The Way Of Zen In Vietnam | Thiền Tông Việt Nam (Video)

11/09/20205:43 SA(Xem: 6334)
The Way Of Zen In Vietnam | Thiền Tông Việt Nam (Video)

THE WAY OF ZEN IN VIETNAM
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
Video by NGUYÊN GIÁC
Video and drawings by Nguyên Giác -
Music: Song “Pretend” composed and performed by Trần Duy Đức.
With photos from Pixabay.com


Music in the video's first half; Text recitation in the second half -- Nửa phần đầu video là nhạc; Nửa phần sau là giọng đọc. This video is made to help those in Vietnam who want to study English and Buddhism. Below is the text in video.

ENGLISH
Poem 3: Sitting by Khương Tăng Hội (? – 280); Translated into Vietnamese by Lê Mạnh Thát

SITTING There are three ways of sitting in meditation. First, sit and keep your mind on breathing; Second, sit and chant the sutras; And third, sit and happily listen to the chanting of sutras. Sitting has three levels. First, sit with the union of mind and body. Second, sit in peacefulness; And third, sit without fetters. What does it mean to sit with the union of mind and body? That means your mind becomes one with your body. What does it mean to sit in peacefulness? That means your mind has no thought. What does it mean to sit without fetters? When all fetters are destroyed – That is what it means to sit without fetters. KHUONG TANG HOI (? – 280)
NOTE: When mindful of your breathing, you are also mindful of your mind. Later, you will see your mind becoming one with your breath. When mindful of your bodily movement, you are also mindful of your mind. Later, you will see your mind becoming one with your body. Looking at your mind, you see thoughts coming and going, just like waves rising and falling. Your breaths will become very subtle and almost disappear; then you will see that body and mind become oneness and peacefulness. Thus, practicing mindfulness of breathing leads to practicing the four foundations of mindfulness. The suttas said that when your body is immersed in happiness, you are entering the first jhana; also, in SN 36.11 Sutta, Buddha said that speech ceased and stilled for someone who attained the first jhana. When your mind has not any thought and when your whole body and mind immerse in the blissful silence, you are entering the second jhana; also, in SN 36.11 Sutta, Buddha said that the placing of the mind and keeping it connected ceased and stilled for someone who attained the second jhana. How can all thoughts vanish? Don’t try to stop any thought; it will disappear when you observe and see its nature of emptiness. The suttas (e.g., MN 52, MN 64) said that from the first or second jhana, you can observe and feel the wind of impermanence flow constantly through your whole body and mind. In that state of mind, you are letting go of all things. All fetters will gradually fade and vanish. .


VIETNAMESE
NGỒI
Có ba lối ngồi theo đạo. Một là ngồi sổ tức. Hai là ngồi tụng kinh. Ba là ngồi vui nghe kinh. Đó là ba. Ngồi có ba cấp. Một là ngồi hiệp vị. Hai là ngồi tịnh. Ba là ngồi không có kết. Ngồi hiệp vị là gì? Là ý bám lấy hạnh không rời, đó là ngồi hiệp vị. Ngồi tịnh là gì? Là không niệm nghĩ, đó là ngồi tịnh. Ngồi không có kết là gì? Là kết đã hết, đó là ngồi không có kết. KHƯƠNG TĂNG HỘI (? – 280) --- Bản Việt dịch GS Lê Mạnh Thát.
GHI NHẬN: Khi tỉnh thức niệm hơi thở, bạn cũng đang niệm tâm của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấy tâm bạn trở thành một với hơi thở. Khi tỉnh thức niệm thân, bạn cũng đang niệm tâm bạn. Rồi bạn sẽ thấy thân và tâm là một. Nhìn vào tâm bạn, bạn thấy các niệm đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống. Hơi thở bạn sẽ dịu dàng, vi tế hơn, và gần như biến mất; rồi bạn sẽ thấy thân và tâm hợp nhất và bình lặng. Như thế, chánh niệm hơi thở dẫn tới chánh niệm tứ niệm xứ. Kinh nói rằng khi bạn thấy toàn thân ngập tràn an định trong hạnh phúc, lúc đó bạn đang vào sơ thiền; thêm nữa, trong kinh SN 36.11, Đức Phật nói rằng khi chứng được Thiền thứ nhứt, lời nói được đoạn diệt, tịnh chỉ. Khi bạn thấy tâm không còn niệm nào, và toàn thân tâm an định ngập tràn trong tịch lặng hạnh phúc, là bạn đang vào nhị thiền; cũng trong kinh SN 36.11, Đức Phật nói rằng khi chứng được Thiền thứ nhì, tầm (đặt tâm vào) và tứ (dán tâm vào) được đoạn diệt, tịnh chỉ. Làm cách nào các niệm biến mất? Đừng ngăn chận niệm; niệm sẽ tự biến mất khi bạn quan sát và thấy bản tánh rỗng không của nó. Nhiều kinh (như, Trung Bộ Kinh MN 52, MN 64) nói rằng từ sơ thiền hay từ nhị thiền, bạn có thể quan sát và cảm nhận ngọn gió vô thường đang trôi chảy xuyên khắp thân tâm bạn liên tục. Trong trạng thái này, bạn sẽ buông bỏ mọi thứ; tất cả lậu hoặc phiền não sẽ từ từ nhạt đi và biến mất. You can read the book at / Bạn có thể đọc ở: https://thuvienhoasen.org/p30a34037/p...





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố rằng một cậu bé Mông Cổ sinh ra ở Mỹ là tái sinh của nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng thứ ba trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu bé tám tuổi được chụp ảnh với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một buổi lễ diễn ra ở Dharamshala thuộc tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.