Thư Viện Hoa Sen

Bài 16 - Lời nguyện của người bồ-tát

07/09/20204:12 SA(Xem: 7035)
Bài 16 - Lời nguyện của người bồ-tát

LÝ TƯỞNG CỦA NGƯỜI BỒ-TAT
The Bodhisattva Ideal

***
Urgyen Sangharakshita
Hoang Phong chuyển ngữ


Chương III

Lời nguyện của người bồ tát

 

Bài 16
Lời nguyện của người bồ-tát

           

Trên đây là phương cách hiển hiện của bodhicitta/bồ-đề tâm (xin xem lại nếu cần các bài 14 và 15, chương II, nói về sự xuất hiện của bodhicitta). Nếu muốn bước vào con đường của người bồ-tát thì cần phải có một con tim hừng hực niềm ước vọng tất cả chúng sinh đều loại bỏ được mọi khổ đau và đạt được Giác ngộ. Thế nhưng sự hiển hiện đó của bodhicitta (bồ-đề tâm) cũng chỉ là giai đoạn đầu tiên trong số mười giai đoạn gọi là bhumi (bhumi là tiếng Phạn, nguyên nghĩa là "địa giới"/ground. Kinh sách Hán ngữ gọi mười địa giới là "thập địa", mỗi địa giới là một cấp bậc thăng tiến của người bồ-tát) trên đường Giác ngộ. Con đường đó rất dài, vậy người bồ-tát còn phải làm những gì sau giai đoạn đầu tiên là sự hiển hiện của bodhicitta? Đối với tất cả chúng ta, sự kiện bodhicitta đã hoặc chưa hiện lên với mình là một yếu thật quan trong, bởi vì một khi bodhicitta thật sự hiện lên với một vị bồ-tát thì âm hưởng của nó sẽ tác độngảnh hưởng sâu đậm đến cung cách hành xử và cả cuộc sống tâm linh của vị ấy, khác hẳn với các vị bồ-tát khác khi bodhicitta chưa hiện lên với họ.        

            Nên hiểu rằng thể dạng bodhicitta trên đây chỉ là bodhicitta tương đối. Như chúng ta được biết (xin xem lại các định nghĩa về bodhicitta "tương đối" và "tuyệt đối" trong bài 11, chương II), bodhicitta tuyệt đối vượt thoát các yếu tố thời giankhông gian và cũng chính là sự Giác ngộ. Vì thế, qua một góc nhìn nào đó thì bodhicitta tuyệt đối mang các kích thước vô tận, vượt khỏi tầm tay của chúng ta. Trái lại, bodhicitta tương đối hiển lộ trong các bối cảnh còn liên hệ với không gianthời gian, do đó chúng ta có thể cảm nhận được nó. Như chúng ta được biết, bodhicitta tương đối thường được xem như có hai thể dạng khác nhau: thể dạng thứ nhất chính là những lời nguyện ước, thể dạng thứ hai là sự thực hiện những lời nguyện ước đó. Thể dạng thực hiện gồm có sáu paramita (là tiếng Phạn, có nghĩa là sự toàn thiện hay sự hoàn hảo siêu nhiên, tiếng Anh dịch chử này là transcendental perfection, kinh sách Hán ngữ dịch âm là Ba-la-mật hoặc dich từ chương là "Đáo-bỉ-ngạn", có nghĩa là "Sang được bờ bên kia". Mở rộng hơn nữa thì thuật ngữ này có nghĩa là "thực hiện được sự quán thấy sâu xa về bản chất đích thật của mọi hiện tượng giúp người tu tập vượt lên trên sự tàn phá của các xúc cảm bấn loạn do chúng gây ra, và nhờ đó sẽ thoát ra khỏi cảnh giới luân hồi". Bám víu vào các sự hiểu biết sai lầm về thế giới hiện tượngnguyên nhân sâu xa nhất khiến mình bị lôi cuốntrói buộc trong thế giới đó) là sáu phẩm tính hay sáu sự hoàn thiện siêu nhiên, mang lại sự Giác ngộ cho người bồ-tát. Sáu paramita là: sự hào phóng (hào hiệp, độ lượng/generosity), sự ngay thẳng (cương trực, thẳng thắn, lương thiện/rectitude, probity, droiture), sự kiên trì (bền chí, nhẫn nhục/patience), cường lực (cương quyết, hăng say/vigor, force), thiền định (meditation)trí tuệ (wisdom).  

