Quà Ngài Để Lại

20/02/20246:17 CH(Xem: 8372)
Quà Ngài Để Lại

QUÀ NGÀI ĐỂ LẠI
Di Sản Giáo Pháp Của Phra Ajaan Dune Atulo
Biên soạn bởi Phra Rajavarakhun Somsak Pandito
Dịch từ tiếng Thái bởi Ṭhānissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff)
Việt dịch: Thái Bình

Quà Ngài Để Lại Tiếng ViệtGifts He Left Behind

 

PDF icon (4)Quà Ngài Để Lại Tiếng Việt
Quà Ngài Để Lại Song Ngữ Việt-Anh


MỘT PHÁC HỌA TIỂU SỬ


Ajaan Dune Atulo sinh ngày mùng 4 tháng 10 năm 1888 ở bản Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin, Thái Lan. Ở tuổi 22 ngài xuất gia ở thị trấn của tỉnh. Sáu năm sau đó, thất vọng với cuộc sống của một sư chùa không học thức, ngài bỏ đi tu học ở Ubon Ratchathani, nơi ngài làm quen với Ajaan Singh Khantiyāgamo và đã tái thọ giới ở hệ phái Dhammayut. Không lâu sau đó, ngài và Ajaan Singh gặp được Ajaan Mun Bhūridatto, người vừa mới trở về vùng Đông Bắc sau nhiều năm đi du hành. Ấn tượng với Giáo Pháp của Ajaan Mun và với phong thái của ngài, cả hai Tỳ-kheo đều từ bỏ việc học tập của họ và bắt đầu cuộc đời chu du hành thiền dưới sự hướng dẫn của ngài. Và như thế họ là hai đệ tử đầu tiên của Ajaan Mun. Sau 19 năm đi chu du khắp các núi rừng của Thái Lan và Campuchia, Ajaan Dune nhận được lệnh từ các chư tăng bề trên để phụ trách một tu viện kết hợp giữa học tập và tu hành ở Surin. Cũng bởi vậy ngài đã đảm nhận chức vụ trụ trì của Wat Burapha, một ngôi chùa ở tại trung tâm thị trấn vào năm 1934. Và ngài ở lại đó cho đến khi qua đời vào năm 1983.

 Là một trong những đệ tử kỳ cựu nhất của truyền thống Thiền rừng sáng lập bởi Ajaan Mun, Ajaan Dune được biết đến rộng rãi với cái tên Luang Pu, một từ thể hiện sự kính trọngtrìu mến sâu sắc, có nghĩa là "Cha già kính mến."

 

GIỚI THIỆU

Nhiều người đã hỏi xin các bài pháp của Luang Pu, với nguyện vọng để được đọc chúng hoặc lắng nghe chúng, và tôi phải thực lòng thú nhận rằng các bài thuyết pháp của Luang Pu là cực kỳ hiếm hoi. Đấy là bởi ngài không bao giờ cho những bài pháp theo kiểu trịnh trọng hay giảng thoại điều gì đó quá lâu. Ngài đơn giản chỉ dạy thiền, khuyên răn học trò, trả lời câu hỏi, hoặc đàm luận Giáo Pháp với các bậc Tỳ-kheo trưởng lão khác. Ngài thường nói theo một cách mà ngắn gọn, cẩn thận, và thẳng tới vấn đề. Thêm vào đó, ngài không bao giờ giảng pháp ở các buổi lễ trang trọng.

Vậy nên để đáp lại những nguyện vọng và sự quan tâm mà nhiều người đã dành cho Giáo Pháp của Luang Pu, tôi đã biên soạn cuốn sách về những lời dạy ngắn của ngài này—những sự thật thuần tuý ở tầm mức cao nhất, những bài học và lời khuyên răn ngài dành cho học trò của mình, những trả lời câu hỏi, những câu nói của Đức Phật lấy từ Kinh Điển mà ngài luôn thích được trích dẫn. Bởi tôi đã sống cùng ngài trong một thời dài, cho tới tận ngày cuối của ngài, nên tôi đã gom nhặt ở đây những lời nói rút ra từ trí nhớ của mình hoặc là từ sổ ghi chép cá nhân. Tôi cũng đã thêm vào đó các sự kiện, địa điểm, và những con người liên quan để những đoạn văn trở nên dễ hiểuthú vị hơn với bạn đọc.

Cũng đáng để lưu ý—và đáng kinh ngạc—là rằng ngay cả dù Luang Pu thường không nói, hoặc nói ít nhất có thể, nhưng ngài vẫn rất nhạy bén và tinh anh trong cách biểu đạt của mình, chưa bao giờ đi chệch mục tiêu ngài muốn nói. Lời của ngài vắn tắt nhưng đầy ý nghĩa, mỗi câu nói đều chứa đựng một thông điệp hoàn chỉnh tự trong chính nó. Giống như kiểu là ngài đang thôi miên người nghe của mình, khiến họ phải suy ngẫm lời ngài thật lâu với những tư duy sâu sắc nhất của mình.

Bạn đọc ở đây—để ý thấy một vài đoạn trong sách chứa đựng những lời dạy rất đỗi bình thường, một số khác thì hóm hỉnh, và một số nữa là những sự thật thuần tuý ở tầm mức cao nhất—có thể thắc mắc rằng tại sao chúng không được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao, hay từ dễ đến khó. Lý do mà tôi không sắp xếp như vậy là bởi mỗi đoạn văn đều hoàn chỉnh trong một trang giấy, và tôi muốn được làm đa dạng các bối cảnh được nhắc đến. Nếu như đây là không phù hợp, không thích đáng, hay là sai sót ở bất cứ điều gì, tôi xin kính mong các quý độc giả lượng thứ cho tôi, một tác giả với rất ít sự hiểu biết.

Phra Khru Nandapaññabharana (hiện tại, Phra Bodhinandamuni)
Mùng 1 tháng 7, 1985



 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/02/2016(Xem: 14389)
06/10/2022(Xem: 3982)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.