau, rõ ràng trở nên rất quan trọng.

Trong pháp thoại này, sư muốn nói trước hết đến bài kinh Tương Ưng Chư Thiên (Devata Samyutta) trong Kinh Có Kệ (Sagatha Vagga Samyutta).  Tựa bài kinh là Oghatarana, có nghĩa là vượt qua/băng qua (tarana)-  cơn lũ (ogha).

“Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc).

Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

(Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya, 
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

 

Chúng ta thử xét thái độ của vị thiên được nhắc đến trong kinh.  Trong tâm của vị này nghĩ: “Ta biết Đức Phật đã vượt thoát cơn lũ (bộc lưu) và các cơn lũ là gì, nhưng ta không biết ngài đã vượt qua như thế nào.  Nếu Đức Phật bảo cho ta biết ngài đã vượt qua như thế nào, ta sẽ hiểu nhanh”.  Vị thiên này có vẻ hơi tự đắc.

Đức Phật, vị Chánh biến tri, vị biết đúng thời, đúng người, đúng nơi và đúng cách để nói, có thể nhìn thấy sự cao ngạo nơi vị thiên nhân.  Biết được như thế, Đức Phật đã cố tình đưa ra một câu trả lời tối nghĩa, khó hiểu.  Đức Phật biết rằng vị thiên nhân cần phải nhún nhường, rằng vị ấy đầy vô mình nhưng lại tưởng mình thông tháiNhận thấy rằng vị thiên nhân sẽ không thấu đạt giáo lý trừ khi vị ấy thay đổi thái độ của mình, Đức Phật đã cố tình làm cho vị ấy bấn loạn để dẹp bỏ tánh cao ngạo của vị ấy.  Đó là tình thương chân thật, cho ta thấy tâm từ bi sâu rộng của Đức Phật.  Khi vị thiên nhân nghe câu trả lời của Đức Phật, vị ấy cảm thấy ái ngại, vì không thể nhận ra ý nghĩa của nó, do đó vị ấy trở nên nhún nhường.  Sau đó vị ấy hỏi Đức Phật một câu hỏi khác.

-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

(Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

Ngay khi nghe câu trả lời này, vị thiên ấy hiểu thấu lời Phật, và ngay lúc đó, vị ấy trở thành một vị nhập lưu (Sotapanna).

Dù hầu hết tất cả các bài kinh trong Tương ưng Chư thiên trong Kinh Có Kệ (Sagatha Vagga Samyutta) thường ngắn, tâm nhạy bén của chư thiên và các vị brahma (Phạm thiên) có thể xuyên thấu ý nghĩa thực sự và cuối cùng trải nghiệm trực tiếp lời dạy của Đức PhậtTuy nhiên, phàm phu chúng ta vẫn còn thấy khó hiểu được ý nghĩa thâm sâu của các bài kinh –ngay cả sau khi tụng đọc và nghiên cứu chúng.  Các vị hành giảkiến thức về A-tỳ-đàm biết các dòng lũ là gì, nhưng người khác thì không.

Khi bắt đầu đọc kinh này, sư không hiểu được ý nghĩa của nó.  Chỉ sau khi đọc chú giải sư mới hiểu, dầu chỉ là cái hiểu của tri thức, không phải là trực nhận.  Để biết kinh này nói gì đã đủ khó, nhưng để trực tiếp thấu hiểu được ý nghĩa của nó lại là chuyện hoàn toàn khác.

Với ý muốn giúp độc giả biết nhân loại chúng ta đang làm gì và chúng ta cần làm thêm điều gì nữa, sư xin chia sẻ với quý vị ý nghĩa thâm sâu của bài kinh này.

Câu hỏi đầu tiên của vị thiên này là:  “-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

Ở đây ta cần biết các dòng lũ là gì.  Có bốn dòng lũ.  Chúng được nhắc đến trong A-tỳ-đàm.  Đó là:

(i)                 Lũ của dục (kamogha)

(ii)   Lũ của hữu (bhavogha)

(iii)  Lũ của tà kiến (ditthogha)

(iv) Lũ của vô minh (avijjogha)

Ogha có nghĩa là lũ;

Giống như những cơn lũ lớn trong thiên nhiên cuốn trôi người, thú ra biển lớn, bốn cơn cuồng lũ này cũng cuốn chúng sanh ra biển lớn của luân hồi, sinh tử (samsara).

Sư sẽ giải thích cơn lũ thứ nhất:

(i)        ái dục (kamogha):

ái dục đối với năm sợi dây dục lạc: cảnh sắc, âm thanh, mùi, vị và xúc chạm.  Vì những thứ này, chúng sanh phải tái sinh trong cõi dục giới: cõi người, chư thiên, và bốn cõi đọa khổ.

Chúng sanh luôn đuổi theo sắc dục, cố gắng chiếm hữu các đối tượng dục lạc. Chúng ta không cưỡng lại nổi sự lôi cuốn của chúng và luôn bận rộn, đắm chìm trong cuộc chạy đuổi theo các đối tượng ưa thích của cảnh, thanh, mùi, vị và xúc. Sự ham muốn của ta đối với chúng không  gì hơn là dục.  Ta tin là mình không thể sống thiếu chúng. Đối với đa số, việc thỏa mãn các ái dục trở thành mục đích chính trong cuộc sống.

Vào thời Đức Phật có năm vị vua, đứng đầu là vua Pasenadi của xứ Kosala.  Năm vị vua này hưởng thụ tuyệt đối năm sợi dây dục lạc khi họ bỗng tự hỏi: “Chủ của mọi dục lạc là gì?”

Có người trong bọn họ nói: “Cảnh làm chủ mọi dục lạc”. Kẻ lại nói: “Thanh là chủ”, “Hương là chủ”, “Vị là chủ” và cuối cùng: “Đối tượng xúc chạm là chủ”.

Vì các vị vua không thể đồng ý với nhau, vua Pasenadi của Kosala nói, “Này quý ông, hãy đến thưa hỏi với Thế tôn về vấn đề này. Khi Thế tôn trả lời, ta phải ghi nhớ lời dạy của người”.