 

Pranidhanna hay lời nguyện ước trịnh trọng

 

            Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem vai trò của bodhicitta trong lời nguyện ước của ngươi bồ-tát có nghĩa là gì. Đây cũng là điểm then chốt nhất của Đại thừa trong lãnh vực thực hành. Tiếng Phạn gọi các lời nguyện ước là pranidhanna, các ngôn ngữ của chúng ta (những người Tây phương) dịch chữ này là sự kiên quyết (resolution), quyết tâm (determination) hay hứa hẹn (promise, affirmation). Har Dayal (là một chính trị gia người Ấn, 1884-1939, tranh đấu cho tự do, nhân quyềncách mạng dân tộc) dịch chữ này là sự "mong cầu chân thật" (sincere wish), thế nhưng cách dịch này vẫn còn quá yếu. Người ta có thể "mong cầu" một điều gì đó, thế nhưng không có nghĩa là bắt buộc mình phải "thực hiện" điều đó, hầu sự mong cầu ấy của mình trở thành sự thật. Người bồ-tát không phải chỉ đơn giản mong cầu tất cả chúng sinh đều đạt được Giác ngộ, mà phải làm tất cả những gì mà mình có thể làm được để biến sự mong cầu ấy trở thành hiện thật. Pranidhanna do đó không đơn giản chỉ là một sự ước nguyện thành kính mà còn là một sự hứa hẹn trịnh trọngnghiêm chỉnh. Lời ước nguyện đó phải được xướng lên một cách công khai trước mặt mọi người và nhất là phải giữ lời, dù gặp bất cứ một khó khăn nào. Người ta có thể xem người bố-tát thốt lên những lời nguyện ước đó trước toàn thể vũ trụ và sự chứng kiến của tất cả chúng sinh, trong lúc bodhicitta đang hiện lên với mình. Lời nguyện ước trịnh trọng một khi đã được thốt lên thì phải giữ lời. Thật ra đấy cũng là đặc tính chủ yếu nhất của bất cứ một lời nguyện ước nào. Nếu cứ ước nguyện để rồi không màng đến nữa thì điều đó cho thấy mình chưa sẵn sàng thực hiện những lời ước nguyện ấy của mình. Nguyện ước là một hình thức hứa hẹn nghiêm chỉnh, thế nhưng ngay cả đối với các chuyện hứa hẹn hằng ngày, nhiều người cũng đã thất hứa, chẳng hạn như không đến gặp một người nào đó, vào đúng giờ nào đó, tại một nơi nào đó. Vì thế việc tôn trọng những lời ước nguyện là một điều rất khó. Thực hiện chu đáo những lời mình nói ra, dù đấy chỉ là những chuyện nhỏ nhặt, là cách luyện tập giúp mình chuẩn bị, trước khi thốt lên những lời hứa hẹn trịnh trọng hơn.

 

            Nếu nghĩ rằng mình sẽ phát nguyện một ước vọng nào đó thì tốt hơn hết trước đó nên thăm dò ý kiến của các bạn đồng tu với mình, bởi vì họ có thể hiểu rõ bản tính mình hơn cả chính mình, họ biết rõ hơn mình về khả năng tôn trọng của mình trước những lời phát nguyên mà mình muốn thốt lên. Dù những lời phát nguyện đó là gì, chẳng hạn như ngưng hút thuốc, tiết dục suốt đời mình, thiền định hai giờ mỗi ngày, v.v., thì trước hết hãy cứ thực hiện thử xem sao. Cách tốt nhất là hãy cứ tuần tự từng chút một, bắt đầu cố gắng giữ lời trong một tháng, sau đó là hai tháng, sáu tháng, một năm, v.v.  Xướng lên những lời nguyện ước của mình một cách công khai trước sự chứng kiến của toàn thể Tăng đoàn, hoặc một số bạn bè đồng tu, sẽ tạo thêm sự trịnh trọngtrang nghiêm cho những lời nguyện ước của mình. Những người chứng kiến sẽ tiếp tục giúp mình tôn trọng những lời nguyện ước đó của mình, bởi vì nếu thất hứa thì sự thất vọng của họ sẽ ghép thêm vào sự thất vọng của chính mình (thất hứa không phải chỉ là một sự thất vọng của riêng mình mà của cả những người chung quanh tin tưởng nơi sự thành thật của mình).

 

            Có hai thái độ cực đoan: thái độ thứ nhất là phát nguyện các ước vọng của mình một cách hời hợt hoặc quá vội vã, thái độ thứ hai là tìm cách tránh né không thật sự dấn thân. Con đường trung đạo là phải tự áp đặt một số giới luật riêng cho mình (giúp mình chống lại các khía cạnh yếu kém của bản thân mình), thế nhưng cũng nên tham khảo ý kiến của các bạn đồng tu về các giới luật đó. Giới luật tuy kém quan trọng hơn so với những lời ước nguyện, thế nhưng giữ gìn giới luật cũng là cách giúp mình chuẩn bị, trước khi có thể thốt lên những lời phát nguyện.

 

            Là một người Phật giáo, tất nhiên chúng ta phải quyết tâm tuân thủ năm hoặc mười giới luật căn bản nhất, và phải tôn trọng các giới luật đó thật nghiêm chỉnh. Dầu sao chúng ta cũng không nên phát nguyện các ước vọng của mình quá sớm, trước khi nhận thấy mình đã giữ gìn được các giới luật ấy thật nghiêm túc. Tóm lại, chúng ta không được phép phát nguyện các ước vọng của người bồ-tát quá vội vã.  

