Chánh Niệm trong Đời Thường

28/03/20201:00 SA(Xem: 16153)
Chánh Niệm trong Đời Thường
CHÁNH NIỆM trong ĐỜI THƯỜNG
Tuyển tập 22 Tác giả
Biên tậpCư sĩ Tâm Diệu, Nguyên Giác và Tâm Thường Định
Xuất bản và phát hành: Ananda Viet Foundation, Bodhi M Foundation và Lotus Media
Mùa Thành Đạo, Phật lịch 2563
Bìa và trình bày: Quảng Pháp và Thiên Nhạn

Chánh Niệm trong đời thường
LỜI NÓI ĐẦU

Với những người chưa quen thuộc với Chánh Niệm trong ý nghĩa chơn chánh, việc thực tập và tính phổ biến của Thiền pháp này như dường một phần của cơn sốt phong trào. Tuy nhiên, Phật tử đã tu tập pháp này từ rất xa xưa, vì những lý do tuyệt vờilợi ích lớn lao. Chánh niệm cho người tu tập khả năng tiếp xúc chơn thực với người và cảnh chung quanh; đó là ý thức đạt được bằng sự chú tâm vào mục tiêu, trong khoảnh khắc hiện tại, và không đưa ra phán đoán nào.

Tập Chánh niệm hàng ngày, trong các cảnh đời hàng ngày, giúp chúng ta tỉnh giác hơn, và như thế sẽ có nhận biết rõ hơn, giảm các quyết định có tính phản ứng. Nó có thể giúp phân tích các phản ứng của chúng ta trong các hoàn cảnh nào đó, để chúng ta có thể đáp ứng trong cách tốt nhất trong mọi khoảnh khắc. Nó làm tâm ý thức rõ ràng hơn, điều mà nhiều người đang cần hiện nay. Lợi ích Chánh niệm quá lớn: nhiều bác sĩ trị liệu đang dùng Chánh niệm giúp bệnh nhân đối phó với lo âu, căng thẳng, hay trầm cảm.

Tuyển tập các bài viết thực dụng và nhiều thông tin này sẽ giúp độc giả ứng dụng Chánh niệm trong đời sống hàng ngày, trong lãnh đạo, và cũng sẽ đưa ra các mô thức thực tập trong nhiều lĩnh vực, từ đời sống của các vị thầy tâm linh, cho tới cách nó có thể ảnh hưởng tốt vào thế giới đầy dao động của chúng ta hiện nay. Đưa Chánh niệm vào trong từng cuộc đời chúng ta, cho dù chúng tatôn giáo hay không, sẽ dẫn tới lợi ích làm phong phú chính cuộc đời chúng ta, và lợi ích cho cả những người quanh ta.

Quan điểm, suy nghĩý kiến trong các bài viết là của riêng từng tác giả, không nhất thiết của những người khác và của nhóm biên tập.

Nhóm biên tập trân trọng gửi lời chúc an lành tới tất cả độc giả.

FOREWORD:

For those who are still not acquainted with Mindfulness in its true essence, its practice and popularity might seem like part of another fad. However, Buddhists have been practicing it for countless time, for wonderful reason and for the greater good. Mindfulness grants its practitioner the ability to be in true contact with the people and situations at hand; it is awareness, which is obtained by paying attention on purpose, in the present moment, and without any judgement.

The practice of mindfulness on a daily basis, in everyday situations, can help us be more alert and in turn it can assist us to make more conscious and less reactive decisions. It can help us analyze our reactions in certain situations, so that we can respond in the best way possible at all moments. It gives a clarity of mind that so many of us are needing right now. Its benefits are so great, many therapists are currently using Mindfulness to help clients cope with anxiety, stress, or depression.

This informative and practical collection will guide you through the concept of Mindfulness in everyday life, in leadership, and will also provide examples of its practice throughout many areas, ranging from the lives of spiritual masters, to how it could positively impact our current, hectic world. Bringing Mindfulness into each of our lives, be it that we are religious or not, will prove to offer benefits that can enrichen our own lives, and those of everyone who surrounds us.

Views, thoughts, and opinions expressed in each article belong solely to their author, and not necessarily to others and the editors.

From your publishers

MỤC LỤC TABLE OF CONTENTS
Mục Lục -Table  of Contents
Foreword – From  your publishers
Giáo Dục Ngày Nay - Thích Như Điển
Practicing Mindfulness for Youths – Thích Từ Lực
Người Huynh Trưởng: Những Bước Chân Tiên Phong, Những Tấm Lòng Xây Dựng – Thích  Từ Lực
Mindful Living: A Buddhist Model for A Sustainable World – Thích Minh Thiện
Tri Kỷ Của Chính Mình – Chân  Pháp Nguyện
Be Our Own Soulmate – Brother  Chan Phap Nguyen
Thiền Trong Công Việc – Thích  Trung Hữu
Tu Tập Chánh Niệm – Thích  Nữ Thuần Bạch
Lãnh Đạo Trong Chánh Niệm – 5 Nghệ Thuật Lãnh Đạo Cho Hàng Huynh Trưởng –Thích Nữ Thuần Tuệ & Htr. Tâm Thường Định
Mindful Leadership - Five Arts of Leadership For Buddhist Youth Leaders: With An Emphasis on Awareness Practice -Abbess  Thích Nữ Thuần Tuệ and Tâm Thường Định
Đức Phật Di Lặc Và Sáu Chú Điệu – Thích Nữ Giới Hương
Chánh Niệm Trong Đời Sống – Thích Nữ Hằng Như
Chánh NiệmCon Đường Thiết Yếu Thường Nhật –Thích  Nữ Tâm Thảo
Bấp Bênh Hai Chữ Nụ Cười – Thích  Nữ Hạnh Từ
Chánh Niệm Trong Thiền Việt Nam – Nguyên  Giác
Ứng Dụng Thiền Chánh Niệm Vào Việc Tập Thể Dục – Tâm  Diệu 
Chánh Niệm Trong Cuộc Sống – Thiện Quả Đào Văn Bình 
Cầu NguyệnThờ Phượng – Nguyễn  Thúy Loan…
Prayer and Worship – Nguyễn Thúy Loan
Lực của Thói Quen và Cách Đối Trị
The Force Of Habits And The Antidotes – Chân  Hiền Tâm
Chánh Niệm Trong Đời Thường – Tiểu  Lục Thần Phong
Mindfulness For Vietnamese Youth - Steve N
Phật Tử Tại Gia Thực Hành  Chánh Niệm Trong Đời Sống Hằng Ngày – Tâm  Nhuận Phúc


pdf_download_2


Chánh Niệm Trong Đời Thường - Final
Quý độc giả thích đọc sách in trên giấy có thể đặt mua tại Amazon: https://www.amazon.com/1087859697

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24112)
30/05/2014(Xem: 21898)
02/12/2018(Xem: 14562)
26/08/2016(Xem: 11972)
26/08/2013(Xem: 41633)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.