Thực có điều tốt không?

02/04/20209:06 SA(Xem: 9897)
Thực có điều tốt không?

THỰC CÓ ĐIỀU TỐT KHÔNG?
Nguyễn Thế Đăng

good-bad1. Tốt và xấu trong đời thường

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn dựa trên một cơ sở đạo đức nào đó. “Anh này làm biếng, anh kia siêng năng”. “Anh kia hay nóng giận, anh này điềm tĩnh”. “Anh này trung thành, anh kia bội bạc”.

Làm biếng và siêng năng, nóng giận và điềm tĩnh, trung thành và bội bạc, chỉ là những sự kiện, nhưng những sự kiện được đánh giá theo tốt và xấu, thiện và ác, nghĩa là theo đạo đức.

Cái tốt có thật có hay không? Nếu có, nó phát xuất từ đâu? Trả lời những câu hỏi này mới có thể tự mình làm điều tốt và không làm điều xấu, rồi sau đó khuyên người khác làm điều tốt, không làm điều xấu.

Thiện ác, tốt xấu đã được bàn luận từ buổi bình minh của nhân loại như Platon (“cái Thiện tối cao, Hữu thể tối cao”), Aristotle (“đức hạnh đưa đến hạnh phúc”), cho đến Kant (“mệnh lệnh tuyệt đối”). Ở Trung Hoa, từ xưa, nếu có Mạnh Tử với “nhân chi sơ tánh bổn thiện”, thì cũng có Tuân Tử với “nhân chi sơ tánh bổn ác”. Và đến thế kỷ XX thì đạo đức học cùng với tôn giáo bị phai mờTây phương, nhường chỗ cho các triết học phân tích về thực tiễn, xã hội, khoa học, ngôn ngữ…

Nhưng ở thời đại nào, đạo đức vẫn là một phần không thể thiếu của con người. Chẳng hạn xã hội hiện đại tôn vinh những nhà khoa học, những nhà văn, những người thành công rất giàu có… không những chỉ do tài năng của họ, mà còn là vì lối sống đạo đức của họ.

Ở đây chúng ta chỉ nói về cái tốt, cái xấu theo cảm nghiệm và cảm nhận bình thường của chúng ta.

Tốt xấu, thiện ác đến từ gia đình, học đường và xã hội. Từ nhỏ chúng ta đã được cha mẹ dạy: “Ăn cơm đổ bừa bãi là xấu, gọn gàng là tốt”. “Hiếp đáp em mình là xấu, dơ là xấu, biếng học là xấu, không biết vâng lời cha mẹ là xấu. Và ngược lại là tốt”.

Vào trung học, tốt xấu còn có nghĩa giá trị. Học giỏi là tốt, thông minh là tốt, có kỷ luật là tốt, có mục đích cho việc học là tốt… Ngược lại là xấu. Ở thời thiếu niên này, tốt xấu còn mang thêm nghĩa giá trị. Cái tốt thì có giá trị, cái xấu không có giá trị. Đến đây những tính tốt - còn gọi là đức tính - được thu nhập và bồi dưỡng, tạo thành nhân cách.

Ra xã hội, quan niệm tốt xấu còn được mở rộng thêm và tinh tế thêm. Tuân thủ pháp luật là tốt, công bình là tốt, bình đẳng là tốt, thương yêu là tốt, có lý tưởng là tốt và ngược lại, không tuân thủ pháp luật là xấu, bất công là xấu, không bình đẳng là xấu, thù ghét là xấu, sống không lý tưởng là xấu. Cũng là tốt và xấu, nhưng với sự trưởng thành của thân thểtâm thức, tốt và xấu càng tinh tế.

Tóm lại, tốt và xấu là những quan niệm chúng ta học tập được từ gia đình, trường học, và xã hội. Ngay cả đời sống xã hội cũng được xây dựng trên nền tảng tốt xấu, hay nền tảng đạo đức. Hệ thống pháp luật là để trừng phạtngăn ngừa cái xấu. Trong kinh tế, làm đồ giả là xấu, phải dùng đến pháp luật. Làm chứng gian, thấy người bị nạn không cứu, cố tình gây hại cho người khác… là xấu, pháp luật phải can thiệp.

Những khái niệm tốt xấu ấy có phải chỉ là những quy ước xã hội, trường học và gia đình được thu nạp vào tâm trí chúng ta? Nếu chúng chỉ là những quy ước do con người đặt nên thì giá trị của chúng cũng chỉ là quy ước, chúng ta có thể tuân thủ “sơ sơ”, miễn sao pháp luật không đụng chạm chúng ta là được.

Rồi đến các tôn giáo. Các tôn giáo lớn đều có những điều răn, những lời khuyên như không giết người, không ngoại tình, không trộm cướp, không nói dối… Nhưng nếu tôi là người không có tôn giáo thì những lời khuyên, những cấm đoán ấy có phải chỉ là những quy ước hay không?

Những điều tốt có thực sự hiện hữu hay chỉ là những quy ước được đặt ra tùy hoàn cảnh, tùy thời đại, tùy người cầm quyền?