Các vị vua khác đồng ý.  Vậy là năm vị quốc vương, do vua Pasenadi dẫn đầu, đến gặp Phật, đảnh lễ ngài, rồi ngồi xuống một bên.  Sau khi tất cả đã an vị, vua Pasenadi trình bày lại toàn bộ cuộc tranh luận của họ, rồi nói: “Bạch Thế tôn, như vậy thì gì là chủ các dục?”

“Đại vương, ta nói rằng gì là chủ trong năm mối dây của dục được quyết định bởi điều ta ưa thích nhất. Thứ được người này ưa thích, thưa đại vương, không được người khác ưa thích.  Khi ta ưa thíchhoàn toàn hài lòng với sắc trần nào đó, thì ta không còn đoái tưởng bất kỳ sắc trần nào khác, dù cao siêu hay vi tế hơn cái đã chọn.  Đối với người đó sắc trần này là cao tột, đối với người đó không có sắc trần nào hơn”.

Đức Phật cũng giải thích giống như thế đối với các đề mục khác.  Ta phải biết  rằng các vị vua này đều tận hưởng mọi dục lạc, nhưng điều họ thực sự muốn biết là dục lạc nào tối ưu hơn cả.

Chúng sinh thuộc mọi lứa tuổi đều đắm chìm trong dục lạc.  Tại sao người ta muốn giàu sang, danh tiếng và địa vị?  Đó là vì lòng ham muốn dục lạc. Họ tin rằng với tiền tài và quyền lực, họ sẽ có một cuộc sống an toàn, hạnh phúc và có thể thỏa mãn mọi tham vọng.

Với quan điểm thế tục này, ta thấy phần đông chúng sanh sống, chết trong gọng kiềm của ái dục.  Họ bị cuốn trôi theo cơn lũ của dục vọng.  Họ bị đắm chìm trong đó. Họ khó thể vượt thoát cơn lũ.

(ii) Lũ của hữu (bhavogha)

Chính là lòng tham dục đối với cõi sắc giớivô sắc giới, cũng như sự bám víu vào thiền định, đưa đến tái sinh vào thiên giới.

Tại thiền viện Pa-Auk này, nhiều thiền giả phát triển định qua Chánh niệm về hơi thở.  Sau đó họ có thể dần tiến vào định thâm sâu.  Các thiền giả đã đạt đến mức độ định này trải nghiệm dần các mức độ định sâu hơn được xem là sơ thiền, nhị, tam và tứ thiền.

Theo Đức Phật, người đạt định biết và thấy sự việc như chúng thực sự là.  Cho nên, sau khi đã phát triển loại định thâm sâu đến tầng thứ tư, thiền giả được hướng dẫn cách thực hành Tứ Niệm xứ, để họ có thể biết và thấy tột cùng vật chất như chúng thực sự là.

Khi thiền giả có thể thấu hiểu một cách có hệ thống về bốn yếu tố kết hợp của thân, định càng tiến triển và thân bắt đầu phát sáng. Nếu tiếp tục hành trì, ánh sáng này (lúc ban đầu thường là màu xám) bắt đầu chuyển từ xám sang trắng.

Dần dần, nó trở nên sáng hơn, sáng hơn cho đến khi cả thân mình trở thành một khối ánh sáng rực rỡ.  Chẳng lâu sau, tưởng giác này vỡ ra thành các mảnh rất nhỏ, gọi là rupa-kalapa[2]Tiếp tục thực hành thiền giả sẽ thấy 8,9 và 10 loại vật chất trong mỗi rupa-kalapa. Các loại vất chất này là vật chất tột đỉnh của thân sắc.

Một khi thiền giả đã có thể hiểu về bốn yếu tố nội tại đến tận cùng thực tại, rồi họ sẽ tiếp tục hiểu bốn yếu tố ngoại tại.  Họ thấy tất cả đối tượng sinh động hay bất động bên ngoài như là rupa-kalapa, phát khởi và biến diệt rất nhanh.  Lúc đó, họ không còn thấy đàn ông, đàn bà, cây cối hay các hình thức chế định khác nhưng, đúng hơn, họ chỉ thấy các rupa-kalapa phát khởi và biến diệt nhanh chóng.  Sau đó họ thấy vật chất như chúng thực sự là, đúng theo lời Phật dạy

Tiếp theo, thiền giả chuyển qua sự phân tích của danh tột cùng.  Với sự thực hành này, thiền giả thực sự biết và thấy được quá trình diễn biến của tâm khi nó phát khởi và qua đi trong một số sát na tâm, với thức và các tâm sở tương ưng có mặt trong từng sát na.  Điều này xảy ra rất nhanh.

Khi thiền giả biết và thấy danh sắc rốt ráo, đúng như chúng là, phát khởi rồi biến diệt nhanh chóng, họ thường cho cuộc đời đầy đau khổ.  Họ bảo, “Chúng tôi không muốn hiện hữu nữa”.  Sư thường hỏi họ, nếu không thể chấm dứt khổ đau trong kiếp hiện tại, thì họ muốn tái sinh ở nơi nào?  Họ trả lời rằng muốn được tái sinh vào cõi phạm thiên.  Họ tin rằng cuộc sống nơi cõi phạm thiên sẽ giải thoát họ khỏi nhiều khổ đau vì sắc ở đó (rupa-brahma) chỉ có nhãn và nhĩ thức, nhưng không có tỷ, thiệt hay thân thức.  Điều đó có nghĩa là họ thoát được sự tham ái đối với mùi, vị và xúc.  Đối nghịch lại với việc chúng sanh phàm phu đói khát làm sao đối với các dục lạc.

Các vị thiền giả trí tuệ này, có cảm giác nôn nóng, trở nên ý thức về các vấn đề tiềm ẩn trong việc hưởng thụ các dục.  Giả dụ có vị thiền giả đã hành trì, làm chủ được tầng thiền thứ nhất, để có thể nhập thiền theo ý muốn.  Nếu vị ấy có thể nhập sơ thiền lúc cận tử, thì sẽ được sinh vào tầng thiền thứ nhất ở cõi phạm thiên.

Dòng lũ của hữu là sự bám chấp vào cuộc sống nơi cõi phạm thiênthiền định.  Vì có tham ái đối với cõi sắc, vô sắc và bám chấp vào thiền định, chúng sanh bị cuốn trôi theo dòng lũ của hữu.  Họ chìm trong đó.  Họ khó thể vượt qua cơn lũ.