           

            Bản chất của những lời ước nguyện liên hệ mật thiết với bản chất của bodhicitta (xin nhắc lại: bodhicitta kinh sách tiếng Hán gọi là bồ-đê-tâm). Dù mang tính cách toàn cầu (chung cho tất cả mọi người) thế nhưng bodhicitta hiển lộ từ bên trong mỗi cá thể, trực tiếp tác động đến cá thể ấy, xuyên qua những lời ước nguyện của chính cá thể ấy (có thể xem lại bài 12 chương II, nói về "Quyết tâm giác ngộ"). Người ta có thể xem các lời nguyện ước đó như là một sự biểu lộ cụ thể của bodhicitta trong cuộc sống và qua các công trình thực hiện của người bồ-tát.

 

            Kinh sách thường nói đến "ước vọng" của người bồ-tát, thế nhưng thật ra mỗi ước vọng đó thường gồm cả một loạt những lời nguyện ước khác nhau, tất cả là tùy khả năng và những mối quan tâm của mỗi người, dù rằng tất cả đều cùng hướng và một lý tưởng chung của người bồ-tát. Chúng ta có thể bảo rằng luồng ánh sáng trắng tinh khiết của bodhicitta tương đối tuôn ra từ bodhicitta tuyệt đối (xin nhắc lại bodhicitta tương đối là bodhicitta mà chúng ta có thể thực hiện được, bodhicitta tuyệt đối là sự Giác ngộ, khó thực hiện hơn) trở nên rạng ngời xuyên qua hàng trăm, hàng ngàn lăng kính cá nhân, mỗi lăng kính tỏa ra một loạt các màu sắc riêng. Cũng vậy, người ta có thể hình dung bodhicitta như là một nguồn ánh sáng rạng rỡ trong tâm trí và con tim của mỗi vị bồ-tát  tạo ra hàng loạt những lời ước nguyện khác nhau tùy theo từng vị (chẳng hạn như Bồ-tát Quán-thế-âm, Địa Tạng, Dược Sư, Văn Thù..., mỗi vị có những mối quan tâm riêng và những ước nguyện riêng).

 

            Do đó sự đồng nhất và đa dạng cùng xảy ra đồng loạt (bodhicitta là ánh sáng chung của tất cả những người bố-tát, thế nhưng tỏa ra hàng loạt các màu sắc khác nhau xuyên qua các lăng kính "cá nhân" của mỗi vị). Tất cả các vị bồ-tát cùng chia sẻ một bodhicitta chung, và đó cũng là cội nguồn chung nói lên tính cách nhất thể của họ. Thế nhưng đồng thời mỗi vị biểu lộ bodhicitta đó theo cung cách của mình, xuyên qua những lời ước nguyện của riêng mình. Điều đó không có nghĩa là người bồ-tát, nam hay nữ, tự phát nguyện mình sẽ làm việc này hay việc nọ (theo sở thích và các nguyện ước của mình), nhưng cũng không phải là một sự chủ tâm hoàn toàn ý thức của cá nhân mình (nhằm thực hiện một công việc rõ rệt, cụ thểnhất định nào đó, mà phải hướng hành động của mình vào lý tưởng chung của người bồ-tát). Đúng hơn các ước nguyện của người bồ-tát, dưới tác động của bodhicitta, cũng sẽ trở thành tương tự như vô số các tia lửa bắn tung khắp hướng, các tia lửa đó không những phát sinh từ tâm thức vả lòng quyết tâm của mình, mà cả toàn thể con người của mình.

 

            Kinh sách Đại thừa thống kê các ước nguyện của người bồ-tát theo từng thể loại khác nhau, một số được gộp chung trong một thể loại gọi là "Đại nguyện".

 

            Chẳng hạn như 48 lời nguyện nổi tiếng của vị Bồ-tát Dharmakara (Pháp Tạng hay Đàm-ma Ca-lưu, là tiền thân của Đức Phật A-di-đà), sau đó đã trở thành Vị Phật Amitabha (A-di-đà). Các lời nguyện này được nêu lên trong một bản kinh rất quan trọng là Sukhavativyuha-Sutra (Kinh Tịnh-độ, còn gọi là Kinh A-di-đà).

 

 

Vài lời ghi chú của người chuyển ngữ

 

            Dưới đây là toàn bộ 48 lời nguyện của người bồ-tát nêu lên trong kinh A-di-đà. Kinh này có hai phiên bản khác nhau: một dài và một ngắn, 48 lời nguyện của người bố-tát được nêu lên trong bản kinh dài. Có nhiều bản dịch 48 lời nguyện này sang tiếng Anh và tiếng Pháp, bản tiếng Việt dưới đây được dựa vào một số các bản dịch này. Thật ra cũng đã có một số bản dịch tiếng Việt đã được phổ biến rộng rãi, tất cả đều khá tương tự nhau và dường như đều được dựa vào cùng một bản gốc tiếng Haán.

 

Lời nguyện 1

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính (hay Phật tánh, còn gọi là "Bản thể Phật", là một khái niệm đặc thù của Đại thừa, nêu lên một thể dạng tinh anh, sinh động và sâu kín của tâm thức, giúp một chúng sinh trở thành một vị Phật), thế nhưng nếu các cảnh giới địa ngục, tham dụcsúc sinh vẫn còn hiện hữu trong địa giới của tôi, thì khí đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi

 

Lời nguyện 2

           

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu con ngườithiên nhân (deva) trong địa giới của tôi sau khi chết còn rơi trở lại các cảnh giới thấp hơn, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi. 

