Chánh niệm khi bận rộn

25/08/20201:00 SA(Xem: 7212)
Chánh niệm khi bận rộn
CHÁNH NIỆM KHI BẬN RỘN
HT. Thích Trí Quảng
Bài giảng tại chùa Phổ Quang, ngày 19-3-2017

thichtriquang_1Chánh niệm khi bận rộn, nói rõ là giữ chánh niệm trong tất cả mọi sinh hoạt xã hội, chủ yếu nhắm vào việc làm của các Bồ-tát. Vì Đức Phật muốn dạy các Bồ-tát, nên Ngài bảo rằng Phật hiện thân trên cuộc đời, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc cho chư Thiênloài người. Để làm an lạc cho số đông, đương nhiên phải gần gũi mọi người.

Quán sát trong chúng sanh, có loài người là tối ưu. Mặc dù loài ngườiưu thế hơn các loài khác, nhưng dấn thân hành Bồ-tát đạo để giáo hóa độ sanh thực sự vô cùng khó khăn, không phải ai cũng làm được. Thật vậy, thực tế cho thấy không ít người vào cuộc đời để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, nhưng rốt cuộc họ bị cuộc đời làm ô nhiễm, nói cách khác là bị ảnh hưởng xấu tác hại, khiến họ phiền não, cho đến thoái chuyển, muốn bỏ cuộc, không giúp đời nữa.

Đức Phật dạy chúng ta làm việc lợi lạc cho đời, nhưng nếu không có khả năng thì việc giúp người trở thành nan giải. Vì vậy, khi Phật thành đạo, nghĩ đến đa số người vô trí, lại cang cường khó độ, Ngài muốn vào Niết-bàn. Nhưng vì là Phật, nên thành đạo xong thì thế giới Phật hiện ra để sách tấn Ngài nên hiện thân cứu đời giúp người. Điều này gợi cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của thành đạo quan trọng như thế nào trong việc giáo hóa độ sanh của Phật.

Thật vậy, Phật thành đạo, Ngài thấy rõ nghiệp của mọi người, người nào có phiền não gì, người nào có nghiệp gì, nhất là thấy rõ nhân duyên của Ngài với đối tượng cần giáo hóa. Và điều quan trọng là Ngài có đủ trí phương tiện để hóa giải nghiệp của chúng sanh, giải quyết mọi gút mắc một cách tốt đẹp, nhẹ nhàng.

Phật tiếp cận chúng sanh, cảm hóa mọi người một cách tự tại, trong khi thực tế, Thiền sư thấy người nhiều phiền não, nhiều nghiệp, khiến họ ngán sợ, muốn tránh, đơn giản như chỉ nhìn thấy người ác độc, thô tháo làm họ bực là mất chánh niệm, nên người tu thường sống ẩn dật. Thiền sư còn sợ tiếp cận người, vậy chúng ta làm sao gần gũi người, giải quyết khó khăn cho họ, mà vẫn giữ được chánh niệm, đó là điều cần suy nghĩ.

Chánh niệmniệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên. Một vị Tỳ-kheo luôn giữ chánh niệm, rời xa chánh niệm không còn là Tỳ-kheo.

Các Phật tử đương nhiên là con của Phật, nói chung, người xuất gia hay tại gia đều là con của Phật, tất yếu chúng ta phải giữ ba niệm căn bản là Phật, Pháp, Tăng. Mất ba niệm này, Phật không công nhận chúng taPhật tử, không coi chúng ta là con, thì chúng ta không được Phật hộ niệm, chắc chắn nghiệp, phiền não chúng ta sẽ nổi dậy.

Thật vậy, bình tâm suy nghĩ, có lúc chúng ta giữ được chánh niệm, nên được Phật hộ niệm; nhưng có lúc chúng ta không chánh niệm, Phật lực không gia bị được. Thật tu sẽ có trải nghiệm này. Trên bước đường tu, chúng ta dễ nhận thấy người không có chánh niệm, trong lòng họ chỉ có tà niệm, nên tà ma, quỷ quái dựa vô họ, gọi là ma nhập, quỷ nhập, yêu tinh nhập. Họ cũng tu, nhưng theo ma đạo. Theo ma đạo là những người luyện bùa, nuôi ngải, vì họ luyện ma, luyện tà, nên không bao giờ tới với Phật được.

Chúng ta tới được với Phật, nhưng có lúc giữ chánh niệm, có lúc mất chánh niệm, nhưng không phải là tà niệm.