(iii)  Lũ của tà kiến (ditthogha)

Có sáu mươi hai tà kiến (xem Kinh Phạm Võng, Trường bộ); trong đó điều quan trọng nhất ta cần dẹp là tà kiến về ngã.  Do có tà kiến này, ta khổ đau và có nguy cơ phải đọa vào bốn ác xứ.  Vì thế, ta cần tu tập thêm để gở bỏ tà kiến về ngã.

Sau khi thiền giả có thể hiểu một cách trực tiếp về sắc và danh rốt ráo, họ tiến lên tu tập “Lý duyên khởi” (Paticcasamupada).  Với sự tu tập này, hành giả sẽ đạt được trí tuệ về nhân và quả, sẽ tiếp tục tu thiền minh sát.  Ở giai đoạn của thiền minh sát, họ sẽ quán sát ba đặc tính của vô thường, khổ và vô ngã xuyên qua danh sắc.  Khi trí tuệ của hành giả chín muồi, Trí Đạo sẽ phát sinh.  Lúc đó, hành giả sẽ thấy Niết-bàn.  Danh sắc không còn hiện hữu nữa.

Khi đạo tuệ phát sinh, các uế nhiễm sẽ từng bước được đoạn diệt.  Với sự chứng đạt đạo quả đầu tiên là nhập lưu, đạo quả đầu tiên của sự giác ngộHành giả sẽ trở thành vị Tu-đà-hoàn (Sotapanna).  Ở sát-na của sự chứng đắc siêu việt này, uế nhiễm của ngã, nghi và sự chấp vảo giới cấm thủ sẽ bị hoàn toàn đoạn diệt.  Vị hành giả đã đạt được nhập lưu, biết và thấy những hoạt động của uế nhiễm rất rõ ràng.  Họ hiểu ‘tà kiến’ là sự chấp một cách thô hay vi tế vào niềm tin có ‘cái ngã’ ‘tôi’ hay ‘cái của tôi’.  Họ không còn thấy tham như là lòng tham ‘của tôi’ hay sân là tâm sân ‘của tôi’.  Và, họ cũng không còn tự hại bản thân một cách cố ý hay chủ tâm với những hành động, lời nói có thể đưa đến sự tái sinh vào một trong bốn đọa xứ[3].

Tuy nhiên, đối với số đông, cơn lũ tà kiến quá dữ dội.  Giống như những con rô-bốt đã được lập trình, chúng ta tiếp tục chìm đắm trong các hành vi bất thiện dầu ta có cố gắng hết sức để không làm thế.  Chúng ta không thực sự muốn thay đổi hay thực sự hiểu tại sao ta cần thay đổi.  Điều này đưa ta đi vào vòng khổ đau vô tận trong bốn đọa xứ.

Do tà kiến này, vô số chúng sanh đã bị cuốn vào dòng lũ của tà kiến.  Họ chìm trong đó.  Thật khó để họ vượt thoát cơn lũ.

(iv) vô minh (avijjogha)

Vô minh là không biết về Tứ Thánh Đế: khổ, nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và phương cách đưa đến sự chấm dứt khổ.

Hiểu biết rốt ráo về danh sắc là thấy và biết trực tiếp Thánh đế đầu tiên, sự thật về khổ.

Hiểu biết về nhân và quả là thấy và biết trực tiếp Thánh đế thứ hai, nguồn gốc của khổ.

Nhận thức về Vô tử, Niết-bàn, là trực tiếp biết và thấy Thánh đế thứ ba, sự chấm dứt khổ.

Để thấy biết trực tiếp Thánh đế thứ nhất, thứ hai và thứ ba, ta cần tu tập giới, định và tuệ.  Thánh đế thứ tư là sự thực hành con đường đưa đến sự chấm dứt khổ.

Theo Đức Phật:

Chúng ta thấy nam, nữ, thú vật, chư thiên, vân vân là theo chế định.  Nhưng một cách rốt ráo, thì không có ai.  Chỉ có danh và sắc rốt ráo.

Những ai đã thấu hiểu danh sắc rốt ráo, sẽ thấy biết sự vật như chúng thực sự là.  Họ sẽ đồng ý với Đức Phật.  Họ sẽ quy ngưỡng Pháp.  Họ sẽ đối xử tôn trọng với Tăng đoànChánh kiến sẽ soi sáng cuộc đời của họ.

Có bao giờ bạn tự hỏi lý do tại sao ta sinh ra làm người nam hay nữ?  Chung quanh mình, ta thấy nam, nữ, chó, gà và chim chóc.  Tại sao ta sinh làm người và sinh vật khác là chó, gà hay chim chóc?  Nhân là do vô minh.  Để làm rõ hơn, sư sẽ kể cho quý vị nghe về một vị thiền giả đã có thể nhìn vào các nguyên nhân trong tiền kiếp ảnh hưởng đến quả hiện tại trong cuộc đời bà.

Bà là một phụ nữ có học sống ở một thành phố lớn.  Khi bà có thể biết một cách trực tiếp nhân của kiếp sống hiện tại, bà thấy một sự kiện đã xảy ra ở giây phút cận tử của kiếp sống trước.  Đó là một hành động thiện.  Bà đã cúng dường trái cây cho một vị tu sĩ Phật giáo.  Trong kiếp sống đó bà là một phụ nữ nghèo khó, ít học, sống ở làng quê, không bằng lòng với những điều kiện sống của mình.

Khi cúng dường đến vị tu sĩ Phật giáo, bà thầm nguyện sẽ trở nên một người phụ nữhọc thứcHình ảnh của sự việc đó (dâng cúng trái cây đến vị tu sĩ trong khi nguyện sẽ thành người có học) đã xuất hiện trong tâm bà ở giây phút cận tử khi bà hồi tưởng lại việc đó.  Chính là ước nguyện này, hình ảnh ở giây phút cận tử đã tạo ra quả đúng như mong muốn của bà ở kiếp sống hiện tại.  Trong trường hợp đặc biệt này, có năm nhân đã tạo ra quả hiện tại.  Đó là:

  1. Avijja (Vô Minh): Ảo tưởng của bà tạo nên niềm tin rằng việc có phụ nữ học thức sống trong thành phố lớn thực sự hiện hữu.
  2. Taõha (ái dục): Ước muốn được sống cuộc đời của một phụ nữ có học đã tạo nên dục vọng mạnh mẽ;
  1. Upadana (bám chấp): Bám chấp vào ý muốn sống cuộc đời của một phụ nữ có học đã tạo nên sự bám chấp mạnh mẽ.
  1. Kusala sankhara (các hành thiện): Chủ tâm hành thiện khi dâng cúng trái cây đến vị tu sĩ Phật giáo đã tạo nên thiện hành cho bà.