 

Lời nguyện 3

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu con ngườithiên nhân trong địa giới của tôi chưa trở thành một màu vàng ròng (Đức Phậtthân thể màu vàng ròng), thì thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 4

           

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu con ngườithiên nhân vẫn chưa mang cùng một dáng dấp như nhau, chưa có cùng một vẻ đẹp như nhau, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 5

           

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu con ngườithiên nhân trong địa giới của tôi vẫn không hồi nhớ lại được các tiền kiếp của mình, cùng các sự kiện từng xảy ra qua hàng trăm nghìn koti (kinh sách Hán ngữ dịch âm chữ này là "câu chi, là đơn vị đo lường của người Ấn tương đương với10 triệu) nayuta ("na-do-tha", là đơn vị thời gian tương đương với một trăm ngàn, một triệu hay mười triệu) kalpa ("kiếp-ba", là một đơn vị thời gian thật dài tương đương với khoảng thời gian hiện hữu của một vũ trụ từ lúc hình thành đến khi tan biến. Tóm lại, cách nói "hàng trăm nghìn koti nayuta kalpa" là để nêu lên một khoảng thời gian vô tận) thì khi dó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 6

 

            Nếu một ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu con ngườithiên nhân trong địa giới của tôi vẫn chưa đạt được con mắt siêu phàm giúp mình trông thấy được hàng trăm nghìn koti nayuta địa giới của chư Phật, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 7

 

            Nếu một ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu con ngườithiên nhân trong địa giới của tôi vẫn chưa đạt được một thính giác siêu phàm giúp mình nghe thấy các lời thuyết giảng của ít nhất một trăm ngàn koti nayuta chư Phật, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 8

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu con ngườithiên nhân trong địa giới của tôi vẫn chưa đạt được khả năng biết được sự suy nghĩ của kẻ khác, ít nhất là của các chúng sinh sống trong hàng trăm ngàn koti nayuta địa giới của chư Phật, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 9

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu con ngườithiên nhân trong địa giới của tôi vẫn chưa đạt được sức mạnh siêu nhiên giúp mình trong nháy mắt có thể đi đến bất cứ một nơi nào trong số hàng trăm ngàn koti nayuta địa giới của chư Phật, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 10

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu con ngườithiên nhân trong địa giới của tôi vẫn còn để cho các tư duy bám víu vào cái tôi (cái "ngã") hiển hiện , thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 11

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu con ngườithiên nhân vẫn chưa đạt được thể dạng không thoái lùi (còn có thể phạm vào các hành động sai lầmu mê) và chưa chắc chắn sẽ đạt được nirvana (cõi niết bàn), thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 12

 

          Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu ánh sáng của tôi còn quá yếu ớt chưa đủ chiếu rọi ít nhất hàng trăm ngàn koti nayuta địa giới của chư Phật, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 13

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng kiếp sống của tôi còn quá ngắn, mặc dù đã kéo dài qua hàng trăm nghìn koti nayuta kalpa, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 14

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng con số các vị sravaka ("Thanh văn giác", là những người đạt được giác ngộ nhờ nghe giảng) trong địa giới của tôi còn giới hạn, và nếu tất cả chúng sinh kể cả con số các vị pratykabuddha ("Duyên giác", là các vị tự mình đạt được giác ngộ) sống trong vũ trụ gồm hàng ngàn triệu thế giới, qua suốt hàng trăm ngàn kalpa, vẫn còn có thể đếm được, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 15

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng con ngườithiên nhân vẫn chưa được thụ hưởng một kiếp sống vô tận, trừ trường hợp những ai mong muốn rút ngắn kiếp sống đúng với nguyện vọng của mình lúc ban đầu (đó là trường hợp của các vị bồ-tát chấp nhận cái chết để luân hồi mãi mãi, hầu giúp đỡ chúng sinh), thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 16

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng con ngườithiên nhân còn nghe nói đến các hành động tồi tệ, dù chỉ là một hành động duy nhất xảy ra, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyên 17

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu vô số chư Phật trong các địa giới nơi mười phương không gian (chúng ta thường phân chia không gian theo tám hướng, thế nhưng đối với Phật giáo không gian còn có thêm hai hướng: một hướng trên đầu và một hướng phía dưới chân), vẫn chưa tán tụngngợi khen dạnh hiệu của tôi, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 18

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu chúng sinh trong các địa giới khắp mười phương không gian, dù thành thựchân hoan ước mong được tái sinh trong địa giới của tôi, hoàn toàn tin tưởng nơi tôi, và dù đã thốt lên mười lần danh hiệu của tôi, nhưng vẫn chưa được tái sinh vào địa giới của tôi, thì tôi sẽ còn tiếp tục không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi. Tất nhiên là trừ trường hợp những ai vi phạm năm lỗi lầm trọng đại (tức là năm giới cấm: sát sinh, trộm cắp, nói dối, tà dâm, say sưa) và bài bác Dharma (chê bai Đạo Pháp/Giáo huấn của Đức Phật). 