Người rơi vô tà niệm bị ma dẫn, là họ suy nghĩ điều xấu ác, muốn lợi mình, hại người thì ma sẽ tới với họ, vì họ đã tương ưng với ma. Quý vị nghiệm lại thấy thực tế có người bán hàng không được, nhưng họ lại muốn bán được giá cao. Đây là tâm tà và tà niệm sanh ra, họ sẽ gặp ngay người bạn dẫn họ đến thầy tà để cho cái phép bán được hàng. Được hay không chưa biết, nhưng thầy thấy đa số những người này bị tán gia bại sản. Vì vậy, khi khởi tâm ác, của cải sẽ hại lại chính họ, nên người ta nói còn chút phước, mất tiền nhưng không hại mạng.

Theo Phật, không có tâm tà như vậy, biết hàng không bán được, thì hạ giá hàng xuống. Mua 10 triệu, ta bán xuống giá 5 triệu, chịu lỗ 5 triệu, thậm chí, chỉ bán 4 triệu, tức bán thấp hơn giá trị của món hàng.

Phật dạy các vị hành đạo Bồ-tát nên làm như vậy. Nói cho dễ hiểu, người theo Phật thích mua đắt, bán rẻ. Hàng bán không được, nhưng mình mua giùm, người bán mừng là ban vui cho họ. Hoặc mình bán rẻ, người mua cũng mừng. Nói chung, làm người vui là Bồ-tát đạo.

Còn xin bùa để che mắt người, khiến cho người ta mua hớ, hàng chỉ đáng 5 triệu, nhưng họ mua lầm 6 triệu, về nhà, họ tỉnh hồn, bực tức, hận người bán lắm. Làm ác như vậy mà muốn giàu, không thể nào được. Khi người ta bị gạt, họ ghét rồi gặp ai cũng nói là người đó gian ác, bán hàng hư, mà dụ họ mua, thì tiếng xấu lan truyền, không bán được nữa, phải đóng cửa tiệm.

Giá 5 triệu, nhưng mình là Phật tử, bán rẻ, bớt 500.000đ, họ mừng và gặp ai cũng khoe cửa hàng này bán rẻ, hàng có chất lượng, thì bạn bè kéo đến mua. Hàng bán được nhiều, doanh thu phải cao. Hàng hóa tiêu thụ càng nhiều, vòng vốn quay càng nhanh, lợi nhuận càng cao, dù bán rẻ. Còn bán mắc, kém chất lượng, hàng bị ứ đọng, phải lỗ, đó là đứng về mặt kinh tế đã thấy rõ như vậy.

Người Nhật thà bán lỗ để giữ uy tín. Hàng hư đã lỡ bán, họ thu hồi hàng và hoàn vốn lại, còn xin lỗi, làm người mua vui. Họ chỉ chịu lỗ tiền, nhưng được người tin tưởng, thương quý thì về sau, họ còn bán được.     

Thời Phật tại thếtrưởng giả Cấp Cô Độc. Cấp Cô Độc cũng là Bồ-tát đã dùng tất cả vàng trong kho để đổi đất của Kỳ Đà, làm tinh xá cúng PhậtTăng chúng. Ông cúng dường hết số vàng ông có mà vàng cũng trở về kho. Nói vậy nghe mê tín, nhưng có thể hiểu chúng ta tu như thế nào mà vàng về nhà, đừng để tiền của ra đi vì gian ác. Chắc chắn ông Cấp Cô Độcchánh niệm.

 Lý này được kinh Hoa nghiêm giới thiệu qua hình ảnh Giải Thoát trưởng giả. Trưởng giảgiải thoát thể hiện tinh thần Bồ-tát sống trong chánh niệm. Thầy hỏi các ông Việt Nam giàu có, chưa có ông nào nói được sung sướng, rảnh rỗi. Họ đầu tắt mặt tối, làm việc ngày đêm, bận rộn liên tục, nhưng một thời gian sau bị phá sản, ở tù, hay trốn nợ. Điều này xảy ra nhiều, thực tế cho thấy một ngày có bao nhiêu xí nghiệp ra đời, bao nhiêu xí nghiệp phá sản, bao nhiêu người ở tù, bao nhiêu người trốn nợ. Đó là sự thật về cuộc sống kinh tế ngày nay. Tại sao vậy.

Vì những người mất niềm tin ở Phật, họ mất chánh niệm, rơi vào tà niệm. Họ muốn làm giàu, nhưng lại làm việc thất đức, mất phước. Phật ví như cái nồi lủng đáy, những gì ở trong nồi đều bị chảy hết. Người Việt nói giàu nghèo có số, nhưng theo Phật, do thiện nghiệp hay ác nghiệp của đời trước mà kết thành quả báo là cuộc sống hiện tại của chúng ta giàu hay nghèo.

Chánh niệmniệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, đó là ba niệm đầu tiên chính yếu. Mất ba niệm này, không còn là đệ tử Phật. Khi niệm Phật, không phải như Phật tử hiểu lầm là niệm Nam-mô A Di Đà Phật, rồi tính một ngày niệm được bao nhiêu câu. Hay niệm Phật được một xâu chuỗi 108 hột thì điểm một cánh sen. Và niệm Phật điểm được toàn bộ cánh sen, đưa thầy kiểm tra, chứng minh, nhưng có người thắc mắc tại sao con niệm Phật cả ngàn xâu mà không được gì cả!