Chúng ta thấy, nơi người bình thường chúng ta, vẫn luôn luôn ngầm ẩn một ý niệm nào đó về cái tốt. Bằng cớ là khi làm điều gì xấu không ai biết, chúng ta vẫn cảm thấy ăn năn, hối hận. Nơi bản thân chúng ta luôn luôn có một sự cân nhắc, chọn lựa tốt xấu theo đạo đức. Tốt xấu, trí thông minh đạo đức, nếu có thể nói như vậy, luôn luôn có sẵn nơi ta.

Hướng đến cái tốt y như là một bản năng có sẵn nơi ta mà giáo dụctôn giáo chỉ làm mạnh thêm. Có thể định nghĩa con người, dù là con người thấp kém nhất, là một sinh vật biết phân biệt thiện ác. Và chúng ta thấy ai cũng mong muốn mình trở nên con người tốt chứ không phải con người xấu.

Văn chương, phim ảnh… dù có những đoạn nói về tội lỗi, xấu xa nhưng bao giờ cũng hướng con người đến cái tốt, bao giờ cuối cùng cái thiện chứ không phải cái ác thắng. Chẳng có nhà văn nào, đạo diễn nào tạo ra một tác phẩm với mục đích làm cho con người xấu hơn.

Nhìn rộng ra, lịch sử nhân loại, dầu rất nhiều trắc trở, ngưng trệ, có khi thụt lùi nhưng luôn luôn hướng đến cái tốt hơn, thiện hơn. Chẳng hạn ngày xưa có chiến tranh là do ý muốn có khi rất cảm tính, chủ quan của một ông vua nào đó. Ngày nay có ngoại giao thương thuyết, có Liên Hiệp Quốc, mặc dầu chẳng có sức mạnh quân sự, đứng ra hòa giải, tìm biện pháp. Luật pháp là để xác định cái gì tốt cái gì xấu, và có những cơ chế để khuyến khích cái tốt và trừng phạt cái xấu.

2. Cái tốt là một nhu cầu tâm linh của con người

Einstein là một nhà vật lý vĩ đại, nhưng ông không hoàn toàn dựa vào khoa học, mà chú ý nhiều đến con người, mà con người là tính đạo đức:

Cho nên tôi tin rằng những con người như Khổng Tử, Đức Phật, Chúa Jesus và Gandhi đã góp phần mài sắc tinh thần đạo đức của con người hơn là khoa học từng làm được. Con người có thể ý thức về sự tác hại của hút thuốc và rồi vẫn là kẻ hút thuốc dây chuyền. Cũng như thế đối với tất cả những động lực xấu xa và đầu độc cho đời sống.

Tôi không cần nhấn mạnh rằng tôi quý trọngđánh giá cao thế nào mọi nỗ lực hướng đến chân lýhiểu biết. Nhưng tôi không tin rằng sự thâm thủng những giá trị đạo đứcluân lý có thể được bù đắp bằng những nỗ lực thuần túy trí thức”. (Einstein, Nguyễn Xuân Xanh, 2011 trang 306)

Và làm một con người bình thường, có lẽ không ai không cảm nhận được tính đạo đức như Kant đã nói trong phần kết luận cuốn Phê bình Lý tính Thực hành:

“Hai điều tràn ngập tâm trí tôi với sự ngưỡng mộ và kính sợ luôn luôn mới lạ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến, đó là: bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật luân lý ở trong tôi”.

Những người bỏ nhà, sống một cuộc đời thiện lành, trong đó có những người trở thành những con người tốt đẹp đến độ chúng ta gọi là những vị thánh, đó là những người đam mê cái tốt một cách kỳ lạ, thậm chí có vẻ điên cuồng. Cái thiện là một niềm đam mê, một nỗi ám ảnh, là động lực đẩy họ đi trên con đường tự hoàn thiện chính mình. Cuộc đời của họ cho chúng ta biết có cái thiện, và họ là những người sống được cái thiện ấy, dù có nhiều danh từ khác nhau để gọi cái thiện ấy.

Trong mười năm nữa, trí thông minh nhân tạo (AI) với các thuật toán của chúng sẽ vượt hẳn trí thông minh con người. Thậm chí chúng có thể chọn lựa tốt xấu về đạo đức chính xác hơn con người, bởi vì chúng có thể phân tích rất nhiều thông số để chọn cái nào là tốt nhất nên làm mà không bị cuốn theo cảm tính và phiền não như con người. Nhưng vinh quang chiến thắng vẫn thuộc về con người, vì trí thông minh nhân tạo có thể chọn lựa tốt xấu rất chính xác, nhưng chúng không chiến thắng vì không biết chiến đấu, nhất là tự chiến đấu để chiến thắng chính mình:

Dầu tại bãi chiến trường
Thắng ngàn ngàn quân địch
Tự thắng mình tốt hơn
Thật chiến thắng tối thượng.
(Pháp cú, câu 103)

Nguyễn Thế Đăng
Văn Hóa Phật Giáo số 342 ngày 01-04-2020 | Nhập lưu Thư Viện Hoa Sen 02-04-2020





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/12/2017(Xem: 9529)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.