 

Lời nguyện 19

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng chúng sinh trong các địa giới khắp mười phương không gian, dù đã phát động ước vọng đạt được sự Giác ngộ cao nhất, và dù đã thực hiện được các hành động đạo đức, thành thực mong cầu được tái sinh trong địa giới của tôi, nhưng sau khi chết vẫn không trông thấy tôi hiện ra cùng với vô số các hiền nhân tháp tùng, thì khi đó tôi vẫn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.   

 

Lời nguyện 20

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng chúng sinh trong các địa giới khắp mười phương không gian, dù được nghe danh hiệu của tôi, tập trung tất cả sự suy tư vào địa giới của tôi, gây trồng đạo đứcthành thực hồi hướng công đức hướng vào địa giới của tôi, dốc lòng mong cầu được tái sinh vào nơi ấy, nhưng vẫn chưa thực hiện được các nguyện ước đó của mình, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 21

           

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng con ngườithiên nhân chưa đạt được ba mươi hai tướng tốt của một Vĩ nhân (một vị Phật), thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 22

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát nơi các địa giới tinh khiết của chư Phật khắp các phương trời khác đến viếng địa giới của tôi, vẫn chưa chắc chắn đạt được thể dạng Phật cao nhất sau khi tái sinh thêm một lần sau cùng, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi. Ngoại trừ những ai mong cầu đưọc tiếp tục giảng dạy và hướng dẫn chúng sinh đúng theo nguyện ước lúc ban đầu của mình. Lý do là vì họ đã khoác lên người chiếc áo giáp đại nguyện, giúp mình gom góp đạo đức, giải thoát tất cả chúng sinh ra khỏi sự sinh và cái chết, viếng thăm các địa giới của chư Phật để hoàn tất việc tu tập của người bồ-tát, cúng dường chư Phật và chư vị Tathagata (Như Lai) trong khắp mười phương không gian, đánh thức được vô số chúng sinh nhiều như cát sông Hằng, đưa họ lên cấp bậc Giác ngộ cao nhất. Các vị bồ-tát ấy vượt lên trên con đường bình dị của các vị bố-tát khác, thực hiện được tất cả các cấp bậc của người bồ-tát và trau giồi phẩm hạnh của vị Samantabhadra (Bồ-tát Phổ Hiền).    

 

Lời nguyện 23

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát trong địa giới của tôi dù đã nhờ vào sức mạnh siêu nhiên của tôi để dâng lễ vật cúng dường chư Phật, nhưng vẫn chưa thân hành đến được vô số koti nayuta địa giới giới, nhanh chóng như một bữa ăn, đúng như ý mình mong ước, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi. 

 

Lời nguyện 24

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát trong địa giới của tôi vẫn chưa tạo được công đức đúng với sự mong ước của mình, bằng cách tôn kínhcúng dường chư Phật với các lễ vật do mình chọn lựa, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

 

Lời nguyện 25

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát trong địa giới của tôi vẫn chưa thấu triệt được Dharma (Đạo Pháp của Đức Phật) với một trí tuệ toàn năng, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 26

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng vẫn còn một vị bồ-tát trong địa giới của tôi chưa đạt được thân kim cương của vị trời Vajra Narayana (một vị thần linh có thân mình rắn chắc tương tự như kim cương/vajra), thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 27

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng chúng sinh, dù nhờ vào con mắt siêu nhiên nhận biết được tên gọi và đếm được hằng hà sa số các sự hiển lộ vinh quang, rạng ngời, mang các nét tuyệt đẹp không miêu tả hết được, do con ngườithiên nhân trong địa giới của tôi tạo ra, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục không nguyện cầu đạt được sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 28

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát trong địa giới của tôi, kể cả các vị tạo được rất ít công đức, vẫn chưa trông thấy được cội bồ-đề muôn màu, với chiều cao bốn triệu yojana (đơn vị đo chiều dài của Ấn-độ trong các thời kỳ cổ đại, tương đương với khoảng 12-15 km), thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thưọng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 29

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát trong địa giới của tôi vẫn chưa đạt được khả năng hùng biện và trí tuệ giúp mình bảo toàn, tụng niệmthuyết giảng sutra (kinh điển), thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thương cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 30

 

            Nếu ngày nào tôi đạt đưọc Phật tính, thế nhưng khả năng trí tuệ và hùng biện của các vị bồ-tát trong địa giới của tôi vẫn còn hạn hẹp, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thương cho riêng tôi.

 

 

Lời nguyện 31

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu địa giới của tôi chưa trở nên rạng rỡ, ánh sáng chưa chiếu rọi được thật rõ ràng tất cả hằng hà sa số, không đếm hết được, các địa giới của chư Phật, trung thực như hình ảnh phản chiếu từ một tấm gương, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thưc hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi. 