Tôi nhớ trước kia có đạo hữu thưa rằng trước khi vào thành phố Hồ Chí Minh, ông đã tụng mười bộ kinh Pháp hoa, nhưng vào thành phố, vẫn không tìm được việc làm. Tụng kinh Pháp hoa để tìm được việc là tà niệm. Thầy nói ông chưa tụng được bộ kinh Pháp hoa nào, chưa đọc được chữ nào trong kinh. Vì nhận lầm tà niệm mà tụng kinh.

Trong lòng chúng ta nghĩ về Phật, trong tâm chúng ta có Phật là niệm Phật. Niệm Phật là đem Phật vào lòng chúng ta, đừng để lòng chúng ta mất Phật. Vì lòng chúng ta chưa có Phật, nên phải niệm Phật để đem Phật vào lòng.

Đem Phật để trong lòng thì ông Phật trong lòng chúng ta thuyết Chánh pháp cho chúng ta nghe. Vì Phật Thích Ca nhập diệt rồi và giáo pháp của Phật Thích Ca thì chính Phật nói rằng các thầy coi pháp nào thích hợp thì sử dụng, không thích hợp thì thôi. Những gì Phật chưa nói, hãy theo Phật trong lòng mà làm. Chỉ vì người chấp vào pháp này, người chấp pháp nọ, kinh Nguyên thủy gọi đó là người mù rờ voi, cho nên Phật muốn mọi người đoạn trừ tâm cố chấp mà Ngài phủ nhận rằng trong 49 năm, Phật chưa nói lời nào.

Bồ-tát đem kinh Pháp hoa vô lòng bằng cách rút tinh ba của giáo pháp mà Phật giảng dạy trong 49 năm, tạo thành Pháp và Tăng. Nhờ niệm Phật, tâm thanh tịnh, hòa hợp với mọi ngườiniệm Tăng, vì Tăng có nghĩa là thanh tịnh, hòa hợp.

Niệm Pháp là không sai lầm trong việc làm. Phật dạy ta làm việc gì thì để tâm vô việc đó. Thầy ít sai lầm vì nếu thuyết pháp thì để tâm vô pháp, không để thứ khác xen vô. Thí dụ khi đi thuyết pháp, thầy niệm Phật trước, là đem Phật bên ngoài để vô lòng, kích động ông Phật trong lòng sáng lên, để thấy nên đi đâu, gặp ai, nói gì.

Còn niệm Phật chỉ kêu tên Phật, nhưng lòng chúng ta cứ u mê, làm càn, rồi đổ cho Phật là sai. Giống như ông tụng mười bộ kinh Pháp hoa để tìm việc, vì tin rằng tụng mười bộ Pháp hoa, Phật sẽ cho việc làm, đó là mê tín.

Chúng ta tụng Pháp hoa coi như rút tinh ba của giáo pháp mà Phật đã nói trong 49 năm. Riêng thầy tụng kinh Pháp hoa, rút còn 7 phẩm chính yếu, gọi là Bổn môn Pháp hoa. Thầy hỏi Hòa thượng Trí Tịnh tụng  kinh Pháp hoa hàng ngày, Ngài cho biết chỉ rút ra phẩm Phương tiện thứ hai và tu theo phẩm này mà tâm Ngài sáng, hành đạo không sai lầm.

Vì cố giữ chánh niệm, Hòa thượng nói rằng nếu rời thiền thất thấy bất an, ở yên trong thiền thất thấy an. Bước ra ngoài, không giữ được chánh niệm, nên Ngài ít đi. Hòa thượng bảo thầy đi đâu cũng phải giữ chánh niệm, mất chánh niệm, không còn đường về thì cuộc đời tu tiêu tan, bị đọa. Vì vậy, tất cả người tu theo Phật cố gắng giữ chánh niệm.

Trong giáo pháp Phật dạy, có Bát chánh đạo gồm: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định.

Như vậy, giữ chánh niệm được, ta sẽ thâm nhập các thứ định. Chánh định có thể là Thủ lăng nghiêm tam muội, Pháp hoa tam muội, hay tất cả tam muội của chư Phật…

Quý vị muốn giữ chánh niệm, đầu tiên phải ít nói, vì nói dễ phạm nhiều sai lầm, đưa đến hậu quả không tốt. Ít nói, ít sai lầm, tâm dễ yên. Về thân nghiệp, thân bị kẹt hai thứ là việc làm (Nghiệp) và sự sống (Mạng). Nếu việc làm chúng ta chân chánh, gọi là chánh nghiệp, đương nhiên quả tốt sẽ tới. Và việc làm chân chánh giúp cho niệm của chúng ta chân chánh. Việc làm không chân chánh, chắc chắn ăn ngủ không yên, làm gì có chánh niệm.

