KHÔNG NÊN VỘI TIN CŨNG KHÔNG NÊN BÀI BÁC Quảng Tánh
Những người học Phật đều biết rằng, thời Thế Tôntại thế, giáo pháp được Ngài thuyết giảng, các đệ tử nghe rồi ghi nhớ, học thuộc và thường xuyên tụng đọc trao truyền cho người đi sau.
Sự lưu truyềngiáo pháp bằng cách truyền khẩutiếp tục kéo dài cho đến khoảng trên dưới 400 năm sau khi Thế Tônnhập diệt mới được ghi chép. Kinh tạng Nikaya (Pali) được xem là văn bản sớm nhất ghi chép lời Phật dạy. Tương đương với kinh tạng Nikaya là kinh tạng A-hàm (Sanskrit) và khá nhiều kinh luận được biên soạn, trước tác rất muộn về sau.
Ngay trong thời Thế Tôn, đã có không ít người nghe pháplõm bõm, nên khi thuật lại không đúng lắm với lời Phật. Những vị nói thiếu sót hoặc nói sai lạc với Chánh pháp thường được Đức Phật gọi đến răn nhắc, chấn chỉnh, có khi quở trách nặng nề. Và Ngài đã dự liệu cho vấn đề này ở đời vị lai nên khi sắp nhập Niết-bàn đã khéo nhắc lại cho bốn chúngđệ tử biết rằng phải hết sứccẩn thận “không nên vội tin, cũng không nên bài bác đối với bất cứ quan điểm nào mà phải đối chiếu với Kinh-Luật”.
“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo (…).
Bấy giờ, sau khi tùy nghian trú ở thôn Am-bà-la, Đức Thế Tôn lại bảo A-nan: Hãy sửa soạn để đi thôn Chiêm-bà, thôn Kiền-đồ, thôn Bà-lê-bà và thành Phụ-di. A-nan đáp:
Thưa vâng. Rồi xếp y ôm bát, cùng đại chúng theo hầu Thế Tôn, theo con đường từ Bạt-kỳ đi lần đến các thành khác, đến phía Bắc thành Phụ-di, nghỉ lại trong rừng Thi-xá-bà.
Phật nói với các Tỳ-kheo:
- Ta sẽ nói cho các ngươi nghe Bốn đạigiáo pháp. Hãy lắng nghe, hãy suy ngẫm kỹ.
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
- Kính vâng, bạch Thế Tôn! Chúng con muốn nghe.
Phật nói:
- Bốn pháp ấy là gì? Nếu có vị Tỳ-kheo nào nói như vầy: Này chư Hiền, tôi từng ở tại thôn kia, thành kia, nước kia, đích thân theo Phật được nghe, được lãnh thọgiáo pháp này. Nghe như vậy thì các ngươi cũng không nên vội tin, cũng không nên bài bác. Hãy nương theo Kinh mà xét chỗ hư thật. Nương theo Luật, nương theo Pháp mà xét rõ gốc ngọn. Nếu thấy lời nói ấy không đúng Kinh, không đúng Luật, không đúng Pháp, thì các ngươi hãy nói lại người kia rằng: Phật không nói như thế, ngươi đã nhớ lầm chăng?
Bởi vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói trái vớiChánh pháp. Vậy này Hiền sĩ, ngươi chớ có thọ trì và chớ đem nói cho người khác. Hãy từ bỏ nó đi. Trái lại, nếu xét thấy lời kia đúng Kinh, đúng Luật, đúng Pháp thì hãy nói với người kia rằng: Lời ngươi vừa nói, đúng là lời Phật nói. Vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói phù hợp với Chánh pháp. Vậy Hiền sĩ! Hãy cẩn thậnthọ trì và rộng nói cho người nghe, chớ có từ bỏ. Đó là đại pháp thứ nhất.
(Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành [trích])
Lời Thế Tôn dạy thật rõ ràng, nếu ai đó nói rằng tôi được nghe pháp này từ Đức Phật hay bất cứ ai đều phải “Không nên vội tin, cũng không nên bài bác. Hãy nương theo Kinh mà xét chỗ hư thật. Nương theo Luật, nương theo Pháp mà xét rõ gốc ngọn”.
Hiện nay, những tuyên bốnhân danhPhật pháp nhiều vô số kể, trong đó nhiều quan điểm chống trái nhau khiến cho không ít người nghe hoang mang, thối thất đạo tâm. Giải pháp cho vấn đề này là cần tỉnh táo, không tin liền cũng không vội bài bác mà nương vào Kinh và Luật để đối chiếu, thẩm định. Sự thật sẽ rõ ràng hơn khi thực hiện thao tác so sánh này, những quan điểm nào mà trái với Kinh Luật hay giáo pháp nói chung thì mạnh dạn loại trừ.
Mới hay, Đức Phật tuy đã nhập diệt nhưng Kinh và Luật (hiện thân của Ngài) vẫn còn ở đời. Người đệ tử Phật cần nương vào Kinh, Luật để thẩm định lại tất cả những giáo huấn, tuyên bố, thuyết giảng của tất cả những ai nhân danhlời Phật dạy. Hãy nương tựa Pháp, hãy mở to đôi mắt tuệ, gạt bỏ tất cả chấp thủtông môn hệ phái và tình cảm sùng bái thầy tổ cá nhân thì sẽ phân biệt đúng sai, chính tà để giữ vững tín tâmTam bảo và tiến tuthành tựugiải thoát.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.