5. Kamma (nghiệp): Các hành động trước đây (trong kiếp sống này hay các tiền kiếp) tái xuất hiện ở giây phút cận tử, như thể bà đang sống lại những giây phút đó.  Nói theo sách vở, đó là nghiệp.

Chúng ta có thể thấy, trong thí dụ này, sự liên hệ giữa dòng lũ vô minh, dòng lũ tà kiến và dòng lũ ái dục.  Không biết được sự thật, là vô minh, khiến sự chấp vào tham phát khởi – trong trường hợp của người phụ nữ này, đó là ước muốn được sống cuộc đời của một phụ nữhọc thức.  Vì vô minh, chúng sanh phải đối mặt với nhiều hiểm nguy không lường trước được.  Để làm rõ hơn, sư sẽ cho một thí dụ.

Một ngày kia, một cặp vợ chồng phải đi qua vùng sa mạc.  Lương thực họ mang theogiới hạn, và vì không có đủ thức ăn, đồ uống cho cuộc hành trình, chẳng bao lâu họ đã cảm thấy mệt mỏi, kiệt sứcMay mắn thay, họ kịp đến một ngôi làng và được một người từ bi tử tế cho họ thức ăn đã được chuẩn bị công phu.  Người chồng quá đói đến nỗi anh ta cứ ăn mà không cần biết đến số lượng.  Cùng lúc đó, chủ nhà cũng cho chó nuôi của mình ăn cùng loại thực phẩm mà ông vừa cho hai vợ chồng người bị đói khát kia.

Thấy vậy, một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu người chồng, người đã phải chịu khổ quá mức trong cuộc hành trình xuyên qua sa mạc và bất mãn với những điều kiện trong cuộc sống của anh: ‘Ồ, làm con chó còn tốt hơn’.

Với ý nghĩ đó trong tâm, anh ta tiếp tục ăn cho đến khi phát bệnh, và chết ngay tại đó.  Trong kiếp tái sinh, anh ta tái sinh làm kiếp chó.

vô minh (avijja), kẻ hoang tưởng kia tin rằng chó thực sự hiện hữu và phát sinh ước muốn (taõha).

Vì có ước muốn (tanha), bám chấp (upadana) phát sinh.

Vì có bám chấp, các bất thiện hành phát sinh (akusala sankhara).

Vì các bất thiện hành, nghiệp (kamma) phát sinh.

Vì tất cả những thứ này, kẻ kia bị tái sinh trong kiếp chó.

Đó là lý do tại sao sư nói: ‘Chúng sanh phải đối mặt với bao hiểm nguy không lường vì không biết chân lý’.

Thêm một thí dụGiả như có một tù nhân bị giam trong căn phòng chật hẹp, tăm tối.  Vì cuộc sống của anh ta đang rất khổ sở, nên khi anh nhìn thấy một con chim bay ngoài cửa sổ, một ý nghĩ có thể phát khởi trong anh, ‘Làm con chim kia còn sướng hơn”.  Nếu nghiệp duyên này trở thành đối tượng lúc cận tử, anh sẽ trở thành chim trong kiếp tái sinh.

chúng ta không biết chân lý, không biết đến sự thật, ta bám víu vào cả cái tốt và cái ác, cái cao thượng và cái thấp kém, cái đẹp và cái xấu.

vô minh, ta chỉ mong được hiện hữu, được có mặt, bất chấp mọi thứ.  Đối với số đông, họ không quan tâm việc có mặt ở cõi người, thiên giới hay thánh giới.  Ước muốn được hiện hữu mãnh liệt đến độ họ còn có thể tin rằng, dầu hiện hữu trong các đọa xứ vẫn tốt hơn là không có mặt ở bất cứ nơi nào.

Đúng là dòng lũ của dục (kamogha), của hữu (bhavogha), của tà kiến (ditthogha) và của vô minh (avijjogha) là những dòng lũ khó vượt qua.

Ý nghĩa của việc ‘dừng lại’ là dừng thực hiện những hành động bất thiện dẫn đến bốn đọa xứ.

Ý nghĩa của ‘bước tới’ là cố gắng thực hiện các hành động thiện lành để được tái sinh trở lại cõi người, chư thiên hay thánh nhân.

Để hiểu rõ nghĩa hơn, hãy quán sát cách sống của hầu hết chúng sanh. Họ đang làm gì?

Chủ yếu, họ thực hiện các hành vi ’thiện lành’ hay ‘bất thiện?’  Bất thiện! Đúng không?

Mọi người có thực sự hiểu sự khác biệt giữa ‘thiện lành’ và ‘bất thiện’ không? Nhiều người sẽ nói, dĩ nhiên rồi - ngay cả những người bình thường cũng biết sự khác biệt giữa ‘thiện lành’ và ‘bất thiện’. Quý vị có đồng ý không?

Có lần Đức Phật được hỏi, tại sao mọi người đều muốn được hạnh phúc, nhưng hầu hết đều không hạnh phúc? Đức Phật trả lời rằng đó là do ghen tị và keo kiệt.

Do các bất thiện này, nhiều người tìm kiếm hạnh phúc cho mình nhưng phớt lờ phúc lợi của người khác, thậm chí còn không từ việc gây ra tổn hại cho người khác. Tuy nhiên, tìm kiếm hạnh phúc một cách sai lầm như thế mang lại ít niềm vui mà nhiều đau khổ. Tệ hơn nữa là những người đó hầu như không biết rằng họ sai, vì họ không thể phân biệt được giữa ‘thiện lành’ và ‘bất thiện’.

