Bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng

20/06/20201:00 SA(Xem: 8255)
Bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng
BẢY PHÁP
LÀM CHO CHÁNH PHÁP TĂNG TRƯỞNG   

Quảng Tánh

an cu kiet haMùa mưa là mùa chư Tăng Ni bắt đầu thực hiện phận sự an cư.

Khi buông bớt các duyên bên ngoài, hoặc theo chúng an cư tập trung hay tự mình phát nguyện an cư tại chỗ, tưởng chừng như không làm được việc gì to tát mà thực tế thì người tu đã làm được việc rất quan trọng, đó là góp phần “làm cho Chánh pháp tăng trưởng không tổn giảm”.

Người tu ngày nay do nhiều nguyên nhân mà bị ngoại duyên chi phối và hướng ngoại rất nhiều. Vì mải mê hướng ngoại nên có không ít những chướng ngại đạo đã xảy ra. Về tự lợi cho bản thân thì không thể chuyên tu giới, định, tuệ. Về lợi tha giúp đời cũng không có pháp lạc giải thoát để trao truyền, khiến cho Chánh pháp ngày càng tổn giảm, không tăng trưởng.

“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo.
(…) Này các Tỳ-kheo, lại có bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng không tổn giảm.
1-Ưa ít việc, không ưa nhiều việc, thời Chánh pháp tăng trưởng không bị tổn giảm. 2-Ưa yên lặng, không ưa nói nhiều3-Bớt sự ngủ nghỉ, tâm không hôn muội. 4-Không tụ họp nói việc vô ích5-Không tự khen ngợi khi mình thiếu đức. 6-Không kết bè bạn với người xấu ác. 7-Ưa ở một mình nơi chỗ nhàn tịnh, núi rừng. Này Tỳ-kheo, được như vậy, thời Chánh pháp sẽ được tăng trưởng, không bị tổn giảm”.
(Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành [trích])

Thiết tưởng làm cho Chánh pháp hưng thịnh là một việc kỳ vĩ, khó làm nhưng theo Thế Tôn thì lại khá đơn giản, bắt nguồn từ nơi chuyển hóa bản thân của những người nhân danh đệ tử Phật, nhất là chư vị xuất gia.

Trước hết là không ưa nhiều việc. Người tu ngày nay có rất nhiều việc, dường như ai cũng hết sức bận rộn với Phật sự dày kín lịch. Vấn đề là tại sao Thế Tôn lại khuyến cáo Tăng Ni có nhiều việc lại khiến cho Chánh pháp bị tổn giảm? Có lẽ quá bận rộn với việc phụ mà quên đi việc chính, cấp thiếtgiải thoát chăng? Có thể vì lo phụng sự chúng sinh mà quên đi bản thân mình chăng? Việc phụng sự chúng sinh cũng giống như cứu người đang đuối nước. Nếu chưa biết bơi thì chẳng những không cứu được người mà cả hai phải chịu chết chìm.

Chỉ cần yên lặng, bớt sự ngủ nghỉ, không tụ họp nói việc vô ích, không kết bạn với người xấu thì đã làm cho Chánh pháp tăng trưởng. Người tu có các biểu hiện này là hướng ngoại, phóng dật, bị chướng ngại thiền định; là không biết sống một mình. Tự họ không thiết lập được an lạc, giải thoát thì sẽ không giúp người sống an lạcgiải thoát.

Quan trọng là “Không tự khen ngợi khi mình thiếu đức”. Người mà tự biết mình là ai, đang ở đâu trên đường đạo thì đó là biết tàm quý. Nếu thiếu đức mà luôn tự khen mình, không biết hổ thẹn với mình cùng người (tàm) và chẳng sợ hãi quả báo (quý) thì người ấy chưa xứng đáng làm người, nói chi làm thầy và kỳ vọng vào hàng hiền thánh.

Nhất là hạnh độc cư, ưa thích ở nơi núi rừng nhàn tịnh để chuyên tâm tu tập thiền định sẽ khiến cho Chánh pháp tăng trưởng không tổn giảm. Thiền định có thể xem là cốt tủy của pháp hành Phật giáo. Nếu đánh mất hạnh viễn ly, không sống an yên những nơi thanh vắng thì khó giữ tròn giới hạnh, thanh tịnh nội tâm và tỏ sáng tuệ giác.

Như người vào rừng mà không lấy được lõi cây chỉ mang về cành lá, người tu mà không thành tựu được giới định tuệ thì dù có làm gì đi nữa cũng không khiến Chánh pháp hưng thịnh. Do vậy, những ai biết buông bỏ ngoại duyên, thực hành phận sự an cư, trau dồi giới định tuệ thì đã góp phần to lớn “làm cho Chánh pháp tăng trưởng không tổn giảm”.

Quảng Tánh
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/05/2014(Xem: 22151)
02/12/2018(Xem: 14782)
26/08/2016(Xem: 12207)
26/08/2013(Xem: 41878)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.