 

Lời nguyện 32

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng vô số các sự hiển lộ trong địa giới của tôi, từ mặt đất đến trời cao, chẳng hạn như các lâu đài, dinh thự, ao hồ, sông ngòi, cây cối tất cả vẫn chưa được tạo ra bởi vô số các kho tàng quý giá, vượt hơn tất cả những gì trong thế giới của thiên nhâncon người, cùng với hàng trăm ngàn loại cây thơm ngát, tỏa hương vào tất cả các thế giới trong khắp mười phương không gian, cỗ vũ tất cả các vị bồ-tát khi ngữi được mùi hương đó sẽ sớm kết thúc việc tu tập của mình, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

 

Lời nguyện 33

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng chúng sinh nơi vô số địa giới, không thể hình dung hết được, của chư Phật trong khắp mười phương không gian, dù được chiếu rọi bởi ánh sáng của tôi, nhưng vẫn chưa cảm thấy được các niềm an bìnhhạnh phúc vượt cao hơn các niềm an bìnhhạnh phúc của thiên nhâncon người, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 34

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng chúng sinh nơi vô số địa giới, không thể hình dung hết được, của chư Phật trong khắp mười phương không gian, dù được nghe danh hiệu của tôi nhưng vẫn chưa quán thấy được tức khắc sự tạo tác của các dharma (chữ dharma có hai nghĩa: "Giáo huấn" của Đức Phật và các "hiện tượng" trong thế giới,. Trong trường hợp trên đây chữ  dharma có nghĩa là các "hiện tượng". Chữ hiện tượng trong Phật giáo mang ý nghĩa rất rộng, có thể là vô hình hay hữu hình, thuộc bên ngoài hay bên trong tâm thức một cá thể, nói chung là bất cứ gì mà tâm thức con người có thể hình dung được. "Quán thấy sự tạo tác của các hiện tượng" có nghĩa là thấu triệt được nguyên lý vận hành của chúng. Kinh sách Hán ngữ dịch chữ dharma là "pháp" mang chung cả hai ý nghĩa trên đây, và gọi nguyên lý vận hành của mọi hiện tượng/pratityasamuttpada là "lý duyên khởi"/. Cả hai cách dịch này không được sát nghĩ lắm trên cả hai phương diện từ nguyên và ý nghĩa, do đó có thể khiến một số người khó nắm vững được các khái niệm vô cùng quan trọng này trong Phật giáo), và cũng chưa đạt được một số các câu dharani ("đà-la-ni", chữ này khá đồng nghĩa với chữ mantra, nói chung là các câu tụng hay thần chú mang tính cách thiêng liêng) sâu xa, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 35

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các phụ nữ nơi vô số địa giới, không hình dung hết được, của chư Phật trong khắp mười phương không gian, dù từng được nghe danh hiệu của tôi, cảm nhận được niềm hân hoantin tưởng, ước mong đạt được giác ngộthoát khỏi thân phận nữ giới của mình, nhưng sau khi chết vẫn tái sinh trở lại làm người phụ nữ, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 36

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát nơi vô số địa giới, không hình dung hết được, của chư Phật khắp mười phương không gian, dù đã từng được nghe danh hiệu của tôi, nhưng đến lúc mãn đời vẫn chưa hoàn tất được việc tu tập giúp mình đạt được Phật tính, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thương cho riêng tôi. 

 

Lời nguyện 37

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng con ngườithiên nhân nơi vô số địa giới, không hình dung hết được, của chư Phật khắp mười phương không gian, dù được nghe danh hiệu của tôi, quỳ mọp xuống đất để tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ tôi, cảm nhận được niềm hân hoanlòng tin tưởng nơi tôi, hoàn tất được việc tu tập của người bồ-tát, nhưng vẫn chưa được tất cả thiên nhâncon người trong thế giới kính nể, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.  

 

Lời nguyện 38

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng nếu con ngườithiên nhân vẫn chưa tức khắc khoác được các xiêm y đúng với niềm khao khát hiện lên trong tâm thức mình, và nếu các xiêm ý tinh xảo đó mà chư Phật hằng tán tụng, không được cắt may cẩn thận và tức khắc cho họ, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

Lời nguyện 39

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng con ngườithiên nhân nơi địa giới của tôi vẫn chưa cảm nhận được niềm vui sướng tràn đầy phúc hạnh, tương tự như một người tu hành đã loại bỏ được mọi dục vọng, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.  

 

Lời nguyện 40

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát nơi địa giới của tôi, dù ước mong trông thấy vô số địa giới đầy vinh quang của chư Phật trong khắp mười phương không gian, nhưng vẫn chưa trông thấy được tất cả các địa giới ấy hiện lên giữa các loại cây  cây toàn bằng ngọc ngà và châu báu, tương tự như trông thấy gương mặt mình trong một tấm gương thật sáng (trông thấy vô số địa giới của chư Phật rõ như trông thấy gương mặt mình phản chiếu từ một tấm gương không bụi bặm), thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không đạt được sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 41

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát nơi các địa giới khác trong khắp mười phương không gian, dù từng được nghe danh hiệu của tôi vào một lúc nào đó trước khi thành Phật, nhưng các cơ quan giác cảm vẫn còn yếu kém (chưa đạt được các khả năng siêu phàm), thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự giác ngộ tối thượng cho riêng tội.