Mỗi sáng khi đọc báo, tin tức buổi sáng nói với quý vị điều gì?  Buổi tối khi xem tivi, TV nhắn với quý vị điều chi? Các phương tiện truyền thông bày cho chúng ta cách làm thế nào để thúc đẩy lòng tham. Chúng không dừng gửi cho ta các thông điệp rằng khi ta dung dưỡng và thỏa mãn các ái dục, ta sẽ tìm thấy hạnh phúc. Chúng cũng thúc đẩy và tôn vinh bạo lực. Trong việc theo đuổi để thỏa mãn ái dục, thường có mặt của bạo lực. Tóm lại, nội dung của báo chí và truyền hình đầy các bài học để phát triển lòng tham, sân hậnsi mê.  Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng, nhiều người đã lạc lối, sai đường.

Nhưng lỗi có thực sự nằm ở những gì các phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải đến cho chúng ta? Suy cho cùng, chúng chỉ cung cấp cho mọi người những gì họ muốn và nghĩ là tốt. Nhưng điều gì tốt hay không tốt không phải lúc nào cũng giống như ta nghĩ. Đức Phật đã chỉ ra điều này trong nhiều kinh điển.

Có lần, Talaputa, một quản lý sân khấu và diễn viên nổi tiếng, đã đến gặp Đức Phật. Ông thưa với Đức Phật rằng, thầy ông nói vì người diễn làm cho mọi người cười với những câu chuyện không có thực, nên sau khi chết, họ sẽ bị tái sinh cùng với thiên nhân cười. Ông đã hỏi ý kiến Đức Phật về vấn đề này. Đức Phật bảo ông không nên hỏi câu đó. Tuy nhiên, người quản lý sân khấu kiên trì, hỏi đến ba lần điều đó. Sau đó Đức Phật nói với anh ta rằng, nếu nghiệp đó đến, anh ta sẽ tái sinh trong địa ngục cười.  Lý do là vì anh đã mang lại thứ hạnh phúc ô uế hoặc vô vị cho nhiều người, khiến cho lòng tham, sân giận và si mê của họ tăng lên.

Do đó, một trong những lợi íchPhật giáo đem lại cho nhân loại là kiến ​​thức về những gì thiện lành và những gì không thiện lành. Loại ‘chánh kiến’ này là một yếu tố rất quan trọng đối với phúc lợi cá nhân của ta cũng như của người. Nhờ có ‘chánh kiến’, ta mới có thể biết cách đi đúng đường. Thí dụ, Talaputa sau khi nghe lời dạy của Đức Phật, đã từ bỏ sự nghiệp diễn xuất của mình, xuất giathực hành thiền định. Không lâu sau, ông đạt được quả vị A-la-hán.

Không có chánh kiến, ta thường hành động vô minh, chạy theo các dục lạc, thèm muốn danh tiếng, rượu chè, cờ bạc. Sự thỏa mãn dục lạc không kiềm chế như vậy dẫn đến đau khổ. Trái lại, người có chánh kiến thường tham gia vào những việc làm thiện lành, như cúng dường, bố thí, giữ giới, vung trồng lòng nhân ái và từ bi, thanh lọc tâm trí của mình thông qua thiền định. Điều này sẽ dẫn đến hạnh phúc.

Trong các kinh Pháp Cú, câu 316 và 317, Đức Phật nói:

316. Việc không thẹn thì luôn ray rứt

Đúng lương tâm lại bực là sao?

Sống theo tà kiến: Khổ đau

Đọa sa cõi xấu, ngụp đầu trầm luân.

317. Không đáng sợ thì luôn lo lắng

Đáng sợ thì chẳng hoảng là sao?

Sống theo tà kiến: Khổ đau

Đọa sa cõi xấu, ngụp đầu trầm luân.[4]

Những lời dạy của Đức Phật cũng phản ánh được thời hiện đại của chúng ta. Ví dụ, nhiều người nghèo xấu hổ về cái nghèo của mình và người giàu tự hào về sự giàu có của mình; người xấu xí mặc cảm về sự khiếm khuyết của mình và người đẹp tự hào về nét diễm kiều của mình. Nhưng tiền bạc và vẻ bề ngoài có phải là thước đo của những gì là đáng xấu hổ và những gì không đáng xấu hổ? Chắc chắn là không. Trong cả hai trường hợp, nếu một người có đạo đức, thì không có gì đáng phải xấu hổ. Trái lại, dù người đó giàu sang, có sắc đẹp nhưng sống vô đạo đức, thì không có gì đáng để hảnh diện cả.  Hiểu được điều này, ta nên luôn quán sát xem những gì mình đang làm là thiện lành hay bất thiện.

hy vọng rằng những lời dạy này sẽ giúp quý vị thấy là phần đông không hiểu sự khác biệt giữa những gì là thiện và bất thiện. Nói chung, những gì họ thích, họ nghĩ là đúng (thiện). Những gì họ không thích, họ nghĩ là sai (bất thiện). Nhưng thiện hay bất thiện không thể đo lường bởi sự thích và không thích. Điều phải không thể sai; cái sai không thể phải (đúng).  Thiện là thiện; bất thiệnbất thiện.  Sự ưa thích của cá nhân không thể thay đổi chúng.

Trở lại với bản kinh, câu hỏi thứ hai của thiên nhân là: "Bạch Thế tôn, làm thế nào mà khi ngài không dừng lại và không bước tới mà ngài vượt qua được dòng lũ khó vượt qua?"

Đức Phật trả lời câu hỏi này bằng cách nói: "Khi ta đứng lại, thì ta chìm xuống; nhưng khi ta bước tới, thì ta bị cuốn trôi. Đó là do không dừng lại và không bước tới mà ta vượt qua được dòng lũ khó vượt qua".

"Khi đứng lại, thì ta chìm xuống" có nghĩa là nếu ta thực hiện hành động bất thiện, ta rơi vào bốn đọa xứ.  "Nhưng khi ta bước tới, thì ta bị cuốn trôi" có nghĩa là nếu ta thực hiện các hành động thiện lành, ta vẫn phải tái sanh làm người hay thiên nhân hay thánh nhân.  Đó là do không dừng lại và không bước tớiĐức Phật đã vượt qua được dòng lũ.