Thu nhập của Phật tử hợp pháp, đúng đắn, được nhiều hay ít tùy theo năng suất lao động tay chân, hay năng suất lao động bằng trí tuệ. Lao động bằng trí tuệ có thu nhập gấp trăm ngàn lần lao động tay chân. Vì vậy, Phật thường nhắc rằng trí tuệ là nhất.

Lao động bằng trí tuệ ở mức độ mà Phật gọi là hành vô hành, thì thấy họ không làm, nhưng năng suất rất cao, thậm chí như việc giáo hóa độ sanh của Phật tạo thành quả kỳ diệu, vượt ngoài sức suy nghĩ của con người. Thật vậy, một thầy Bà-la-môn nghĩ rằng ông ta có bao nhiêu đệ tử. Ông sẽ phân bổ mỗi đệ tử phải đóng bao nhiêu tiền để ông có được số tiền mong muốn. Nhưng ông vô cùng kinh ngạc khi thấy vua Tần Bà Sa La dâng cúng thượng uyển cho Phật và trưởng giả Cấp Cô Độc đem vàng đổi đất cúng Phật.

Tính toán thủ lợi, bắt đệ tử đóng góp bằng nhiều cách, khiến cho người ta sợ, không dám tới chùa. Tính toán hơn thua, lợi mất là tà niệm sẽ sanh ra quả báo không lường được.

Đức Phật ung dung tự tại, thanh thản, nhưng Ngài đến đâu, tịnh xá thành hình đến đó, nghĩa là Ngài làm với năng suất cao, mà ai gần Phật, tâm họ cũng được an, thể hiện chánh niệm cao tột. Theo Phật, đoạn tham, sân, thì phước họ sanh ra, việc tốt lành cứ tiếp tục tăng trưởng, nên họ cố tìm Phật để cúng dường. Theo lý này làm đạo, sẽ đạt năng suất cao, vì cứu giúp người bằng trí tuệ. Còn làm bằng tay chân chỉ được giới hạn.

đệ tử Phật, phải giữ được chánh mạngchánh nghiệp, tức nghề nghiệp và cuộc sống của mình phải chân chánh. Phật dạy cư sĩ một ngày thu nhập bao nhiêu, chi bao nhiêu, để dành bao nhiêu. Chi nhiều hơn thu là nguy hiểm. Chi phải luôn dưới mức thu, cuộc sống như vậy mới là chánh mạng. Vì vậy, Phật nói biết đủ là đủ. Khi thầy tu học ở Nhật, một tháng có 100 USD, thầy tính sao tiêu càng ít, để có dư tiền làm việc thiện. Nhờ vậy, tích lũy công đức do chánh mạngchánh nghiệp mà được, vì việc làm và cuộc sống chân chánh, nên uy tín mình tăng và trí tuệ cũng tăng.

Phật dạy cả ba nghiệp thân, khẩu, ý đều phải chân chánh. Ngoài việc làm và cuộc sống chân chánh, miệng không nói bậy, không mất lòng người, không làm tổn hại người, nên việc của mình sẽ có kết quả tốt. Từ đó, nhận ra mình được an trong cảnh bất an, chánh niệm trong loạn động. Thật vậy, vào năm 1975, sau ngày đất nước được giải phóng, chung quanh thầy, ai cũng loạn động. Các thầy đều bất an, tính đủ cách. Riêng thầy không tính gì hết, ôm kinh Pháp hoa lên chánh điện thọ trì. Người khác nói thầy chết tới nơi mà không biết lo. Thầy biết chết tới nơi thì phải lo tụng kinh để về với Phật, là chánh niệm.

Tụng kinh thấy an, nhờ tụng kinh thấy Phật trong lòng. Vì vậy, thầy có lập trường rằng việc càng khó càng phải giữ chánh niệm, phải bình tĩnh thì việc giải quyết được. Mất bình tĩnh và mất chánh niệm, chắc chắn việc phải hỏng.

Tóm lại, chánh niệm rất quan trọng. Có chánh niệm để chúng ta vào chánh định, thì sẽ có vô số tam muội và đà-la-ni, nghĩa là thấy biết những điều mà bình thường không thể thấy biết. Nhờ vậy, mới thành tựu được việc làm theo Phật, đem lại lợi lạc cho mình và những người hữu duyên trong cuộc sống hiện tại và đó cũng là hành trang thực sự tốt đẹp cho con đường thánh thiện mình muốn đi tới sau khi rời bỏ huyễn thân này.

HT.Thích Trí Quảng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24112)
30/05/2014(Xem: 21898)
02/12/2018(Xem: 14562)
26/08/2016(Xem: 11972)
26/08/2013(Xem: 41633)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.