 

Lời nguyện 42

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát nơi các địa gíới trong khắp mười phương không gian, dù được nghe danh hiệu của tôi vẫn chưa đạt được thể dạng samadhi (thể dạng tâm thức lắng sâu trong thiền định) còn gọi là sự giải thoát tinh khiết (emancipation/một thể dạng cảm nhận của tâm thức vượt lên trên mọi sự chuyển động của thế giới hiện tượng) và thường trú trong thể dạng đó, không một chút xao lãng, nhưng vẫn không đủ khả năng cúng dường, dù chỉ trong một thoáng, vô số chư Phật, không hình dung hết được, là các Đấng tôn kính (Thế Tôn) trong thế giới, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi. 

 

Lời nguyện 43

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát tại các nơi khác trong các miền không gian khác (các vũ trụ khác) dù được nghe danh hiệu của tôi, nhưng sau khi chết không được tái sinh trong các gia đình cao quý, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thương cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 44

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát tại khắp nơi khác trong các miền không gian khác, dù được nghe danh hiệu của tôi nhưng vẫn không cảm thấy được niềm hân hoan đến độ khiến mình phải nhảy múa, hoàn tất việc tu tập của người bố-tát và tạo được vô số công đức, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 45

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát tại khắp nơi khác trong các miền không gian khác, vẫn chưa đạt được samadhi còn gọi là sự bình thản rộng lớn (equanimity/sự thanh thản, bình lặng và thăng bằng của tâm thức) và dù an trú trong đó nhưng vẫn chưa trông thấy được vô số chư vị Tathagata, cho đến khi chính mình thành Phật, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 46

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát nơi địa giới của tôi vẫn không đủ khả năng thuyết giảng thật tự nhiên, đúng với sự mong muốn của mình, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tồi thượng cho riêng tôi.

 

Lời nguyện 47

 

            Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các vị bồ-tát tại các nơi khác trong các miền không gian khác, dù được nghe danh hiệu của tôi nhưng vẫn chưa tức khắc đạt được thể dạng không thoái lùi (không thể vi phạm trở lại các thái độ và hành động vô minh), thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi. 

 

Lời nguyện 48

 

           Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, các vị bồ-tát tại các nơi khác trong các miền không gian khác, dù được nghe danh hiệu của tôi nhưng vẫn chưa tức khắc đạt được các cấp bậc thứ nhất, thứ hai và thứ ba của sự quán thấy siêu việt về các dharma (các hiện tượng trong thế giới) giúp mình an trú thật vững chắc trong các sự thật do toàn thể chư Phật khám phá, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi.

 

***

          

           Điểm nổi bật nhất trong 48 lời nguyện trên đây là một sự mở rộng mang tính cách lý tưởng và cả các nét không tưởng. Sự mở rộng đó hay lý tưởng đó đã đưa Giáo huấn của Đức Phật đến gần hơn với một tôn giáo. Phật giáo được đưa vào Trung quốc trong khi tại nơi này đã có một nền văn minh cao độ và lâu đời. thế nhưng nền văn minh đó chưa có một tín ngưỡng nào đúng nghĩa của nó. Khổng giáo chỉ là một hệ thống đạo đức xã hội, Lão giáo là một sự hình thức góp nhặt và tổng hợp một số tư tưởng bao quát, khá mơ hồ và thiếu mạch lạc.

 

           Là một đế quốc của chiên tranh và chinh phạt muôn đời, Trung quốc thiếu hẳn chiều sâu của tín ngưỡng. Phật giáo đã tạo ra cho đế quốc này một kích mới rộng lớn hơn trong các lãnh vực tư tuởng, xã hộitâm linh, mở ra một tầm nhìn mới lạ và đạo đức hơn về con ngườivũ trụ. Trong vùng đất mới và thuận lợi đó, Phật giáo phát triển rất nhanh. Đức Phật A-di-đà hiện ra tại Trung quốc như là một Vị Sáng lập một tôn giáo mới, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của dân tộc Hán, và lấp vào khoảng trống tâm linh trong nền tư tưởngvăn minh Trung quốc. Thật ra trước khi được đưa vào Trung quốc, Giáo huấn của Đức Phật qua các nẻo đường tơ lụa, cũng đã chịu ít nhiều ảnh hưởng từ các tín ngưỡng của vùng Trung đông, còn gọi là "Tây vực". Phải chăng cõi "Tây phương cực lạc" đầy hứa hẹn và Đức Phật A-di-đà với quyền năng "cứu độ" vô song là trong số các ảnh hưởng đó?