Theo Đức Phật: Bản tâmthuần khiết nhưng vì các tâm hành bất thiện liên quan như tham lam, hận thù, si mê, kiêu hãnh, ghen tị và keo kiệt, nó trở nên ô uế.  Gần như tâm luôn nghiêng về việc làm những hành động bất thiện. Trong số các tâm hành bất thiện liên quan, tham ái là số một.  Nó dẫn đầu tất cả. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy khắp nơi thế giới, người ta diễu hành trên đường phố đòi hỏi những gì họ khao khát. Người đòi tăng lương, kẻ muốn trả thù, người lại ủng hộ quyền được giết hay thay đổi chính trị hay chính sách giáo dục.  Kẻ khác nữa đòi quyền được tự chọn hoặc thực hiện phá thai.

Tất cả các đòi hỏi này bắt nguồn từ sự thèm muốn dục lạc và mong muốn quan điểm cá nhân của họ được công nhận. Rõ ràng là không thể đáp ứng tất cả những nhu cầu này. Tuy nhiên, khi không nhận được điều mình muốn, họ phản ứng bằng sân hận và trở nên cay đắng. Hận thù nảy sinh trong tâm trí họ. Ngược lại, khi nhận được những gì họ muốn, họ hạnh phúc và tự hào về bản thân. Tuy nhiên, nếu một ai khác thành công, ghen tị thường phát sinh.  Nhưng, nếu bản thân họ thành công, họ làm gì? Họ tưởng mình là người có đầu óc, thông minh.  Từ sáng đến tối, người ta hoang phí thời gian vào những hành động bất thiện của thân, khẩu và ý.  Như thế, liệu có ai còn thắc mắc vì sao tất cả chúng ta đều phải chịu nhiều đau khổ?

Giữa sinh và tử, chúng ta sống chủ yếu trong các căn nhà của tham, sân, si, kiêu mạn, ghen tỵkeo kiệt. Các căn nhà này thực sự không tốt cho ta. Mặc dù chúng ta sống trong ngôi nhà vật chất mà ta coi là mái ấm, ngôi nhà thực sự của hầu hết lại là nơi chất chứa tham lam, sân hận, si mê, cao ngạo, ganh tỵkeo kiệt.  Các uế nhiễm nguyên thủy này tiềm ẩn trong ta từ lúc chào đời, và chúng tạo bao phiền não cho ta suốt đời.  Buồn thay, hầu hết chúng ta đều bị dính kẹt trong gọng kiềm của chúng.  Chúng thực sự trở thành nhà của chúng ta.

Trong chú giải của kinh Pháp cú nói rằng:

Đối với kẻ ngu, bốn đọa xứ là ngôi nhà thường trú của họ.

Tất cả chúng ta đều biết, không ai ở lâu nơi họ chỉ là khách vãng lai.  Đương nhiên là ta muốn trở về nhà của mình. 

Tương tự, các cõi ngườichư thiên chỉ là những nơi ta tạm thời ghé qua khi thời gian đã chín muồi. Sớm hay muộn, cùng với các uế nhiễm của mình, chúng ta lại phải trở về ngôi nhà thực sự của ta là một nơi nào đó trong bốn đọa xứ.

Nhân duyên khiến ta sinh ra trong cõi lành hay cõi khổ được Đức Phật tuyên bố rõ ràng. Thiên Đại Phẩm trong Tương Ưng (Mahavagga Samyutta) nói:

Có lần, Đức Phật đã lấy một ít đất trên đầu ngón tay và nói với các vị tỳ kheo như sau:

"Này các tỷ kheo, các ông nghĩ thế nào, cái nào nhiều hơn: Chút đất trên đầu móng tay của ta hay trái đất?"

"Bạch Thế tôn, trái đất nhiều hơn. Chút đất mà Thế tôn đã lấy trên đầu ngón tay của ngài là quá ít.  So với trái đất, chút đất đó không thể so sánh, không thể tính thậm chí đến một vi phần".

“Cũng thế, này các tỷ kheo, có rất ít chúng sanh, khi họ qua đời, lại được tái sanh làm người. Nhưng có rất nhiều chúng sanh, khi họ qua đời, bị tái sanh trong địa ngục.

Tại sao? Bởi vì, này các tỷ kheo, họ đã không biết đến Bốn Sự Thật cao thượng. Bốn sự thật đó là gì? Đó là Khổ đế, Tập đế, Diệt đếĐạo đế.

Vì thế, này các tỷ kheo, một nỗ lực cần được thực hiện để hiểu: 'Đây là đau khổ’. Một nỗ lực cần được thực hiện để hiểu: ‘Đây là nguồn gốc của khổ’. Một nỗ lực cần được thực hiện để hiểu: 'Đây là sự chấm dứt của khổ’.  Một nỗ lực cần được thực hiện để hiểu: 'Đây là cách dẫn đến sự chấm dứt khổ’".

Đức Phật lại dạy tiếp: "Cũng thế, này các tỷ kheo, có số rất ít người, khi họ chết đi, lại được tái sanh làm người hay chư thiên.  Nhưng lại có rất nhiều chúng sanh, sau khi họ qua đời, phải tái sanh trong địa ngục, trong cõi súc sanh, ngạ quỷ.

"Cũng thế, này các tỷ kheo, có số rất ít chư thiên, khi họ qua đời, được tái sanh làm chư thiên hay người. Nhưng lại có rất nhiều thiên nhân, khi họ qua đời, bị tái sanh trong địa ngục, trong cõi súc sanh, ngạ quỷ.

"Cũng thế, này các tỷ kheo, có rất ít chúng sanh, khi họ vượt thoát khỏi địa ngục, được tái sanh trong cõi người hoặc cõi thiên. Nhưng có rất nhiều chúng sanh, khi họ vượt khỏi địa ngục, bị tái sanh trong địa ngục, trong cõi súc sanh, ngạ quỷ.

"Cũng thế, này các tỷ kheo, có rất ít chúng sanh, khi họ thoát khỏi cõi súc sanh, được tái sanh trong cõi người hoặc chư thiên. Nhưng có rất nhiều chúng sanh, khi họ vượt khỏi cõi súc sanh, bị tái sanh trong địa ngục, súc sanh, hay ngạ quỷ.

"Cũng thế, này các tỷ kheo, có rất ít chúng sanh, khi vượt khỏi cõi ngạ quỷ, được tái sanh trong cõi người hoặc chư thiên. Nhưng có rất nhiều chúng sanh, khi vượt qua khỏi cõi ngạ quỷ, bị tái sanh trong địa ngục, trong cõi súc sanh, ngạ quỷ

“Tại sao? Bởi vì họ đã không biết đến Tứ diệu đế! Do vậy, chúng ta sống chủ yếu trong ngôi nhà của tham lam, sân hận, si mê, cao ngạo, ganh tỵkeo kiệt.  Đây là lý do tại sao ít người được tái sanh trong cõi ngườichư thiên, nhưng rất nhiều chúng sanh bị sinh ra trong địa ngục, cõi súc sanh và ngạ quỷ”.

Theo Đức Phật: "Có rất ít các chúng sanh biết tránh khỏi rượu, chất gây say, gây mê, là cơ bản của sự sơ suất, lầm lỗi. Nhưng có rất nhiều chúng sanh không tránh khỏi rượu, chất gây say, gây mê, là cơ bản của sự sơ suất, lầm lỗi".

“Cũng thế, này các tỷ kheo, có rất ít người thích sống ẩn dật. Nhưng có rất nhiều người không thích sống ẩn dật”.

"Cũng thế, này các tỷ kheo, có rất ít người tôn trọng các bậc trưởng lão trong gia đình. Nhưng có rất nhiều người không tôn trọng các bậc trưởng lão trong gia đình".

“Cũng thế, này các tỷ kheo, có rất ít người tránh hủy hoại cuộc sống. Nhưng có rất nhiều người không tránh khỏi sự hủy hoại cuộc sống".

"Cũng thế, này các tỷ kheo, có rất ít người tránh không lấy của không cho.  Nhưng có rất nhiều người không tránh lấy của không cho".

“Cũng thế, này các tỷ kheo, có rất ít người tránh tà dâm.  Nhưng có rất nhiều người không tránh phạm tà dâm”.

"Cũng thế, này các tỷ kheo, có rất ít người không nói sai sự thật, hay nói lời chia rẽ.  Nhưng có rất nhiều người không tránh nói sai lệch, hay nói lời chia rẽ”.

"Cũng thế, này các tỷ kheo, có rất ít người tránh nói lời gay gắt hay nói chuyện phiếm.  Nhưng có rất nhiều người không tránh nói lời gay gắt hay nói chuyện phiếm”.

Có rất ít người biết làm việc thiện lành. Ngược lại, số đông nhân loại đang tham gia vào các hành động bất thiện. Như Đức Phật đã chỉ ra, những người biết thực hành thiện lành giống như một chút đất trên móng tay của ngài và những người đang tham gia vào các hành vi không lành mạnh giống như trái đất. Do vậy, rất ít người có thể được tái sanh trong cõi người hoặc chư thiên. Hầu hết chúng sanh trên trái đất này sẽ bị tái sanh trong địa ngục, cõi súc sanh, hay ngạ quỷ.  Tại sao? Các cánh cửa đưa đến các trạng thái khốn khổ được mở ra bởi những hành động bất thiệnchúng ta đã làm trong cuộc sống này.

Điều gì xảy ra nếu chúng ta rơi vào bốn đọa xứ? Điều này được giải thích trong kinh có tên là "Lỗ khóa", trong Đại Thiên Phẩm-12 Tương ưng (Mahavagga Samyutta). Trong kinh này, Đức Phật thuyết:

-Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần.

 Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng hay không?

-Năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài.

Tuy vậy, Đức Phật dạy rằng: “Còn mau hơn, này các Tỷ kheo, con rùa mù ấy có thể chui cổ vào khúc cây có lỗ hổng kia; nhưng này các Tỷ kheo, ta tuyên bố rằng còn khó hơn được làm người trở lại, một khi người ngu bị rơi vào đọa xứ. Vì sao vậy? Vì ở đấy, này các Tỷ kheo, không có pháp hành, an tịnh hành, thiện hành, phước hành. Này các Tỷ kheo, ở đây chỉ có ăn lẫn nhau và ăn thịt kẻ yếu”. [5]

Đó là lý do tại sao, nếu chúng ta rơi vào bốn đọa xứ, rất khó để được tái sanh trong cõi người hoặc chư thiên. Không kể ta giàu hay nghèo thế nào, đẹp hay xấu ra sao, cuộc sống cao hay thấp, để tránh tái sanh vào địa ngục, cõi súc sanh hay ngạ quỷ, ta phải hành thiện.

Dù được tái sanh làm người hoặc chư thiên vẫn tốt hơn, nhưng với sự hiện hữu luôn có sinh, lão, tử, phiền muộn, than khóc, đau đớn, bất mãn, và tuyệt vọng. Chúng ta cũng không tránh thoát những khổ đau ấy.

chúng ta biết, 'Con người là hữu diệt', nhưng khi  đang chờ đợi giây phút cuối cùng của mình, ta sợ cái chết; ta sợ chết. Ta đau buồn, than thở và trở nên bấn loạn. Để làm rõ hơn, sư xin trích dẫn một bài kinh trong Tăng Chi Bộ.  Tựa đề bài kinh là Abhaya (Fearless): Không Sợ Hãi. Qua đó Đức Phật dạy ta:

Thực sự, nầy Bà-la-môn, có người bản tánh bị chết, sợ cái chết.  Ai là người sợ cái chết?”

“Ở đây, này Bà-la-môn, có người không ly tham đối với các dục, không ly ham muốn, không ly luyến ái, không ly khát ái, không ly nhiệt não, không ly tham ái. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự các dục khả ái sẽ bỏ ta", hay "Ta sẽ từ bỏ các dục khả ái". Người ấy sầu muộnthan vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bấn loạn. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết”[6]

Làm sao chúng ta có thể tái sanh vào các cõi lành nếu ta chết theo cách này?

“Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp". Tại sanh thú nào mà những người không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp, đi đến sau khi chết, ta đi đến sanh thú ấy. Người ấy sầu muộnthan vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bấn loạn. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết”.

“Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người nghi ngờ do dự, không đi đến kết luận đối với diệu pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự ta có nghi ngờ do dự, không đi đến kết luận đối với diệu pháp". Người ấy sầu muộnthan vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là bốn hạng người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết”.