            Tịnh độ hay Phật giáo A-di-đà được hình thành và phát triển ào ạt tại Trung quốc kể từ thế kỷ thứ III và thứ IV. Bốn mươi tám lời nguyện của người bồ-tát nêu lên một lý tưởng vượt lên trên hiện thực, tạo ra một chiều sâu tâm linh trong xã hội Trung quốc. Thế nhưng vào thế kỷ thứ VI một đường hướng tu tập mới lại xuất hiện, đó là Thiền học. Một số học giả Tây phương cho rằng Thiền học xuất hiện trễ hơn thế kỷ thứ VI, sớm nhất là vào cuối thế kỷ thứ VII hay đầu thế kỷ thứ VIII,  bởi vì nhân vật Bodhidharma/Bồ-đề Đạt-ma được xem là từ Ấn-độ đến Trung quốc vào thế kỷ thứ V hay thứ VI chỉ là một huyền thoại, được tạo dựng với mục đích chính thức hóa một học phái hình thành tại Trung quốc.

 

            Trong lãnh vực tư tưởng, văn hóa hay xã hội luôn có những quan điểm tương phản hay đối nghịch nhau, nói chung đó là các xu hướng đa dạng của con ngườixã hội nói chung. Câu chuyện Bồ-đề Đạt-ma ngồi thiền nhìn vào một bức tường trong suốt 9 năm, không nói một lời nào, là một sự tương phản hoàn toàn đối với 48 lời nguyện năng độngtích cực của vị Bồ-tát Dharmakara. Nếu Tịnh độ nêu lên một lý tưởng không bao giờ thực hiện được, thì Thiền học lại cho rằng "Ngộ" (Satori) là một sự đột khởi mang tính cách trực giác. Sự đối nghịch trên cả hai phương diện thực hànhlý thuyết trên đây là một trong các nét nổi bật nhất của Phật giáo Trung quốc. Nói chung cả hai xu hướng đó không hoàn toàn trung thực với Giáo huấn của Đức Phật trong thung lũng sông Hằng. Con đường "Trung đạo" của Đức Phật là "không phải là thế này, không phải là thế kia, cũng không phải là cả hai, thế nhưng cũng không phải là không [gồm] cả hai". Bất cứ một sự bám víu nào cũng đều là "cực đoan", dù đấy là 48 lời nguyện của Tịnh độ hay cách ngồi im không suy nghĩ gì cả của Thiền học. Vì thế đi sâu vào Giáo huấn của Đức Phật là điều rất khó. Do vậy, thiết nghĩ đối với Tịnh độ cũng chỉ nên nhìn vào tinh thần quyết tâm của Tịnh độ, có nghĩa là một khi đã bước vào con đường thì phải đi trọn con đường; đối với Thiền học thì phải giữ bản chất tĩnh lặng của Thiền học, tức là phải giữ tâm thức thật thăng bằng và thanh thoát cho đến khi nào trông thấy được con đường và cả các vết chân của chính mình trên con đường đó. Ngoài ra tất cả những gì màu mèthêm thắt đều là huyền thoại hoặc là các phương tiện thiện xảo.

 

            Nếu Phật giáo của Đức Phật được hình thành và phát triển trong một khung cảnh tín ngưỡng lâu đời, tạo ra bởi Kinh Veda (Vệ-đà) và Đạo Bà-la-môn, thì tại Trung quốc Phật giáo A-di-đà và Thiền học được hình thành trong một xã hội thực tế, thiếu hẳn các kích thước thiêng liêng của tín ngưỡng. Dưới vòm trời xa lạ của đế quốc đó, Giáo huấn của Đức Phật cũng đã phải thích ứng với một môi trường mới khác hẳn với môi trường trong khung cảnh thung lũng sông Hằng nhiều thế kỷ trước đó. Chúng ta hãy nêu lên một thí dụ cụ thể, chẳng hạn như lời nguyện 35 trên đây:  

 

            "Nếu ngày nào tôi đạt được Phật tính, thế nhưng các phụ nữ nơi vô số địa giới, không hình dung hết được, của chư Phật trong khắp mười phương không gian, dù từng được nghe danh hiệu của tôi, cảm nhận được niềm hân hoantin tưởng, ước mong đạt được giác ngộthoát khỏi thân phận nữ giới của mình, nhưng sau khi chết vẫn tái sinh trở lại làm người phụ nữ, thì khi đó tôi sẽ còn tiếp tục nguyện cầu không thực hiện sự Giác ngộ tối thượng cho riêng tôi".

 

            Trong một xã hội Khổng giáo, người phụ nữ chỉ là giới tính thứ hai. Thân phận của họ được an bài và quy định bởi một mô hình lễ giáo thật khắc nghiệt, áp đặt từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Trong một xã hội kỳ thị nữ giới, người phụ nữ chỉ biết ước mơ thoát khỏi thân phận bất hạnh và tôi đày đó của mình, và được trở thành nam giới. Lời nguyện ước trên đây phản ảnh niềm ước mơ đó của người phụ nữ, đồng thời cũng cho thấy ảnh hưởng của Khổng giáo đối với Phật giáo tại Trung quốc.

 

                                                                                   Bure-Sur-Yvette, 06.09.20

                                                                                   Hoang phong chuyển ngữ




Tạo bài viết
23/09/2013(Xem: 18774)
07/10/2018(Xem: 11567)
30/08/2018(Xem: 21195)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.