“Này Bà-la-môn, đây là bốn hạng người sợ hãi cái chết, rơi vào run sợ trước cái chết”.[7]

Nếu ta thuộc vào bốn hạng người sợ chết, tự mãn, không biết mình cần phải làm gì thì có tốt không?  Chúng ta nên suy nghĩ kỹ về vấn đề này.  Tất cả mọi khổ đau đều do có thân (hữu).  Vì vậy, có thân cũng không đáng khen!

Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy: "Này các tỷ kheo, giống như một chút ít phân cũng có mùi hôi, vì vậy, ta không tán thán 'sự có mặt (hữu)', dầu chỉ trong một thời gian ngắn, không bằng một cái búng tay”.

Như thế, giờ chúng ta biết mình đang làm gì. Chúng ta đang 'chìm xuống và bị cuốn trôi”.  Chúng ta chìm vào bốn đọa xứ bằng cách ‘dừng lại’ và bị cuốn trôi hết lần này tới lần khác bằng cách ‘bước tới’, và tái sanh làm người hoặc thiên nhân.

Trong kinh Vượt Qua –Dòng Lũ, Đức Phật dạy: "Khi ta dừng lại, thời ta chìm xuống; nhưng khi ta bước tới, thời ta trôi giạt.  Này hiền giả, bằng cách không dừng lại và  không bước tới, ta vượt khỏi dòng lũ khó vượt”.

Ý nghĩa của câu "không dừng lại và không bước tới, ta vượt qua dòng lũ khó vượt”?  Trong chú giải, điều đó có nghĩa là đi theo Trung ĐạoTrung đạocon đường đưa tới Niết-bàn, là Bát thánh đạo.

Nghe được những lời này, thiên nhân trở thành một vị nhập lưu.

Lòng tôn kính của thiên nhân vì vậy dành cho Đức Phật quá lớn.  Vị này đã biết được Chánh pháp, nên đọc bài kệ sau:

"Sau một thời gian dài cuối cùng tôi được gặp

Một Bà-la-môn (Phật), là người hoàn toàn dứt bỏ,

Người bằng cách không dừng lại, không bước tới,

Đã vượt qua sự bám víu thế giới này".

Vị Bồ-tát của chúng ta, và nhiều vị khác nữa lúc ngài còn tại thế (thậm chí ngày nay cũng có một số) đã vượt qua dòng lũ bằng cách không dừng lại và không bước tới.  Các vị ấy đã đi theo con đường Trung Đạo.  Họ đã chứng được Niết-bàn.

Cầu cho tất cả chúng ta có thể đi theo con đường đạo đó.

Cầu cho tất cả chúng ta có thể vượt dòng lũ khó vượt.

Cầu cho tất cả chúng ta cuối cùng đạt được Niết-bàn.

 

Lành thay! Lành thay! Lành thay!

Tỳ kheo Revata

Rừng Thiền Pa-Auk

Ngày 18, tháng 8, 2006


Tiểu sử của Tỳ kheo Revata

 

Tỳ kheo Revata sinh ngày 1 tháng 9, 1971 tại Mawlamyine, Miến Điện.  Ông là con thứ tám của Oo Thar Tun và Daw Mya Sein.

Năm 1994, ông hoàn thành chương trình Cử Nhân Khoa Học (B.Sc) tại đại học Yangon, thành lập phòng dạy học kỹ thuật máy tính để kiếm sống tại quê nhà trong năm năm.

Năm 1999, ngày 10 tháng 11, ông được thọ giới tỳ kheo Nguyên thủy tại trung tâm thiền Pa-Auk (trung tâm chánh).  Sư tế độ là ngài Trưởng lão thiền sư Pa-Auk Sayadaw U Acinna.

Sư Revata hành thiền dưới sự hướng dẫn của ngài Trưởng lão Pa-Auk Sayadaw, U Acinna, Sayadaw U Cittara và Đại đức U Sila.

Sư học và nghiên cứu văn chương, chú giải Pali.  Sư nói được tiếng Miến, Anh và Thái.

Kể từ năm 2002 cho đến hiện tại, sư Revata đã hướng dẫn thiền cho các thiền giả ngoại quốc và người địa phương- các tỳ kheo Nguyên thủy, tăng ni phái Đại thừa, các cư sĩ, người sơ cơ từ nhiều nước tại Trung tâm thiền Pa-Auk.

Sư Revata là phụ giảng sư cho ngài trưởng lão thiền sư Pa-Auk Sayadaw.  Hướng dẫn cho các thiền giả địa phương và ngoại quốc, và huấn luyện các giảng sư tương lai cũng là bổn phận của sư.

Sư Revata đã có nhiều pháp thoại bằng tiếng Miến và tiếng Anh ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Sư Revata đã viết ba quyển sách bằng tiếng Miến cũng với ngài trưởng lão thiền sư Pa-Auk Sayadaw, và một quyển bằng tiếng Anh, đó là: Awaken, Oh World!

Năm 2005 sư được mời hướng dẫn khóa thiền tại Singapore cùng với ngài trưởng lão thiền sư PAK.  Năm 2008, sư được mời đến Đại Hàn để hướng dẫn khóa thiền trong hai tháng.

Năm 2008 sư viết thêm một quyển sách nữa bằng tiếng Miến và đã được xuất bản.

Năm 2009, lần nữa sư lại được mời đến Đại Hàn để hướng dẫn khóa thiền hai tháng (tháng 6 & tháng 7) tại Trung tâm Bong-In-Sa.

Sư Revata đã trải qua mùa Vesak 2010 tại Trung tâm thiền Pa-Auk Quốc tế - Latvia, Châu Âu.

 



[1] Xin xem tiểu sử đính kèm.

[2] Một kalàpa là phân tử nhỏ nhất của vật chất. (Tâm Pháp Thiền Viện- Hiểu Biết Các Phân tử)

[3] Địa ngục, Quỷ đói, A-tu-la, và Súc sanh.

[4] 423 Lời Vàng Của Đức Phật = TT Thích Nhật Từ soạn dịch – Thư Viện Hoa Sen

[5] Tương Ưng bộ - Thiên Đại Phẩm -12  HT Thích Minh Châu Việt dịch

[6] Kinh Không Sợ Hãi – HT Thích Minh Châu dịch. THư Viện Hoa Sen

[7] Kinh Không Sợ Hãi – HT Thích Minh Châu dịch.

 

Tạo bài viết
13/12/2010(Xem: 49359)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: